Nhiều tật xấu

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 95 - 120)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.3.Nhiều tật xấu

Trong mỗi đứa trẻ luôn tồn tại song song hai yếu tố nhân cách. Đó là những đức tính tốt và những tật xấu. Những tật xấu của những đứa trẻ trong KVH rất đa dạng. Từ ham chơi, ngủ nướng, vụng về, ba hoa, tự kiêu, … và cả lười biếng. NNA phải chăng là một đứa trẻ trong hình hài của một nhà văn? Tại sao ông hiểu đến tường tận thở thơ đến thế? Ai cũng đã một lần đi qua tuổi thơ nhưng để nhớ hết, hiểu tường tận như NNA thì quả thực thật hiếm có.

Đó là nhân vật Quý có tự trọng cao đến nỗi nhiều khi thành tự ái, trong lớp học bạn Lan Kiều được báo Khăn quàng đỏ đăng thơ, Quý thấy vô cùng ấm ức và nghĩ rằng mình học giỏi như vậy mà lại chịu thua Lan Kiều chỉ thuộc tốp nhàng nhàng, mình thừa khả năng làm được thơ, để rồi những bài thơ “nhà em”, “lớp em”… ra đời nhưng không đem lại kết quả như Quý mong đợi (Thi sĩ hạng ruồi), ba hoa quá trớn, có tài nói dối trơn như bôi mỡ, dù không hề biết một chút gì về võ nghệ nhưng Quý đã sáng tác ra thế võ Oshin rất hoành tráng, Quý tâng bốc thành tích tóm gọn tên cướp dây truyền không khác nào truyện trinh thám (Những con gấu bông). Thêm một tật xấu nữa là dù chân tay gầy khẳng gầy kheo nhưng lúc nào cũng ba hoa chuyện đánh nhau nghe rất rùng rợn, như gãy cổ kêu răng rắc, gãy chân “tả bủ xiểng”… Dù rất tốt bụng nhưng nhiều khi cậu lại hơi vô tâm, Quý không nghĩ được cho người khác như Tiểu Long, trên đường về quê Tiểu Long chơi vì con đường xa nên Quý luôn mồm kêu mệt, khi Tiểu Long đề nghị khoác luôn giúp chiếc ba lô của Quý dù nó đã 2 tay 2 bọc đồ to thì Quý vẫn lấy làm sung sướng, khi Tiểu Long bị Tắc Kè Bông cà khịa không để cho yên thân Quý một mực bắt Tiểu Long ra tay mà không biết rằng Tiểu Long không muốn gây sự đánh nhau khiến chú Năm Chiểu phải khó xử (Bắt đền hoa sứ).

Và ngoài chuyện học hành và thí nghiệm, cậu lại là một đứa trẻ lười việc nhà, thích ngủ nướng vào buổi sáng, thoắt một cái là đã chạy đi chơi với những người bạn, thường xuyên đùn đẩy công việc nhà cho em gái và bà.

Ngoài ra, cậu còn rất nhát gan, có những nỗi sợ cố hữu như sợ ma (Con mả con ma), sợ bị anh Vũ trừng phạt vì tội làm cháy mất chiếc ga giường màu trắng, sợ mất vía khi phải đối đầu với bọn bặm trợn, cao lớn, … mặc dù vậy thì trong đa số trường hợp, tính tò mò của một nhà khoa học và tính tự ái thường lấn át tính nhát gan của cậu. Những cảm xúc chân thành, những tính cách đặc trưng của cậu bé mới lớn thật là dễ hiểu.

Nhân vật Tiểu Long tuy giỏi võ như vậy nhưng sức học chỉ thuộc loại trung bình yếu, trừ môn thể dục ra thì các môn còn lại đều yếu. Từ sợ học đâm ra sợ thầy cô, hễ thấy thầy cô là tránh mặt. Môn toán hình học là môn mà Tiểu Long sợ nhất, chỉ cần nghĩ đến đống bài tập về nhà mà thầy giáo Hiếu ra Tiểu Long đã toát mồ hôi, môn văn cũng không khá hơn là mấy, bởi vậy mà nó phải nhờ “thần đồng toán học” là Quý ròm dạy kèm nhưng thất bại vì học với Quý ròm nó chỉ thấy sợ thêm và cuối cùng phải nhờ đến Nhỏ Hạnh nhẹ nhàng chỉ bảo thì nó mới khá lên chút ít. Quý ròm bắt thóp được điều này nên luôn lấy đó làm cớ trêu chọc Tiểu Long, các anh trai Tiểu Long cũng nhận xét nó “học văn thì chậm mà múa võ thì nhanh”…

Tuy nhiên Hạnh lại là cô bé rất vụng về, hễ động đến đồ vật gì là y như rằng sẽ bị đổ vỡ, chính bởi vậy mà bát đĩa trong nhà cứ lần lượt ra đi, điều này Quý Ròm là nhân chứng quan trọng vì lần nào Quý đến chơi cũng bắt gặp việc Nhỏ Hạnh rửa bát làm vỡ đồ. Hạnh rất mê món bò viên, nên thường bị Quý ròm đem ra trêu chọc, mê bò viên đến nỗi mơ ước sau này sẽ đi bán hủ tíu bò viên, ước mơ kỳ quái đến mức ai nghe cũng phải lắc đầu.

Em họ Quý ròm là Mạnh cũng được tác giả nhắc đến nhiều lần, nhân vật này cũng mang nhiều nét tính cách thú vị. Một thiếu sót nếu không nhắc đến ở

nhân vật này đó là tính nhát gan. Trong “Lang thang trong rừng”, khi đối diện với những thử thách “hiểm nguy”mà nhóm Mèo Rừng bày ra thì nét tính cách nhát gan của nhân vật này được thể hiện rõ nét nhất. “Lần này thằng Mạnh im ru. Hai chứ nguy hiểm đập vào nó như những nhát búa. Nó lấm lét nhìn quanh, khung cảnh hoang vu khiến nó cảm thấy sự nguy hiểm như đã bắt đầu rồi, chẳng cần phải đợi đến sau nửa ngày đường, và cái mối đe dọa không rõ hình thù kia dường như đang rình rập đâu đây, có thể bất thần nhảy xổ ra ngoạm cổ nó bất cứ lúc nào”[71]. Tiếng cười bật lên khi tưởng tượng ra khuôn mặt xanh le xanh lét, ánh mắt láo liên canh trước ngó sau của Mạnh. Khi sợ hãi Mạnh tưởng tượng ra đủ thứ: “Mạnh ôm đầu rên rỉ - ở những chốn rừng thiêng nước độc như thế này, ma có đến hàng tỉ! Ma rừng, ma da, ma lai, ma xó, ma cà rồng …”[71] .Thói ba hoa: “Mạnh lại cao hứng ba hoa. Nó quên phắt mới vừa rồi đây Quý ròm đã kê nguyên một cái tủ buýt phê to đùng vô miệng nó. Lần này cũng vậy, ông em vừa huênh hoang dứt câu, Quý ròm liền hấp háy mắt: Mày giở trò tàng hình để cướp cờ chứ gì!”[48].

Một tật xấu không kể đến thì quả là thiếu sót khi nhắc đến những tật xấu của trẻ em đó là tật ngủ nướng mà trong tập truyện rất nhiều nhân vật mắc phải từ Quý Ròm thích nằm im tận hưởng vẻ im ắng của buổi sáng mặc cho bà gọi, đến Cung làm khổ chị Lệ: “thằng Cung cứ trơ ra, tai thì vẫn nghe gọi, người thì biết rõ là đang bị lắc như một chai rượu, thế mà dứt khoát không mở mắt là không mở mắt”[63].

Nhóm tứ quậy với ti tỉ những tật xấu, Lâm ham mê trò chơi điện tử, trêu trọc bạn bè. Quốc Ân với những trò nghịch ngầm trong lớp học, Quới Lương khó bảo, liều lĩnh. Hải quắn a dua.

Tùng em Nhỏ Hạnh cũng có tật khoe khoang quá trớn với nhóm bạn, Tắc Kè Bông ngổ ngáo, lì lợm.

Còn rất nhiều những tật xấu khác mà NNA tìm thấy trong nhân vật của mình nhưng những tật xấu đó trong mắt NNA cũng như trong mắt người đọc lại không hề đáng phê phán hay làm cho các em trở nên xấu xí mà ngược lại,

chính những tật xấu cố hữu của lứa tuổi cũng là một cái gì đó đáng yêu, rất ngộ nghĩnh.

Mới đây NNA đã đăng trên trang Facebook cá nhân của ông bài thơ ghép tên những tập truyện trong KVH như sau:

Tôi là thám tử nghiệp dư Sau khi giữ chức gia sư học trò

Cho xin lỗi mày, Tai To Bí mật kẻ trộm vẫn dò chưa ra

Khu vườn ở trên mái nhà

Làm sao để cháu của bà trèo lên

Ông thầy nóng tính hét rền Ai mà có thể ngủ quên trên đồi

Mùa hè bận rộn quá thôi

Bên ngoài cửa lớp ai ngồi quán kem

Mẹ vắng nhà có một đêm

Sợ bóng tối, anh và em khóc ròng Tính vô khách sạn hoa hồng

Rồi mua lọ thuốc tàng hình uống thêm

Mười lăm ngọn nến thắp lên thằng thỏ đế hết liền sợ ma

Mẹ về thấy vậy không la Còn mua quà tặng đến ba bốn lần

Tặng thêm tấm huy chương vàng

Đeo trên cổ để lang thang trong rừng

Suốt ngày theo dấu chim ưng Khiến cho người bạn lạ lùng đâm lo

Đi ngang kho báu dưới hồ

Mới hay tiết mục bất ngờ là đây Trót làm hiệp sĩ ngủ ngày

Nên không vớt được một cây vàng nào

Kẻ thần bí tuy tới sau

Nhưng có phù thủy đỡ đầu luôn luôn Thêm người giúp việc khác thường tướng quân ở chiến trường về chơi

Thế là kho báu bốc hơi

Như nhà ảo thuật biến đồi thành sông Tôi là thi sĩ hạng lông

KẾT LUẬN

Văn học thiếu nhi (VHTN) là một bộ phận của nền văn học dân tộc. Mặc dù ra đời sau và phát triển muộn hơn các bộ phận văn học khác, nhưng VHTN đã có những đóng góp quan trọng trong đời sống văn học cả về mặt nội dung lẫn hình thức biểu hiện.

1. Cơ bản khái quát được quá trình hình thành và phát triển của dòng VHTN Việt Nam. Mốc thời gian năm 1986 đánh dấu bước phát triển mới của VHTN. VHTN đã đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của các bạn đọc nhỏ tuổi trong nước.

Cho đến thời điểm này, NNA là nhà văn viết cho thiếu nhi có nhiều đầu sách nhất Việt Nam và khi thống kê số lượng sách mà tác giả đã xuất bản đã đạt tới con số kỷ lục. Không chỉ nhiều về số lượng, tác phẩm của NNA còn nhận được nhiều giải thưởng cao quý và đặc biệt là sự đón đọc của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước. Điều đó chứng tỏ bút lực, tài năng và sự chuyên tâm trong sáng tác văn chương của một nhà văn đang độ tuổi sung sức. NNA yêu trẻ thơ, tâm huyết với trẻ thơ bới vậy mà ông luôn đặt mình ở vị trí của một đứa trẻ, được chơi những trò chơi của tuổi thơ, được học tập tất cả những tri thức đáng quý, được tò mò khám phá những điều bí ẩn, được chia sẻ khó khăn với bạn bè, và cả được rung động trước những cô bạn gái đáng yêu.

Bộ truyện KVH là một kỉ lục của văn học thiếu nhi Việt Nam về nhiều mặt. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi tập trung làm rõ thế giới nhân vật đồ sộ trong KVH. Qua đó làm nổi bật lên đời sống, tính cách của từng nhóm nhân vật được NNA xây dựng như những đứa con cưng của tác giả. Những đứa trẻ hông nhiên, đáng yêu, tài năng, thông minh, tò mò, hiếu động. Những nhân vật người lớn trong mối quan hệ gia đình, trường lớp với nhóm nhân vật thiếu nhi cũng là một bộ phận quan trọng không kém. Đó là những người hình thành nên nhân cách trẻ thơ, những người luôn đồng hành, bảo vệ, trở che cho

trẻ thơ có một cuộc sống tốt đẹp, được sống trong một môi trường chan hòa tình yêu thương

Để tạo nên thành công của KVH còn phải kể đến nghệ thuật xây dựng nhân vật của NNA. Đứng trên phương diện của một nhà văn, NNA đã xây dựng cho mình một thế giới nhân vật đầy màu sắc. NNA đặt cho nhân vật của mình những cái tên đáng yêu, ngồ ngộ, dễ nhớ. NNA viết truyện cho thiếu nhi bởi vậy mà ngôn ngữ hồn nhiên, dí dỏm được tác giả vận dụng triệt để. Cùng với đó là nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật xuất sắc khiến cho các em nhỏ rất thích thú, tâm đắc, cảm thấy như mình cũng là một nhân vật trong KVH, cũng có những nét tính cách ý chang như các nhân vật trong KVH.

Tìm hiểu Thế giới nhân vật trong KVH của NNA, chúng tôi đã tiếp cận một nhà văn được coi là “biểu tượng nổi bật nhất” trong văn học thiếu nhi đương đại. Đây không phải công trình đầu tiên hay một công trình duy nhất, lại càng không phải là công trình cuối cùng nghiên cứu về các sáng tác của NNA bởi trong những sáng tác của NNA còn nhiều điều mới mẻ, nhiều khía cạnh để nghiên cứu chuyên sâu hơn. Chúng tôi hi vọng rằng sẽ có nhiều công trình khoa học khác nghiên cứu về NNA và những sáng tác của ông để làm rõ hơn nữa tài năng của NNA, đồng thời làm nổi bật lên những đặc sắc khác trong sáng tác của nhà văn. Trong quy mô của một luận văn thạc sĩ chắc chắn rằng sẽ có nhiều hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được nhứng ý kiến đóng góp để đề tài của mình được hoàn thiện và sâu sắc hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Sách, chuyên luận, báo mạng:

1. Lã Thị Bắc Lý (2000), Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H.

2. Lê Phương Liên (1996), Nguyễn Nhật Ánh và Kính Vạn Hoa, Báo Tiền phong.

3. Dạ Sinh (2002), Quà xuân của các em – Bộ sách Kính Vạn Hoa của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được tái bản, Sài Gòn Giải Phóng.

4. Huyền Sương (1995), Nguyễn Nhật Ánh: kỷ lục mới dành cho tuổi thơ, Báo Phụ nữ.

5. Đỗ Trung Quân (1996), Những cú lắc, Báo Khăn quàng đỏ.

6. Nguyễn Hoàng Sơn (2002), Thử tìm bí quyết của “nhà ảo thuật”Nguyễn Nhật Ánh, Tạp chí Sách.

7. Văn Hồng (2002), Nguyễn Nhật Ánh – một mình một chợ, Báo Tiền phong chủ nhật số 38.

8. Vân Thanh (1998), Nguyễn Nhật Ánh nhà văn thân quý của các em, Tạp chí Văn học số 6.

9. Văn Hồng (1996), Kính Vạn Hoa – phép lạ giữa ngày thường, Tuần báo Văn nghệ số 23.

10. Nguyễn Khắc Viện (1996), Tạp chí Tri thức trẻ số 14.

11. Gosho Apyama (1995 – 2003), Thám tử lừng danh Cônan (nhiều tập), Nxb Kim Đồng, H.

12. Nhiều tác giả (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội, H. 13. Nguyễn Quang Thân (1993), Văn học hành trang đường đời của trẻ thơ,

Tạp chí Văn học số 5.

14. Nguyễn Nhật Ánh (2005), Người Quảng đi ăn mì Quảng, Tạp văn, Nxb Trẻ, H.

15. Lê Minh Quốc (1991), Nguyễn Nhật Ánh – Thế hệ trưởng thành sau 1975, Báo Phụ Nữ số 33.

16. Nguyễn Thị Thanh Xuân (1996), “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”, Tuần báo Văn nghệ TpHCM số 273.

17. www.sggp.org.vn/giaoluutructuyen/nam2004/thang12/25161

18. https://vi-vn.facebook.com/pages/...Nguyễn-Nhật-Ánh/463906520401

19.Nguyễn Nhật Ánh (2002), Mắt biếc, Nxb Trẻ, H.

20.www.nxbkimdong.com.vn/wow/wwnews/news/news_item.asp?NewsID=68 21. Nhiều tác giả, Nhà văn thế kỷ XX, tập 8, Nxb, H.

22. Lê Minh Quốc, Nguyễn Nhật Ánh – Thế hệ trưởng thành sau 1975, Báo Phụ Nữ số 33 ngày 4/5/1991.

23. Lê Bá Hán, Trần Đình sử, Nguyễn Khắc Phi (2011), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, H.

24. Tạp chí Văn nghệ quân đội, Số 8/2000 25. www.denthan.com

26. Hoàng Phê (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

27. Lê Văn Hồng (Chủ biên) (1998), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb Giáo dục, H.

28. Phương Lựu (2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, H.

29. Trần Đình Sử (1996), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, H. 30. Lã Thị Bắc Lí (2008), Giáo trình văn học trẻ em, Nxb ĐHSP, H.

31.

B. Bộ truyện Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh

32.Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 1 – Nhà ảo thuật), Nxb Kim Đồng, H.

33.Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 2 – Những con gấu bông), Nxb Kim Đồng, H.

34.Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 3 – Thám tử nghiệp dư), Nxb Kim Đồng, H.

35.Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 4 – Ông thầy nóng tính), Nxb Kim Đồng, H.

36.Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 5 – Xin lỗi mày Tai To), Nxb Kim Đồng, H.

37.Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 6 – Người bạn lạ lung), Nxb Kim Đồng, H.

38.Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 7 – Bí mật kẻ trộm), Nxb Kim Đồng, H.

39.Nguyễn Nhật Ánh(2012), Kính Vạn Hoa (Tập 8 – Bắt đền hoa sứ), Nxb Kim Đồng, H.

40.Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 9 – Con mả con ma), Nxb Kim Đồng, H.

41.Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 10 – Cô giáo Trinh), Nxb Kim Đồng, H.

42.Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 11 – Theo dấu chim Ưng), Nxb Kim Đồng, H.

43.Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 12 – Tiền chuộc), Nxb Kim Đồng H.

44.Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 13 – Khu vườn trên mái nhà), Nxb Kim Đồng, H.

45.Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 14 – Thủ môn bị từ chối), Nxb Kim Đồng, H.

46.Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 15 – Thi sĩ hạng ruồi), Nxb Kim Đồng, H.

47.Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 16 – Ba lô màu xanh), Nxb Kim Đồng, H.

48.Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 17 – Lọ thuốc tàng hình), Nxb Kim Đồng, H.

49.Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 18 – Cuộc so tài vất vả), Nxb Kim Đồng, H.

50.Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 19 – Cú nhảy kinh hoàng), Nxb Kim Đồng, H.

51.Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 20 – Anh và em), Nxb Kim Đồng, H.

52.Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 21 – Tướng quân), Nxb Kim Đồng, H.

53.Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 22 – Tấm huy chương vàng), Nxb Kim Đồng, H.

54.Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 23 – Cỗ xe ngựa kỳ bí), Nxb Kim Đồng, H.

55.Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 24 – Giải thưởng lớn), Nxb Kim Đồng, H.

56.Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 25 – Hiệp sĩ ngủ ngày), Nxb Kim Đồng, H.

57.Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 26 – Tiết mục bất ngờ), Nxb Kim Đồng, H.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 95 - 120)