Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
162 KB
Nội dung
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
LỰA CHỌN VẤN ĐỀ DẠY VÀ PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP
CHO HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA KHI GIẢNG DẠY
LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919 ĐẾN 1930
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng ở các trường
THPT nói chung, đặc biệt đối với trường THPT chuyên thì đây là nhiệm vụ then
chốt, bởi vì trong Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông
chuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: “Mục tiêu của trường chuyên là phát
hiện những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập và
phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo
dục phổ thông toàn diện; giáo dục các em thành người có lòng yêu nước, tinh
thần vượt khó, tự hào, tự tôn dân tộc; có khả năng tự học, nghiên cứu khoa học
và sáng tạo; có sức khỏe tốt để tiếp tục đào tạo thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát
triển đất nước” (Điều 2. Chương I. Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường trung
học phổ thông chuyên, Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT
ngày 15/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Là một giáo viên Lịch sử của trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành,
tôi luôn băn khoăn, trăn trở với việc nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn
Lịch sử, đặc biệt là chất lượng dạy đối tượng học sinh giỏi. Để đạt được kết
quả ôn luyện tốt nhất thì vấn đề lựa chọn nội dung giảng dạy và phương pháp
ôn tập cho học sinh theo từng giai đoạn, từng nội dung cụ thể là hết sức quan
trọng. Nếu giáo viên không xác định được những nội dung cốt yếu thì quá trình
giảng dạy dễ sa đà, khiến học sinh cảm thấy mệt mỏi và không rút ra được bản
chất của các sự kiện, hiệu quả ôn luyện sẽ không cao.
Giai đoạn lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 là giai đoạn từ sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm
1930. Đây là một giai đoạn hết sức quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam,
nội dung giai đoạn 1919-1930 của lịch sử Việt Nam có mặt trong hầu hết các đề
thi môn Lịch sử, từ thi tốt nghiệp đến thi Đại học và đặc biệt trong các kỳ thi
1
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
học sinh giỏi các cấp. Do đó, trong quá trình ôn luyện cho học sinh giỏi, giáo
viên cần xác định rõ đây là một “điểm nhấn” phải thực sự được chú trọng.
Hội thảo khoa học các trường THPT Chuyên khu vực Duyên hải và Đồng
bằng Bắc Bộ là một hoạt động bổ ích, là một diễn dàn để giáo viên các trường
chuyên trong khu vực gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nhất là
trong việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia. Qua chuyên đề của Hội
thảo các năm 2012, 2013 chúng ta đã có một nguồn tài liệu tham khảo quý khi
dạy và giúp học sinh giỏi Quốc gia ôn tập các phần Lịch sử Việt Nam 19301945, 1858-1918. Năm 2014 này, chúng tôi tiếp tục mạnh dạn trình bày một số
nội dung trong chuyên đề “Lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho
học sinh giỏi Quốc gia khi giảng dạy Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 đến
1930” để tham gia Hội thảo khoa học lần thứ VII của các trường THPT Chuyên
Khu vực Duyên hải - Đồng bằng Bắc Bộ năm 2014, với hy vọng có thể chia sẻ
những kinh nghiệm ít ỏi về nội dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi
với các đồng nghiệp và góp phần nhỏ bé của mình vào sự thành công chung của
Hội thảo.
Chuyên đề gồm hai phần:
Phần I. Các vấn đề cơ bản và chuyên sâu của giai đoạn lịch sử Việt
Nam 1919-1930 mà giáo viên cần cung cấp và yêu cầu học sinh nắm vững
1. Khái quát nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm
1930.
2. Các vấn đề cơ bản và chuyên sâu của giai đoạn lịch sử Việt Nam 19191930 mà giáo viên cần cung cấp và yêu cầu học sinh nắm vững
Phần II. Lựa chọn phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi Quốc gia khi
dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 đến 1930
B. NỘI DUNG
2
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
Phần I. Các vấn đề cơ bản và chuyên sâu của giai đoạn lịch sử Việt
Nam 1919-1930 mà giáo viên cần cung cấp và yêu cầu học sinh nắm vững
1. Khái quát nội dung cơ bản của tiến trình lịch sử Việt Nam từ năm
1919 đến năm 1930
Trước khi đi vào lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho học sinh
giỏi ở giai đoạn này, chúng ta cần nắm được bức tranh khái quát của cả giai
đoạn lịch sử Việt Nam 1919-1930, bởi vì “trước khi nghĩ đến những điều cao
siêu, lập luận lôgic thì phải có kiến thức cơ bản đã”.
Giai đoạn lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến 1930 (từ sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930) có một số
nội dung chính như sau:
Nội dung lớn thứ nhất là cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929)
của thực dân Pháp đã làm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, tạo
cơ sở xã hội (giai cấp) và điều kiện chính trị (phong trào yêu nước) để tiếp thu
luồng tư tưởng cách mạng vô sản.
Nội dung lớn thứ hai là quá trình Nguyễn Ái Quốc và một số nhà yêu
nước khác đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin,
truyền bá những luận điểm của Nguyễn Ái Quốc về con đường giải phóng dân
tộc Việt Nam và bài học của Cách mạng tháng Mười Nga về trong nước, đã làm
chuyển biến phong trào yêu nước chống Pháp từ lập trường tư sản sang lập
trường vô sản.
Nội dung lớn thứ ba là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của một
bộ phận tiểu tư sản chuyển sang lập trường vô sản, cùng với phong trào công
nhân chuyển sang tự giác, đòi hỏi phải có một chính đảng của giai cấp vô sản
lãnh đạo. Ba tổ chức cộng sản ra đời vào nửa sau năm 1929 rồi thống nhất thành
một đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) đã đáp ứng yêu cầu đó.
Như vậy, giai đoạn 1919-1930 là một giai đoạn có nhiều nội dung hay và
khó mà nội dung lớn nhất là: trong phong trào yêu nước Việt Nam từ năm 1919
đến đầu năm 1930 đã xuất hiện hai khuynh hướng chính trị cùng song song tồn
tại: phong trào yêu nước của tư sản và tiểu tư sản phát triển theo khuynh hướng
3
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
dân chủ tư sản và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và các tầng lớp
nhân dân khác phát triển theo khuynh hướng vô sản. Cả hai khuynh hướng nói
trên đều nhằm giải quyết yêu cầu của lịch sử là: giải phóng dân tộc, độc lập dân
tộc. Hai khuynh hướng chính trị này đã dẫn tới cuộc đấu tranh nhằm giành
quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
Kết quả, đến năm 1930, khuynh hướng tư sản đã bị thất bại với sự tan rã của
Việt Nam Quốc dân đảng (cùng với sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái tháng
2/1930). Khuynh hướng vô sản đã giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam
sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930).
2. Các vấn đề cơ bản và chuyên sâu của giai đoạn lịch sử Việt Nam
1919-1930 mà giáo viên cần cung cấp và yêu cầu học sinh nắm vững
* Trước khi đi vào những vấn đề cụ thể của lịch sử Việt Nam 1919-1930,
giáo viên cần giúp học sinh hiểu và phân biệt được các khái niệm khó của giai
đoạn này như: lý luận cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng tư sản dân
quyền, cách mạng thổ địa (trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Luận
cương chính trị tháng 10/1930); tự phát, tự giác (trong phong trào công nhân),
lực lượng, động lực cách mạng.
* Sau đó, có thể hướng dẫn học sinh ôn tập theo giai đoạn lịch sử 19191930 theo 5 chuyên đề sau:
Chuyên đề 1: Những chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Việt Nam
sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Yêu cầu kiến thức
Câu hỏi lựa chọn để học sinh ôn tập
cần đạt
- Trình bày và phân ? Phân tích những sự kiện lịch sử trên thế giới có ảnh
tích được những sự hưởng đến phong trào cách mạng Việt Nam sau
kiện lịch sử trên thế Chiến tranh thế giới thứ nhất.
giới có ảnh hưởng * Với câu hỏi này, bài làm của học sinh cần nêu được
đến cách mạng Việt và phân tích được tác động của những sự kiện lịch sử
Nam sau chiến tranh trên thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh
thế giới thứ nhất.
hưởng đến cách mạng Việt Nam.
4
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
- Nêu: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đế
quốc thắng trận phân chia lại thế giới, thiết lập một trật
tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.
Phân tích tác động :Tuy nhiên, trật tự này chỉ phục vụ
cho quyền lợi của các nước thắng trận, chà đạp lên
quyền lợi của các nước bại trận và các dân tộc nhỏ yếu,
trong đó có Việt Nam.
- Nêu: Chiến tranh thế giới đã tàn phá, làm cho các
nước tư bản gặp nhiều khó khăn, nước Pháp thiệt hại
nặng nề.
- Phân tích tác động: Vì vậy, Pháp tiếp tục tiến hành
chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (19191929) ở Đông Dương, làm biến đổi sâu sắc tình hình
kinh tế, xã hội Việt Nam…
- Nêu: Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi (năm
1917).
- Phân tích tác động: không những làm thức tỉnh ý
thức đấu tranh mà còn mở ra con đường tự giải phóng
cho các nước thuộc địa, phụ thuộc, trong đó có Việt
Nam…
- Nêu: Các đảng cộng sản lần lượt ra đời, đặc biệt là sự
ra đời của Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản
Trung Quốc (1921).
- Phân tích tác động: tạo điều kiện thuận lợi cho những
người Việt Nam yêu nước có chỗ đứng chân, hoạt động
cách mạng trên đất Pháp và Trung Quốc.
- Nêu và phân tích: Quốc tế cộng sản được thành lập
(1919) để đảm nhận sứ mệnh lịch sử là tập hợp, lãnh
đạo phong trào cách mạng vô sản và phong trào giải
phóng dân tộc trên thế giới...
5
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
* Kết luận: Những chuyển biến của tình hình thế giới
có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở
Việt Nam, chủ yếu theo chiều hướng tích cực, làm bùng
nổ một phong trào đấu tranh mới, sôi nổi, mạnh mẽ ở
nước ta...
- Nêu và nhận xét ? Trình bày và nhận xét về những nét chính về chính
được những nét chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa của thực dân Pháp ở
về chính sách kinh tế, Đông Dương sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
chính trị, văn hóa của * Hướng dẫn học sinh ôn tập:
thực dân Pháp ở Đông 1. Về kinh tế
Dương
sau
Chiến - Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần
tranh thế giới thứ thứ hai (1919-1929) ở Đông Dương.
nhất.
a. Hoàn cảnh
b. Nội dung khai thác
c. Các lĩnh vực khai thác
d. Nhận xét (về mục đích, quy mô, tính chất và khái
quát tác động của cuộc khai thác đối với nền kinh tế và
giai cấp xã hội ở Việt Nam).
2. Về chính trị
3. Về văn hóa, giáo dục
-
Phân
tích
4. Kết luận (nhận xét chung)
được Câu hỏi : Phân tích những chuyển biến về kinh tế và
những chuyển biến giai cấp xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ
mới về kinh tế, đặc nhất. Những biến đổi trong xã hội Việt Nam sau
biệt là chuyển biến về Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động đến cách
giai cấp xã hội của mạng Việt Nam như thế nào?
Việt Nam đầu thế kỷ * Hướng dẫn trả lời: Giới thiệu khái quát về cuộc khai
XX và rút ra nhận xét. thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và nhấn
mạnh: chính cuộc khai thác thuộc địa đó đã làm biến đổi
sâu sắc nền kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam.
6
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
1. Những chuyển biến về kinh tế
- Tích cực
- Tiêu cực
- Kết luận
2. Sự phân hóa về giai cấp xã hội
- Khái quát: Bên cạnh những giai cấp cũ vẫn còn tồn tại
nhưng đã bị phân hóa (địa chủ, nông dân), đã xuất hiện
những giai cấp mới (tư sản, tiểu tư sản). Giai cấp công
nhân trưởng thành nhanh chóng. Do có quyền lợi kinh tế
và địa vị xã hội khác nhau nên mỗi giai cấp có thái độ
chính trị và khả năng cách mạng cũng khác nhau.
- Giai cấp địa chủ…
- Giai cấp nông dân…
- Giai cấp tiểu tư sản…
- Giai cấp tư sản…
- Giai cấp công nhân…
3. Tác động đến cách mạng Việt Nam
- Làm cho mâu thuẫn trong xã hội ngày càng tăng, chủ
yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với
thực dân Pháp và tay sai. Cuộc đấu tranh của nhân dân
ta ngày càng diễn ra quyết liệt…
- Trong xã hội Việt Nam có đầy đủ các giai cấp của một
xã hội hiện đại, đó là cơ sở bên trong của sự tiếp thu
những tư tưởng cách mạng từ bên ngoài dội vào Việt
Nam…
- Những giai cấp mới cùng với sự tiếp thu hệ tư tưởng
mới đã làm cho phong trào yêu nước Việt Nam từ 1919
đến 1930 phát triển theo hai khuynh hướng: tư sản và vô
sản.
7
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
Chuyên đề 2. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
(1919-1930)
Vấn đề lựa chọn để học sinh ôn tập
Yêu cầu cần đạt
được về kiến thức
- Nắm được phong Câu 1: Trình bày và nhận xét về hoạt động yêu nước
trào yêu nước theo của tiểu tư sản Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930.
khuynh hướng dân * Hướng dẫn trả lời
chủ tư sản gồm những 1. Hoạt động của tiểu tư sản Việt Nam từ 1919 đến
hoạt động của tư sản 1925
và tiểu tư sản Việt - Giới thiệu về giai cấp tiểu tư sản và lý do họ đấu
Nam với hai tổ chức tranh…
tiêu biểu là Việt Nam - Trình bày các hoạt động cụ thể của tiểu tư sản từ 1919
Quốc dân đảng và đến 1925.
Tân Việt Cách mạng + Ở trong nước
đảng.
+ Ở ngoài nước
- Trình bày được - Nhận xét
những hoạt động của 2. Hoạt động của tiểu tư sản Việt Nam từ 1925 đến
tư sản, tiểu tư sản từ 1930
năm 1919 đến năm - Thể hiện qua hoạt động của tổ chức Tân Việt…
1930.
3. Đánh giá chung về phong trào của giai cấp tiểu tư
sản…
Câu 2: Trình bày và nhận xét về hoạt động yêu nước
của giai cấp tư sản Việt Nam từ năm 1919 đến năm
1930.
1. Hoạt động của tư sản Việt Nam từ 1919 đến 1925
- Giới thiệu về giai cấp tư sản và lý do họ đấu tranh…
- Trình bày các hoạt động cụ thể của tư sản từ 1919 đến
1925.
- Nhận xét
2. Hoạt động của tư sản Việt Nam từ 1925 đến 1930
8
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
- Thể hiện qua hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc
dân đảng…
3. Đánh giá chung về phong trào của giai cấp tư sản…
- Rút ra được nguyên Câu 1: Phân tích nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch
nhân thất bại, ý nghĩa sử của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân
lịch sử của phong trào chủ tư sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ
yêu nước theo khuynh nhất đến đầu năm 1930.
hướng dân chủ tư sản. * Hướng dẫn trả lời
- Giải thích được tại - Trình bày khái quát về phong trào yêu nước theo
sao khuynh hướng tư khuynh hướng dân chủ tư sản (về hoàn cảnh ra đời,
sản không thể trở khuynh hướng này gồm hoạt động của hai giai cấp là tư
thành khuynh hướng sản và tiểu tư sản…)
cơ bản trong phong - Nêu và phân tích các nguyên nhân thất bại
trào dân tộc dân chủ + Nguyên nhân khách quan: Thực dân Pháp còn mạnh,
Việt Nam từ 1930 trở so sánh lực lượng chênh lệch…
về sau (hoặc tại sao + Nguyên nhân chủ quan: Ngọn cờ tư tưởng tư sản
giai cấp tư sản không không phù hợp…; sự non yếu về kinh tế, chính trị của
thể trở thành người giai cấp tư sản Việt Nam; sự lỏng lẻo, non yếu của tổ
lãnh đạo cách mạng chức Việt Nam Quốc dân đảng…
Việt Nam).
- Phân tích ý nghĩa lịch sử
+ Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
+ Đào tạo, rèn luyện một đội ngũ những nhà yêu nước
cho những phong trào đấu tranh mới về sau.
+ Góp phần khảo nghiệm một con đường cứu nước…
+ Giúp cho những người yêu nước Việt Nam hướng đến
một con đường mới, tiếp thu lý luận giải phóng dân tộc
theo khuynh hướng vô sản, làm cho phong trào yêu
nước trở thành một trong những điều kiện dẫn tới sự ra
đời của Đảng Cộng sản Việt Nam…
Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu sự thất bại hoàn toàn
9
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
của khuynh hướng tư sản trước khuynh hướng vô sản
ở Việt Nam? Nêu hoàn cảnh lịch sử, diễn biến chính,
kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thất bại của sự
kiện đó.
- Đối với câu hỏi này, yêu cầu quan trọng nhất là học
sinh phải xác định được đúng sự kiện đánh dấu sự thất
bại hoàn toàn của khuynh hướng tư sản trước khuynh
hướng vô sản là khởi nghĩa Yên Bái. Khi đã xác định
đúng sự kiện đề yêu cầu thì những vấn đề còn lại như
hoàn cảnh lịch sử, diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa lịch
sử, nguyên nhân thất bại học sinh có thể tự làm được.
Câu 3: Tại sao khuynh hướng tư sản không thể trở
thành khuynh hướng cơ bản trong phong trào dân tộc
dân chủ Việt Nam từ 1930 trở về sau ?
* Hướng dẫn trả lời
- Trước hết, cần giúp học sinh hiểu một khuynh hướng
muốn để trở thành chủ đạo cần phải có điều kiện là
+ Thứ nhất, khuynh hướng ấy có khả năng giải quyết
những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam hay
không?
+ Thứ hai, giai cấp lãnh đạo phải đại diện cho một
phương thức sản xuất tiên tiến.
+ Thứ ba là phải có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm
minh, có khả năng lôi kéo, tập hợp được quần chúng
làm cách mạng.
- Tuy nhiên, khuynh hướng tư sản không đáp ứng được
các yêu cầu nói trên.
- Ngoài ra, ở trong khu vực, hầu hết các chính đảng tư
sản đã thỏa hiệp với đế quốc, làm tay sai cho đế quốc,
phản bội quyền lợi dân tộc. Do đó, với sự lựa chọn khắc
10
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
nghiệt của lịch sử Việt Nam, khuynh hướng vô sản đã
thắng thế bằng sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
(đầu năm 1930). Do đó, từ năm 1930, khuynh hướng tư
sản không thể là khuynh hướng chủ đạo của cách mạng
Việt Nam.
Chuyên đề 3. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản (1919-1930)
Yêu cầu cần đạt
Vấn đề lựa chọn để học sinh ôn tập
được về kiến thức
- Hiểu được phong Câu 1: Trình bày quá trình phát triển của phong trào
trào yêu nước theo công nhân Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930.
khuynh hướng vô sản * Hướng dẫn trả lời
bao gồm phong trào 1. Phong trào công nhân Việt Nam từ 1919 đến 1925
công
hoạt
nhân,
động
những a. Giới thiệu khái quát về giai cấp công nhân Việt Nam.
của - Hoàn cảnh trong nước
Nguyễn Ái Quốc, của - Hoàn cảnh thế giới
Hội Việt Nam Cách b. Những sự kiện tiêu biểu
mạng Thanh niên…
- Năm 1920: thành lập Công hội bí mật…
- Trình bày và phân - Năm 1922: công nhân và viên chức các sở công
tích được các giai thương của tư nhân ở Bắc Kỳ đòi được nghỉ ngày chủ
đoạn, các bước phát nhật có trả lương
triển của phong trào - Tháng 8/1925: cuộc bãi công Ba Son. Đây là dấu mốc
công nhân Việt Nam quan trọng đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam
từ năm 1919 đến năm bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác…
1930.
c. Nhận xét
- Phong trào công nhân có bước phát triển mới so với
trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng vẫn dừng lại
ở trình độ tự phát và còn phụ thuộc vào phong trào yêu
nước nói chung…
2. Phong trào công nhân Việt Nam từ 1926 đến 1930
a. Hoàn cảnh
- Trong nước
11
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
- Thế giới
b. Những sự kiện tiêu biểu
- Trong hai năm 1926-1927, nổ ra 27 cuộc bãi công…
- Năm 1928, có phong trào “vô sản hóa”…
- Trong hai năm 1928-1929, có khoảng 40 cuộc bãi
công…
c. Nhận xét
- Giai cấp công nhân ngày càng giác ngộ về ý thức
chính trị, ý thức giai cấp, đang đi dần vào cuộc đấu
tranh có tổ chức…
- Phong trào công nhân đang chuyển biến mạnh mẽ từ
tự phát đến tự giác, có sức quy tụ và dẫn đầu phong trào
yêu nước…
- Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm
1930) đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam đã
hoàn thành quá trình đấu tranh chuyển từ tự phát sang tự
giác, đến đây giai cấp công nhân đủ sức lãnh đạo cách
mạng Việt Nam.
Câu 2: Nêu các bước phát triển về chất của phong
trào công nhân Việt Nam từ 1919 đến 1930. Phân tích
ý nghĩa của phong trào công nhân đối với sự phát
triển của phong trào yêu nước và sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
* Hướng dẫn trả lời
1. Các bước phát triển về chất
- Năm 1920: Công hội đỏ được thành lập…
- Tháng 8/1925: Cuộc bãi công Ba Son…
- Rút ra được vai trò
của phong trào công
nhân đối với sự phát
- Năm 1928: phong trào “vô sản hóa”…
- Năm 1929: sự ra đời của ba tổ chức cộng sản…
- Đầu năm 1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời…
12
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
triển của phong trào 2. Ý nghĩa của phong trào công nhân
yêu nước và sự ra đời - Là nơi tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và lý luận giải
của Đảng Cộng sản phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc…
Việt Nam.
- Tạo điều kiện để phong trào yêu nước đi vào quỹ đạo
của cách mạng vô sản…
- Là một trong ba nhân tố cấu thành Đảng Cộng sản
Việt Nam…
- Nắm được những Câu hỏi: Vì sao năm 1925, Nguyễn Ái Quốc lại thành
nét chính về quá trình lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên? Nêu sự
ra đời, hoạt động và ra đời và hoạt động của Hội. Đánh giá vai trò của Hội
vai trò của Hội Việt đối với cách mạng Việt Nam.
Nam
Cách
Thanh niên.
mạng * Hướng dẫn trả lời
1. Vì sao?
2. Sự ra đời
3. Hoạt động
- Mở các lớp đào tạo cán bộ cách mạng…
- Đưa các cán bộ về nước hoạt động…
- Đấu tranh trong nội bộ để thành lập Đảng…
4. Vai trò
- Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và lý luận cách
mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam, tích cực chuẩn
bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng…
- Làm cho giai cấp công nhân ngày càng giác ngộ cách
mạng, phong trào công nhân phát triển từ tự phát sang
tự giác…
- Là tổ chức tiền thân của Đảng, tạo điều kiện chín muồi
cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu
-
Phân
tích
năm 1930…
được Câu 1: Phân tích nguyên nhân ra đi tìm đường cứu
nguyên nhân Nguyễn nước của Nguyễn Ái Quốc.
13
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
Ái Quốc ra đi tìm * Có ba nguyên nhân
đường cứu nước.
1. Đất nước bị xâm lăng, yêu cầu giải phóng dân tộc
- Trình bày được được đặt ra cấp thiết…
những hoạt động cách 2. Sự khủng hoảng của con đường cứu nước theo ý thức
mạng của Nguyễn Ái hệ phong kiến và dân chủ tư sản đòi hỏi phải tìm ra một
Quốc từ năm 1911 con đường cứu nước mới…
đến năm 1930.
3. Sự tác động của quê hương, gia đình và nhãn quan
- Nêu được những chính trị sắc bén của Nguyễn Ái Quốc…
điểm chính trong con Câu 2: Quá trình ra đi tìm đường cứu nước, đến với
đường cứu nước mà chủ nghĩa Mác – Lênin của Nguyễn Ái Quốc.
Nguyễn Ái Quốc đã * Hướng dẫn trả lời
lựa chọn cho dân tộc - Trình bày khái quát bối cảnh lịch sử.
Việt Nam, lí giải về - Trình bày các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911
sự lựa chọn ấy.
đến 1920, phân tích rõ hướng đi, mục đích đi và các sự
- Từ đó, phân tích kiện (phân tích rõ ý nghĩa của các sự kiện)
được công lao của + 5/6/1911
Nguyễn Ái Quốc với + Từ 1911 đến 1917
cách mạng Việt Nam + Năm 1917
trong
những
1919-1930.
năm + Năm 1919
+ Năm 1920 (tháng 7/1920, tháng 12/1920)
- Kết luận chung.
Câu 3: Chứng minh Nguyễn Ái Quốc là người chuẩn
bị trực tiếp về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra
đời của một chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Hướng dẫn học sinh trả lời các hoạt động của Nguyễn
Ái Quốc từ sau khi tìm ra con đường cứu nước đúng đắn
(năm 1920) đến trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời (đầu năm 1930) và lưu ý:
1. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị: thể hiện qua các bài
viết trên các báo, các bản tham luận, các tác phẩm “Bản
14
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
án chế độ thực dân Pháp”, “Đường Kách mệnh”…
- Ý nghĩa của các bài báo, các bản tham luận, các tác
phẩm đó…
2. Chuẩn bị về tổ chức: thể hiện qua việc thành lập Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên và tổ chức các lớp
đào tạo cán bộ…
3. Kết luận…
Câu 4: Con đường cứu nước mà Nguyễn Ái Quốc đã
lựa chọn cho dân tộc ta là gì? Hãy lý giải tại sao
Người lại lựa chọn con đường đó và nêu những điểm
chính của con đường cứu nước ấy.
1. Trước hết, học sinh cần xác định được con đường
Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn cho dân tộc ta là con
đường cách mạng vô sản…
2. Nêu các lý do dẫn tới sự lựa chọn đó
- Tác động của thời đại mới…
- Tác động của Cách mạng tháng Mười Nga…
- Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân
tộc…
- Nhờ có thiên tài trí tuệ và nhãn quan chính trị sắc bén
của Nguyễn Ái Quốc…
3. Nêu những điểm chính của con đường cứu nước…
- Về đường lối chiến lược…
- Về nhiệm vụ…
- Về lãnh đạo…
- Về lực lượng tham gia…
- Về mối quan hệ với cách mạng thế giới…
4. Kết luận chung…
Câu 5: Phân tích các công lao của Nguyễn Ái Quốc
với cách mạng Việt Nam từ năm 1911 đến năm 1930.
15
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
Công lao lớn nhất là gì? Vì sao?
* Giới thiệu khái quát về Nguyễn Ái Quốc…
* Nêu các công lao: có 4 công lao lớn
1. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc…
2. Trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho
sự ra đời của đảng…
3. Trực tiếp triệu tập, chủ trì Hội nghị thành lập Đảng…
4. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng…
* Công lao lớn nhất là tìm ra con đường cứu nước đúng
đắn vì….
Chuyên đề 4. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Yêu cầu cần đạt
Vấn đề lựa chọn để học sinh ôn tập
được
- Trình bày được hoàn Câu hỏi: Trình bày hoàn cảnh ra đời và sự xuất hiện
cảnh ra đời và sự xuất của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929.
hiện của ba tổ chức a. Hoàn cảnh ra đời
cộng sản ở Việt Nam b. Sự ra đời
trong năm 1929.
* Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản đảng:
- Tháng 3/1929…
- Tháng 5/1929…
- Ngày 17/6/1929…
* Sự ra đời của An Nam Cộng sản đảng:
- Tháng 8/1929…
* Thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
- Tháng 9/1929…
c. Ý nghĩa
- Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản lúc bấy giờ là một xu
thế khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc…
- Khẳng định bước phát triển nhảy vọt của cách mạng
Việt Nam…
- Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng
16
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
Cộng sản (đầu năm 1930)...
- Trình bày được hoàn Câu hỏi: Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung, ý
cảnh, nội dung, ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt
nghĩa của Hội nghị Nam (đầu năm 1930), nêu rõ vai trò của Nguyễn Ái
thành lập Đảng, nêu Quốc trong Hội nghị đó.
được
vai
Nguyễn
trò
Ái
trong Hội nghị.
của 1. Hoàn cảnh lịch sử
Quốc 2. Nội dung
3. Ý nghĩa của Hội nghị
- Hội nghị mang tầm vóc như một Đại hội thành lập
Đảng vì…
4. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị
- Triệu tập và chủ trì Hội nghị.
- Có vai trò quyết định sự thành công của Hội nghị…
- Soạn Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được Hội
-
Phân
tích
nghị thông qua…
được Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đời, nội dung chính và ý
những nội dung của nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Cương lĩnh chính trị 1. Hoàn cảnh ra đời
đầu tiên của Đảng. 2. Nội dung chính
Chứng minh được đó - Xác định đường lối chiến lược của cách mạng là…
là một Cương lĩnh - Xác định nhiệm vụ cách mạng…
chính trị đúng đắn, - Lực lượng cách mạng…
sáng tạo.
- Lãnh đạo cách mạng…
- Mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng
thế giới…
3. Ý nghĩa
- Đó là một Cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn,
sáng tạo, kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và vấn
đề giai cấp, độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương
17
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
lĩnh này…
Câu 2: Chứng minh Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng là một Cương lĩnh đúng đắn, sáng tạo.
1. Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của Cương lĩnh…
2. Chứng minh
- Tính đúng đắn thể hiện ở chỗ: những nội dung của
Cương lĩnh phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam
(phân tích tính đúng đắn thể hiện cụ thể trong đường lối
chiến lược cách mạng, nhiệm vụ cách mạng, lãnh đạo
cách mạng, lực lượng cách mạng, đoàn kết quốc tế…)
- Tính sáng tạo thể hiện ở chỗ: những quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin được Nguyễn Ái Quốc vận dụng
sáng tạo vào Việt Nam. Ví như: đặt vấn đề dân tộc lên
trên vấn đề giai cấp là sự sáng tạo phù hợp với hoàn
cảnh một nước thuộc địa như Việt Nam…)
3. Kết luận
- Hiểu được ý nghĩa Câu 1: Trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập
sự ra đời và giải thích Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).
được tính tất yếu 1. Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của Đảng…
trong sự ra đời của 2. Trình bày ý nghĩa
Đảng.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của
cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản
phẩm của sự kết hợp ba yếu tố…
- Là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam…
- Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng
thành…
- Từ đây, cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận
khăng khít của cách mạng thế giới…
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất
quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt tiếp
18
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
theo…
Câu 2: Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là
bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
1. Giới thiệu vài nét về sự ra đời của Đảng…
2. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử
vĩ đại của trong lịch sử dân tộc Việt Nam vì
- Đảng ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về
đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt
Nam…
- Đảng ra đời đã xây dựng được lực lượng mới cho cách
mạng, chủ yếu là liên minh công – nông.
- Đảng ra đời đã vạch ra được một phương pháp cách
mạng đúng đắn. Đó là phương pháp cách mạng bạo lực
của quần chúng, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lê-nin…
- Kể từ đây, cách mạng Việt Nam thực sự trở thành một
bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới…
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước chuẩn bị tất
yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước
phát triển về sau của cách mạng Việt Nam…
(Lưu ý: Với mỗi ý trên cần so sánh trước khi Đảng ra
đời và sau khi Đảng ra đời).
Câu 3: Vì sao nói sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời đầu năm 1930 là một tất yếu lịch sử ?
- Vì Đảng ra đời không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan
của một cá nhân, một tổ chức nào mà hoàn toàn xuất
phát từ yêu cầu khách quan của thực tiễn lịch sử Việt
Nam đầu thế kỷ XX.
- Trước năm 1930, phong trào yêu nước ở Việt Nam nổ
ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại, do bị khủng hoảng về
19
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
đường lối cách mạng và giai cấp lãnh đạo. Tình hình đó
đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải có đảng của giai cấp tiên
tiến nhất với đường lối đúng đắn để lãnh đạo cách mạng
Việt Nam.
- Phân tích khái quát về các phong trào yêu nước đầu
thế kỷ XX, đặc biệt là những hoạt động của Nguyễn Ái
Quốc, dẫn đến sự phát triển của phong trào công nhân
và phong trào yêu nước, làm xuất hiện ba tổ chức cộng
sản ở Việt Nam…
- Kết luận: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả
của quá trình đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt ở
Việt Nam, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử trên
con đường đấu tranh trong mấy thập kỷ đầu của thế kỷ
XX, là sản phẩm của sự kết hợp giữa ba yếu tố…
Chuyên đề 5. Tổng kết lịch sử Việt Nam 1919-1930
Yêu cầu cần đạt
Vấn đề lựa chọn để học sinh ôn tập
được về kiến thức
- Khái quát được Câu hỏi: Nêu nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử
những nội dung chính Việt Nam 1919-1930.
của giai đoạn lịch sử * Hướng dẫn: Học sinh dựa vào bài tổng kết Lịch sử
Việt Nam 1919-1930. Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 để trả lời.
- Nắm được một số sự Câu hỏi: Lập bảng thống kê những sự kiện tiêu biểu
kiện tiêu biểu của lịch của cách mạng Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930.
sử Việt Nam giai * Yêu cầu học sinh dựa vào những kiến thức đã học, tự
đoạn này.
lập bảng thống kê những sự kiện chính của giai đoạn
lịch sử này theo các tiêu chí sau:
Thời gian
Nội dung sự kiện
Ý nghĩa
- Rút ra được đặc Câu hỏi: Nội dung lớn nhất của phong trào yêu nước
điểm của cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến
Việt
Nam
từ
sau đầu năm 1930 là gì ? Nội dung đó do những yếu tố
20
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
Chiến tranh thế giới nào quy định ?
thứ nhất đến đầu năm 1. Nội dung lớn nhất…
1930, giải thích tại - Trong phong trào yêu nước Việt Nam từ năm 1919 đến
sao lại có đặc điểm đầu năm 1930 đã xuất hiện hai khuynh hướng chính trị
đó.
cùng song song tồn tại: phong trào yêu nước của tư sản
và tiểu tư sản phát triển theo khuynh hướng dân chủ tư
sản và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và
các tầng lớp nhân dân khác phát triển theo khuynh
hướng vô sản. Cả hai khuynh hướng nói trên đều nhằm
giải quyết yêu cầu của lịch sử là: giải phóng dân tộc,
độc lập dân tộc.
- Hai khuynh hướng chính trị nói trên đã diễn ra cuộc
đấu tranh nhằm giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt
Nam. Kết quả, đến năm 1930, khuynh hướng tư sản đã
bị thất bại với sự tan rã của Việt Nam Quốc dân đảng
(cùng với sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái tháng
2/1930); khuynh hướng vô sản đã giành quyền lãnh đạo
trọn vẹn với cách mạng Việt Nam sau khi Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930).
2. Điều kiện lịch sử
a. Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam do tác
động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực
dân Pháp...
b. Về tư tưởng
- Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu
nước đúng đắn – con đường cách mạng vô sản. Từ đó,
Người tích cực truyền bá Mác – Lê nin và tư tưởng của
cách mạng tháng Mười Nga cùng tư tưởng cách mạng
giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc vào Việt
Nam…
21
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư tưởng dân chủ tư
sản tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam…
* Những điều kiện lịch sử nói trên đã tác động tới sự
hình thành hai khuynh hướng chính trị khác nhau trong
phong trào yêu nước Việt Nam từ 1919 đến 1930.
II. Lựa chọn phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi Quốc gia khi dạy Lịch
sử Việt Nam giai đoạn 1919 đến 1930
Trong các chuyên đề của tham gia Hội thảo khoa học các trường THPT
Chuyên khu vực Duyên hải – Đồng bằng Bắc Bộ những năm trước, chúng tôi và
các thầy cô ở các trường Chuyên trong khu vực đã đưa ra nhiều phương pháp
dạy và ôn tập khác nhau. Các phương pháp đó đều có thể áp dụng khi giảng dạy
giai đoạn lịch sử Việt Nam 1919-1930, nhưng tất nhiên, tùy vào điều kiện và
khả năng của chính mỗi giáo viên, mỗi khóa học sinh ở các trường khác nhau
mà chúng ta phải tự sàng lọc và lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp
để áp dụng. Trên cơ sở ghi nhận những phương pháp dạy và ôn tập đã được đưa
ra ở các chuyên đề trước, chúng tôi xác định một số yêu cầu và biện pháp để
giảng dạy và giúp học sinh giỏi ôn tập giai đoạn Lịch sử Việt Nam 1919-1930
như sau:
a. Trước hết, giáo viên cần nhấn mạnh và giúp học sinh hiểu rõ kết quả
các bài thi chủ yếu là do quá trình tự ôn tập, tự nghiên cứu của các em quyết
định, giáo viên chỉ là người định hướng, giúp đỡ. Do đó, học sinh cần phải có
thái độ và hành vi học tập tích cực, chủ động tự học, tự nghiên cứu để lĩnh hội
kiến thức, phát huy tính sáng tạo trong việc học tập ngay từ đầu. Có như vậy,
các em mới biến được các kiến thức trong sách giáo khoa, sách tham khảo và
các kiến thức do thầy cô hướng dẫn thành kiến thức của mình; đồng thời, có khả
năng xử lý thông minh các dạng câu hỏi khác nhau, các yêu cầu khác nhau trong
đề thi.
22
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
b. Trong quá trình dạy và ôn tập, cần giúp học sinh nắm vững toàn bộ
chương trình, từ khái quát đến cụ thể, từ cụ thể đến khái quát, đặt ra các yêu
cầu cần đạt về kiến thức của cả giai đoạn.
Đây là việc làm quan trọng vì khái quát hóa sẽ giúp các em hình dung được
toàn bộ chương trình, nắm được kiến thức một cách hệ thống, toàn diện và có
khả năng làm các câu hỏi tổng hợp một cách nhanh nhất, linh hoạt nhất.
Ví dụ 1: Khi dạy phần lịch sử Việt Nam 1919-1930, trước hết giáo viên
giúp học sinh hiểu được: mốc năm 1919 là tính từ sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất, còn mốc năm 1930 là sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và giai đoạn
này có một số nội dung chính như sau:
(1) Những tác động của tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
đến cách mạng Việt Nam.
(2) Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp: Hoàn
cảnh, nội dung, tác động kinh tế - xã hội; và những chính sách thống trị về chính
trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp.
(3) Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925
+ Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân từ 1919 đến 1925.
+ Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1925.
+ Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh từ 1919 đến 1925.
(4) Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 đến 1930
+ Phong trào công nhân 1926-1929.
+ Sự xuất hiện của ba tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên, Việt Nam Quốc dân đảng, Tân Việt cách mạng đảng.
+ Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản...
+ Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: hoàn cảnh lịch sử, nội dung, ý
nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng, ý nghĩa sự ra đời của Đảng; nội dung của
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
(5) Vai trò của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam từ năm 1919
đến năm 1930.
23
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
Ví dụ 2: Sau khi học những nội dung cụ thể của phần lịch sử Việt Nam
1919-1930, giáo viên cần yêu cầu học sinh rút ra nội dung lớn nhất của giai đoạn
lịch sử này và giải thích tại sao có lại có đặc điểm đó.
c. Sau đó, giáo viên có thể giúp học sinh ôn tập dưới dạng các chuyên
đề cụ thể và chuyên sâu. Bởi vì học sinh giỏi quốc gia là những học sinh đã
vượt qua các vòng thi cấp trường, cấp tỉnh, chọn đội tuyển quốc gia nên các em
đã có kiến thức nền tương đối vững. Vì vậy, giáo viên không nên dạy lại theo
tiến trình lịch sử hoặc các bài trong sách giáo khoa dễ gây nhàm chán cho học
sinh mà nên giúp các em ôn tập dưới dạng các chuyên đề. Yêu cầu của các
chuyên đề đưa ra phải đảm bảo là sau khi giải quyết xong các chuyên đề đó, học
sinh vừa nhớ lại những kiến thức cơ bản nhất, lại vừa có khả năng tổng hợp,
khái quát cao hơn và có thể làm tốt các dạng câu hỏi từ khái quát đến cụ thể của
cả giai đoạn. Ví dụ: Khi giúp học sinh ôn tập giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1919
đến 1930, giáo viên có thể đưa ra các chuyên đề sau:
Chuyên đề 1: Những chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Việt Nam sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Chuyên đề 2. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
(1919-1930)
Chuyên đề 3. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản (19191930)
Chuyên đề 4. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Chuyên đề 5. Tổng kết lịch sử Việt Nam 1919-1930.
Khi giáo viên đưa ra các chuyên đề theo kiểu “rượu cũ, bình mới” như
trên, chắc chắn sẽ đặt học sinh trước những tình huống “có vấn đề” ở mức độ
nhất định. Ví như, với chuyên đề 3. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô
sản, học sinh sẽ buộc phải huy động kiến thức đã học để tổng hợp, định hướng,
phân loại xem phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản gồm những
phong trào cụ thể nào, diện mạo của phong trào đó ra sao.
Tiếp theo, với mỗi chuyên đề, giáo viên đưa ra một hệ thống các câu hỏi
cần phải giải quyết xoay quanh chuyên đề đó, yêu cầu học sinh tự lập dàn ý cho
24
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
từng câu (với những câu hỏi đơn giản có thể cho học sinh trình bày miệng để
kiểm tra mức độ kiến thức của các em). Dựa vào dàn ý các em đã lập, giáo viên
sẽ biết được những nội dung nào học sinh đã nắm vững, những nội dung nào cần
phải bổ sung, chỉnh sửa để giúp các em ôn tập. Đối với những câu hỏi học sinh
đã nắm vững thì về nhà các em có thể tự ôn tập lại; còn đối với những câu hỏi
học sinh còn thiếu xót về kiến thức hoặc yếu về kỹ năng thì giáo viên có thể cho
các em thảo luận nhóm, xem chéo bài của nhau để tự thấy những ưu điểm, hạn
chế trong bài làm của bạn, từ đó, rút ra những kinh nghiệm cho bài làm của
mình. Cuối cùng, giáo viên mới là người nhận xét chung và chốt lại cho các em
một dàn ý chính xác, tương đối đầy đủ và hướng dẫn các em phương pháp làm
cụ thể đối với câu hỏi đó. Mỗi học sinh khác nhau sẽ về viết hoàn chỉnh lại các
câu hỏi khác nhau (các câu phải viết lại là những câu các em làm chưa tốt ở trên
lớp), buổi sau nộp cho giáo viên. Khi nhận được bài làm ở nhà của học sinh,
giáo viên cần chấm, chữa tỉ mỉ từ cách mở bài, cách kết bài, cách giải quyết vấn
đề, từ lời văn đến lỗi chính tả, dung lượng các kiến thức được đưa vào…Có như
vậy, học sinh mới nhận thấy rõ điểm nào mình cần phát huy, điểm nào mình cần
khắc phục để làm tốt hơn chính dạng câu hỏi đó (nếu gặp khi đi thi) và rút kinh
nghiệm cho việc làm các câu sau.
d. Trong quá trình ôn tập, cùng một vấn đề nhưng giáo viên cần đưa ra
nhiều dạng câu hỏi khác nhau để rèn cho học sinh có khả năng xử lý linh
hoạt các yêu cầu của đề đưa ra.
Ví dụ: Cùng xoay quanh vấn đề ý nghĩa của sự kiện Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời đầu năm 1930 có thể có các cách hỏi khác nhau như sau:
Cách 1: Hỏi trực tiếp: Nêu ý nghĩa của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam
ra đời (đầu năm 1930).
Cách 2: Hỏi gián tiếp:
- Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam đã hoàn thành
quá trình đấu tranh từ tự phát sang tự giác? Hãy nêu ý nghĩa của sự kiện lịch sử
đó.
25
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
- Sự kiện nào đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của khuynh hướng vô sản
trước khuynh hướng tư sản ở Việt Nam? Hãy nêu ý nghĩa của sự kiện đó.
- Sự kiện nào đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo của
cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX? Hãy trình bày ý nghĩa của sự kiện đó.
Cách 3: Hỏi sâu:
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Đảng.
- Tại sao nói sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930) là
một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
* Với cách 1: đề chỉ yêu cầu nhận biết ở mức độ thấp, học sinh chỉ cần
dẫn dắt vào sự kiện Đảng ra đời và đi thẳng vào các ý nghĩa, không cần phân
tích.
* Với cách 2: Đề yêu cầu ở mức độ nhận biết và thông hiểu cao, đòi hỏi
học sinh phải hiểu thật kỹ ý nghĩa sự ra đời của Đảng (ngoài những câu từ trong
phần ý nghĩa sách giáo khoa trình bày còn có những ý nghĩa “chìm” học sinh
phải ngầm hiểu: Sự kiện Đảng ra đời đã đánh dấu phong trào công nhân Việt
Nam đã hoàn toàn chuyển sang tự giác; đó cũng là mốc đánh dấu cuộc khủng
hoảng về giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX đã được giải
quyết, từ đây, giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo trọn vẹn. Sự kiện Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930) cũng là mốc đánh dấu sự thắng lợi hoàn
toàn của khuynh hướng vô sản trước khuynh hướng tư sản, của giai cấp vô sản
trong cuộc chạy đua giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam trước giai cấp
tư sản. Khi đã tìm ra câu trả lời cho ý đầu tiên thì yêu cầu còn lại (nêu ý nghĩa
của sự kiện đó) trở nên đơn giản như cách 1 đã giải quyết.
Tuy nhiên, với những câu hỏi dạng này nếu học sinh đi vào trả lời luôn ý
nghĩa sự ra đời của Đảng thì chắc chắn sẽ bị mất điểm. Giáo viên cần hướng dẫn
học sinh trả lời thành hai ý rõ ràng để không bị mất điểm một cách đáng tiếc:
1. Xác định chính xác sự kiện đó (Ví dụ: Sự kiện đánh dấu phong trào
công nhân Việt Nam đã hoàn toàn chuyển từ tự phát sang tự giác là sự kiện
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930) – ý này thường được 0,5 điểm
trong bài thi.
26
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
2. Nêu ý nghĩa sự ra đời sự kiện đó (ý nghĩa sự ra đời của Đảng).
* Với cách 3: Đề yêu cầu phân tích ý nghĩa sự ra đời của Đảng nên không
chỉ nêu ra mà còn phải phân tích, lập luận làm sáng tỏ các ý nghĩa. Hoặc đặc biệt
là với cách hỏi “Tại sao nói sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm
1930 là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam?”, giáo viên hướng
dẫn học sinh hiểu rõ khái niệm “bước ngoặt” và yêu cầu các em phải giải thích
rõ từng ý nghĩa bằng cách lấy dẫn chứng, lập luận trước khi Đảng ra đời và sau
khi Đảng ra đời để thấy rõ hai bức tranh khác nhau và đi đến kết luận: Đảng ra
đời chính là một bước ngoặt vĩ đại.
Ví dụ:
- Nêu: Đảng ra đời đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo
ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
- Chứng minh
+ Trước khi Đảng ra đời, thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng kiến
sự bước lên vũ đài chính trị nắm quyền lãnh đạo cách mạng của nhiều bộ phận
khác nhau như phong kiến (các văn thân sĩ phu trong phong trào Cần Vương),
nông dân (Hoàng Hoa Thám), sĩ phu tư sản hóa (Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh), tư sản (Việt Nam Quốc dân Đảng)…, nhưng tất cả đều không đủ khả
năng và điều kiện lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.
- Từ khi Đảng ra đời đã xác định rõ giai cấp công nhân Việt Nam với
chính đảng của mình là lực lượng lãnh đạo duy nhất có thể đưa cách mạng đến
thắng lợi hoàn toàn. Từ đây, Đảng Cộng sản trở thành chính đảng duy nhất lãnh
đạo cách mạng Việt Nam.
- Nêu: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị có tính tất yếu đầu
tiên cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam sau này.
- Chứng minh
+ Trước khi Đảng ra đời, các phong trào đấu tranh yêu nước đều thất bại:
phong trào Cần Vương, phong trào nông dân Yên Thế, phong trào Đông Du,
phong trào Duy Tân, khởi nghĩa Yên Bái.
27
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
+ Từ khi có Đảng lãnh đạo, cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác: Cách mạng tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống Pháp năm
1954, kháng chiến chống Mỹ năm 1975, công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến
nay.
Cuối cùng, giáo viên hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Giáo viên nhắc
nhở các em không học tủ, học vẹt, phải nắm khái quát toàn bộ bức tranh của cả
giai đoạn, nhớ chính xác những sự kiện cụ thể, những mốc quan trọng của giai
đoạn đó (nên làm bài tập thống kê thời gian, nội dung sự kiện, ý nghĩa để nhớ kỹ
các sự kiện cơ bản). Với những câu hỏi quan trọng nhất thiết phải viết lại và
thường xuyên rèn luyện kỹ năng viết. Khi đọc sách tham khảo phải có sự chọn
lọc, không ôm đồm…
C. KẾT LUẬN
Hiệu quả bài học lịch sử bao giờ cũng gắn với một thời kỳ, một giai đoạn,
gắn liền với đối tượng sư phạm được đảm bảo. Một giờ học nói chung, giờ học
lịch sử nói riêng được coi là hiệu quả khi học sinh bỏ ra ít công sức nhất, ít tốn
thời gian nhất, nhưng lại đem lại hiệu quả cao nhất. Như thế, hiệu quả của một
bài học lịch sử cũng gắn với đối tượng lớp học, trường học cụ thể, gắn với công
sức, thời gian của thầy và học sinh. Sự tiến bộ của mỗi học sinh sau một giờ học
là thước đo căn bản đánh giá hiệu quả của một bài học lịch sử, còn yếu tố quan
trọng nhất quyết định đến hiệu quả của một bài học chính là ở sự lựa chọn nội
dung và phương pháp dạy học của người thầy. Cùng một nội dung trong sách
giáo khoa, nhưng mỗi giáo viên tuỳ theo năng lực sư phạm và khả năng của
mình sẽ sử dụng những phương pháp khác nhau để cho ra sản phẩm là những
tiết học có chất lượng không giống nhau. Nếu giáo viên biết lựa chọn những nội
dung “đúng” và “trúng”, đồng thời có phương pháp giảng dạy và ôn tập phù
hợp, linh hoạt, thu hút được học sinh thì kết quả học tập chắc chắn sẽ cao hơn
việc ôn tập dàn trải, không có điểm nhấn, học sinh không nắm được kiến thức
trọng tâm, không hào hứng học tập.
Trên đây là một số nội dung chúng tôi đã thực hiện và các kinh nghiệm tôi
rút ra được trong quá trình ôn tập cho học sinh giỏi Quốc gia phần Lịch sử Việt
28
Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014
Nam 1919-1930, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu xót, xin được
mạnh dạn chia sẻ và rất mong nhận được sự góp ý, trao đổi kinh nghiệm của quý
thầy cô đồng nghiệp ở các trường Chuyên trong khu vực để Hội thảo các trường
THPT Chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ của chúng ta thực sự là
một sân chơi bổ ích, hiệu quả hơn nữa.
29
[...]... cơ bản của giai đoạn lịch sử những nội dung chính Việt Nam 1919- 1930 của giai đoạn lịch sử * Hướng dẫn: Học sinh dựa vào bài tổng kết Lịch sử Việt Nam 1919- 1930 Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 để trả lời - Nắm được một số sự Câu hỏi: Lập bảng thống kê những sự kiện tiêu biểu kiện tiêu biểu của lịch của cách mạng Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 sử Việt Nam giai * Yêu cầu học sinh dựa vào những kiến... khóa học sinh ở các trường khác nhau mà chúng ta phải tự sàng lọc và lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp để áp dụng Trên cơ sở ghi nhận những phương pháp dạy và ôn tập đã được đưa ra ở các chuyên đề trước, chúng tôi xác định một số yêu cầu và biện pháp để giảng dạy và giúp học sinh giỏi ôn tập giai đoạn Lịch sử Việt Nam 1919- 1930 như sau: a Trước hết, giáo viên cần nhấn mạnh và giúp học sinh. .. Việt Nam giai đoạn 1919 đến 1930 Trong các chuyên đề của tham gia Hội thảo khoa học các trường THPT Chuyên khu vực Duyên hải – Đồng bằng Bắc Bộ những năm trước, chúng tôi và các thầy cô ở các trường Chuyên trong khu vực đã đưa ra nhiều phương pháp dạy và ôn tập khác nhau Các phương pháp đó đều có thể áp dụng khi giảng dạy giai đoạn lịch sử Việt Nam 1919- 1930, nhưng tất nhiên, tùy vào điều kiện và khả... được học sinh thì kết quả học tập chắc chắn sẽ cao hơn việc ôn tập dàn trải, không có điểm nhấn, học sinh không nắm được kiến thức trọng tâm, không hào hứng học tập Trên đây là một số nội dung chúng tôi đã thực hiện và các kinh nghiệm tôi rút ra được trong quá trình ôn tập cho học sinh giỏi Quốc gia phần Lịch sử Việt 28 Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014 Nam 1919- 1930, chắc chắn không... Ái Quốc vào Việt Nam 21 Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014 - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư tưởng dân chủ tư sản tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam * Những điều kiện lịch sử nói trên đã tác động tới sự hình thành hai khuynh hướng chính trị khác nhau trong phong trào yêu nước Việt Nam từ 1919 đến 1930 II Lựa chọn phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi Quốc gia khi dạy Lịch sử Việt. .. Ái Quốc với cách mạng Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 23 Hội thảo các trường chuyên miền Duyên Hải Bắc Bộ 2014 Ví dụ 2: Sau khi học những nội dung cụ thể của phần lịch sử Việt Nam 1919- 1930, giáo viên cần yêu cầu học sinh rút ra nội dung lớn nhất của giai đoạn lịch sử này và giải thích tại sao có lại có đặc điểm đó c Sau đó, giáo viên có thể giúp học sinh ôn tập dưới dạng các chuyên đề cụ thể và. .. quyết xong các chuyên đề đó, học sinh vừa nhớ lại những kiến thức cơ bản nhất, lại vừa có khả năng tổng hợp, khái quát cao hơn và có thể làm tốt các dạng câu hỏi từ khái quát đến cụ thể của cả giai đoạn Ví dụ: Khi giúp học sinh ôn tập giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1930, giáo viên có thể đưa ra các chuyên đề sau: Chuyên đề 1: Những chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế... một bài học chính là ở sự lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học của người thầy Cùng một nội dung trong sách giáo khoa, nhưng mỗi giáo viên tuỳ theo năng lực sư phạm và khả năng của mình sẽ sử dụng những phương pháp khác nhau để cho ra sản phẩm là những tiết học có chất lượng không giống nhau Nếu giáo viên biết lựa chọn những nội dung “đúng” và “trúng”, đồng thời có phương pháp giảng dạy và ôn tập phù... Việt Nam - Kết luận: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của quá trình đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt ở Việt Nam, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử trên con đường đấu tranh trong mấy thập kỷ đầu của thế kỷ XX, là sản phẩm của sự kết hợp giữa ba yếu tố… Chuyên đề 5 Tổng kết lịch sử Việt Nam 1919- 1930 Yêu cầu cần đạt Vấn đề lựa chọn để học sinh ôn tập được về kiến thức - Khái quát... chung, giờ học lịch sử nói riêng được coi là hiệu quả khi học sinh bỏ ra ít công sức nhất, ít tốn thời gian nhất, nhưng lại đem lại hiệu quả cao nhất Như thế, hiệu quả của một bài học lịch sử cũng gắn với đối tượng lớp học, trường học cụ thể, gắn với công sức, thời gian của thầy và học sinh Sự tiến bộ của mỗi học sinh sau một giờ học là thước đo căn bản đánh giá hiệu quả của một bài học lịch sử, còn yếu ... trào yêu nước Việt Nam từ 1919 đến 1930 II Lựa chọn phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi Quốc gia dạy Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 đến 1930 Trong chuyên đề tham gia Hội thảo khoa học trường THPT... đề Tổng kết lịch sử Việt Nam 1919- 1930 Yêu cầu cần đạt Vấn đề lựa chọn để học sinh ôn tập kiến thức - Khái quát Câu hỏi: Nêu nội dung giai đoạn lịch sử nội dung Việt Nam 1919- 1930 giai đoạn lịch. .. ôn tập phần Lịch sử Việt Nam 19301 945, 1858-1918 Năm 2014 này, tiếp tục mạnh dạn trình bày số nội dung chuyên đề Lựa chọn vấn đề dạy phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi Quốc gia giảng dạy Lịch