Nhóm nhân vật có quan hệ trường lớp với nhân vật trẻ em

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 70 - 75)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2.2. Nhóm nhân vật có quan hệ trường lớp với nhân vật trẻ em

Quy chiếu trong phạm vi trường lớp, ngoài mối quan hệ bạn bè giữa các học sinh thì mối quan hệ còn lại chính là quan hệ thầy trò. Đó là mối quan hệ giữa người truyền thụ tri thức và người lĩnh hội tri thức, mối quan hệ giữa người định hướng, gọt rũa nhân cách với người tiếp nhận, hình thành và phát triển nhân cách. Đó là mối quan hệ có ý nghĩa đặc biệt, từ xa xưa đã được tôn vinh. Trong bản thân mỗi con người, sau khi kết thúc tuổi cắp sách đến trường luôn luôn đọng lại trong tâm trí những ấn tượng vô cùng sâu sắc, tốt đẹp, lòng biết ơn, sự tôn trọng, mến yêu với những thầy cô đã đưa họ đến với những bến bờ tri thức.

Nhóm nhân vật này được NNA xây dựng nổi bật trong không gian lớp học, với công việc truyền thụ tri thức. Điều đặc biệt hơn là NNA để cho các nhân vật này được làm nổi bật thông qua cảm nhận, tình cảm của chính các em học sinh. Cụ thể ở đây là lớp 8A4 trường Tự Do đến lớp 10A9 trường Đức Trí.

Trong Cô giáo Trinh, nhân vật cô Trinh chủ nhiệm lớp 8A4 trong con mắt học trò thật nhẹ nhàng, gần gũi và là một giáo viên có năng lực “Cô Trinh dạy môn văn, đồng thời là chủ nhiệm lớp 8A4. Cô có dáng người hơi gầy, đôi mắt thỉnh thoảng ánh lên vẻ buồn bã kín đáo, nhưng lúc nào cũng tận tụy với học trò, đặc biệt cô là một trong những giáo viên dạy văn hoạt bát và duyên dáng nhất trường”[41]. Cô Trinh có hoàn cảnh khá đặc biệt: “chồng cô đã mất cách đây sáu năm vì một cơn bạo bệnh. Hiện nay một nách hai con, cuộc sống của cô khá gian nan, chật vật… Có lẽ vì thế mà sắc diện của cô kém tươi, chỉ khi lên lớp dạy dỗ bọn mình cô mới trở nên vui vẻ và sinh động thôi”[41, tr.12]. Cô giáo có lối sống giản dị, tiết kiệm đáng quý “gần về tới

nhà, cô ghé vào tiệm bánh mì đầu đường mua ổ bánh mì thịt hai ngàn. Đó là bữa ăn trưa của cô. Chỉ buổi tối, khi các con về đông đủ, cô mới phải nấu cơm và làm thức ăn” [41]. Nhưng ấn tượng về nhân vật cô chủ nhiệm tốt đẹp, đáng trân trọng hơn trong mắt người đọc còn ở một khía cạnh khác. Trong lớp mình chủ nhiệm cô Trinh luôn quan tâm đến hoàn cảnh của từng học trò. Với những em học giỏi như QR, NH cô Trinh luôn động viên, khen ngợi và khích lệ các em cố gắng hơn nữa. Còn đối với học sinh có học lực yếu hay có hoàn cảnh đặc biệt thì cô Trinh dành mối quan tâm nhiều hơn cả. Trong số những học trò đó có Quới Lương, một học sinh có gia cảnh khó khăn, lực học yếu và tính tình nghịch ngợm, khó bảo. Khi học trò nghỉ học không có lí do cô giáo rất lo lắng, cô tìm hiểu nguyên nhân thông qua lớp học và nhóm bạn thân của Quới Lương. Khi không nhận được câu trả lời thích đáng cô giáo Trinh đã tìm đến tận nhà Quới Lương để tìm hiểu nguyên nhân. Một tinh thần, trách nhiệm cao trong công việc của cô chủ nhiệm cũng như tình cảm của cô giáo đến học trò có hoàn cảnh đặc biệt này “Tuy cố tập trung vô bài giảng nhưng suốt buổi dạy hôm đó, cô không ngớt băn khoăn về sự nghỉ học bất thường của Quới Lương”[4, tr.49], “chính vì sức học của Quới lương không bằng các bạn, cô càng lo lắng cho nó nhiều hơn. Chỉ còn không đầy hai tháng nữa là thi học kỳ, Quới Lương học đã yếu, lại nghỉ học liên miên như thế này, làm sao nó làm được bài cơ chứ! cô Trinh than thầm trong bụng và trưa hôm đó, ăn quấy quá một tô mì gói, cô vội vã đạp xe đến nhà nó”[41]. Khi biết được hoàn cảnh rất khó khăn của gia đình Qưới Lương, cô giáo Trinh cảm thương cho học trò của mình, không dừng lại ở đó cô Trinh tìm cách kêu gọi sự hỗ trợ của nhà trường, Hội cha mẹ học sinh để Quới Lương được tiếp tục đến trường, mẹ của Qưới Lương bớt đi phần gánh nặng nhưng thật không may mọi phương án đều không khả thi và đỉnh điểm hơn khi không cầu đến được sự giúp đỡ của nhà trường và Hội phụ huynh, cô Trinh âm thầm dùng tiền của mình để giúp

đỡ Quới Lương. Điều này chứng minh cô giáo Trinh một giáo viên tâm huyết với nghề và quan tâm nhất mực đến học sinh của mình.

Nhân vật cô giáo Trinh là nhân vật điển hình cho hình tượng người giáo viên của NNA, dù cho hoàn cảnh còn khó khăn, dù cho đời sống riêng tư có nhiều trắc trở nhưng những điều đó không làm ảnh hưởng đến tấm huyết được truyền thụ tri thức, nhiệt huyết với công việc, tình yêu thương, mối quan tâm mà người giáo viên dành cho những học sinh của mình. Chúng ta cảm phục nhân vật cô giáo Trinh, ở cô toát lên tất cả những nét đẹp của người giáo viên nhân dân. Hẳn thế mà tác giả NNA dành hẳn một tập truyện viết về nhân vật này.

Nối tiếp sau hình tượng nhân vật cô giáo Trinh là hàng loạt các nhân vật là thầy cô giáo từ lớp 8A4 đến 10A9 là cô Nga dạy Sử, thầy Hiếu dạy Toán, thầy Đoàn dạy thể dục, cô Kim Anh dạy Hoá, cô Diệu Lý dạy Lý, cô Hạ Huệ dạy Sinh, thầy Đại dạy Giáo dục công dân, thầy Sơn Cước dạy kỹ thuật, thầy Quảng dạy Địa, thầy Thừa dạy ngoại ngữ…và cả các thầy cô giáo dạy năm lớp 9 là thầy chủ nhiệm Vĩnh Long, cô dạy văn Vĩnh Bình, cô Vĩnh An dạy ngoại ngữ… không trực tiế miêu tả từng nhân vật một mà tác giả NNA để cho các nhân vật được xây dựng lên thông qua kênh thông tin là các học sinh của mình. Trong trí nhớ của học sinh về cô giáo Trinh thì ấn tượng khó quên nhất là câu hỏi: “con công trang sức bằng bộ lông, còn con người trang sức bằng gì hở các em?” và câu trả lời: “con công trang sức bằng bộ lông còn con người trang sức bằng tri thức”[57]. Với câu hỏi và câu trả lời đặc biệt mang tính chất nhân văn, tính chất giáo dục nhưng rất dễ hiểu, dễ nhớ như thế này thì việc học sinh dù sau bao nhiêu năm cũng không thể quên cũng là điều dễ hiểu. Cô Nga “Ôi, cô nhức đầu quá! Em nào có mang theo chai dầu gió, cho cô mượn xem nào!”, nhân vật cô giáo Nga dạy sử lại có cách dẹp yên lớp học thật thú vị khi đánh vào tâm lí học trò bằng cách này. Nhân vật thầy Hiếu dạy toán lại được nhắc đến với câu cửa miệng hài hước: “Em làm toán như thế này nghĩa là em giết tôi rồi còn gì!”. Thầy Đoàn dạy Địa lí được học sinh nhớ

đến với cách dẫn dắt vào bài học thật hoa văn:“là người dân của một nước, chúng ta không thể không biết hình dạng, diện tích, vị trí của đất nước mình, không thể không biết nước mình tiếp giáp với những nước nào, có những núi nào, sông nào, hồ nào. Tóm lại, hôm nay chúng ta học bài “Diện tích, vị trí, giới hạn, hình dạng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”[57]. Còn một nhân vật để lại ấn tượng sâu đậm trong các em học sinh đó là nhân vật thầy Đang giám thị. Các em học sinh nhớ đến thầy với ấn tượng là một người khó tính và nguyên tắc xuất hiện với dáng đi rõ nhanh, tay lăm lăm “cuốn sổ thiên tào” để có thể “chộp nhanh, bắt gọn”. Đó là tất cả những thầy cô giáo từ lớp 8A4 trường Tự Do đến lớp 10A9 trường Đức Trí. NNA đã để cho các thầy cô giáo được thể hiện đầy đủ qua con mắt, qua cảm nhận của học trò. Chính điều này làm cho hình ảnh các thầy giáo, cô giáo trở nên chân thực, gần gũi hơn hết. Từng câu nói, từng cử chỉ, điệu bộ của thầy cô đều trở thành những kỉ niệm cho mỗi học sinh. Nhóm nhân vật các thầy cô giáo là những người truyền thụ tri thức, mỗi thầy cô lại có một phương pháp riêng. Cô Trinh dạy văn với giọng nói nhẹ nhàng, trầm ấm đi vào lòng người, mỗi giờ văn của cô là một giờ học thú vị. Cô rất quan tâm đến các em học sinh, tìm hiểu cặn kẽ gia cảnh từng em để kịp thời giúp đỡ. Cô Kim Anh dạy Hóa lại động viên, khích lệ học sinh nghiên cứu khoa học bằng cách cho học sinh mượn đồ dùng thí nghiệm về nhà để mày mò, thực hành... Đó cũng là một đặc điểm riêng không ai giống ai trong phương pháp dạy học của các thầy cô giáo [26].

Trong KVH nhóm nhân vật các thầy cô giáo nhận được sự kính trọng, yêu mến tuyệt đối từ các em học sinh, điều này chứng minh được nhân cách cao đẹp của các thầy cô giáo, những người truyền thụ tri thức và hình thành nên nhân cách cho học sinh.

Khi phân chia thế giới nhân vật trong KVH thành hai nhóm chúng tôi có một chủ đích là làm cho những nhân vật được lột tả một cách cụ thể nhất, chi tiết nhất, sinh động nhất. NNA viết KVH cho thiếu nhi nên thế giới nhân vật

trong KVH chủ yếu là nhân vật thiếu nhi nhưng điều đó không có nghĩa là trong KVH chỉ có nhân vật thiếu nhi. NNA đặt nhân vật thiếu nhi trong mối quan hệ với ông bà, bố mẹ, anh chị… cùng với đó là mối quan hệ với thầy cô giáo. Chính nhân vật người lớn là môi trường, là yếu tố đồng hành để cho nhân vật thiếu nhi thể hiện mình. Việc xây dựng nhóm nhân vật người lớn này mà cuộc sống của các em thiếu nhi trở nên gần gũi với bạn đọc. Các em nhỏ dễ dàng tưởng tượng ra hoàn cảnh sống của các bạn trong truyện, cũng có gia đình giống mình, cũng đi học và có thầy cô giáo giống như mình. Cũng từ đó NNA giúp các em nhỏ cảm nhận rõ rệt hơn tình yêu thương mà cha mẹ dành cho mình, công lao to lớn mà cha mẹ hi sinh vì các con. Đồng thời còn giúp các em nhỏ yêu quý bạn bè xung quanh, tôn trọng các thầy cô giáo. Và quan trọng hơn nữa là các em hướng đến những điều thiện, những việc làm tích cực trong cuộc sống.

Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG KÍNH VẠN HOA

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)