1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LỰA CHỌN vấn đề dạy và PHƯƠNG PHÁP ôn tập CHO học SINH GIỎI QUỐC GIA KHI GIẢNG dạy CHUYÊN đề QUAN hệ QUỐC tế từ năm 1919 đến năm 2000 (2)

30 613 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 216 KB

Nội dung

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã mở ra thời kì mới trong quan hệ quốc tế, làm thay đổi cục diện tình hình thế giới, đặc biệt là châu Âu: Hai nước tư bản lâu đờiAnh, Pháp đều t

Trang 1

Lựa chọn nội dung và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy chuyên đề Quan hệ quốc tế từ năm

hệ đối ngoại của nước ta ngày càng mở rộng theo phương châm đa phương hóa, đa dạnghóa trên tinh thần Việt Nam muốn là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trongcộng đồng quốc tế phấn đầu vì hòa bình, hợp tác và phát triển Do đó, việc hiểu biết về lịch

sử quan hệ quốc tế là điều vô cùng cần thiết, quan trọng

Thứ hai, xuất phát từ vị trí ảnh hưởng của chuyên đề Quan hệ quốc tế từ năm 1919

đến năm 2000 đối với chương trình dạy học tại các lớp chuyên Sử

Nội dung chuyên đề, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản vềlịch sử quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ quốc tế trong giai đoạn từ năm 1919 đến năm2000; về mối quan hệ giữa các quốc gia, những biến động lớn trong quan hệ quốc tế hiệnnay Nội dung chuyên đề đảm bảo chuẩn kiến chức và chuẩn kiến thức kĩ năng của mônhọc, vừa đảm bảo những tri thức về lịch sử, vừa gợi mở những suy nghĩ về hiện tại vàtương lai; vừa mang tính lí thuyết, vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với sự hội nhập quốc tế củađất nước Hệ thống các câu hỏi liên quan mật thiết với kiến thức cơ bản, mang tính thực tếcao và được trả lời một cách khoa học, logic

Mặt khác, chuyên đề này càng có ý nghĩa quan trọng hơn, quyết định đến chấtlượng thi HSGQG môn Lịch sử: hàng năm nội dung liên quan tới Quan hệ quốc tế đượcvận dụng nhiều trong các đề thi HSGQG như năm 2005, 2006, 2009, 2010, 2011, 2013

Tuy nhiên, trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 11 (chương trình nâng cao) các nhànghiên cứu, biên soạn không đưa phần Quan hệ quốc tế từ năm 1919 – 1945 vào chươngtrình dạy thành một bài, một chương hoặc chuyên đề cụ thể mà nội dung Quan hệ quốc tếnằm xen lẫn trong các mục nhỏ, các bài, ở các chương: chương VIII; IX; X Còn SGK Lịch

sử lớp 12 được cấu trúc rõ ràng thành hai chương riêng biệt (chương I và chương V)

Trang 2

Vì vậy, trong quá trình học ở lớp 11 học sinh chưa có khái niệm mang tính hệthống về lịch sử quan hệ quốc tế xuyên suốt, phạm vi kiến thức rộng, nhiều sự kiện chồngchéo có liên quan mật thiết với nhau Do đó, khi giảng dạy ở lớp chuyên Sử và bồi dưỡngHSG QG giáo viên chúng tôi vẫn phải tổng hợp kiến thức của chương trình nâng cao (Phần2: Lịch sử thế giới hiện đại – Phần từ năm 1917 đến 1945) thành chuyên đề: Quan hệ quốc

tế từ năm 1919 đến năm 1945 Điều này, giúp học sinh nhận thức đầy đủ sâu sắc mang tínhlogic để kết nối các kiến thức lịch sử, đi sâu vào nội dung mối quan hệ quốc tế từ sauChiến tranh thế giới thứ hai đến nay (trong chương trình Lịch sử lớp 12)

Thứ ba, thực tiễn đã xác nhận rằng, trong nhiều năm qua, việc lựa chọn nội dung và

phương pháp ôn tập cho HSGQG khi giảng dạy chuyên đề cụ thể theo từng chương, từnggiai đoạn lịch sử, từng nội dung kiến thức đã được khối các trường THPT chuyên khu vựcDuyên hải, Đồng bằng Bắc Bộ đưa ra trao đổi, thảo luận và đem lại tính hiệu quả cao

Phát huy tinh thần trên, để công tác tổ chức Hội thảo thành công và thực sự làmột sân chơi bổ ích, giao lưu học tập lẫn nhau Trong Hội thảo lần thứ VIII các trườngTHPT chuyên khu vực Duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ, chúng tôi chọn đề tài: “Lựa chọnnội dung và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy chuyên đề Quan

hệ quốc tế từ năm 1919 đến năm 2000”

2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

Việc chọn đề tài trên là cầu nối mang tính khoa học và tính hệ thống các nội dunglịch sử Quan hệ quốc tế trong chương trình nâng cao lớp 11 (từ năm 1919 đến năm 1945)với nội dung Quan hệ quốc tế trong chương trình nâng cao lớp 12 (từ năm 1945 đến năm2000) Từ đó, giúp học sinh chuyên có kiến thức sâu sắc và nhận thức đầy đủ hơn về cácgiai đoạn lịch sử Quan hệ quốc tế; biết tổng hợp, phân tích, đánh giá và liên hệ so sánh

Các nội dung trong đề tài này cung cấp cho học sinh một số thông tin cập nhật vềnội dung và phương pháp ôn tập, các giải pháp mang hiệu quả, tính thực tiễn, tính khả thicao trong hoạt động giáo dục và đào tạo, có khả năng áp dụng ở nhiều đối tượng, nhiềunơi đã được kiểm chứng qua thực tiễn giảng dạy, ôn tập và bồi dưỡng HSGQG nhiều nămcủa nhóm giáo viên dạy Sử trường THPT chuyên Bắc Ninh

Từ những mục đích trên, nội dung chuyên đề: “Lựa chọn nội dung và phương pháp

ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy chuyên đề Quan hệ quốc tế từ năm 1919đến năm 2000” tập trung vào các chủ đề sau:

Phần I Lựa chọn nội dung ôn tập phần Quan hệ quốc tế từ 1919 – 2000

Trang 3

I Nội dung cơ bản của Quan hệ quốc tế từ 1919 – 2000

II Một số chủ đề chuyên sâu về Quan hệ quốc tế 1919 – 2000

Phần II Phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực cho

HSGQG khi ôn tập chuyên đề Quan hệ quốc tế từ 1919 – 2000

B PHẦN NỘI DUNG PHẦN I LỰA CHỌN NỘI DUNG ÔN TẬP PHẦN QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ

I Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

(1919 – 1929)

1 Bối cảnh lịch sử.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã mở ra thời kì mới trong quan hệ quốc

tế, làm thay đổi cục diện tình hình thế giới, đặc biệt là châu Âu: Hai nước tư bản lâu đờiAnh, Pháp đều thắng trận nhưng nền kinh tế đều bị suy yếu và trở thành con nợ của Mĩ.Italia – một đồng minh ốm yếu trong chiến tranh bị xâu xé bởi cuộc đấu tranh trong nước

và khủng hoảng trầm trọng Ba nước đế quốc rộng lớn như Nga, Đức, Áo – Hung lần lượtsụp đổ, bị tàn phá nặng nề Tương quan lực lượng giữa các cường quốc thay đổi rõ rệt,ngày càng bất lợi cho các nước tư bản châu Âu

- Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 cũng tạo ra nhữngchuyển biến căn bản của tình hình thế giới CNTB không còn là hệ thống duy nhất thốngtrị thế giới Sự tồn tại của nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới đã trở thành thách thức tolớn đối với nhiều nước tư bản chủ nghĩa

Trong bối cảnh đó, để giải quyết những vấn đề do chiến tranh đặt ra, các Hộinghị hòa bình được triệu tập

Trang 4

2 Nội dung

* Hội nghị Véc-xai (1919 – 1920)

- Ngày 18 – 1 – 1919,27 nước thắng trận họp Hội nghị hòa bình tại Véc-xai(Pháp) Hội nghị diễn ra hết sức gay go quyết liệt vì các cường quốc thắng trận đều cótham vọng riêng Sau gần nửa năm tranh cãi với 3 lần có nguy cơ tan vỡ vì sự bất dồnggay gắt về quyền lợi, cuối cùng các văn kiện của Hội nghị được kí kết

- Những vấn đề cơ bản được các nước tham dự HN nhất trí là:

+ Thông qua Hòa Ước Véc-xai với Đức (28 – 6 – 1919)– đây là văn kiện quantrọng quyết định số phận của nước Đức

+ Các Hòa ước khác được kí kết với Áo (10 – 9 – 1919), Hòa ước với Hungari(4 – 6 – 1920), Hòa ươc với Thổ Nhĩ Kì (11 – 8 – 1920) Những văn bản này chính thứcxác định việc phân chia thế giới của chủ nghĩa đế quốc

+ Thống nhất việc thành lập Hội Quốc Liên (10/1/1920) với 44 nước tham gia,nhằm khuyến khích sự hợp tác quốc tế, thực hiện nền hòa bình và an ninh thế giới

Như vậy, những hòa ước trên hợp thành hệ thống Hòa ước Véc-xai Đây là vănbản chính thức xác định việc phân chia thế giới của chủ nghĩa đế quốc, đem lại những lợiích cho các nước thắng trận, nhất là Anh, Pháp Tuy nhiên, nó nảy sinh mâu thuẫn giữa cácnước thắng trận với bại trận (nhất là Đức), giữa các nước thắng trận với thắng trận Thamvọng lãnh đạo thế giới của Mĩ chưa được thực hiện, vì thế các nước thắng trận phải tiếp tụcgiải quyết những bất đồng về quyền lợi tại Hội nghị Oa-sinh-tơn

- Những thỏa thuận thông qua các Hiệp ước trên Mĩ đã giải quyết được quyềnlợi của mình bằng cách thiết lập một khuôn khổ trật tự mới ở châu Á – Thái Bình Dương

do Mĩ chi phối

3 Hệ quả

- Những thỏa thuận của các cường quốc thắng trận tại Hội nghị hòa bình ở xai (1919 – 1920) và Hội nghị Oa-sinh-tơn (1921 – 1922), đã tạo ra khuôn khổ trật tự thếgiới mới, thường được gọi là trật tự Hệ thống Vecsxai – Oasinhtơn

Trang 5

Véc Với hệ thống V – O, trật tự thế giới mới được thiết lập phản ánh so sánh lựclượng mới giữa các nước tư bản Các nước thắng trận, trước hết là Anh, Pháp, Mĩ, Italia,Nhật Bản, giành được nhiều quyền lợi về kinh tế và xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với cácnước bại trận, đặc biệt là các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc Đồng thời, ngay giữa cácnước tư bản thắng lợi cũng nảy sinh sự bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước

đế thỏa mãn với hệ thống V – O với những nước không thỏa mãn Chính vì vậy, quan hệhòa bình giữa các nước tư bản trong thời gian này chỉ là tạm thời và mỏng manh

- Để duy trì trật tự thế giới mới, một tổ chức quốc tế được thành lập, Hội QuốcLiên – một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên với sự tham gia của 44 nước thànhviên, nhưng không đủ sức mạnh nên bị các nước ĐQ chi phối và trở thành công cụ củachúng, nên TTTG dễ bị tan vỡ

Như vậy, sự phân chia TG theo hệ thống V – O đã chứa đựng mâu thuẫn khôngthể dung hòa giữa đế quốc với đế quốc (nhất là quyền lợi thuộc địa), hòa bình được lặp lạigiữa các nước nhưng chỉ là tạm thời và mỏng manh với diễn biến phức tạp, chồng chéo,tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh thế giới mới

II Các nước tư bản chủ nghĩa trong những năm 1919 – 1939

1 Những nét chung về chủ nghĩa tư bản trong những năm 1919 – 1939

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản trải qua bước phát triểnthăng trầm khác nhau:

- Trong những năm 1918 – 1923, phần lớn các nước tư bản (trừ Mĩ) đều lâmvào khủng hoảng kinh tế, chính trị, biểu hiện ở sự suy sụp về kinh tế, cao trào cách mạngbùng lên mạnh mẽ ở châu Âu cũng như nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc

- Trong những năm 1924 – 1929, các nước bước vào thời kì ổn định về chínhtrị và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế nhưng sự phát triển kinh tế không đồng đềugiữa các nước tư bản

- Trong những năm 1929 – 1933, khủng hoảng bùng nổ đầu tiên ở Mĩ sau đólan rộng các nước TBCN kéo dài đến năm 1933 Đây là, cuộc khủng hoảng kéo dài nhất,gây hậu quả nghiêm trọng nhất, đã tàn phá nặng nề nều kinh tế ở các nước TBCN, hàngtrăm triệu công nhân thất nghiệp, đói khổ Để thoát khỏi khủng hoảng, chính phủ cácnước TBCN đã lựa chọn những con đường khác nhau Điều này, dẫn tới sự hình thànhhai khối đế quốc đối lập: khối phát xít ( Đ – Y – N) và khối dân chủ (A – P – M), đó là dấuhiệu của cuộc chiến tranh thế giới mới khó có thể tránh khỏi Quan hệ quốc tế trở lên căngthẳng, phức tạp, chồng chéo

Trang 6

- Trong những năm 1933 – 1939, chủ nghĩa phát xít hình thành (điển hình ởĐức, Italia, Nhật Bản) Về bản chất, chủ nghĩa phát xít là nền chuyên chính khủng bố côngkhai của những phần tử phản đông nhất, sô vanh nhất, đế quốc nhất của tư bản tài chính.

Do đó, chủ nghĩa phát xít đều có âm mưu dùng vũ lực và chiến tranh để chia lại thị trườngthế giới

2 Chủ nghĩa phát xít hình thành và thái độ trong quan hệ quốc tế.

(Phần này, nằm trong các bài 25, 26, 28 chương VIII – lớp 11 NC Do đó, khigiảng dạy và ôn tập, cần làm rõ điểm giống và khác nhau của chủ nghĩa phát xít và thái độ

của chúng trong quan hệ quốc tế)

* Điểm giống nhau

- Về kinh tế: các nước đi theo con đường phát xít đều nghèo tài nguyên, ítthuộc địa hoặc thị trường tiêu thụ hẹp, bị tổn thất nặng nề sau khủng hoảng kinh tế

- Về bản chất: các nước đều thực hiện nền chuyên chính khủng bố công khaicủa các phần tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc nhất của tư bản tài chính

- Mưu đồ và thái độ trong quan hệ quốc tế: giới cầm quyền ở các nước đều bấtmãn với hệ thống V – O, đều có mưa đồ dùng vũ lực và chiến tranh để chia lại thế giới

* Khác nhauNội

- Sau khủng hoảng kinh tế

Đảng Quốc xã đã đưa Hitle lên

cầm quyền (1/1933) và ráo riết

thiết lập nền chuyên chính độc

tài công khai: thay thế nền dân

chủ đại nghị bằng chế độ PX

- Tăng cường các hoạt động

chuẩn bị chiến tranh Tháng

10/1933 rút chân khỏi Hội

Quốc Liên Năm 1935 ban

- Thực hiện các chínhsách thủ tiêu các quyền

tự do, dân chủ, phát xíthóa bộ máy chínhquyền, đề cao vai trò củaMutxonili

- Năm 1936 tham gialiên minh chống QTCS

- khác với Đức quátrình phát xít hóadiễn ra thông qua sựchuyển đổi từ chế độdân chủ đại nghịsang chế độ chuyênchế độc tài phát xít,

- Quá trình này diễn

ra thông qua việcquân phiệt hóa bộmáy nhà nước vàtiến hành chiến tranhxâm lược thuộc địa

- Năm 1936 Nhậtmới hoàn thành quátrình phát xít hóa

Nhật là quốc gia cótiềm lực tương đối

Trang 7

độ khoa học, kĩ thuật cao Vì

vây, CNPX Đức thể hiện rõ

tính hiếu chiến

hiệu quả của Đức Đây

là “chủ nghĩa đế quốccủa những kẻ nghèokhổ”

Để cứu vãn tình thế và giải quyết hậu quả của khủng hoảng, trong thế giới tưbản hình thành hai xu hướng tìm kiếm con đường phát triển khác nhau:

+ Các nước có ít thuộc địa ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyện liệu và thịtrường đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị (điển hình là Đức, Ý, Nhật).Chúng thực hiện chế độ độc tài phát xít, hình thành khối liên minh phát xít Đức – Ý –Nhật (gọi phe Trục) Giai cấp tư sản phản động ở các quốc gia này chủ trương dùng vũ lựcphát động chiến tranh phân chia lại thị trường thuộc địa

+ Các nước Anh, Pháp, Mĩ có nhiều thuộc địa, có thị trường rộng lớn chủtrương tiếp tục duy trì chế độ đại nghị, duy trì nguyên hệ thống V – O

Điều này, dẫn tới sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: khối phát xít ( Đ –

Y – N) và khối dân chủ (A – P – M) Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai khối đã phá vỡ trật

tự Hệ thống V – O Quan hệ quốc tế trở lên căng thẳng, phức tạp, chồng chéo, dẫn tới sựhình thành các lò lửa chiến tranh, đó là dấu hiệu của cuộc chiến tranh thế giới mới khó cóthể tránh khỏi

2 Quan hệ quốc tế và con đường dẫn tới chiến tranh

- Vào cuối những năm 30 của thế kỉ XX, quan hệ quốc tế trở nên vô cùng phứctạp và căng thẳng Sự ra đời của CNPX càng khoét sâu mâu thuẫn trong khối đế quốc vềthuộc địa và thị trường, ba nước Đức, Italia, Nhật Bản đi theo đường lối gây chiến tranhchia lại thế giới Đức và Nhật rút chân khỏi Hội Quốc Liên (1933) cùng với Italia liên kếtthành khối liên minh phát xít (1937) được mệnh danh là “Trục Béclin – Rôma – Tôkiô”thường gọi tắt là phe trục Khối liên minh này vừa chống Quốc tế cộng sản (Liên Xô), vừamuốn gây chiến tranh chia lại thế giới

- Từ năm 1931 – 1937, khối phát xít vừa chống Cộng sản, vừa mở rộng bànhtrướng xâm lược thị trường TG: Nhật xâm lược Trung Quốc, khiêu khích biên giới Trung –

Trang 8

Xô Phát xít Italia xâm lược Ê-ti-ô-pia (1935), cùng với Đức giúp đảng phát xít của

Phran-cô gây nội chiến ở Tây Ban Nha, lật đổ chính quyền cộng hòa Phát xít Đức với tham vọngthành lập nước “Đại Đức” mở rộng lãnh thổ ở Châu Âu

- Trước các cuộc xâm lược của liên minh phát xít, các cường quốc tư bản dân chủ

và Liên Xô lại không có một đường lối hành động chung

+ Hoa kì là nước giầu mạnh nhất, nhưng lại theo « chủ nghĩa biệt lập » ở Tây báncầu, không tham gia Hội Quốc liên và không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ(Hành động này gián tiếp tiếp tay cho CNPX hoành hành và thu lợi nhuận băng việc buônbán vũ khí)

+ Liên Xô coi CNPX là kẻ thù nguy hiểm nhất, nên chủ trương hợp tác với cácnước TB chống phát xít và chiến tranh

+ Anh, Pháp đều có mục tiêu chung là muốn giữ nguyên trật tự thế giới V – O và

hệ thống thuộc địa của mình Họ lo sợ sự bành trướng của CNPX nhưng vẫn thù ghétCNCS Vì thế, giới cầm quyền A – P - M đã từ chối liên minh với LX để chống phát xít.Ngược lại, Anh, Pháp chủ trương thực hiện chính sách nhượng bộ với phát xít đổi lấy hòabình và tiêu diệt Liên Xô

Đỉnh cao của chính sách dung dưỡng và nhượng bộ là Hội nghị Muy-ních(28/9/1938) Hội nghị Muy-ních bàn về vấn đề quan hệ giữa nước Đức phát xít với TiệpKhắc (nhưng Tiệp Khắc và Liên Xô không được mời tham dự) Tại Hội nghị Anh, Phápthỏa thuận trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức, đổi lại Đức cam kết chấm dứt mọicuộc thôn tính Châu Âu và sẽ tấn công Liên Xô

Như vậy, HN Muy-ních về thực chất là một âm mưu của các nước TB phươngTây nhằm thành lập Mặt trận thống nhất CNĐQ chống lại Liên Xô Chính thái độ nhượng

bộ của Anh – Pháp đã không cứu vãn được hòa bình, mà tạo điều kiện cho phe phát xítthực hiện được mục tiêu gây chiến tranh xâm lược Vì vậy, Anh – Pháp – Mĩ phải chịu mộtphần trách nhiệm về sự bùng nổ CTTG2

- Sau HN Muy-ních, tháng 3/1939 Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc,chuẩn bị tấn công Ba Lan Ngày 23/8/1939, Đức kí với Liên Xô « Hiệp ước Xô – Đứckhông xâm lược nhau » Đức đã thể hiện rõ mưu đồ bành trướng của mình phản bội lạiHiệp định Muy-ních, thôn tính châu Âu sau đó mới dốc toàn bộ lực lượng đánh Liên Xô

- Ngày 1 – 9 – 1939 Đức tấn công BaLan, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ

* Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai

Trang 9

- Trật tự thế giới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ nhất (TT Vécxai –Oasinhtơn) chứa đựng nhiều mâu thuẫn, bất ổn không thể dung hòa về quyền lợi kinh tế,lãnh thổ, về thuộc địa giữa các nước ĐQ.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) gây hậu quả nặng nề cho cácnước TB, quyền lợi về kinh tế, thuộc địa không được giải quyết đã hình thành ở châu Âuhai khối đế quốc đối địch nhau giữa khối dân chủ (A – P – M) và khối phát xít (Đ – Y –N) Điều này càng làm mâu thuẫn giữa các nước thêm sâu sắc

- Quan hệ quốc tế ngày càng căng thẳng, phức tạp, chồng chéo giữa hai khối đếquốc đối địch nhau : khối ĐQ Anh- Pháp – Mĩ và khối phát xít (Đức – Ý – Nhật) Nhưng

cả hai đều mâu thuẫn với Liên Xô (khối XHCN) Trong đó, phe phát xít vừa mở rộng bànhtrướng xâm lược đòi chia lại thị trường, vừa chống Cộng sản (Liên Xô) Còn Anh – Pháp –

Mĩ đều có mục tiêu chung là muốn giữ nguyên trật tự thế giới V – O và hệ thống thuộc địacủa mình Họ lo sợ sự bành trướng của CNPX nhưng vẫn thù ghét CNCS Vì thế, giới cầmquyền A – P - M đã từ chối liên minh với LX để chống phát xít Ngược lại, Anh, Pháp chủtrương thực hiện chính sách nhượng bộ với phát xít đổi lấy hòa bình và tiêu diệt Liên Xô.Đỉnh cao của chính sách dung dưỡng thỏa hiệp là HN Muy – ních (9/1938) giữa Anh –Pháp với Đức

Như vậy, thủ phạm gây ra cuộc chiến tranh là phe phát xít (đại diện Đức – Ý –Nhật) với bản chất hiếu chiến chúng thể hiện rõ tham vọng điên cuồng của mình trong việcbành trướng thế lực Ngược lại, thái độ của Anh – Pháp – Mĩ trong việc từ chối liên minhvới Liên Xô, thực hiện chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp đã tạo điều kiện cho phe phát xítgây ra chiến tranh thế giới

NỘI DUNG 2 : QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI

THỨ HAI (1939 – 1945)

Phần này được đề cập trong chương X: Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 –

1945, nhưng không thành mục riêng, vì vậy chúng tôi thường khái quát làm nổi bật nét đặctrưng cơ bản trong mối quan hệ quốc tế giữa các nước tham gia Chiến tranh

1 Bối cảnh quốc tế.

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939 – 1945) là cuộc chiến tranh có quy

mô lớn nhất trong lịch sử nhân loại Chiến tranh lan rộng toàn thế giới, diễn ra quyết liệt ởnhiều mặt trận : mặt trận châu Âu ; mặt trận Bắc Phi và mặt trận châu Á – Thái BìnhDương Trước thảm họa chiến tranh các quốc gia đã phối hợp với nhau, nhất là các nước

đế quốc Anh, Pháp, Mĩ và Liên Xô từ quan hệ thù địch chuyển thành quan hệ đồng minhchống phát xít

Trang 10

2 Những biểu hiện chính

- Ngày 1 – 1 – 1942 tại Oasinhton 26 nước (đứng đầu A – M – LX) đã kí vào bảntuyên bố “Cam kết dốc toàn bộ sức mạnh quân sự và kinh tế voài chiến tranh chống phátxít” đồng thời hợp tác chặt chẽ với nhau Từ đó, hình thành khối Đồng minh chống phátxít Đây là nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít và tạo

cơ sở cho việc hình thành tổ chức Liên Hợp Quốc sau này

- Từ năm 1942 đến 1945, các nước đồng minh lớn như A – M – LX tổ chứcnhiều HN quốc tế quan trọng như

+ Hội nghị Têhêran (Iran) tháng 11 /1943 nhằm thảo luận nhiều vấn đề quantrọng về việc phối hợp hành động chống Đức cho đến thắng lợi cuối cùng và việc mở mặttrận thứ hai ở Tây Âu

+ HN Ianta (Liên Xô) tháng 2 – 1945 thông qua những quyết định quan trọng :thống nhất mục tiêu chung là phải tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít ở châu Âu và châuÁ đi đến việc kết thúc cuộc chiến tranh chống phát xít, tạo nền tảng thiết lập một trật tựthế giới mới sau chiến tranh

+ HN Xanphranxixco (Mĩ) tháng 6/1945 thông qua Hiến chương Liên Hợp quốc

và thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới

+ HN Pốtxđam (Đức) tháng 7 – 1945 tập trung giải quyết vấn đề Đức – Nhật vàkết thúc chiến tranh thế giới

3 Nhận xét

- Sự liên kết của các nước Đồng minh đã tạo nên nhiều thắng lợi lớn có tính chấtquyết định, làm xoay chuyển cuộc diện chiến tranh: từ chiến tranh phi nghĩa sang chiếntranh chính nghĩa, chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã kết thúc một thời kì đấu tranh căngthẳng, phức tạp trong quan hệ quốc tế giữa các cường quốc tư bản phương Tây xoay quanvấn đề thuộc địa Tạo nên sự chuyển biến căn bản của tình hình thế giới : Liên Xô và cácnước XHCN ở Đông Âu ngày càng lớn mạnh ; các nước phát xít bị tiêu diệt ; Anh, Phápđều bị suy kiệt và lệ thuộc vào Mĩ Riêng nước Mĩ ngày càng phát triển về mọi mặt và trởthành cường quốc số 1 thế giới Một thời kì mới trong quan hệ quốc tế mới hình thành

Trang 11

NỘI DUNG 3: QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI

THỨ HAI ĐẾN NAY (1945 – 2000)

Phần nội dung này được đề cập chi tiết trong chương I (bài 1) và chương V (bài10) – SGK lớp 12 – ban Nâng cao Vì vậy, nội dung kiến thức cơ bản chúng tôi không đivào chi tiết mà chỉ định hướng, các vấn đề dạy và ôn tập, bồi dưỡng cho HSG

I Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai

* Các cơ quan chính của Liên Hợp Quốc

* Hoạt động và vai trò của Liên Hợp Quốc

3 Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập

* Về địa lí – chính trị

* Về kinh tế

* Quan hệ quốc tế

II Mâu thuẫn Đông – Tây và sự khởi nguồn của Chiến tranh lạnh

* Nguồn gốc của mâu thuẫn Đông – Tây

* Những biểu hiện mâu thuẫn Đông – Tây và khởi nguồn Chiến tranh lạnh

* Các cuộc chiến tranh Cục bộ

* Hệ quả

III Xu thế hòa hoãn Đông – Tây và chiến tranh lạnh chấm dứt

* Xu thế hòa hoãn Đông – Tây

* Nguyên nhân của việc chấm dứt Chiến tranh lạnh

* Tác động của sự kiện chấm dứt Chiến tranh lạnh

IV Xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh

* Những thay đổi to lớn và phức tạp của thế giới (1991 – 2000)

* Liên hệ với công cuộc đổi mới của Đảng ta hiện nay (thời cơ và thách thức)

Trang 12

VẤN ĐỀ II MỘT SỐ CHỦ ĐỀ CHUYÊN SÂU VỀ QUAN HỆ QUỐC TẾ

1919 – 2000 CHỦ ĐỂ 1: Trật tự thế giới theo Hệ thống Vecxai – Oasinhton và trật tự thế giới hai cực Ianta: Điểm giống và khác nhau.

1 Những điểm giống nhau cơ bản

- Đều được thiết lập sau những cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu trong lịch

2 Những điểm khác nhau cơ bản

- Giữa hai trật tự thế giới có sự khác biệt, đối lập về hệ tư tưởng và vai trò đốivới sự nghiệp cách mạng thế giới

+ TT thế giới V- O không có sự hiện diện của Liên Xô, không có sự khác biệthay đối lập về hệ tư tưởng, về mục tiêu và chiến lược, không có vai trò tích cực đối vớiphong trào cách mạng thế giới, trật tự V – O chỉ vì quyền lợi của các nước tư bản lớn

+ TT thế giới hai cực Ianta có sự đối lập giữa hai hệ tư tưởng, giữa mục tiêu

và chiến lược của hai cường quốc Mĩ và Liên Xô, giữa hai hệ thống xã hội: TBCN vàXHCN Trong đó, Liên Xô (đứng đầu hệ thống XHCN) chủ trương duy trì hòa bình, anninh thế giới, bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạngthế giới Ngược lại, Mĩ (đứng đầu hệ thống TBCN) ra sức chống phá Liên Xô và các nướcXHCN, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới Do đó, TThai cực Ianta có tác động tích cực đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, lànhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn nửasau thế kỉ XX

- Về cơ cấu tổ chức và duy trì hòa bình cũng như việc kí kết các hòaước với các nước bại trận hoàn toàn khác nhau Trật tự hai cực Iantathể hiện sự tiến bộ và tích cực hơn hẳn

+ Trật tự theo hệ thống Vecxai – Oasinhtơn trừng trị các nước chiến bại quánặng nề Còn trật tự hai cực Ianta trừng trị các nước chiến bại thoả đáng và không quánặng nề

+ Liên Hợp Quốc với vai trò là tổ chức đa phương toàn cầu mangtính toàn diện và tiến bộ hơn hẳn so với Hội Quốc Liên (Hội Quốc

Trang 13

Liên là tổ chức của các nước lớn, Liên Hợp Quốc là tổ chức mà tất

cả các nước đều có quyền tham gia, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu

+ Trong trật tự hai cực Ianta diễn ra cuộc đối đầu gay gắt và kéo dàihơn 40 năm giữa Liên Xô và Mỹ làm cho tình hình thế giới luôncăng thẳng đưa thế giới đến bên bờ vực của cuộc chiến tranh

- Sự sụp đổ của trật tự thế giới dẫn tới hệ quả khác nhau + Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn sụp đổ dẫn đến chiến tranh thế giớithứ hai

+ Trật tự hai cực Ianta sụp đổ dẫn tới sự tan rã của Liên Xô

và kết thúc thời kì chiến tranh lạnh Thế giới chuyển sang xu thế hòa dịu, đối thoại và hợptác cùng phát triển

CHỦ ĐỀ 2 Quan hệ quốc tế giữa nước Nga Xô viêt/ Liên Xô - các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản phương Tây - Mĩ (1919 – 1991)

1 Giai đoạn từ 1919 – 1939

* Bối cảnh lịch sử

- Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử Nga:một chế độ xã hội mới được thiết lập với mục đích cao cả là xóa bỏ chế độ người bóc lợtngười, xây dựng xã hội tự do, hạnh phúc và công bằng cho mọi người Làm phá vỡ trậntuyến của chủ nghĩa tư bản, làm cho nó không còn là hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thếgiới Sự xuất hiện nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới đã tạo ra một chế độ

xã hội đối lập với hệ thống TBCN

- Thực tiễn của Cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ mạnh mẽ phong tràocách mạng của giai cấp công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới,chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong công cuộc đấu tranh chống đế quốc

Do đó, các nước tư bản phương Tây luôn có mưu đồ tiêu diệt nước Nga Xôviết, chống cộng sản và đẩy lùi ảnh hưởng của nó vào phong trào cách mạng thế giới Quan

hệ quốc tế giữa nước Nga Xô viết/ Liên Xô với các nước TBCN (Mĩ) là quan hệ đối lập

Trang 14

của từng nước Theo đó, Anh nắm quyền kiểm soát các vùng Capscado, Ác-mê-nia, Grudia

và vùng Sông Đông; Pháp chiếm Bet-xa-ra-bia, Crum và Ucraina; Mĩ và Nhật nắm khuvực Xibia, vùng Viễn Đông

- Từ khi chiến tranh thế giới kết thúc, các nước đế quốc tăng cường can thiệp

và giúp đỡ các thế lực phản cách mạng ở Nga, tình hình nước Nga cực kì khó khăn: quânđội 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công vũtrang kéo dài trong 3 năm – từ năm 1918 đến cuối năm 1920 Trải qua cuộc chiến đấu giankhổ, tháng 11 – 1920 Hồng quân đánh tan đội quan phản cách mạng, chấm dứt chiến sự,nhà nước Xô viết được bảo vệ và giữ vững

- Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Lê-nin, Đại hội lần thứ nhất của các xô viếttoàn Liên bang (20 – 12 – 1922) đã tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủnghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) Trong quan hệ quốc tế, Liên Xô trung thành với nguyêntắc ngoại giao cùng tồn tại hòa bình

+ Chính phủ Xô viết phản đối gay gắt tính chất nô dịch của các hòa ước, nhất

là Hòa ước Véc-xai Lê-nin cho rằng “Đấy không phải là hòa ước, đấy là những điều kiện

mà bọn ăn cướp tay cầm dao, buộc nạn nhân không có gì tự vệ phải chấp nhận” Năm 1922lần đầu tiên được mời tới tham dự chính thức Hội nghị quốc tế Giê-nô-va, đoàn đại biểucủa Liên Xô đã đề nghị về việc thiết lập các quan hệ ngoại giao và kinh tế, thực hiện chungsống hòa bình và tiến hành giải trừ quân bị, nước Nga sẵn sàng bình thường hóa quan hệvới tất cả các nước trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ củanhau

+ Chính quyền Xô viết từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với các nướcláng giềng ở Châu Á như I-ran, Thổ Nhĩ Kì, Mông Cổ, Trung Quốc và các nước châu Âunhư Ê-xtô-nia, Lít-va, Phần Lan, Ba Lan

+ Mặc dù tồn tại trong vòng vây của chủ nghĩa tư bản, Liên Xô đã kiên trì vàbền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế nhằm phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế

và ngoại giao của các nước đế quốc

Bằng những biện pháp đấu tranh kiên quyết và mềm dẻo, trong vòng 4 năm(1922 – 1925) LX đã được các cường quốc tư bản như Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật lầnlượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao Đầu năm 1925, Liên Xô đã thiết lập quan

hệ ngoại giao chính thức với hơn 20 quốc gia trên thế giới Năm 1933, Mĩ thừa nhận vàthiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô Điều này, là thắng lợi to lớn của nền ngoại giao

Xô viết , khẳng định uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế

Trang 15

- Bước vào thập niên 30, sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, ở châu Âuhình thành hai khối đế quốc đối lập: phe phát xít (Đức – Italia – Nhật) và phe dân chủ (Anh– Pháp – Mĩ) Mặc dù hai khối đế quốc mâu thuẫn gay gắt về vấn đề thị trường thuộc địa nhưng đều thống nhất trong mục tiêu chung là chống Cộng sản và Liên Xô, tiêu diệt Nhànước XHCN.

Vì vậy, trước nguy cơ chiến tranh, Liên Xô đề nghị liên kết với Anh, Phápchống phát xít nhưng bị các nước từ chối Hoa kì là nước giầu mạnh nhất, nhưng lại theo

« chủ nghĩa biệt lập » ở Tây bán cầu, không tham gia Hội Quốc liên và không can thiệpvào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ (Hành động này gián tiếp tiếp tay cho CNPX hoànhhành và thu lợi nhuận băng việc buôn bán vũ khí) Anh, Pháp đều có mục tiêu chung làmuốn giữ nguyên trật tự thế giới V – O và hệ thống thuộc địa của mình, giới cầm quyền A– P - M đã từ chối liên minh với LX để chống phát xít, chủ trương thực hiện chính sáchnhượng bộ với phát xít đổi lấy hòa bình và tiêu diệt Liên Xô

* Nhận xét

- Quan hệ quốc tế giữa Liên Xô với các nước tư bản phương Tây có bướcthăng trầm khác nhau Về bản chất, chủ nghĩa tư bản vẫn luôn thực hiện mưu đồ tiêu diệtLiên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và đàn áp phong trào cách mạng thế giới Quan hệgiữa hai nước trong thời gian này chứa đựng nhiều mâu thuẫn

- Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, quan hệ quốc tế diễn biếnphức tạp, căng thẳng và chồng chéo giữa các lực lượng : khối phát xít – khối dân chủ vàLiên Xô Điều này, gây lên tình trạng chiến tranh thế giới bùng nổ

2 Giai đoạn 1939 – 1945

- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ năm 1939, phe phát xít chiếm ưu thế.Năm 1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô và chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, hầuhết các nước trên thế giới bị lôi cuốn vào chiên tranh Việc thành lập một liên minh quốc tếchống phát xít đã trở thành đòi hỏi bức thiết của lực lượng dân chủ và yêu chuộng hòa bìnhtrên thế giới Cuộc chiến tranh của nhân dân Liên Xô đã làm thay đổi cục diện chính trị vàquân sự của chiến tranh Đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa không chỉ nhằm bảo vệ Liên

Xô mà còn chống lại cuộc chiến tranh tàn khốc của phát xít ở châu Âu Điều đó thúc đẩynhân dân Mĩ, Anh phải thay đổi thái độ với Liên Xô

- Quan hệ giữa các cường quốc tư bản với Liên Xô thay đổi từ bất hợp tácsang hợp tác, là đồng minh của nhau trong sự nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa phát xítbảo vệ nền hòa bình và an ninh thế giới

Ngày đăng: 14/10/2015, 08:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w