Nhóm nhân vật có quan hệ gia đình với nhân vật trẻ em

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 64 - 70)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2.1. Nhóm nhân vật có quan hệ gia đình với nhân vật trẻ em

Trích dẫn bài viết trên trang web www.thuvienbinhduong.org.vn: “Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố trên cơ sở hôn nhân và huyết thống hoặc nuôi dưỡng, giáo dục. Vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ em là việc tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của các thành viên trong gia đình nhằm hình thành lên những con người có tư cách và phẩm chất đạo đức tốt. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, là trường học đầu tiên của con người”.

Nhóm nhân vật trong quan hệ gia đình với các nhân vật trẻ em trong KVH cũng là một thế giới nhân vật đa dạng, nhiều chiều. Các nhân vật là bố, mẹ, anh, chị của các nhân vật trẻ em được nói đến ở trên. Các nhân vật người lớn này không được NNA tập trung miêu tả kĩ càng như các nhân vật trẻ em mà họ xuất hiện ngẫu nhiên trong đời sống, sinh hoạt của các nhân vật trẻ em. Nhưng không vì thế mà vai trò của các nhân vật này bị giảm bớt đi. Trước hết xoay quanh mối quan hệ của bộ ba nhân vật chính:

Ngay trong tập truyện đầu tiên Nhà ảo thuật, nhân vật đầu tiên được NNA nhắc đến là bà nội của QR. Bà luôn luôn là người đánh thức QR vào buổi sáng với cách “lay” hay “cù vào chân”, bà nội QR luôn quan tâm đến sức khỏe và việc học tập của QR, luôn là người nhắc nhở QR: “cháu không chịu tập thể dục, người cứ còm nhom thế kia”. Có thể nói bà nội là người quan tâm đến QR nhiều nhất, là người ủng hộ QR trong việc “nghiên cứu khoa học”, “Xưa nay bà vẫn bao che cho Quý ròm”[32]. Khi phạt QR chép hai mươi lần câu: “ sự nghiệp khoa học nhảm nhí này nữa” anh Vũ đã dõi theo rồi đến khi nghe QR phân tích về thành phần của mì chính và tác hại của nó đến sức khỏe thì ngoài miệng không thể hiện thái độ gì nhưng anh Vũ lấy

làm tự hào về thẳng em Ròm của mình [32]. Quý ròm lém lỉnh và xỏ xiên cái vỏ người lớn chững chạc của anh Vũ là “người chững chạc phải biết suy tư mơ mộng, phải biết ngồi vẩn vơ hàng giờ bên cửa sổ, ngắm mưa rơi lất phất bên ngoài để rồi sau đó ngồi thêm hàng giờ nữa để cặm cụi viết những vần thơ không bao giờ đăng báo, hay nói chính xác là không báo nào chịu đăng”[32] vì anh Vũ suốt ngày chê những chai lọ thí nghiệm khoa học chân chính của nó là linh tinh, là rác nhà.

Ba của Quý Ròm là giáo viên của trường Tiểu học Họa Mi, mẹ QR có cửa hàng tạp hóa. Ba QR còn là người rất hài hước. Nhân vật này được khắc họa thông qua suy nghĩ của QR: “So với anh Vũ ba dễ chịu hơn nhiều. Xưa nay, ba chưa bao giờ lên tiếng phê phán nó. Có vẻ như ba sẵn sang tin những hoạt động khoa học của nó là những việc làm bổ ích”[32]. Thông qua cảm nhận này của QR chúng ta cũng thấy được hình tượng một ông bố có phương pháp giáo dục mới, thấy được tài năng của con, luôn khích lệ tạo niềm tin, và tôn trọng con.

Tinh ý khi phát hiện ra sự bất thường trong tâm trạng của QR trong bữa ăn, điều này cũng chứng tỏ ba QR rất hiểu các con của mình, dù một thay đổi nhỏ trong tâm lí cũng phát hiện ra.

Mẹ của QR dù số lần xuất hiện không nhiều nhưng mỗi lần có sự xuất hiện của nhân vật này là mỗi lần để lại những ấn tượng đẹp trong lòng người đọc. Mẹ của QR làm nghề bán hàng tạp hóa. Nhân vật sống trong một gia đình với những đứa con ngoan, thông minh, người chồng trí thức nhưng vai trò của người phụ nữ không hề bị giảm bớt. Mẹ QR là người luôn luôn lo lắng, bảo vệ cho sức khỏe của các con. Khi nghe thông tin trong bột ngọt có chất gây ung thư, mẹ QR hết sức lo lắng và tuyệt nhiên không sử dụng gia vị đó trong bữa ăn gia đình. Khi nhỏ Diệp bị ốm, mẹ QR lo lắng thức cả đêm để chăm sóc con, bỏ cả công việc ở cửa hàng, tìm thầy thuốc tốt để chạy chữa

cho Nhỏ Diệp khỏi bệnh. Cho đến khi Nhỏ Diệp hết bệnh người vui mừng nhất chính là mẹ QR [51]. Qua chừng đó thôi chúng ta cũng cảm nhận được tình yêu thương sâu sắc dành cho con của nhân vật này. Cũng từ đây chúng ta nhận thấy các nhân vật trẻ em mà cụ thể ở đây là anh em QR sống trong môi trường được yêu thương, chăm sóc, trở che.

Bố mẹ của nhân vật Nhỏ Hạnh đều là nhà báo, bố chuyên viết bài phóng sự, mẹ là phát thanh viên. Xét về khía canh công việc, ba mẹ NH là những người làm công việc có tính chất mới mẻ của xã hội lúc bấy giờ. Phương pháp giáo dục của ba mẹ NH cũng rất mới mẻ. Ba NH luôn tin tưởng, tôn trọng quyết định và cả bí mật của các con. Có những chuyện Hạnh phải giữ kín không cho ba biết sự thật như việc trúng số tiền xổ số rất lớn của nhỏ Văn Châu, Hạnh hỏi ý kiến của ba để làm từ thiện nhưng lại phải nói dối. Vậy mà ba nhỏ Hạnh vẫn “tin con đang làm một điều tốt”cũng như “tin trong chuyện này có điều gì khó nói”[66, tr.359]. Và chính Hạnh cũng cảm nhận được điều

“Ba làm Hạnh cảm động quá. Ba biết nó nói dối nhưng không rầy la, qưở trách. Ba cũng không vặn hỏi lý do, ngược lại ba tỏ ra tôn trọng và thông cảm với quyết định của nó”[66]. Ngay cả khi bố mẹ định mua một con chó về nuôi, ba mẹ Hạnh cũng đem đề tài này ra thảo luận cùng gia đình để nghe ý kiến của chị em Hạnh trước [36]. Ba mẹ Hạnh cũng rất tin tưởng vào bộ ba Quý ròm – Tiểu Long và Hạnh khi ông đồng tình với việc điều tra của cả bọn về người đàn ông mũi đỏ trong chuyến đi tham quan ở Đà Lạt “Ba hiểu! Các con cứ làm những gì các con cho là cần thiết! Dặn Quý và Tiểu Long cố nấp cho kỹ, mặc dù ba tin các con sẽ không gặp nguy hiểm nơi người đàn ông này”[58,620]. Hoặc sau khi giúp cả nhóm điều tra về gia cảnh của Hiền Hoà bằng cách gọi điện thoại hỏi thăm ba mẹ, ba mẹ Hạnh đã để cho bọn trẻ tự bàn và tìm ra cách giúp bạn tốt nhất và phù hợp nhất, “ba nhỏ Hạnh nói và khoan thai bước vô phòng làm việc, dường như ông rất tin tưởng bọn Quý

ròm”[64, tr.194]. Nhưng không phải cứ là người lớn thì đều nói những điều duy nhất đúng và bao giờ cũng đúng, ngay cả ông bà, bố mẹ. Ngay cả oắt Tùng em nhỏ Hạnh “khệnh khạng bỏ đi, lòng vô cùng đắc ý vì đã dám oai vệ phê phán những khuyết điểm của ba mẹ” là mê tín dị đoan mà “mê tín dị đoan thì không tốt”[35, tr.340] khi quan niệm nuôi vật ba màu trong nhà liên quan đến sự hoà thuận của vợ chồng, chuyện “khắc khẩu” giữa ba và mẹ sẽ chấm dứt.

Bố mẹ của Tiểu Long lại chỉ là những người buôn bán nhỏ. Bố Tiểu Long làm phu hồ, thỉnh thoảng nhận được một vài công trình xây dựng gần nhà nhưng chỉ là những công trình nhỏ. Mẹ TL thì có một xe hàng bán đủ thứ linh tinh, rẻ tiền lời lãi chẳng được là bao. Hai anh trai của TL là anh Tuấn và anh Tú vì thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bỏ học từ sớm đi làm công nhân phụ giúp cha mẹ [33].

Trong Mẹ vắng nhà, mẹ phải về quê mấy ngày có đám giỗ giao cho Lệ Hằng nhiệm vụ trông nhà, trông em, quán xuyến mọi việc thay mẹ. Lệ Hằng không khỏi lo lắng và hồi hộp vì trách nhiệm cao cả của mình. Việc làm này của mẹ nhân vật Lệ Hằng cũng cho thấy sự tin tưởng vào con, sẵn sàng giao trọng trách cho con khi vắng nhà [69].

Một nhân vật ít xuất hiện nhưng dù chỉ một lần xuất hiện cũng để lại những ấn tượng khó quên đó là nhân vật ba Văn Châu. Ba Văn Châu là hình mẫu của một người thành đạt, giàu có, trọng đồng tiền và ưa hình thức. Ba Văn Châu không muốn con mình chơi với những đứa trẻ lông bông ngoài đường, ông coi đó là đối tượng dễ lôi kéo Văn Châu vào con đường hư hỏng. Bởi vậy mà ba Văn Châu luôn muốn Văn Châu chơi với những đứa trẻ là con của bạn mình, là những đứa trẻ cũng có ba mẹ giàu có. Ba Văn Châu chi nhiều tiền thuê gia sự đến nhà dạy học cho các con vì không muốn cho con đến các trung tâm học thêm. Một điểm nữa mà NNA xây dựng nên hình

tượng ba của Văn Châu, đó là một người có suy nghĩ bảo thủ, trọng nam khinh nữ. Dù đã có ba cô con gái là Hồng Lam, Ngọc Diệu, Văn Châu nhưng ba mẹ của Văn Châu nhất định phải sinh thêm một cậu con trai nữa là Bạch Kim. Và khi có được “cậu ấm” như ý muốn thì cưng chiều quá mức và hình thành cho nó một tính cách hách dịch, kiêu căng, khinh rẻ những đứa trẻ nghèo. Chính bởi những nét tính cách và cách sống như vậy mà ông nội Văn Châu đã chuyển ra khỏi căn nhà cao tầng đồ sộ, hiện đại của con trai để về ở căn nhà nhỏ, cũ kĩ ở góc vườn. Nhân cật ba của Văn Châu cũng không phải là hiếm có trong xã hội. NNA đã làm cho thế giới nhân vật người lớn phong phú và chân thực hơn rất nhiều khi khai thác nhân vật này. Dù vậy nhân vật ba của Văn Châu vẫn toát lên những khía cạnh tích cực đó là ông muốn dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho các con.

Nhân vật ông nội của Văn Châu lại được NNA miêu tả là một con người vô cùng nhân hậu. Dù mắt đã lòa không nhìn rõ từ khi trời mới nhập nhoạng tối nhưng khi biết có đứa trẻ lẻn vào nhà mình tìm cơm để ăn và mang về cho em gái ông đã không trách phạt mà thương cho thằng bé, cho nó ăn và nghĩ ra cách hàng ngày ăn ít đi, để dành phần cơm của mình cho hai anh em thằng bé nghèo [38]. Văn Châu rất yêu quý ông nội của mình bởi ông để cho nó được làm những điều nó thích mà không ngăn cấm như ba nó. Chính ông là người khuyên ba Văn Châu nên xem lại cách giáo dục con cái của mình.

Mẹ của Qưới Lương lại không có nghề nghiệp gì ổn định, lúc thì đi bán hàng dạo, lúc thì bán xôi, lúc bán chè, vất vả với cuộc sống mưu sinh để nuôi các con ăn học, đến lúc bệnh tật nằm một chỗ bà buồn rầu nhìn các con bỏ bê học hành để bươn trải kiếm từng bữa ăn [41].

Gia đình của Lâm lại là gia đình có điều kiện, bố mẹ Lâm buôn bán rất đắt hàng. Dù buôn bán bận rộn nhưng bố mẹ vẫn rất quan tâm đến việc học của con, khi Lâm muốn mua máy tính để phục vụ học tin học bố mẹ Lâm

đồng ý ngay. Khi thấy con khoe được điểm mười bố mẹ Lâm vô cùng xúc động và tưởng tượng đến viễn cảnh tương lai tươi sáng của con. Khi Lâm thức đến khuya để học bài mẹ Lâm liên tục hỏi con muốn ăn gì, uống gì để làm cho con [79].

Mẹ của Đặng Đạo là công nhân vệ sinh môi trường, công việc vất vả hay phải làm đêm. Trong Hiệp sĩ ngủ ngày nhóm bạn của Đặng Đạo sau khi phát hiện ra công việc vất vả của mẹ Đặng Đạo đã rủ nhau hằng đêm tham gia phụ giúp thu gom rác thải [56].

Mẹ của Cung cũng làm công việc buôn bán nhỏ ở chợ, phải dậy từ năm giờ sáng để dọn hàng. Một công việc cũng không nhàn nhã gì.

Nhà Đỗ Lễ cũng có hoàn cảnh đặc biệt: “Nhà Đỗ Lễ có bốn người. Ba nó mất sớm, hai anh em nó sống với mẹ và bà nội. Mẹ nó bán quần áo và các mặt hàng mĩ phẩm. Cửa hiệu xa nhà nên mẹ nó đi vắng từ sáng đến tối. Ban đêm, mãi mười giờ rưỡi, mười một giờ mẹ nó mới về đến nhà, hôm nào cũng mệt lử. Bà nó đã gần tám mươi tuổi, mắt lòa, buổi tối gần như không nhìn thây gì”[65].

Nhân vật mẹ của Mười trong Một ngày kì lạ cũng là một nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Việc làm chu cấp tất cả nhu cầu về vật chất cho Mười nhưng lại sắp xếp để Mười tưởng rằng đó là tiền mà bố Mười gửi cho con. Bà coi đó là sự bù đắp cho con, không muốn con nghĩ xấu về bố của nó bởi bố mẹ Mười chia tay nhau, bố Mười lấy người phụ nữ khác nhưng không hề quan tâm đến Mười. Một người mẹ dành tất cả tình yêu thương cho con, và hành động đó của nhân vật thì không phải ai cũng làm được [82].

Khi nghiên cứu nhóm nhân vật có quan hệ gia đình với nhân vật trẻ em, chúng tôi có thể khẳng định là dù ở địa vị nào thì điểm nổi bật nhất của loại nhân vật này là tình yêu thương dành cho các con, ý thức vun đắp cho gia đình, mục đích sống và làm việc là tạo lên cuộc sống tinh thần và vật chất đầy

đủ cho các con. Muốn các con có điều kiện tốt nhất để học tập và định hướng cho chúng theo hướng tích cực. Dù ở xã hội nào cũng vậy, tình yêu thương của cha mẹ dành cho các con là vô bờ bến.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)