Chúng tôi xuất phát từ tình yêu mến trẻ thơ, khâm phục tài năng của tác giả, yêu thích những sáng tác của nhà văn nên đã quyết định lựa chọn đề tài Thế giới tuổi thơ trong tác phẩm Kính
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, với tình cảm chân thành em xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Quảng Bình, giảng viên khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non đã tận tình giảng dạy, động viên, khích lệ, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên - TS Nguyễn Thị Nga đã hướng dẫn em để hoàn thành khóa luận này
Xin cảm ơn giáo viên chủ nhiệm đã động viên khi em gặp khó khăn, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn lo lắng động viên và ủng hộ em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận
Do điều kiện về thời gian cũng như năng lực nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi nhũng thiếu sót, rất mong được các ý kiến đóng góp của quý thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn chỉnh hơn
Xin chân thành cảm ơn !
Quảng Bình, ngày 30 tháng 5 năm 2017
Tác giả
Đặng Thị Thu
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn của giảng viên – TS Nguyễn Thị Nga Các tài liệu, những nhận định trong khóa luận là hoàn toàn trung thực Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
về nội dung khoa học của công trình này
Quảng Bình, ngày 30 thán 5 năm 2017
Tác giả khóa luận
Đặng Thị Thu
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG KÍ HIỆU v
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 5
6 Đóng góp của đề tài 6
7 Cấu trúc của đề tài 7
NỘI DỤNG 8
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ TÁC GIẢ NGUYỄN NHẬT ÁNH 8
1.1 Văn học thiếu nhi 8
1.1.1 Khái niệm 8
1.1.2 Đặc điểm của văn học thiếu nhi Việt Nam 9
1.1.3 Quá trính hình thành, phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam 11
1.2 Nhân vật văn học và thế giới nhân vật 16
1.2.1 Nhân vật văn học 16
1.2.2 Thế giới nhân vật 17
1.3 Nguyễn Nhật Ánh – nhà văn của thiếu nhi 18
1.3.1 Cuộc đời và sự nghiệp 18
1.3.2 Quan điểm sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh 24
1.3.3 Tác phẩm Kính vạn hoa 27
CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TUỔI THƠ TRONG TÁC PHẨM KÍNH VẠN HOA CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH 35
2.1 Tên gọi tuổi thơ 35
2.1.1 Tên khai sinh 35
2.1.2 Tên ngộ nghĩnh 36
2.2 Tính cách tuổi thơ 38
Trang 42.2.1 Hồn nhiên, trong sáng, giàu lòng nhân ái 38
2.2.2 Năng động, tự chủ 40
2.2.3 Vừa trẻ con vừa người lớn 43
2.2.4 Nhiều tật xấu 46
2.3 Hành động tuổi thơ 47
2.3.1 Hành động tự phát 48
2.3.2 Hành động mang tính chất nghĩa vụ 49
2.4 Nội tâm tuổi thơ 50
2.4.1 Nội tâm bộc phát 51
2.4.2 Nội tâm có chiều sâu 52
CHƯƠNG 3: KHÔNG GIAN, NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU TUỔI THƠ TRONG TÁC PHẨM KÍNH VẠN HOA CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH 56
3.1 Không gian tuổi thơ 56
3.1.1 Không gian trường học 56
3.1.2 Không gian gia đình 59
3.1.3 Không gian vui chơi 62
3.2 Ngôn ngữ nhân vật tuổi thơ 65
3.2.1 Ngôn ngữ đối thoại 65
3.2.2 Ngôn ngữ độc thoại 68
3.3 Giọng điệu tuổi thơ 70
3.3.1 Giọng điệu hồn nhiên 71
3.3.2 Giọng điệu trầm tư 74
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Trang 5DANH MỤC BẢNG KÍ HIỆU
[27;tr18] Trích dẫn từ tài liệu tham khảo 27 trang 18
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Thiếu nhi là một giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách mang tính đặc thù và có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời mỗi con người Bởi vậy giáo dục thiếu nhi là một công việc có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của lứa tuổi này Ở nước ta, tuy văn học thiếu nhi đến thế
kỷ XX mới xuất hiện nhưng đến nay đã có nhiều tác giả, tác phẩm được đông đảo bạn đọc đón nhận như Tô Hoài, Võ Quảng, Phạm Hổ, Đoàn Giỏi, Thy Ngọc, Trần Thanh Địch, Văn Trọng, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần Qua những trang văn, trang thơ ấy cuộc sống với đầy đủ âm điệu, màu sắc kì thú được tái hiện đưa các em đến thế giới của những câu chuyện cổ tích và ở đó
là cả một bầu trời tình yêu thương ấm áp Với những lí do đó mà văn học viết cho trẻ thơ là mảng đề tài cực kì quan trọng
Tác phẩm văn học có tác dụng giáo dục rất lớn trong việc hình thành nhân cách, tâm hồn trẻ, có vị trí quan trọng trong quá trình dạy học ở Tiểu học nói riêng và giáo dục trẻ thơ nói chung Những tác phẩm được dạy trong chương trình tiếng Việt tiểu học thường là tác phẩm trọn vẹn hoặc trích đoạn của tác giả Việt Nam và thế giới Đa phần đều mang phong cách trẻ thơ, phù hợp với tâm lí tiếp nhận của đọc giả nhỏ tuổi nhằm giáo dục cho các em những giá trị nhân văn, tinh thần hướng thiện, lòng say mê cái đẹp, những hiểu biết về xã hội Tác phẩm văn học thiếu nhi vừa đến với các em trực tiếp (khi các em tự học), vừa gián tiếp, tích cực: thông qua vai trò trung gian, qua sự phân tích, hướng dẫn, gợi ý, gợi mở của người giáo viên Văn học thiếu nhi trong nhà trường Tiểu học
là một trong những công cụ giáo dục đặc biệt với sự tác động của môi trường đặc thù (trường học, lớp học) và dưới sự dẫn dắt của giáo viên Đó vừa là phương tiện, công cụ nhận thức, vừa là đối tượng thẩm mĩ của những độc giả đặc biệt – học sinh
Trong số các tác giả đương đại viết cho thiếu nhi nổi bật nhất là tác giả Nguyễn Nhật Ánh Nguyễn Nhật Ánh là một cây bút tài năng với nỗ lực cách tân không ngừng về mặt tư duy cũng như nghệ thuật Mỗi tác phẩm của ông ra
Trang 7đời đều mang tới một ấn tượng mới mẻ cho người đọc Với giọng văn hài hước nhẹ nhàng cùng nghệ thuật phân tích tâm lý sâu sắc những trang văn của ông
thực sự hấp dẫn các độc giả không chỉ là trẻ em mà cả với những ai “từng là trẻ em” Nguyễn Nhật Ánh thấu hiểu tâm lí trẻ thơ một cách tinh tế, và hơn thế văn
phong của ông luôn nhẹ nhàng, hài hước, đáng yêu và không kém phần ý nghĩa khiến cho độc giả luôn cảm thấy vui vẻ, gần gũi khi đọc tác phẩm Sẽ rất thiếu
sót khi nhắc đến Nguyễn Nhật Ánh mà không kể đến bộ truyện Kính vạn hoa
Bộ truyện Kính vạn hoa là thành công lớn của tác giả với việc xây dựng thế
giới nhân vật đồ sộ với hơn 200 nhân vật, chủ yếu là nhân vật trẻ em đang trong
độ tuổi cắp sách đến trường Tập truyện đi sâu khai thác đời sống của các em nhỏ nơi thành thị với nhiều hoàn cảnh, tính cách, tài năng khác nhau Tác giả Nguyễn Nhật Ánh đi sâu vào ngõ ngách tâm tư, sự thay đổi tâm lí của lứa tuổi mới lớn một cách không thể tinh tế hơn
Nghiên cứu về tác giả Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông tính đến nay đã có nhiều công trình lớn nhỏ Chúng tôi xuất phát từ tình yêu mến trẻ thơ, khâm phục tài năng của tác giả, yêu thích những sáng tác của nhà văn nên đã
quyết định lựa chọn đề tài Thế giới tuổi thơ trong tác phẩm Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh để nghiên cứu nhằm đóng góp thêm một hướng tiếp cận
mới, góc nhìn mới về thế giới tuổi thơ được đánh giá là kỉ lục của văn học Việt Nam nói chung và văn học viết cho thiếu nhi nói riêng này
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi được tiếp xúc, tham khảo một
số tài liệu sau: Tên tuổi của Nguyễn Nhật Ánh và một loạt tác phẩm của ông xuất hiện khá nhiều trên các báo, tạp chí, trên các trang thông tin điện tử, trong các cuốn sách nghiên cứu về văn học thiếu nhi Việt Nam cũng như ở cả những tài liệu không trực tiếp liên quan đến văn học Trước hết là ở các ấn phẩm mang tính chất chuyên ngành như các sách nghiên cứu về văn học thiếu nhi, trong số
các tài liệu trên đáng chú ý nhất là công trình Bách khoa thư Văn học thiếu nhi Việt Nam do hai tác giả Vân Thanh và Nguyên An biên soạn Hai tác giả đã sưu
tầm và giới thiệu một loạt các bài viết về văn học thiếu nhi Việt Nam, trong đó
Trang 8có nhiều bài của các tác giả khác nhau như Lã Thị Bắc Lý, Vũ Thị Hương, Lê Quốc Minh, Vân Thanh, có đề cập đến Nguyễn Nhật Ánh và tác phẩm của ông
Đánh giá chung về Kính vạn hoa, trước hết, phải kể đến công trình Truyện
viết cho thiếu nhi sau năm 1975 của nhà phê bình Lã Thị Bắc Lý Tác giả đã có những đổi mới quan niệm về con người và một vài phương diện nghệ thuật như
xây dựng nhân vật, giọng điệu trần thuật “hàng loạt thông tin, hàng loạt sự kiện nối tiếp nhau xoay quanh các nhân vật đầy cá tính sắc nét…những cá tính này không bộc lộ ngầm mà tự biểu hiện bằng ngôn ngữ, hành động hết sức sống động”[27;tr68]
Vân Thanh, nhà nghiên cứu văn học thiếu nhi, trên Tạp chí Văn học đã
từng nhận xét: “Truyện của Nguyễn Nhật Ánh có khả năng đi vào lòng người bởi tình cảm nồng hậu của tác giả đối với các lứa tuổi trẻ thơ mà anh luôn yêu quý
và tôn trọng Có trái ngược chăng, ở tuổi trưởng thành, Nguyễn Nhật Ánh đã phải chịu đựng biết bao gian lao, vất vả và cay đắng, nhưng viết về lứa tuổi này, anh lại không hề đi vào những chua chát, mỉa mai, oán hận đời Anh luôn muốn truyền cho các em lòng tin vào cuộc sống và nghị lực vượt mọi khó khăn” Lòng
tin yêu cuộc sống và nghị lực vượt khó khăn là những đức tính tốt đẹp của thiếu nhi đã được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh truyền tải qua câu chuyện của mình một cách gần gũi với thiếu nhi nhất
Tác giả Vũ Thị Hương cũng thể hiện mối quan tâm của mình với Nguyễn
Nhật Ánh và các tác phẩm của ông qua công trình Thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh (Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, chuyên ngành Văn học
Việt Nam hiện đại, 2009, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) Đi sâu vào tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh, Vũ Thị Hương đã nêu ra quan điểm nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật tổ chức cốt truyện, vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật trong các tác phẩm truyện của Nguyễn Nhật Ánh
Luận văn“Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh” của học viên Bùi Thị Thu
Thủy, chuyên ngành Lí luận văn học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, năm 2011 Đây là công trình thuộc chuyên ngành lí luận văn học bởi vậy
Trang 9mà tác giả đưa ra cơ sở lí luận tiếp sau đó áp chúng vào những sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh từ đó làm nổi bật lên những đặc điểm lớn của truyện Nguyễn Nhật Ánh
Bên cạnh các ấn phẩm trên, các bài viết về Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông còn xuất hiện trên các báo khác như Người lao động, Tiền phong chủ nhật, Tiền phong, Tuổi trẻ, Sài Gòn giải phóng, Lao động, Mực tím, Khăn quàng đỏ,…; các tạp chí Thế giới mới, Kiến thức ngày nay…; trên các báo điện
tử và các trang thông tin điện tử như Sài Gòn giải phóng online, Vietnamnet,
VnExpress, Evan.net, Phongdiep.net,…Viết về bộ truyện Kính vạn hoa có các bài như: Kính vạn hoa - Phép lạ giữa ngày thường (Văn Hồng, Tuần báo văn nghệ số 23 ngày 8/6/1996); Kính vạn hoa: Còn chút gì để nhớ (nhiều tác giả, nhà xuất bản Kim Đồng, 2005) , Nguyễn Nhật Ánh và Kính vạn hoa (Lê Phương
Liên, Báo Tiền Phong ngày 26/9/1996); …
Nhà văn Nguyễn Quang Lập nhận xét về tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
trên báo Tuổi trẻ (8/12/2010) như sau: “Có thể nói mỗi cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh như mỗi chuyến tàu về tuổi thơ Ở đó có nhiều toa, mỗi toa là mỗi bất ngờ mỗi thú vị mỗi háo hức mỗi say mê, khi làm ta bật cười khi làm ta rưng rưng hoặc ngồi lặng đi suy ngẫm Khi đã theo con tàu của Nguyễn Nhật Ánh để
đi về tuổi thơ một lần, tôi tin mỗi lần Nguyễn Nhật Ánh rung chuông, người ta khó lòng bỏ qua một tấm vé để lại được cùng anh háo hức lên tàu”[18;tr1] Gần đây, xuất hiện cuốn sách có tên “Nguyễn Nhật Ánh – hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ” được nhà thơ Lê Quốc Minh biên soạn (2012) đã tập hợp khá đầy
đủ về những gì liên qua đến cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh
Từ những đánh giá, nhận xét xác đáng, cùng với những công trình nghiên cứu công phu của các tác giả như trên đã cho thấy sự quan tâm của độc giả, giới
nghiên cứu đến “hiện tượng” Nguyễn Nhật Ánh là không hề nhỏ Cống hiến của
nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đối với nền văn học thiếu nhi vẫn đang còn tiếp tục
Vì vậy các công trình nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh vẫn được thực hiện Khóa luận này như một lời tri ân đối với nhà văn vì ông đã có những đóng góp
Trang 10quan trọng cho nền văn học thiếu nhi nói chung và các thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng
3 Mục đích nghiên cứu
- Khẳng định tài năng, vai trò và những đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh
trong nền văn học viết cho thiếu nhi nói riêng và văn học Việt Nam nói chung
- Tìm hiểu đặc điểm nổi bật của thế giới nhân vật tuổi thơ trong tác phẩm
Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh
- Tìm hiểu một số đặc sắc nghệ thuật thể hiện thế giới tuổi thơ trong tác
phẩm Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào việc tìm hiểu thế giới tuổi thơ trong tác phẩm Kính vạn
hoa của Nguyễn Nhật Ánh
5 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong phạm vi có hạn của một khóa luận, tôi tập trung nghiên cứu những nội dung chính như sau:
- Khái quát về văn học thiếu nhi và tác giả Nguyễn Nhật Ánh
- Sơ lược lí luận về nhân vật văn học và thế giới nhân vật
- Khai thác thế giới tuổi thơ trong Kính vạn hoa làm nổi bật lên sự phong
phú, đa dạng trong tâm hồn trẻ thơ, cách khắc họa tính cách, hành động, nội tâm, cách thâm nhập vào đời sống của thế giới tuổi thơ để thấy rõ tài năng của tác giả
Trang 11Nguyễn Nhật Ánh, tâm huyết của ông với thiếu nhi, và những phương diện liên quan đến sự hình thành nhân cách thiếu nhi
- Tìm hiểu về không gian, ngôn ngữ và giọng điệu tuổi thơ trong Kính vạn hoa
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng và mục đích nghiên cứu, khóa luận vận dụng một một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Chúng tôi đã dựa trên một số tài liệu nhận xét, đánh giá của các nhà phê bình nghiên cứu cùng sự tìm tòi, phát hiện
của bản thân trên văn bản của các tập truyện trong bộ Kính vạn hoa để làm cơ sở
cho việc tiếp cận và tìm hiểu tập truyện nhằm phục vụ tốt hơn cho đề tài
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: Phương pháp này giúp chúng tôi có sự liên hệ, đối chiếu, so sánh những điểm giống và khác nhau trong cách thể hiện thế giới tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh Qua đó, chúng ta sẽ có cái nhìn đúng mức về tài năng, tâm hồn Nguyễn Nhật Ánh và những đóng góp cho nền văn
học thiếu nhi qua bộ truyện Kính vạn hoa
- Phương pháp hệ thống: Phương pháp này giúp tôi hiểu bao quát tác phẩm
để thấy rõ đặc điểm nổi bật và mối quan hệ của từng nhân vật tuổi thơ
- Phương pháp thống kê: Qua việc khảo sát tập truyện, tôi sẽ thống kê các yếu tố liên quan đến thế giới tuổi thơ có tính khái quát trong tập truyện Trên cơ
sở này, chúng tôi tìm ra nét riêng, nét độc đáo của tài năng Nguyễn Nhật Ánh
6 Đóng góp của đề tài
Tập trung nghiên cứu thế giới tuổi thơ trong tác phẩm Kính vạn hoa
của Nguyễn Nhật Ánh nhằm:
- Hệ thống hóa nhân vật tuổi thơ trong bộ truyện Kính vạn hoa Chỉ rõ đặc
điểm nhân vật, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu thể hiện của tác phẩm
- Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho học sinh, sinh viên, giảng viên và những ai yêu thích tác phẩm
Trang 127 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về văn học thiếu nhi và tác giả Nguyễn Nhật
Trang 13NỘI DỤNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ TÁC
vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi [15;tr412]
Bách khoa thư Văn học thiếu nhi Việt Nam quan niệm về văn học thiếu nhi
tường tận hơn, chi tiết hơn Khái niệm văn học thiếu nhi được nhận diện ở nhiều góc độ: chủ thể sáng tác, nhân vật trung tâm, mục đích sáng tác, đối tượng tiếp
nhận… “Cụ thể: Mọi tác phẩm được mọi nhà văn sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi, và đôi khi cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật, một đồ vật, một cái cây… Tác giả của văn học thiếu nhi không chỉ là chính các em mà cũng là các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi Những tác phẩm mà thiếu nhi thích thú tìm đọc Bởi vì các em đã tìm thấy trong đó cách nghĩ cách cảm cùng những hành động gần gũi với cách nghĩ cách cảm và cách hành động của chính các
em, hơn thế, các em còn tìm được ở trong đó một lời nhắc nhở, một sự răn dạy, với những nguồn động viên khích lệ, những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích… trong quá trình hoàn thiện tính cách của mình Như thế, văn học thiếu nhi là người bạn thông minh và mẫn cảm của thiếu nhi”[28;tr6]
Hiện chưa có một khái niệm chính xác và đầy đủ về văn học thiếu nhi mà chỉ có những tiêu chí để xác định khái niệm này Thứ nhất là tính chất giáo dục trong tác phẩm viết cho thiếu nhi phải được đặt ra một cách rõ ràng, dứt khoát
và đưa lên hàng đầu (yêu cầu này đối với tác phẩm văn học cho người lớn cũng rất quan trọng nhưng đối với thiếu nhi lại càng đặc biệt quan trọng hơn); thứ hai
là có hình thức tươi vui, hồn nhiên, dí dỏm, giàu yếu tố tưởng tượng; thứ ba là
Trang 14hình tượng văn học phải chân thực, cụ thể, sinh động, phù hợp với tâm lý trẻ thơ; thứ tư là ngôn ngữ phải trong sáng, giản dị và dễ hiểu
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh thì quan niệm: “Tác phẩm văn học thiếu nhi trước hết và chủ yếu là những tác phẩm viết cho thiếu nhi chứ không chỉ là viết
về thiếu nhi” [12] Văn học thiếu nhi là văn học phục vụ cho những bạn đọc nhỏ
tuổi, do đó phải xem thiếu nhi là đối tượng cảm thụ chứ không đơn giản chỉ là đối tượng miêu tả, dù rằng viết về thiếu nhi cho thiếu nhi đọc bao giờ cũng được xem là phương pháp thích hợp nhất
Do “tính đặc thù của nền văn học thiếu nhi là ở chỗ nó chiếu cố đến đặc điểm của độc giả thiếu nhi và chiếu cố đến tính đặc thù và tâm lý nhi đồng”
(Coócnhiêvích) nên văn học thiếu nhi ở dân tộc nào, đất nước nào cũng đến được với thiếu nhi, tồn tại trong lòng độc giả nhí bằng chính sức sống tiềm tàng
theo cách riêng của nó Mỗi “tác phẩm văn học viết cho các em là một công trình sư phạm Người viết cần cân nhắc nên nói cái gì, nói như thế nào để có lợi cho tâm hồn các em mà không ảnh hưởng đến sự thể hiện nghệ thuật ”(Võ
Quảng) dù là thể loại nào
Như vậy, văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn học mà nhân vật trung tâm hoặc là thiếu nhi, hoặc là người lớn, hoặc là con người, hoặc là thế giới tự nhiên… nhưng được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ, có nội dung gần gũi, quen thuộc với vốn trải nghiệm của trẻ, được các em thích thú, say mê và có tác dụng hoàn thiện đạo đức, tâm hồn cho trẻ
1.1.2 Đặc điểm của văn học thiếu nhi Việt Nam
Văn học thiếu nhi Việt Nam có sự đóng góp của rất nhiều thế hệ nhà văn, trong đó có cả những cây bút nhí Từ sự đa dạng của chủ thể sáng tác, văn học thiếu nhi Việt Nam phát triển với sự phong phú về đề tài, thể loại và phong cách nghệ thuật
Về hình thức văn học thiếu nhi chứng kiến sự góp mặt của thơ trữ tình, truyện thơ, truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, tự truyện Trong số đó, truyện thơ với tư cách là những tác phẩm tự sự bằng thơ trở thành thể loại mang tính trung gian, lưỡng hợp Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình là một lợi thế của truyện
Trang 15thơ trong vệc phản ánh hiện thực và biểu đạt xúc cảm “Bằng hình thức kể có cốt truyện, nhà thơ có điều kiện đi sâu vào những tình tiết, những sự kiện, những khía cạnh khác nhau của một xung đột xã hội, do đó truyện thơ có khả năng phản ánh những mặt phong phú của đời sống xã hội” (Hà Minh Đức)
Về nội dung: Cùng với thời gian, phạm vi hiện thực phản ánh trong văn học thiếu nhi càng được mở rộng Bên cạnh những đề tài truyền thống như đề tài lịch
sử, kháng chiến, đề tài về những năm tháng xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc… văn học thiếu nhi tìm đến với những đề tài mới gắn liền với cuộc sống mới, con người mới Các nhà văn chú ý khai thác trẻ em trong nhiều mối quan hệ: gia đình, nhà trường, đất nước Những xúc cảm đầu đời của trẻ, những mặt trái của cuộc sống mới cũng đi vào văn học thiếu nhi Điều đó thể hiện rất rõ
trong những sáng tác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh như: Kính vạn hoa, Chuyện
xứ Langbiang, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Đảo mộng mơ… Ngay cả thơ –
một thể loại trữ tình vốn dĩ chỉ chuyên chở những xúc cảm thi vị, bay bổng cũng
trở thành nỗi chất chứa những nỗi buồn của trẻ thơ trước bi kịch gia đình Tuổi thơ – cánh diều của Trần Hồng là một ví dụ: Cho em bay với… diều ơi! Bố em
bỏ mẹ em rồi… còn đâu! Lớp chín, càng chín nỗi đau Bữa cơm nhai đắng ngọn rau mẹ trồng Nỗi thương, nỗi nhớ bềnh bồng Diều như con mắt mẹ trông, mẹ chờ… Gió đừng làm đứt dây tơ Cho em sống trọn tuổi thơ - cánh diều
Đứng trước hệ thống đề tài trên, các tác giả bằng tài năng của mình đã tạo
ra sự mới mẻ cho tác phẩm Phong cách nghệ thuật của người sáng tác góp phần làm nên sự phong phú về sắc thái biểu đạt Chúng ta dễ dàng nhận diện ra đâu là thơ của Võ Quảng, Phạm Hổ, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn, Cao Xuân Sơn; đâu là truyện của Tô Hoài, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần, Quế Hương…
Vì vậy, dù văn học thiếu nhi có khai thác những vùng thẩm mĩ quen thuộc
thì mỗi một tác phẩm vẫn có sức hút, có khả năng “mời gọi” riêng của mình Dù
vận động với tính chất phong phú, đa sắc màu như vậy nhưng văn học thiếu nhi Việt Nam cũng rất thống nhất về tư tưởng, phương pháp sáng tác Chức năng giáo dục của văn học thiếu nhi luôn được các tác giả đặt lên hàng đầu
Trang 16Tô Hoài khẳng định: “Nội dung một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi bao giờ cũng quán triệt vấn đề xây dựng đức tính con người Nói thì thừa, cần nhắc lại và thật giản dị, một tác phẩm chân chính có giá trị đối với tuổi thơ là một tác phẩm tham dự mạnh mẽ vào sự nghiệp nên người của bạn đọc ấy”
Tuy nhiên, các nhà văn không muốn mình là người thuyết giáo, đưa ra những bài học giáo huấn khô khan, cứng nhắc cho các em Nghệ thuật giáo dục
là điều được các tác giả quan tâm thực hiện thường xuyên Các tác giả, dù là trẻ
em hay nhà văn lớn tuổi, họ đều "nhìn con người, nhìn cuộc đời bụi bặm của chúng ta bằng con mắt trong veo và ngơ ngác của con trẻ"
Vì thế, các tác phẩm của họ đã trở thành những thế giới nghệ thuật non trẻ, tinh khôi, ngộ nghĩnh, đáng yêu Điều đó đúng với tinh thần mà tác giả Quang
Huy đã phát biểu: “Thơ cho thiếu nhi bao giờ cũng phải vui tươi, ngộ nghĩnh Đằng sau những câu phải giấu những nụ cười Các em không phải là những ông
cụ non, không chấp nhận những bài thơ khô khan, nghiêm nghị quá mức Mỗi bài thơ không thể là lời giáo huấn sống sượng và lột bỏ hết mọi say đắm, hồn nhiên dí dỏm của đời sống tuổi nhỏ”
Với tâm huyết dành cho thiếu nhi, các tác giả đã tạo ra những sáng tác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ Dung lượng tác phẩm ngắn gọn, sự giản dị trong sáng và giàu tính nhạc của ngôn từ, sự có mặt của yếu tố hài hước… đó là biểu hiện của sự thấu hiểu đối tượng tiếp nhận của các nhà văn
1.1.3 Quá trính hình thành, phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam
Văn học thiếu nhi là một bộ phận không thể tách rời của văn học dân tộc Bất kì nền văn học nào cũng chứa đựng trong nó một bộ phận không thể thiếu là
"văn học thiếu nhi" Cùng với thời gian, mảng văn học này dần hoàn thiện cả về
nội dung lẫn hình thức và góp phần vào sự trưởng thành của văn học nước nhà Cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, văn học thiếu nhi Việt Nam có một
bộ phận đáng kể là văn học dân gian Những sáng tác truyền miệng này không phải chủ yếu dành cho trẻ em nhưng vẫn được người đọc nhỏ tuổi mọi thời đại yêu thích và có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách của trẻ, đặc biệt là các thể loại truyện thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn,…
Trang 17Còn văn học hiện đại viết cho thiếu nhi Việt Nam bắt đầu được manh nha
từ những năm 20 của thế kỉ XX nhưng thực sự phát triển và trở thành một bộ phận của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Có thể phân chia tiến trình văn học viết thiếu nhi Việt Nam thành các giai đoạn chính
sau đây:
1.1.3.1 Giai đoạn trước cách mạng tháng 8
Trong chế độ phong kiến, những sáng tác văn học cho trẻ em chưa xuất hiện Sang những năm đầu của thế kỉ XX, văn học cho thiếu nhi chủ yếu có được từ 3 nguồn: truyện dịch của các nhà văn Pháp như La Fontaine, Perault…; các sáng tác lãng mạn của nhóm Tự lực văn đoàn và sáng tác của các nhà văn hiện thực phê phán Trong đó, các loại sách như Hoa hồng, Hoa mai, Hoa xuân… của nhóm Tự lực văn đoàn chỉ quan tâm phản ánh sinh hoạt của trẻ em
thành thị Các tác phẩm như Từ ngày mẹ chết, Bài học quét nhà, Một đám cưới, Bảy bông lúa lépcủa Nam Cao, Bữa no đòn của Nguyễn Công Hoan, Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng… lại hướng đến nỗi bất hạnh của trẻ em nghèo
Chú ý khai thác số phận trẻ thơ với những bi kịch nhân sinh sâu sắc, các nhà văn hiện thực đã để lại trên trang viết những cuộc đời thiếu thốn vật chất, trống vắng tinh thần và rất nặng gánh về tâm hồn Trong thời kì này đã xuất hiện một số
truyện đồng thoại của Tô Hoài Trong các tác phẩm như: Đám cưới chuột, Võ sĩ
Bọ Ngựa, Dế Mèn phiêu lưu kí, tác giả đã mượn hình thức đồng thoại, mượn
hình tượng con vật để chuyển tải những vấn đề mang tính xã hội Nhìn chung, trước cách mạng tháng Tám chưa thực sự có phong trào sáng tác cho trẻ em nhưng những tác phẩm của giai đoạn này đã đặt những nền móng đầu tiên cho văn học thiếu nhi nước nhà
1.1.3.2 Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước đã quan tâm
để phát triển văn học thiếu nhi Dưới chế độ mới, những thành tựu đầu tiên của văn học thiếu nhi đã được tạo lập Thiếu sinh - tiền thân của báo Thiếu niên tiền phong, ra số đầu tiên vào 1946 Từ đây, các em đã có tờ báo dành riêng cho
mình Tiếp đó là sự ra đời của tờ Thiếu niên, Tuổi trẻ, Xung phong, Măng non…
Trang 18và đặc biệt là sách Kim Đồng, một loại sách mà nhà xuất bản Văn nghệ đã in riêng cho thiếu nhi Đó là những vốn quý ban đầu của nền văn học thiếu nhi non trẻ Nhìn chung, số lượng tác phẩm văn học thời này còn ít ỏi, nội dung đơn giản, chủ yếu là nêu những tấm gương thiếu nhi dũng cảm trong kháng chiến và
tố cáo tội ác kẻ thù còn hình thức thì thô sơ Có thể kể tên một số tác phẩm tiêu
biểu như: Chiến sĩ canô của Nguyễn Huy Tưởng, Hoa Sơn của Tô Hoài, Dưới chân cầu Mâycủa Nguyên Hồng
1.1.3.3 Giai đoạn miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1955 – 1964)
Những năm tháng hòa bình trên miền Bắc đã tạo điều kiện cho văn học thiếu nhi phát triển Ngày 17 tháng 6 năm 1957, nhà xuất bản Kim Đồng được thành lập Đây là bước ngoặt lớn của 120 văn học thiếu nhi nước nhà Sự ra đời của nhà xuất bản Kim Đồng là chỗ dựa tinh thần cho đội ngũ sáng tác Từ đây,
đã xuất hiện những tác phẩm văn học có giá trị như: Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi, Hai làng Tà Pình và Động Hía của Bắc Thôn, Em bé bên bờ sông Lai Vucủa Vũ Cao, Cái Thăng của Võ Quảng, Vừ A Dính của Tô Hoài… Đội
ngũ sáng tác lẫn số lượng tác phẩm viết cho các em cũng đông đảo hơn, phong
phú hơn Bên cạnh đề tài kháng chiến, đề tài lịch sử (Lá cờ thêu sáu chữ vàng – Nguyễn Huy Tưởng, Sóng gió Bạch Đằng – An Cương, Quận He khởi nghĩa –
Hà Ân,…) các tác giả còn khai thác đề tài sinh hoạt, lao động, học tập (Ngày
công đầu tiên của cu Tí – Bùi Hiển, Những mẩu chuyện về bé Ly – Bùi Minh
Quốc, Đàn chim gáy – Tô Hoài…) Trong thời kì này, đội ngũ nhà thơ viết cho
các em rất hùng hậu, đặc biệt là Võ Quảng và Phạm Hổ Nhìn chung, trong thời
kì này, văn học thiếu nhi Việt Nam đã phát triển khá toàn diện và phong phú Vào năm 1961, tuyển tập thơ văn cho thiếu nhi lần đầu xuất bản Đó là tín hiệu mừng, báo hiệu sự khởi sắc của văn học thiếu nhi nước nhà
1.1.3.4 Giai đoạn thời kì kháng chiến chống Mỹ (1965 – 1975)
Văn học thiếu nhi Việt Nam giai đoạn này phát triển mạnh với nhiều cây bút tài năng và nhiều tác phẩm giá trị Đề tài kháng chiến chống Mỹ được quan
tâm phản ánh trong nhiều tác phẩm như: Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Chú bé Cả Xên (Minh Khoa), Em bé sông Yên (Vũ Cận)… Những nhà văn
Trang 19như Hà Ân, Lê Vân, Nguyễn Hiền tiếp tục theo đuổi đề tài lịch sử Một số nhân vật và sự kiện lịch sử đã xuất hiện trong Bên bờ Thiên Mạc, Trăng nước Chương Dương, Sát thát… Trở thành cảm hứng cho rất nhiều sáng tác chính là cuộc
sống sinh hoạt của trẻ em trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa Chú bé sợ toán của Hải Hồ, Mái trường thân yêu của Lê Khắc Hoan, Những tia nắng dầu tiên của
Lê Phương Liên, Tập đoàn san hô của Phan Thị Thanh Tú… là những tác phẩm
chú ý về mảng đề tài này Ngoài ra, còn có những tác phẩm tiêu biểu về mảng đề
tài về nông thôn như: Cơn bão số bốn (Nguyễn Quỳnh), Những cô tiên áo nâu (Hoàng Anh Đường), Kể chuyện nông thôn (Nguyễn Kiên)… Một đặc điểm đáng
chú ý của văn học thiếu nhi thời này đó là sự phát triển mạnh mẽ của loại truyện
về người thật việc thật của con người mới, thời đại mới Đó là hồi ký Lớn lên nhờ cách mạng của Phùng Thế Tài, tự truyện Những năm tháng không quên của Nguyễn Ngọc Ký, truyện Hoa Xuân Tứ của Quang Huy… Ngoài ra, thể đồng thoại và thơ cho thiếu nhi cũng tiếp tục phát triển
1.1.3.5 Giai đoạn sau 1975
Sau 1975 có tình trạng văn học thiếu nhi chưa được đánh giá đúng mức Dư luận còn hờ hững với bộ phận văn học này Nhiều người cho rằng viết cho thiếu nhi là viết tay trái, lấy ngắn nuôi dài, lấy ngoài nuôi trong, lấy nhi đồng nuôi người lớn Tình hình trên khiến cho những người viết cho thiếu nhi cảm thấy cô đơn như đi trong ngõ vắng Mười năm đầu sau chiến tranh, văn học thiếu nhi
đang trong giai đoạn “trăn trở, tìm tòi” Nhưng kể từ đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI, văn học thiếu nhi đã có nhiều khởi sắc Đội ngũ sáng tác ngày càng đông đảo Bên cạnh những cây bút cũ như Tô Hoài, Phạm Hổ… đã xuất hiện nhiều
cây bút trẻ, thậm chí rất trẻ về tuổi đời và tuổi nghề Đó là Nguyễn Nhật Ánh, Trần Thiên Hương, Lê Cảnh Nhạc, Dương Thuấn, Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Thị Châu Giang, Hoàng Dạ Thi với những tác phẩm tiêu biểu như:Kính vạn hoa, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi là Bêtô, Đảo mộng mơ(Nguyễn Nhật Ánh), Bây giờ bạn ở đâu (Trần Thiên Hương), Hương sữa đầu mùa (Lê Cảnh Nhạc), Dắt mùa thu vào phố (Nguyễn Hoàng Sơn), Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên nằm mộng, Giăng giăng tơ nhện (Nguyễn Ngọc
Trang 20Thuần), Con chuồn chuồn đẹp nhất (Cao Xuân Sơn)… Thời kì này, thể loại tự truyện rất phát triển với những tác phẩm giá trị như: Tuổi thơ im lặng (Duy Khán), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Dòng sông thơ ấu (Nguyễn Quang Sáng), Miền xanh thẳm (Trần Hoài Dương)… Chính sách “cởi trói” của đại hội Đảng
tạo điều kiện cho các tác giả mở rộng hệ thống đề tài
Các sáng tác thời này không chỉ quan tâm đến những đề tài truyền thống
mà còn hướng đến đề tài miền núi (Chú bé thổi kèn – Quách Liêu, Đường về với
Mẹ Chữ - Vi Hồng, Đồi sói hú – Nguyễn Quỳnh…), đề tài về sinh hoạt, tâm lí thường nhật của trẻ (Kính vạn hoa – Nguyễn Nhật Ánh)
Văn học thiếu nhi sau 75 cũng có nhiều đổi mới về cách khám phá hiện thực cũng như quan niệm nghệ thuật về con người Các tác giả tiếp cận cuộc sống với cái nhìn đa chiều và nhìn nhận con người với tư cách là một chỉnh thể phức tạp về tâm lí và tính cách Đây là một đặc điểm mới của văn học thiếu nhi sau đổi mới
Có thể nói, trong những thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, văn học thiếu nhi Việt Nam đã ghi những thành tựu đáng kể, khẳng định vị trí của mình trong nền văn học dân tộc thời kì hội nhập Sự đa dạng trong phong cách, trong giọng điệu làm nên sức hấp dẫn của văn học thiếu nhi giai đoạn này Cũng không phải mỗi nhà văn, mỗi tác phẩm chỉ có một giọng điệu mà đôi khi còn có sự phối hợp, xen kẽ, tạo nên sự đa dạng ngay trong một tác giả Đặc biệt là giọng tinh nghịch, hóm hỉnh, mang tính đặc thù của văn học thiếu nhi vẫn được phát triển Chất hóm, nghịch gây cho người đọc những tiếng cười sảng khoái được vận dụng như một phương tiện giúp các em tiếp nhận tác phẩm một cách vui vẻ, thoải mái
Mặc dù trước sự cạnh tranh khốc liệt với văn học thiếu nhi ngoại nhập, văn học thiếu nhi Việt Nam từ thời kỳ đổi mới đã có những chuyển biến rõ rệt, có đóng góp tích cực cả về chất và lượng trong nền văn học dân tộc Từ đội ngũ tác giả ngày càng đông đảo, số lượng tác phẩm nhiều, phạm vi đề tài và loại hình nhân vật cũng như các hình thức nghệ thuật được mở rộng… Tuy nhiên, văn học thiếu nhi Việt Nam cũng chưa thực sự sánh ngang tầm với văn học thiếu nhi thế
Trang 21giới, chưa xuất hiện nhiều phong cách tác giả, chưa có nhiều những đỉnh cao nghệ thuật cũng như các tác giả chuyên tâm
1.2 Nhân vật văn học và thế giới nhân vật
1.2.1 Nhân vật văn học
Trong tác phẩm văn học, xây dựng nhân vật là vấn đề quan trọng mà nhà văn quan tâm Bởi bản chất của văn học là một quan hệ với đời sống, văn học tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của đời sống Nhân vật trong tác phẩm không chỉ thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm mà còn thể hiện quan điểm nghệ thuật về con người của một nhà văn ở những thời điểm lịch sử nhất định
Đọc một tác phẩm, đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường
là số phận, tình cảm, cảm xúc của những con người được nhà văn thể hiện Nghiên cứu văn học từ góc độ này sẽ làm sáng tỏ nhiều điều về thể loại, trào lưu, quan niệm văn học, phong cách sáng tác Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, bức tranh thiên nhiên đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân vật
Vì vậy nhà văn Tô Hoài đã có lí khi cho rằng “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”[20;tr.60] Như vậy, nhân
vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị của tác phẩm Thành bại của một nhà văn, một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng nhân vật Khi nhắc đến tên của tác giả hoặc tác phẩm của nhà văn, người đọc thường nhớ đến tên của nhân vật của họ Chẳng hạn khi nhắc đến Nguyễn Du người ta nghĩ ngay đến Thúy Kiều, Thúy Vân, khi nhắc đến Nam Cao người ta nghĩ ngay đến Chí Phèo, Lão Hạc
Trong Từ điển thuật ngữ văn học: Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Lão Hạt, chị Dậu, A Phủ ) cũng có thể không có tên riêng (ông lão đánh cá, mụ phù thủy ) Giáo trình Lí luận văn học thì quan niệm: Khái niệm nhân vật văn học
có khi được sử dụng như một ẩn dụ không chỉ một con người cụ thể mà chỉ một
Trang 22hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người [20;tr.126] Như nhân vật chú cún Bêtô
trong tác phẩm Tôi là Bêtô, Dế Mèn, võ sĩ Bò Ngựa trong truyện Tô Hoài Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu
Nhân vật là yếu tố quan trọng cấu thành tác phẩm, là yếu tố nghệ thuật mang
ý nghĩa tư tưởng, thể hiện ý đồ sáng tạo của nhà văn Nhân vật là hình thức nghệ thuật ước lệ để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng Vì thế, ta không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người thật ngoài đời; cũng không nên đồng nhất nó với nguyên mẫu, mà chỉ coi nhân vật trong văn học như là một yếu tố hình thức mang tính nội dung: Đó là những ước lệ nghệ thuật có những quy ước chung và sáng tạo riêng của tác giả Chính điều này tạo nên sự đa dạng của nhân vật trong văn học
1.2.2 Thế giới nhân vật
Theo Từ điển triết học, “thế giới nhân vật” là tổng thể những hệ thống
nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức và có sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của người nghệ sĩ Nằm trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần, là kết quả trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác phẩm văn học, trong sáng tác nghệ thuật Đó là một mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, có quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lí, không gian, thời gian, xã hội gắn liền với một quan niệm nhất định của chúng
về tác giả
Thế giới nhân vật là một cảm nhận trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ, môi trường hoạt động của họ, ý nghĩa tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân
xử thế, giao tế với xã hội, với gia đình Thế giới nhân vật vì thế bao quát sâu
Trang 23rộng hơn hình tượng nhân vật Con người trong văn học chẳng những không giống con người trong thực tại về tâm lí, hoạt động mà còn có ý nghĩa khái quát, tượng trưng
Trong thế giới nhân vật, người ta có thể phân chia thành các kiểu loại nhân vật nhỏ hơn (nhóm nhân vật) dựa vào những căn cứ tiêu chí nhất định Nhiệm vụ của người tiếp nhận văn học là phải tìm ra chìa khóa để mở cánh cửa và bước vào khám phá thế giới nhân vật đó Do đó nghiên cứu thế giới nhân vật cũng khác với phân tích hình tựợng nhân vật Trong lịch sử văn học, có thể nói, mỗi tác giả lớn đều có thế giới nhân vật riêng Mỗi thể loại văn học lại có thế giới nhân vật với quy luật riêng của nó
1.3 Nguyễn Nhật Ánh – nhà văn của thiếu nhi
1.3.1 Cuộc đời và sự nghiệp
Nguyễn Nhật Ánh là tên và cũng là bút danh của một nhà văn Việt Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn Ông sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại xã Bình Quế, huyện Thanh Bình, tỉnh Quảng Nam Đất Quảng Nam có vùng cát mênh mông trắng xóa, vùng đất chịu nhiều thiệt thòi, gian khó bởi thời tiết khắc nghiệt, nhưng bù lại cũng được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp hấp dẫn, phong cảnh kì thú, đặc sản tươi ngon:
Quảng Nam sản phẩm muôn ngàn Trà Mi Rừng Quế, kho vàng Bồng Miêu
Quảng Nam nổi tiếng boòng boong Chà viên Bình Ðịnh vừa ngon vừa lành
Quảng Nam có lụa Phú Bông
Có khoai Trà Đỏa, có sông Thu Bồn Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say
Dù không sinh cơ lập nghiệp ở nơi chôn rau cắt rốn những ông đã có tuổi thơ gắn bó với cánh đồng, dòng sông, bờ tre, bông hoa khế, con chuồn chuồn nước Ông nhớ và yêu vị của những món ăn đất Quảng và yêu cả dòng máu
“người Quảng Nam hay cãi” trong con người mình Với Nguyễn Nhật Ánh,
Trang 24Quảng Nam với cái tên gợi thương gợi nhớ, gợi vui gợi sầu, gợi biết bao kỉ
niệm với cái “chợ Đo Đo” ở chỗ “quán Gò đi lên”, có món mì Quảng “nhiều tôm thịt”, có cái giọng trọ trẹ, lơ lớ… đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người con
đất Quảng [10] Ai đọc truyện Nguyễn Nhật Ánh cũng không xa lạ với hình ảnh làng Đo Đo - một hình tượng văn học trở đi trở lại trong các tác phẩm của ông Làng Đo Đo đã trở thành một địa danh thân thương ghi dấu những kỷ niệm ấu thơ của biết bao cô cậu học trò và của chính nhà văn Nguyễn Nhật Ánh mà khi nói về nó, lòng ông tràn đầy xúc cảm
Tuổi ấu thơ gắn bó với gia đình, làng xóm quê hương đã nuôi dưỡng tâm hồn nhà văn mà mỗi khi hồi tưởng lại nó như một đoạn phim không có đoạn dừng Vùng quê tươi đẹp trù phú với những ngõ trúc quanh co đầy lá rụng; với những rừng sim, đồi trâm mênh mông; với những phiên chợ đêm nghèo nàn; với cái giếng đá đầy rêu; với những cây bàng lá đỏ; với những mùa thị đầy xác hoa
và vỏ thị khô trên tường đánh lừa những con bướm nhỏ… đã in đậm trong ký ức tuổi thơ Vùng quê đó đã trở thành một tình yêu, một nỗi nhớ khắc khoải, một nỗi niềm bồn chồn day dứt, một sự mắc nợ chưa bao giờ trả hết, cứ trở đi trở lại lúc hiển hiện lúc thấp thoáng trong các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh
Nguyễn Nhật Ánh tâm sự: “Đo Đo là một ngôi làng nhỏ ở xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, Quảng Nam Đó là nơi tôi sinh ra và lớn lên trong quãng thời gian đầu đời vô tư lự Năm tôi lên tám, gia đình tôi dời về Cẩm Lũ, sau đó dọn ra huyện lỵ Hà Lam Như vậy, tôi gắn bó thực sự với làng Đo Đo chỉ khoảng tám năm Tám năm, một thời gian không dài, tôi lại ở độ tuổi còn quá nhỏ, nhưng không hiểu sao rất lâu về sau này tôi vẫn nhớ như in những kỷ niệm
ở ngôi làng đơn sơ đó Tôi nhớ ngôi chợ đêm lấp lánh ánh đèn, nhớ những đoàn xiếc lưu diễn thỉnh thoảng vẫn đến làng tôi và làm bọn trẻ con chúng tôi khiếp vía với những con trăn lớn quấn quanh cổ bọn người bán dạo Tôi nhớ những cái giếng trên con đường cuối chợ ba tôi vẫn dẫn tôi đi tắm vào những đêm trăng sáng trên đường làng Những hình ảnh thơ mộng ấy sau này đã đi vào trang sách của tôi như những phản quang tuyệt vời của kỷ niệm”.[32]
Trang 25Một lần khác Nguyễn Nhật Ánh cũng thừa nhận: “Tôi xa quê hương, gia đình từ rất sớm – do đó nỗi nhớ xứ sở trong tôi bao giờ cũng nguyên vẹn và rực
rỡ Như một người đánh mất tuổi thơ sớm nên khi cầm bút viết về tuổi mới lớn là biết bao kỷ niệm ùa về, xúc cảm cứ tràn vào trang viết…”[18;tr2] Do vậy, ẩn ức
về miền tuổi thơ cứ lẩn khuất trong tác phẩm của anh như nhập nhoà giữa trí nhớ, cảm xúc đã thuộc về quá khứ với hiện tại Nhà văn như hồi tưởng lại tuổi thơ của chính mình và viết như một sự giãi bày, một sự sẻ chia Chính những kỷ niệm tuổi thơ rất phong phú, giàu có ở quê hương của một cậu học trò tinh ý, giàu tình cảm Nguyễn Nhật Ánh là một chất xúc tác, là một nguồn cảm hứng dồi dào tạo nên nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi – Nguyễn Nhật Ánh
Ông kể về dải đất trắng miền Trung với một giọng tự hào: “Người Việt Nam mình ai mà chưa từng lưu giữ những xúc cảm với thiên nhiên Việt Nam là đất nước nông nghiệp, của làng quê mà Nơi tôi sinh ra cũng vậy, bên này là biển, bên kia là rừng núi, đồng bằng chỉ có một xíu vậy thôi”[22] Cũng vì lẽ đó,
Nguyễn Nhật Ánh dành cho thiên nhiên, quê hương xứ sở thứ tình cảm rất tự nhiên, trong sáng Ông thổi tình yêu ấy vào nhân vật, thổi vào mọi giác quan của người đọc Ông có nhiều bút danh như Anh Bồ Câu, Chu Đình Ngạn, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông
Thuở nhỏ, Nguyễn Nhật Ánh theo học trưởng Tiểu La, sau đó tiếp tục học tại trường Trần Cao Vân và Phan Chu Trinh tại Quảng Nam – Đà Nẵng
Từ năm 1973, rời khỏi Quảng Nam, Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học Khoa Văn, trường Đại học sư phạm Sài Gòn
Tháng 4/1975, khi Cách mạng tháng Tám thành công là lúc ông kết thúc năm học thứ hai tại đây Lúc này Nguyễn Nhật Ánh phải tự bươn chải kiếm sống
và lo chi phí cho việc học hành Nguyễn Nhật Ánh cùng một người bạn cùng cảnh ngộ mướn một chiếc xích lô ngày ngày trở khách kiếm sống Khoảng thời gian vô cùng khó khăn những chính nó cũng là những trải nghiệm thực tế để làm giàu thêm vốn sống cho người nghệ sĩ
Trang 26Năm 1976, Nguyễn Nhật Ánh tốt nghiệp ra trường nhưng lại không được phân công công việc vì lí do gia đình Lúc này, Nguyễn Nhật Ánh tình nguyện tham gia phong trào Thanh niên xung phong
Nguyễn Nhật Ánh đã tâm sự: “Môi trường thanh niên xung phong đã rèn luyện cho tôi thành một con người biết vượt khó, có nghị lực, luôn yêu đời Nó giúp cho con người sáng tác của tôi có một niềm tin và cái nhìn trong trẻo với cuộc sống Nếu không có thời gian đi Thanh niên xung phong thì không hẳn tôi
đã có những trang viết tươi tắn như bây giờ” [22] Trong cuộc đời Nguyễn Nhật
Ánh luôn tìm thấy niềm tin, lí tưởng đúng đắn để hướng tới và cũng để thanh lọc cho tâm hồn Khoảng năm năm sau, Nguyễn Nhật Ánh về làm công việc dạy học tại Quận 6, đây chính là cơ hội để ông tiếp xúc và cảm nhận về thiếu nhi Những trang viết của ông trong thời gian này đã mang đậm tính hướng thiện, tính giáo dục nhưng vẫn rất nhẹ nhàng, trong trẻo
Từ năm 1986, Nguyễn Nhật Ánh chính thức sống bằng nghề viết báo Ông
là phóng viên nhật báo Sài Gòn Giải Phóng Ban đầu ông viết về sân khấu với bút danh Hà Kiều, rồi phụ trách mục Tiểu phẩm, phụ trách trang Thiếu nhi và ngoài ra còn là một bình luận viên thể thao xuất sắc với bút danh Chu Đình Ngạn
Như vậy, dù ở cương vị nào: nhà văn, nhà báo hay nhà giáo, nhà thơ Nguyễn Nhật Ánh đều dành hết tâm huyết cho nó Và điều đặc biệt là dù ở cương vị nào đi chăng nữa đối tượng mà Nguyễn Nhật Ánh luôn hướng đến là các em thiếu nhi Ông trở thành người giữ gìn và nuôi dưỡng những ước mơ trong trẻo, những tình cảm hồn nhiên và khát vọng được khám phá, bay tới những chân trời tri thức vô tận của các em
Cho đến thời điểm này, Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn viết cho thiếu nhi có nhiều đầu sách nhất Việt Nam và khi thống kê số lượng sách mà tác giả đã xuất bản đã đạt tới con số kỷ lục Không chỉ nhiều về số lượng, tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh còn nhận được nhiều giải thưởng cao quý và đặc biệt là sự đón đọc của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước Điều đó chứng tỏ bút lực, tài năng và
Trang 27sự chuyên tâm trong sáng tác văn chương của một nhà văn đang độ tuổi sung sức
Khởi đầu sự nghiệp sáng tác bằng thơ, Nguyễn Nhật Ánh bắt đầu làm thơ
từ năm 13 tuổi, tác phẩm đầu tiên được in cũng là một tập thơ mang tên “Thành phố tháng tư” in chung với Lê Thị Kim tại nhà xuất bản Tác phẩm mới (1984), sau đó là Đầu xuân ra sông giặt áo, Tứ tuyệt cho nàng, Lễ hội của đêm đen, Thơ tình Nguyễn Nhật Ánh.Tác phẩm mới 1984 và truyện dài đầu tiên: Trước vòng chung kết,nhà xuất bản Măng Non, 1985 Có những truyện anh sáng tác từ trước
đó rất lâu nhưng gần đây mới xuất bản như truyện Chó con dũng cảm viết năm
1979 cho nhi đồng mới được xuất bản năm 2002
Nhiều người biết đến Nguyễn Nhật Ánh với tư cách là nhà thơ – đặc biệt là
tác giả của bài thơ Thành phố tình yêu và nỗi nhớđã được phổ nhạc Anh đã có 5 tập thơ được xuất bản: Thành phố tháng tư, Đầu xuân ra sông giặt áo, Thơ tình Nguyễn Nhật Ánh, Tứ tuyệt cho nàng và Lễ hội của đêm đen Xuất hiện trên văn
đàn với tư cách là một nhà văn viết cho thiếu nhi chủ yếu ở thể loại văn xuôi, đối tượng mà Nguyễn Nhật Ánh đề cập và hướng đến là từ nhi đồng trở lên Tiêu biểu là viết cho tuổi mới lớn với 23 tập trong đó có 21 truyện dài và 2 tập truyện ngắn Mỗi truyện đều được tái bản nhiều lần và in trên nền giấy màu xanh, vàng, tím, hồng… nhỏ nhỏ xinh xinh nhẹ nhàng như chính nội dung của câu chuyện Bằng giọng văn trữ tình, nhẹ nhàng đến sâu lắng, những trang văn của anh thấm đẫm chất thơ, những trang thơ – văn xuôi
Với Nguyễn Nhật Ánh: Văn xuôi là sự nối dài của thi ca Bằng sự nhạy cảm của tâm hồn người làm thơ kết hợp với phong cách của người viết truyện thiếu nhi – tôi xây dựng những nhân vật của tuổi mới lớn”[22] Nếu như viết
cho tuổi mới lớn là những rung động đầu đời thì khi viết cho tuổi học sinh cấp hai, Nguyễn Nhật Ánh lại đi vào khai thác chủ đề chính là chuyện trường lớp, bài vở và mối quan hệ với thầy cô, mọi người xung quanh và đặc biệt là tình
bạn Bộ truyện trong Kính vạn hoa đều xoay quanh câu chuyện của bộ ba Quý
ròm – Tiểu Long – nhỏ Hạnh trong tập thể lớp 8A4 trường Tự Do nhưng không
hề gây nhàm chán hay lặp nội dung của từng tập
Trang 28Mặc dù Nguyễn Nhật Ánh viết bộ truyện này ròng rã hơn mười năm trời
không ngơi nghỉ nhưng “nghề dạy nghề, kinh nghiệm sáng tác ngày càng dồi dào, viết truyện liên hoàn cũng giống như ta búng một đồng xu, khó ở cái búng đầu tiên, còn nếu đồng xu đã có cái thế vững vàng rồi, nó sẽ tự lăn”[8;tr212]
Với ngòi bút hướng vào thế giới trẻ thơ, hướng vào nhà trường – vốn là một thể tài mỏng và hiếm trong sáng tác cho thiếu nhi, với phong cách viết vừa tinh tế
vừa hóm hỉnh theo cách nhìn của trẻ thơ nên có thể coi Kính vạn hoa là tác
phẩm thành công nhất của anh tính đến hiện nay
Nguyễn Nhật Ánh cũng viết cho lứa tuổi nhi đồng mặc dù số lượng tác phẩm không nhiều Ấp ủ từ năm 1997 và đến năm 1998 Nguyễn Nhật Ánh cho
ra đời bộ truyện tranh nhiều tập Bim và những chuyện kỳ thú với sự cộng tác của hoạ sĩ Mai Rừng và đượcnhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho nhà văn có sách bán chạy nhất
Năm2003, bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa được Trung ương Đoàn
Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao huy chươngVì thế hệ trẻ và được Hội nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng Đến nay ông đã xuất bản gần 100 tác phẩm
và từ lâu đã trở thành nhà văn thân thiết của các bạn đọc nhỏ tuổi ở Việt Nam Cùng một cảm hứng viết truyện cho thiếu nhi có lồng các yếu tố thần kỳ, thuật phù thuỷ của cổ tích, của huyền thoại, từ cuối năm 2004 đến nay Nguyễn
Nhật Ánh đã cho ra đời bộ truyện phiêu lưu kỳ bí Chuyện xứ Lang Biang nói về
hai cậu bé lạc vào thế giới phù thủy Đây là lần đầu tiên ông viết một bộ truyện hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng Vì vậy, để chuẩn bị cho tác phẩm này, ông
đã phải mất 6 tháng nghiên cứu tài liệu và đọc sách báo liên quan như Phù thủy
và Pháp sư, Các huyền thoại phương Đông, Ma thuật và thuật phù thủy Sau Chuyện xứ Langbiang, tác phẩm tiếp theo của ông là bút ký của một
chú Cún có tênTôi là Bêtô
Tháng 4/2005, Nguyễn Nhật Ánh xuất bản cuốn tạp văn Người Quảng đi
ăn mì Quảng Đây là cuốn sách đầu tiên của anh về thể loại tạp văn như một sự
thử nghiệm thay đổi phong cách viết nhưng thực ra đó là những gì anh chắt lọc trong cuộc đời làm báo của mình Chưa thể nói hết được trong sáng tác của
Trang 29Nguyễn Nhật Ánh sẽ còn những thể tài, thể loại nào bởi sức bút, sức sáng tạo của anh vẫn đang ở độ mãn khai
Năm 2008, ông cho ra đời tác phẩmCho tôi xin một vé đi tuổi thơ, được
báo Người Lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất năm 2008
Năm 2012, Nguyễn Nhật Ánh cho ra mắt truyện dài Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ Các tác phẩm ra đời gần đây nhất là Ngồi khóc trên cây
(6/2013),Chúc một ngày tốt lành (3/2014),Bảy bước tới mùa hè (3/2015)
vàCon chó nhỏ mang giỏ hoa hồng (xuất bản ngày 28 tháng 2 năm 2016)
Chính sự tự nhiên trong những trang văn, sự sống động của những hồi ức kỉ niệm, sự ngộ nghĩnh táo bạo của những tưởng tượng đã tạo ra một thứ hương hoa, mật ngọt hấp dẫn bầy ong thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh viết gì cũng đều thu hút lứa tuổi thiếu nhi đọc, bởi vì chính ông đã tạo nên một thương hiệu đáng tin không cần kiểm chứng Sự nghiệp của Nguyễn Nhật Ánh đã được tạo dựng bởi những kỉ lục về số trang, số quyển, số lần xuất bản, bởi các giải thưởng lớn, nhỏ trong và ngoài nước
Nguyễn Nhật Ánh đã chạm tới được trái tim tuổi thơ và cả trái tim của những người từng là trẻ nhỏ bằng một trái tim đồng cảm, chân thành Với một nhà văn ở độ tuổi ngũ tuần như anh, số lượng trang viết và số tác phẩm viết cho thiếu nhi anh đã có như hiện nay là một điều đáng nể Dù viết cho lứa tuổi nào, theo phong cách nào, người đọc luôn nhận thấy những trang văn của anh thấm đẫm tính giáo dục, hướng con người tới Chân – Thiện – Mỹ dẫu chỉ thông qua những câu chuyện của bọn nhóc tì, trẻ con
1.3.2 Quan điểm sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh
Mỗi một người cầm bút đều có quan điểm sáng tác riêng, nếu không trực tiếp nói ra thì cũng thể hiện bằng chính những chủ đề, đề tài nhân vật trong tác phẩm của mình Lòng yêu đời, yêu cuộc sống, yêu con người và lòng yêu nghề
đã giúp cho người nghệ sĩ nói chung và nhà văn nói riêng sẵn sàng chấp nhận khó khăn để tạo ra cái đẹp cho đời
Nguyễn Nhật Ánh là một cây bút khá nổi bật trong nền văn học đương đại Việt Nam, được sự yêu mến của đông đảo bạn trẻ với nhiều tác phẩm viết về trẻ
Trang 30em Nguyễn Nhật Ánh thường tâm sự: “Hạnh phúc lớn nhất của người viết cho thiếu nhi là được sống lại lần thứ hai tuổi thơ của mình”.[32] Đọc truyện
Nguyễn Nhật Ánh, chúng ta dễ dàng có được những tràng cười sảng khoái, vui tươi và đằng sau mỗi nụ cười ấy là niềm tin yêu, lạc quan hơn vào cuộc sống Sức trẻ và sự hồn nhiên được thể hiện qua lối viết tự nhiên, hóm hỉnh và không kém phần triết lí
Nguyễn Nhật Ánh tại Lễ trao giải thưởng Văn học Asean tại Thailand,
2010 đã từng phát biểu: “Mỗi dân tộc đều có treo một quả chuông trước cửa sổ tâm hồn của mình Nhà văn có sứ mạng phải rung những quả chuông đó lên, bằng văn chương” Nguyễn Nhật Ánh là một người yêu nghề viết văn và đặc
biệt sáng tác cho thiếu nhi Lòng yêu nghề được nhà văn coi là một trong những tiêu chí quan trọng bậc nhất của bất kì nghề nào Ông đã tâm sự rất thật với độc
giả khi giao lưu trực tuyến: “Lòng yêu nghề là đức tính cơ bản, nó sẽ giúp giải quyết tất cả những thứ khác Nếu một nhà văn cầm bút vì yêu nghề chứ không phải vì bất cứ động cơ nào, nhà văn đó sẽ dễ được người đời thể tất cho những nhược điểm khác”[31] Lòng yêu nghề giúp Nguyễn Nhật Ánh có động lực để tiếp tục sáng tác: “Sự say mê công việc tạo cho tôi hứng thú, nếu không, cường
độ lao động căng thẳng mỗi ngày sẽ trở thành cực hình, một hình thức lao động khổ sai” [21;tr18] Nhà văn sáng tác trước hết là vì niềm đam mê, là sự thôi thúc
của tâm hồn chứ không phải vì mục đích mưu sinh hay mưu cầu danh tiếng
“Tiền bạc đối với một nhà văn nếu có chỉ là cái đến sau Nếu để kiếm tiền không
ai chọn nghề viết văn Khi ngồi vào bàn viết, nhà văn chỉ tìm kiếm một thứ duy nhất: những ý tưởng Tôi rất thích một câu không biết của ai: Lợi và danh đi trước sáng tác là một tai hoạ, đi song hành với sáng tác là một cản trở còn đến sau sáng tác là hợp quy luật”[32] Lòng yêu nghề cộng hưởng với tài năng và
vốn sống đã tạo nên nguồn năng lượng dồi dào và bầu nhiệt huyết trong con người bé nhỏ của nhà văn
Giữa một thực tế là văn học thiếu nhi Việt Nam đang đối diện với rất nhiều vấn đề, nhiều thử thách để tồn tại và khẳng định mình thì ngày ngày Nguyễn Nhật Ánh vẫn cặm cụi viết, vẫn cho ra những tác phẩm mới cho thiếu nhi Có
Trang 31thể thấy, trước những thách thức của xã hội thời kỳ đổi mới và hội nhập, khi mà văn học thiếu nhi Việt Nam dường như đang mất dần công chúng bởi văn học ngoại nhập, Nguyễn Nhật Ánh vẫn một mình một ngựa, khẳng định ưu việt của văn học nội Và để có được sự bền vững ấy, bởi từ gốc rễ sâu xa, Nguyễn Nhật Ánh luôn tâm niệm phải viết làm sao để thu hút các em đến với sách, đến với truyện chữ, đến với văn học Việt Nam, tác giả muốn dùng những trang sách để uốn nắn, để giáo dục trẻ em một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả
Nguyễn Nhật Ánh nói về bí quyết của mình:“Nếu có gì đó lôi cuốn các em, trước hết có lẽ do các em tìm thấy trong truyện của tôi những chi tiết ngộ nghĩnh khiến các em bật cười Tiếng cười, một điều tưởng như bình thường, nhưng quan trọng biết bao đối với trẻ em Vì nó giúp các em yên tâm và vui sống” [21;tr19] Nguyễn Nhật Ánh đặt đối tượng bạn đọc ở một vị trí quan
trọng, quan tâm tới cảm thụ, tâm lí của lứa tuổi tiếp nhận
Nguyễn Nhật Ánh là một hiện tượng văn học đặc biệt bởi nhiều thế hệ độc giả đều yêu thích tác phẩm của anh - trẻ em tìm thấy tuổi thơ sinh động, hồn
nhiên, chân thật của chính mình; còn người lớn thì nhận được những “tấm vé”
về lại tuổi thơ Với giọng điệu dí dỏm, với tài năng quan sát tinh tế, mỗi truyện Nguyễn Nhật Ánh đều làm lạ hóa cái thế giới hằng ngày quen thuộc Đọc truyện
Nguyễn Nhật Ánh, ai cũng thấy mình trong đó
Trẻ em thường thích nghe kể chuyện, nhưng với trẻ thích nhất vẫn là tự
kể những câu chuyện về chính mình, về bè bạn hoặc được nghe kể những câu chuyện liên quan đến lứa tuổi của mình Trẻ em có một thế giới riêng mà người lớn không phải ai cũng biết và hiểu được Viết truyện cho trẻ vì vậy không đơn giản Nhà văn nếu không giữ tâm hồn trong trẻo, không nhìn cuộc sống bằng
“đôi mắt xanh non”, không hoá thân thành trẻ nhỏ chắc chắn không thể thành
người kể chuyện của thiếu nhi Điều đáng nói là, phần thưởng dành cho Nguyễn
Nhật Ánh không ở danh hiệu mà ở sự “chấp nhận” của trẻ
Như vậy, quan niệm sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh không chỉ thể hiện tâm huyết của nhà văn dành cho tuổi thơ mà còn thể hiện nhận thức đúng đắn về vai
trò của “nghề văn” trong việc chuẩn bị cho các em những hành trang cần thiết để
Trang 32tự tin bước vào đời Những tiêu chí xác định một tác phẩm viết cho thiếu nhi thành công theo anh không hẳn chỉ là số lượng, số lần xuất bản khổng lồ mà nó vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ hợp với gu mỹ cảm của trẻ em nhưng vừa phải
có ý nghĩa giáo dục Không chỉ chú trọng đến thực tế cuộc sống, Nguyễn Nhật Ánh còn bồi dưỡng tâm hồn cho các em, nuôi dưỡng bản chất hồn nhiên, khiến cho các em giữ được ước mơ, biết quan tâm đến ông bà, cha mẹ, anh chị, quan tâm đến bạn bè, thầy cô
1.3.3 Tác phẩm Kính vạn hoa
1.3.3.1 Hoàn cảnh ra đời
Kính vạn hoa là bộ sách dài kỳ (54 tập) đầu tiên viết về đời sống sinh hoạt
thiếu nhi Việt Nam Năm 1995, nhà xuất bản Kim Đồng gặp gỡ nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, lúc đó đang là một tác giả tiêu biểu viết cho thanh thiếu nhi ở TP Hồ Chí Minh Biết được tác giả đang có ý định viết một bộ sách dài kỳ cho thiếu nhi, nhà xuất bản Kim Đồng đã nhận đỡ đầu và giúp đầu tư cho sự ra đời của bộ sách Năm 1996, lần lượt 5 tập đầu tiên của bộ sách Kính vạn hoa đã ra mắt bạn đọc cả nước và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt Hiện nay, nhà xuất bản Kim Đồng đã tái bản (năm 2012) bộ truyện này thành 9 tập khổ lớn và 54 tập khổ nhỏ
1.3.3.2 Nội dung
Mỗi tập truyện trong Kính vạn hoa là một chuyện sinh hoạt của học trò ở truờng, ở nhà, trên đuờng phố, hay ở những khung cảnh khác nhau, bãi biển,
làng quê…Kính vạn hoa là một tác phẩm đề cao tình bạn của tuổi học trò và mọi
người, không ngần ngại giúp đỡ Câu truyện mang tính hài hước kể về những chuyện vui buồn trong giới học trò, những trò nghịch ngợm, những trò chơi thú
vị, những bài học cuộc sống sâu sắc và đầy ý nghĩa Các tập truyện đều có ba nhân vật xuyên suốt là Quý ròm, nhỏ Hạnh và Tiểu Long cùng khoảng hơn 200 nhân vật phụ khác Là những đứa trẻ thông minh, hồn nhiên, luôn gạt đi buồn đau, bù vào đó là những kinh nghiệm vui tươi trong cuộc sống Nguyễn Nhật Ánh không chỉ giúp chúng ta có thêm kiến thức Toán, Hóa … mà còn về xã hội Rất giản dị, làm người đọc không cảm giác nhồi nhét mà thật sự yêu thích, tiếp
Trang 33thu nó Các truyện trongKính vạn hoađều được cấu tạo thành 10 chương thể hiện diễn biến một câu chuyện nảy sinh từ những mong muốn của trẻ thơ: muốn trở thành nhà ảo thuật, muốn có con gấu bông tặng em gái, muốn trở thành thám tử… Từ những ước mơ trẻ thơ tác giả đã giúp bạn đọc chạm đến những vấn đề
xã hội lớn hơn như: cuộc sống thiếu thiên nhiên ở đô thị, nạn bạo lực “bảo kê” ở học đường, đời sống của trẻ em nghèo lang thang cơ nhỡ, những người kiếm sống bằng những nghề nguy hiểm, đóng thế (cascadeur) trong những phim hành động…
Là một tác giả có biệt tài miêu tả tâm lý trẻ em, quan tâm đến sở thích của trẻ em, tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện nhẹ nhàng, tinh tế nhiều bài học về xây dựng nhân cách cho thiếu nhi: tình anh em ruột thịtình bạn của tuổi học trò
và mọi người, không ngần ngại giúp đỡ, sự tôn trọng bạn gái, quan hệ giữa trẻ
em thành thị và nông thôn, lòng dũng cảm trước những cảm giác khiếp sợ của tuổi thơ (sợ ma bóng gió)… Toàn bộ các trang sách đều ấm áp tình cảm nhân ái yêu thương con người
Những tập Kính vạn hoa có thể coi là những cuốn sách tâm lý của tuổi học trò, Kính vạn hoa hiện nay đã được dựng thành phim và 3 phần của bộ phim
(sản xuất năm 2005, 2006, 2008) đều đã được chiếu trên kênh HTV9 Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh Bộ phim đã gây được sự chú ý không chỉ của giới học trò mà đủ các lứa tuổi
1.3.3.3 Các kiểu nhân vật trong tác phẩm
Kính vạn hoa bao gồm 54 tập truyện, mỗi tập truyện là một câu chuyện thú
vị Chẳng vậy mà khi từng tập truyện ra đời các độc giả nhỏ tuổi lại háo hức, mong chờ đến vậy Người đọc đang với tư cách người đọc truyện lại cảm thấy mình đã trở thành nhân vật trong rất nhiều những gương mặt, những tính cách muôn hình muôn vẻ trong đó
Những nhân vật trẻ thơ, những nhân vật người lớn đều mang trong mình một cái gì đó rất riêng nhưng lại tạo nên một tổng thể hài hòa, không hề lạc
lõng Nhóm nhân vật trẻ em trong Kính vạn hoa đặc biệt được chú trọng hơn cả
bởi ngay từ mục đích ban đầu Nguyễn Nhật Ánh viết lên tập truyện này là để
Trang 34dành cho lứa tuổi thiếu nhi Cũng bởi lí do này mà số lượng nhân vật thiếu nhi chiếm đa số trong tổng thể đó Nhóm nhân vật thiếu nhi mang trong mình tất cả
vẻ đẹp của lứa tuổi đó chính là nét đẹp của tài năng, trí thông minh, những nét
cá tính, một đời sống tình cảm, biết yêu thương, sẻ chia Đặc điểm tâm lí lứa tuổi này đó là sự tò mò, thích khám phá, thích phiêu lưu, mạo hiểm, đồng thời cũng không thể thiếu những nét tính cách thuộc về yếu điểm là siêu quậy, nhát
gan, hay lười biếng Ngoài ra có một loại “nhân vật” phụ nữa là nhân vật loài
vật Tuy không xuất hiện nhiều trong tác phẩm nhưng cũng để lại ấn tượng với người đọc
a.Nhân vật trẻ em
Nhóm nhân vật trẻ em chiếm đến 3/4 trong tổng số hơn 200 nhân vật xuất
hiện trong bộ truyện Kính vạn hoa Một thế giới nhân vật đồ sộ, mỗi nhân vật
được Nguyễn Nhật Ánh khoác cho một hình hài, tính cách không hề giống nhau nhưng từng nhóm kết lại tạo nên một sự phù hợp đến kì lạ nhằm bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau tạo nên một thế giới trẻ thơ vô cùng sống động Chẳng vậy mà
Nguyễn Nhật Ánh coi mỗi nhân vật đó là “một cánh hoa nhỏ xinh nhiều màu sắc”
Nổi bật trong tập truyện là bộ ba nhân vật chính: Quý ròm, Tiểu Long, nhỏ Hạnh Ba nhân vật chính với hình dáng, tính cách khác nhau nhưng lại có sức hút mạnh mẽ, lạ kì không khác gì những thỏi nam châm trái dấu Từ bộ ba nhân vật chính này Nguyễn Nhật Ánh xây dựng các nhân vật xuất hiện trong mối quan hệ với bộ ba nhân vật chính bao gồm bạn bè cùng lớp với Qúy ròm, Tiểu Long, Nhỏ Hạnh mà cụ thể trong bộ truyện khởi đầu là lớp 8A4 trường Tự Do, lớp học với gần 40 học sinh, và xuyên suốt một khoảng thời gian dài sau này là lớp 10A9 trường Đức Trí Đã có những nhân vật là bạn bè trong lớp học thì không thể thiếu những nhân vật trong mối quan hệ là thầy cô giáo Tiếp theo là các nhân vật xuất hiện trong mối quan hệ gia đình, là ông bà, cha mẹ, anh chị
em của các nhân vật chính Mở rộng ra hơn nữa trong Kính vạn hoa là cả những
người bạn mà nhóm nhân vật chính gặp gỡ ngoài xã hội, những nhân vật xuất hiện đã xen một cách bất ngờ tạo nên những mối quan hệ rất tự nhiên Các nhân
Trang 35vật này không chỉ làm nhiệm vụ phụ trợ cho ba nhân vật chính mà mỗi nhân vật lại tự thể hiện mình, tự tỏa sáng, mỗi nhân vật lại là một nét phá cách mới tạo nên một thế giới nhân vật vô cùng đa dạng Với số lượng nhân vật đạt kỉ lục như trong tập truyện này, đã tạo ra một thế giới tuổi thơ đa dạng phong phú, hấp dẫn
b.Nhân vật người lớn
Bộ truyện Kính vạn hoa tập trung khắc họa đời sống của trẻ em nơi thành
thị, là con của những gia đình trí thức hay buôn bán nhỏ, đó là một tầng lớp mới được hình thành trong xã hội đang trên đà phát triển Việc tập trung miêu tả đời sống của các nhân vật hoàn cảnh sống này cũng là một chủ đích của Nguyễn Nhật Ánh
Năm 1995, khi bắt tay viết tập truyện đầu tiên của Kính vạn hoa đó là lúc
xã hội Việt Nam đang có những chuyển mình đáng kể trên con đường xây dựng kinh tế, nhiều tầng lớp mới được hình thành trong đó tầng lớp tri thức và buôn bán nhỏ nơi thành thị dường như là nhóm có nhiều biến động nhất Nhóm nhân
vật người lớn trong bộ truyện Kính vạn hoa không được Nguyễn Nhật Ánh xây
dựng nổi bật như nhóm nhân vật trẻ em nhưng chính tuyến nhân vật này đã làm sáng tỏ toàn bộ hoàn cảnh sống, là yếu tố môi trường hình thành nhân cách của các nhân vật trẻ em Là nhóm nhân vật có ảnh hưởng lớn đến các em, trong các truyện viết về thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh, nhân vật người lớn được nhìn dưới con mắt trẻ thơ với cái nhìn thuần khiết Đó là bố mẹ giàu tình yêu thương, luôn quan tâm đến các em, hay đó còn là thầy cô giáo luôn tin tưởng, ủng hộ học trò của mình Đôi khi đó là những người hàng xóm ở xung quanh em, những người láng giềng thân thiện, luôn giúp đỡ lẫn nhau Nhân vật người lớn luôn là người thân thiết với thiếu nhi, họ quan tâm, thấu hiểu tâm tư tình cảm và dành tình cảm tốt đẹp nhất cho các em Họ luôn mong muốn đem lại cho các em một cuộc sống ấm no hạnh phúc, và hướng các em đến một tương lai tươi sáng, truyền cho các em ngọn lửa niềm tin về cuộc sống tốt đẹp, để các em biết ước
mơ và thực hiện những ước mơ đó
Trang 36Nhóm nhân vật người lớn trong tác phẩm Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật
Ánh cũng là một thế giới nhân vật đa dạng, nhiều chiều Các nhân vật là bố mẹ, anh chị của các nhân vật thiếu nhi được nói đến ở trên
Gia đình là tế bào của xã hội, là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố trên cơ sở hôn nhân và huyết thống hoặc nuôi dưỡng, giáo dục Vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ
em là việc tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của các thành viên nhằm hình thành lên những con người có tư cách và phẩm chất đạo đức tốt Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, là trường học đầu
tiên của con người Những người bố mẹ trong bộ truyện Kính vạn hoa của
Nguyễn Nhật Ánh luôn lắng nghe, thấu hiểu và giúp đỡ các em Bố mẹ được các
em nhìn với đôi mắt của sự kính trọng và yêu quý, bởi họ luôn quan tâm và dạy các em những điều hay lẽ phải
Thầy cô là người truyền cảm hứng và dạy cho các em rất nhiều điều mà các
em chưa biết Thầy giáo, cô giáo là những người được xã hội giao phó cho trách nhiệm lớn lao là đào tạo thiếu nhi thành những con người mới, con người phát triển toàn diện Vì học sinh thân yêu, các thầy giáo, cô giáo luôn luôn quan tâm đến sự tiến bộ của mỗi em, vui sướng trước sự trưởng thành của các em, trăn trở với những thiếu sót mà các em vấp phải Tình cảm thầy trò là tình cảm rất đặc biệt, sâu sắc Tình cảm đó không chỉ biểu lộ khi học sinh còn đang học mà còn theo các em suốt trong cuộc đời
Nhóm nhân vật này được Nguyễn Nhật Ánh xây dựng nổi bật trong không gian lớp học, với công việc truyền thụ tri thức Điều đặc biệt hơn là Nguyễn Nhật Ánh để cho các nhân vật này được làm nổi bật thông qua cảm nhận, tình cảm của chính các em học sinh Cụ thể ở đây là lớp 8A4 trường Tự Do đến lớp 10A9 trường Đức Trí Trong Cô giáo Trinh, nhân vật cô Trinh chủ nhiệm lớp 8A4 trong con mắt học trò thật nhẹ nhàng, gần gũi và là một giáo viên có năng
lực Cô Trinh dạy môn văn, đồng thời là chủ nhiệm lớp 8A4 Cô có dáng người hơi gầy, đôi mắt thỉnh thoảng ánh lên vẻ buồn bă kín đáo, nhưng lúc nào cũng tận tụy với học trò, đặc biệt cô là một trong những giáo viên dạy văn hoạt bát và
Trang 37duyên dáng nhất trường[2;tr341] Cô Trinh có hoàn cảnh khá đặc biệt: chồng cô
đã mất khi con còn nhỏ Cũng tần tảo vất vả một nách hai con tay chèo tay chống một mình bươn chải giữa cuộc đời Sống một mình, cô đã trả qua không biết bao nhiêu gian khó, nhọc nhằn [2;tr373] … Có lẽ vì thế mà sắc diện của cô kém tươi, chỉ khi lên lớp dạy dỗ bọn mình cô mới trở nên vui vẻ và sinh động thôi [2;tr341]
Trong lớp mình chủ nhiệm cô Trinh luôn quan tâm đến hoàn cảnh của từng học trò Với những em học giỏi như Qúy ròm, Nhỏ Hạnh cô Trinh luôn động viên, khen ngợi và khích lệ các em cố gắng hơn nữa Còn đối với học sinh có học lực yếu hay có hoàn cảnh đặc biệt thì cô Trinh dành mối quan tâm nhiều hơn cả Điều này chứng minh cô giáo Trinh một giáo viên tâm huyết với nghề và quan tâm nhất mực đến học sinh của mình Nối tiếp sau hình tượng nhân vật cô giáo Trinh là hàng loạt các nhân vật là thầy cô giáo từ lớp 8A4 đến 10A9 là cô Nga dạy Sử, thầy Hiếu dạy Toán, thầy Đoàn dạy thể dục, cô Kim Anh dạy Hoá,
cô Diệu Lý dạy Lý, cô Hạ Huệ dạy Sinh, thầy Đại dạy Giáo dục công dân, thầy Sơn Cước dạy kỹ thuật, thầy Quảng dạy Địa, thầy Thừa dạy ngoại ngữ…và cả các thầy cô giáo dạy năm lớp 9 là thầy chủ nhiệm Vĩnh Long, cô dạy văn Vĩnh Bình, cô Vĩnh An dạy ngoại ngữ… không trực tiếp miêu tả từng nhân vật một
mà tác giả Nguyễn Nhật Ánh để cho các nhân vật được xây dựng lên thông qua kênh thông tin là các học sinh của mình
Các nhân vật người lớn này không được Nguyễn Nhật Ánh tập trung miêu
tả kĩ càng như các nhân vật thiếu nhi mà họ xuất hiện ngẫu nhiên trong đời sống
và sinh hoạt của các em Nhưng không vì thế mà vai trò của các nhân vật này bị giảm bớt đi
c.Nhân vật loài vật
Những con vật cũng xuất hiện giống như một “nhân vật” phụ nhưng vô cùng quan trọng, tạo nên điểm nhấn cho câu chuyện Như trong tập Xin lỗi mày tai to chú cún có tên Tai To được tác giả miêu tả rất kĩ từ bộ dáng cho đến hành
động mà ai đọc lên cũng có thể liên tưởng đến con chó mình từng nuôi, từng biết Cho dù Tai To không biết nói, nhưng qua việc nhà văn miêu tả hành động
Trang 38của nó, chúng ta thấy được nó cũng có nỗi sợ hãi khi bị hành hạ, e dè khi thấy những người hay đánh, bắt nạt nó, vui mừng khi thấy chủ về, hay vừa vui mừng vừa dè dặt khi thấy Tùng, chủ của nó nhưng cũng rất hay bắt nạt nó Tai To còn
rất trung thành, thông minh, nó “tuyệt thực” khi bị bắt phải xa chủ cũ, nó tự cắn
dây tìm đường về nhà, không ngại nguy hiểm cứu nguy cho cậu chủ
Trong câu chuyện, nhân vật chính là Tùng nhưng Tai To cũng là một nhân vật
quan trọng góp phần vào việc tạo dựng những “biến cố” tâm lí trong cậu bé Tai
To chiếm được sự quan tâm của mọi người trong gia đình khiến Tùng ghen tị, mất cân bằng về tâm lí Cậu bé đang được chiều chuộng, quan tâm như cậu hoàng, thì giờ, cậu phải xếp sau Tai To Cậu không phục, không cam tâm khi mọi người đều bênh Tai To cho dù cậu có bắt nạt nó hay không Nhưng khi chứng kiến hành động xả thân hết mực trung thành của Tai To, cậu bé lại trở nên yêu thương, quan tâm chú chó nhỏ Tai To được Nguyễn Nhật Ánh xây dựng như một thành viên mới, một cậu em nhỏ trong gia đình của Hạnh, Tùng
Và sau này, sự xuất hiện của Tai To – Bí mật kẻ trộm, giữa đêm cùng đi với
Tùng, Quý, Văn Châu rình tên trộm Nhờ có sự đóng góp của Tai To mà nhóm
bạn mới tìm đến được chỗ ở của “kẻ trộm” Điều đó cho thấy, Tai To đã chung
sống hòa thuận với cậu chủ của mình, gia đình của mình và là thành viên không thể thiếu trong gia đình cậu bé Tùng
Hay trong tập Bí mật kẻ trộm, con chim sáo Út Cưng biết nói khiến Hạnh,
Long rất thích thú, đã gom tiền mua lại từ một cậu bé u buồn với giá một trăm ngàn Đến cuối truyện, sau khi biết hoàn cảnh của cậu bé u buồn, nguyên do bán con chim sáo và tình cảm của cô em gái dành cho Út Cưng, Hạnh đã quyết định tặng lại cho hai anh em Con chim sáo đối với Hạnh, Tùng, Long, Quý ròm, là con vật thông minh, tạo niềm vui mỗi ngày cho lũ trẻ, là chiếc đồng hồ báo thức, nhưng đối với bé Xảo, con chim sáo còn là một người bạn bên cô bé, cùng cô tâm sự mọi chuyện vui buồn, giúp cô lưu giữ những kỉ niệm về cha mẹ đã mất, giữ con chim sáo bên mình, có lẽ, cô bé cảm thấy như người thân vẫn còn bên cạnh, chưa rời xa cô
Trang 39Chính vì vậy, con chim sáo có tên – Út Cưng, giống như một nhân vật quan trọng giúp cô bé mau khỏi tâm bệnh Xây dựng nhân vật loài vật, Nguyễn Nhật Ánh đã chứng tỏ tài năng và sức sáng tạo rộng lớn của mình, tạo sự đa dạng cho các tác phẩm của ông Với một cách kể tự nhiên về những chuyện của đời thường không tẻ nhạt, có sức chứa những ý tưởng mới mẻ và những triết lý hồn nhiên, nhà văn không chỉ khiến các độc giả nhỏ tuổi thêm yêu những con vật quanh mình mà còn đón nhận những điều tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm một cách đầy thích thú và những nụ cười hồn nhiên
Tóm lại, với những nội dung đã trình bày, văn học thiếu nhi là một bộ phận không thể thiếu của nền văn học dân tộc Cùng với thời gian, văn học thiếu nhi dần hoàn thiện cả về nội dung lẫn hình thức và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong nền văn học dân tộc thời kì hội nhập Trong nền văn học đương đại Việt Nam, Nguyễn Nhật Ánh là một cây bút khá nổi bật, ông đã có những đóng góp to lớn cho văn học thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh luôn yêu và tâm huyết với nghề vì thế các tác phẩm của ông đã chạm tới trái tim tuổi thơ và cả trái tim của những người từng là trẻ nhỏ bằng một trái tim đồng cảm, chân thành Nguyễn Nhật Ánh trở thành người giữ và nuôi dưỡng những ước mơ trong trẻo, những tình cảm hồn nhiên và khát vọng được khám phá, bay tới những chân trời
tri thức vô tận của các em Tác phẩm Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh là bộ
sách dài kỳ đầu tiên viết về đời sống sinh hoạt thiếu nhi Việt Nam Mỗi câu chuyện trong tác phẩm mang tính chất hài hước kể về những câu chuyện vui buồn và cả những bài học cuộc sống sâu sắc và đầy ý nghĩa của trẻ thơ Trên cơ
sở đó góp phần xây dựng nhân cách cho các em, nhân cách của con người xã hội
chủ nghĩa
Trang 40CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TUỔI THƠ TRONG TÁC PHẨM
KÍNH VẠN HOA CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH 2.1 Tên gọi tuổi thơ
Ngoài các yếu tố về tiểu sử, tính cách, đặc điểm ngoại hình nhân vật thì tên gọi là một dấu hiệu nhận biết đầu tiên tác động đến tri giác người đọc Mỗi khi nhắc đến một tác phẩm thì cái mà người đọc nhớ đến đầu tiên là tên nhân vật Cách đặt tên nhằm tạo cho mỗi nhân vật một nét riêng khác biệt hoặc giúp độc giả có những hình dung ban đầu về nhân vật hoặc tạo sự chú ý tò mò về nhân vật của độc giả Ngoài ý nghĩa định danh thì tên nhân vật luôn bao hàm lượng thông tin nhất định về tình cảm, thái độ của nhà văn đối với nhân vật của mình Đó là tín hiệu dẫn người đọc đi sâu, khám phá thế giới bên trong của nhân vật Trong
Kính vạn hoa, không chỉ có mỗi tên khai sinh đầy ý nghĩa mà ba mẹ đã suy nghĩ
để đặt ra mà các nhân vật còn được những người bạn của mình đặt cho cái tên hết sức ngộ nghĩnh
2.1.1 Tên khai sinh
Mỗi con người, dân tộc, mỗi quốc gia, thành phố, con đường… đều có một cái tên Tên họ không chỉ là một danh xưng để phân biệt người này người kia, phân biệt họ hàng huyết thống, để xưng hô giao tiếp trong cuộc sống, tên họ còn
có chức năng phân biệt giới tính Cái tên còn mang giá trị văn hóa, thẩm mỹ và ý
nghĩa nhất định mà bố mẹ muốn gửi gắm vào con cái Trong Kính vạn hoa, các
nhân vật đều xuất hiện có tên, tuổi, địa chỉ nơi ở, địa chỉ lớp học, trường học Ngoài hơn 30 cái tên của học sinh lớp 8A4 trường Tự Do cộng với những nhân vật mới xuất hiện trong các tập truyện Đầu tiên phải kể đến tên nhân vật chính của truyện là Quý, Minh Long và Hạnh Những cái tên rất đẹp xuất hiện trong quan hệ bạn bè, trường lớp của bộ ba nhân vật chính là: Văn Châu, Cẩm Thúy, Ngọc Diệu, Bạch Kim, Quới Lương, Lâm, Bội Linh Xuyến Chi, Tần, Minh Vương, Kim Em, Lan Kiều, Dưỡng, Quốc Ân, Cung, Tú Anh, Hải Ngọc, Phước, Chí Mỹ, Đỗ Lễ, Đặng Đạo, Hiền Hòa, Quốc Ân, Hải Quắn, Vành Khuyên, Quỳnh Như, Lệ Hằng, Quang, Lam Trường, Duy Dương, Hoa, Cẩm Vân, Mỹ Linh Các nhân vật trẻ em có mối quan hệ anh em với bộ ba nhân vật chính cũng