1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LỰA CHỌN vấn đề dạy và PHƯƠNG PHÁP ôn tập CHO học SINH GIỎI QUỐC GIA KHI GIẢNG dạy CHUYÊN đề QUAN hệ QUỐC tế từ năm 1919 đến năm 2000

22 564 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 114,5 KB

Nội dung

Hội thảo Duyên hải Bắc Bộ lần thứ VII Chuyên đề: “ Lựa chọn nội dung và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy chuyên đề Quan hệ quốc tế từ năm 1919 đến năm 2000” A. MỞ ĐẦU Trong chương trình giáo dục trung học phổ thông, bộ môn lịch sử nói riêng và các môn học khác nói chung đóng vai trò quan trọng. Đó là những môn khoa học tạo nên nên sự toàn diện của tri thức khoa học. Tuy nhiên để bộ môn lịch sử thể hiện được vị trí quan trọng của nó thì vai trò cảu các thầy cô dạy lịch sử là phải nâng cao phương pháp giảng dạy, nhằm phắt hay một cách hiệu quả tính tích cực của học sinh, giúp học sinh tiếp thu tốt các kiến thức lịch sử. Ở chương trình trung học phổ thông kiến thức lịch sử thế giới & lịch sử Việt Nam là hai lĩnh vực kiến thức lớn của môn học lịch sử. Dạy lịch sử thế giới, chúng ta liên hệ với lịch sử Việt Nam & ngược lại. Vì vậy, dạy lịch sử thế giới hay lịch sử Việt Nam đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau cũng như đổi mới phương pháp dạy học là điều cần thiết. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006 /QĐ - BGDĐT ngày 5/6/2006 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng của môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của đúng lớp học bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vân dụng kiến thức vào thực hiện, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.” Trên đây là quan điểm chung khi khi dạy học lịch sử và vấn đề đối với phương pháp dạy học lịch sử cho học sinh. Tuy nhiên công tác dạy chuyên, đặc biệt là học sinh giỏi quốc gia thì lại mang tính chất đặc thù. Thông thường, giáo viên dạy học sinh giỏi quốc gia thường ôn luyện theo chuyên đề, chuyên sâu. 1 Có như vậy mới thấy được “nghệ thuật dạy học” của thầy cô & sự say mê dạy học, sáng tạo của trò. Với sự tâm huyết trong công tác dạy chuyên, tôi lựa chọn vấn đề ôn luyện cho học sinh giỏi quốc gia với đề tài : “Lựa chọn mội dung và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy chuyên đề Quan hệ quốc tế từ năm 1919 đến năm 2000” Chuyên đề gồm hai phần : Phần I: Một số vấn đề chuyên sâu trong Quan hệ quốc tế từ năm 1919 - 2000 1. Lựa chọn nội dung cơ bản của Quan hệ quốc tế từ năm 1919-2000 2. Một số vấn đề chuyên sâu trong Quan hệ quốc tế từ năm 1919-2000 Phần II: Phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy chuyên đề Quan hệ quốc tế từ năm 1919 - 2000 1. Yêu cầu chung khi tổ chức ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia về vấn để Quan hệ quốc tế từ năm 1919 - 2000 2. Một số biện pháp tổ chức ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia về Quan hệ quốc tế từ năm 1919 - 2000 * Tổ chức học sinh thảo luận theo chủ đề * Xây dựng hệ thống bài tập *Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học B. NỘI DUNG 2 Phần I: Một số vấn đề chuyên sâu trong Quan hệ quốc tế từ năm 1919 2000 I. Lựa chọn nội dung cơ bản của vấn đề Quan hệ quốc tế từ năm 1919 - 2000 Quan hệ quốc tế từ năm 1919 - 2000 là một mảng kiến thức rất rộng, đòi hỏi giáo viên phải có sự lựa chọn kiến thức cơ bản, phù hợp với đối tượng học sinh giỏi quốc gia. Đối với học sinh, không những các em nắm được kiến thức cơ bản mà còn có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá vấn đề sao cho tốt. Hơn nữa, khi nắm được vấn đề quan hệ quốc tế từ năm 1919-2000 cũng cần có sự liên hệ với quan hệ quốc tế hiện nay. Nói chung, đây là một vấn đề kiến thức rộng và khó. Vì thế trong khuôn khổ hội thảo, trên cơ sở kiến thức sách giáo khoa lịch sử 11 và 12, tôi cố gắng lựa chọn nội dung ôn tập phù hợp cho các em học sinh giỏi quốc gia, bao gồm: - Quan hệ quốc tế từ năm 1919 - 2000 qua 2 thời kì - Quan hệ quốc tế từ năm 1919 - 1945 1. Trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới nhất: trật tự Véc xai_ Oa sinh tơn -Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức hội nghị hòa bình tại Véc xai (1919 - 1920) và Oa sinh tơn (1921 - 1922) để kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện đã được kí kết tại Véc xai và Oa sinh tơn - thường được gọi là hệ thống Véc xai - Oa sinh tơn. -Theo hệ thống Véc xai - Oa sinh tơn, một trật tự thế giới mới được thiết lập , phân ánh tương quan lực lượng giũa các nước tư bản . Các nước thắng trận (trước hết là Anh, Pháp, Mĩ, Nhật ) giành được nhiều quyền lợi về kinh tế , xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận (Đức , Áo Hung), đặc biệt là sự áp đặt, nô dịch đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Đồng thời ngay trong các nước thắng trận cũng là bất đồng về quyền lợi. - Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời gian trên chỉ là tạm thời và mong manh. 3 2. Quan hệ giữa các nước giữa hai cuộc Đại chiến thế giới - chủ yếu nói về con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai -Sự phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã phản ánh tương quan lực lượng giữa các nước tư bản. Cuộc khủng hoảng kinh tế “thừa” 1929 - 1933 đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của các nước tư bản, khiến các nước tư bản buộc phải xem xét, lựa chọn con đường đi phù hợp. Những nước tư bản nhiều thuộc địa như Anh, Pháp, Mĩ đã tiến hành cải cách dân chủ (khuôn khổ dân chủ tư sản) ở trong nước và trút hậu quả cuộc khủng hoảng sang các nước thuộc địa. Ngược lại các nước tư bản ít thuộc địa hoặc không có thuộc địa (Đức, Italia, Nhật) đã tìm kiếm lối thoát bằng hình thức thống trị mới. Đó là việc thiết lập chế độ độc tài phát xít nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động mạnh nhất, hiếu chiến nhất. Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng chuyển biến phức tạp. -Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít như Đức, Italia, Nhật đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít (còn gọi là phe Trục). Khối này tăng cường hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. -Trong bối cảnh đó, Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên chủ trương liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. Liên Xô kiên quyết đứng về phía các nước bị phát xít xâm lược như Êtiôpia, Trung Quốc… -Chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ đều có chung môt mục đích là giữ nguyên trật tự thế giới lợi cho mình. Họ lo sợ bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít. Trái lại, họ họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Với Đạo luật trung lập (8/1935) cầm quyền Mĩ thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài Châu Mĩ. 4 -Chính quyền các nước phát xít lợi dụng tình hình trên để gây chiến tranh xâm lược. 3. Quan hệ quốc tế từ năm 1945-2000 3.1. Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai: Trật tự hai cực Ianta ( bắt đầu hình thành từ 2/1945 - 1949 chính thức ra đời). -Đầu 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Những vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trong phe đồng minh chống phát xít là: 1. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít; 2. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh ; 3. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. Trong bối cảnh đó, mọi hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta, Liên Xô từ ngày 4 đến 11/2/1945 với sự tham dự của nguyên thủ 3 cường cuốc Liên Xô, Mĩ, Anh. -Những quyết định quan trọng tại Hội nghị Ianta: +Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở Châu Á. + Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình, an ninh thế giới. +Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á. Những quyết định tại hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới,thường được gọi là trật tự hai cực Ianta. 3.2. Quan hệ quốc tế thời kì Chiến tranh lạnh (1947-1989) -Từ liên minh chống phát xít, sau chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô, Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh. -Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh là thông điệp của tổng thống Truman tại quốc hội Mĩ 5 ngày 12/3/1947. Trong đó tổng thống Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì để biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu từ phía nam của các nước này. -Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư phản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Mĩ và Liên Xô đứng đầu trụ cột mỗi phe. Chiến tranh lạnh đã diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực, từ chính trị, quân sự đến kinh tế, văn hóa, tư tưởng… ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường. Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới, nhưng trong gần nửa thế kỉ của chiến tranh lạnh, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ xảy ra xung đột quân sự trực tiếp . -Chiến tranh lạnh kéo dài khiến hai siêu cường Liên Xô, Mĩ suy giảm về mọi mặt. Vì thế, từ những năm 70 của thế kỉ XX trở đi xu thế hòa hoãn Đông Tây xuất hiện và đến 12/1989, trong cuộc gặp gỡ không chính chức tại đảo Manta , Liên Xô và Mĩ đã chính thức, cùng tuyên bố chấm đứt Chiến tranh lạnh. -Chiến tranh lạnh chấm đứt đã mở ra chiều hướng và những điều kiện để giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột đang điễn ra ở những khu vực trên thế giới như Apganixtan, Campuchia, Namibia… 3.3. Quan hệ quốc tế thời kì sau Chiến tranh lạnh (1989 - 2000) -Từ 1989-1991: chế độ xã hội chủ nghĩa khủng hoảng rồi sụp đổ ở các nước xã hội Đông Âu và Liên Xô, khiến chủ nghĩa xã hội không còn là hệ thống trên thế giới. Thế hai cực không còn và Mĩ là “cực”duy nhất còn lại. -Từ sau năm 1991 tình hình thế giới đã diễn ra thay đổi to lớn, phát triển theo bốn xu thế chính như sau : +Trật tự thế giới hai cực sụp đổ, nhưng trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực” với sự vươn lên của các cường quốc Mĩ, Nhật, Liên bang Nga, Trung Quốc, Liên Minh Châu Âu… 6 + Sau chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều tính đến chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây đựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia. + Sự tan rã của Liên Xô tạo ra cho Mĩ một lợi thế tạm thời. Giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực”, để Mĩ làm là bá chủ thế giới. Nhưng trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ gì có thể thực hiện được tham vọng đó. + Sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn dịnh với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài như ở bán đảo Ban Căng, một số nước ở Châu Phi & Trung Á… II. Một số vấn đề chuyên sâu trong quan hệ quốc tế từ năm 1919-2000 Trong quá trình ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia tôi lựa chọn cho các em một số chuyên đề sau: -Chuyên đề 1: “Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai _ Oa sinh tơn”. -Chuyên đề 2: “Quan hệ quốc tế giữa các nước giữa hai cuộc đại Chiến thế giới”(1919-1939). -Chuyên đề 3: “Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ 2 _ Trật tự hai cực Ianta”. -Chuyên đề 4: “Quan hệ quốc tế trong thời kì Chiến tranh lạnh”(1947-1989)”. -Chuyên đề 5: “Quan hệ quốc tế thời kì sau Chiến tranh lạnh (1989-2000)”. Qua việc lựa chọn các chuyên đề khi giảng dạy Quan hệ quốc tế từ năm 1919 - 2000, tôi thấy việc dạy theo chuyên đề là phù hợp với học sinh giỏi quốc gia. Việc dạy theo chuyên đề đã xác định được cho giáo viên rõ về hệ thống hệ thống kiến thức cân thiết trang bị cho các em. Trên cơ sơ đó giáo viên chủ động hơn trong việc truyền đạt, nâng cao tính hiệu quả giảng dạy cho học sinh . Qua kinh nghiệm thực hiện nhiều năm tham gia công tác giảng dạy cho học sinh giỏi quốc gia, tôi đã biên soạn cho các em một số chuyên đề khi giảng dạy vấn đề Quan hệ quốc tế từ 1919 - 2000 và đã mang lại hiệu quả công việc. Cụ thể là hai ví dụ : 7 Ví dụ 1 : “Quan hệ quốc tế giữa các nước giữa hai cuộc chiến thế giới”(19191939). 1. Bối cảnh lịch sử : -Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức hội nghị hòa bình ở Véc xai (1919-1920) và Oa sinh tơn (1921-1922) đã kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiêt lập , đó là trật tự Véc xai - Oa sinh tơn . -Trật tự Véc xai - Oa sinh tơn phản ánh tương quan lực lượng giữa các nước tư bản. Các nước thắng trận thỏa mãn về quyền lợi nhưng cũng mâu thuẫn nhau về quyền lợi. Ngược lại, các nước bại trận bất mãn về quyền lợi điển hình là Đức. Người ta nói rằng ngày Đức kí tại hòa ước Véc xai _ Oa sinh tơn chính là ngày đẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai. -Nhằm duy trì trật tự thế giới mới, Hội quốc liên-tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên được thành lập với sự tham gia của 44 thành viên. 2. Quan hệ quốc tế giữa các nước tư bản . a. Duy trì trật tự Véc xai _ Oa sinh tơn -Từ năm 1924-1929 là thời là ổn định tạm thời của chủ nghĩa cơ bản.Địa vị quốc tế của các nước tư bản dần dần được phục hồi và nâng cao. Các nước tư bản tham gia Hội quốc liên, kí kết một số hiệp ước với các nước tư bản Châu Âu và Liên Xô. -Với Liên Xô, nhà nước xã hội chủ nghĩa duy nhất lúc bây giờ, đã từng bước thiếp lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng ở Châu Âu và Châu Á. Liên Xô đã kiên trì và bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế, từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế, ngoại giao của các nước đế quốc. Các cường cuốc tư bản như Đức, Anh, Italia... lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Đầu năm 1925 Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với trên 20 quốc gia. Mối quan hệ hòa bình tạm thời, duy trì hệ thống Véc xai Oa sinh tơn. 8 b. Sự tan vỡ của hệ thống Véc xai-Oa sinh tơn và sự hình thành ba lò lửa chiến tranh thế giới (1929-1939). Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) bùng nổ từ Mĩ, sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư bản, chấm dứt thời kì ổn định tạm thời và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản. Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế “thừa”, tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản và gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội. -Các nước Đức, Italia, Nhật Bản bị thiệt hại trong việc phân chia thế giới theo hệ thống Véc xai-Oa sinh tơn, cho nên muốn thủ tiêu hệ thống này bằng một cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới. Trong những năm 1929-1939 giới cầm quyền của các nước này đã “phát xit hóa” nền thống trị trong nước, từng bước phá vỡ qui chế, điều khoản chính yếu của hệ thống Véc xai -Oa sinh tơn, tích cực chuẩn bị chiến tranh thế giới . Các nước Anh, Pháp, Mĩ tiến hành nhũng cải cách kinh tế xã hội để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng, đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất. Đồng thời vì nhiều thuộc địa nên họ trút hậu quả khủng hoảng kinh tế “thừa” sang các thuộc địa của mình. -Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. Liên Xô kiên quyết đứng về phía các nước bị xâm lược. -Ba lò lửa chiến tranh thế giới. + Sự hình thành “lò lửa chiến tranh” ở Viễn Đông: Nhật Bản là đế quốc đầu tiên đi vào con đường thanh toán hệ thống Véc xai -Oa sinh tơn bằng lực lượng quân sự. Kế hoạch xâm lược toàn Châu Á và cả miền Viễn Đông Liên Xô của Nhật Bản đã được lên chi tiết. Trước tiên 9/1931 , Nhật Bản đánh chiến vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa, hi vọng xâm lược toàn bộ Trung Quốc, biến Trung Quốc thành bàn đạp tấn công Mông Cổ, Liên Xô. 9 Việc Nhật Bản đánh chiếm Đông Bắc Trung Quốc, trên thực tế là bước đầu của chiến tranh thế giới thứ hai. Nó đánh đấu sự tan vỡ của hệ thống Véc xai -Oa sinh tơn ở Viễn Đông. Nhật Bản đã chủ động phá tan nguyên trạng ở Đông Á do hiệp ước Oa sinh tơn năm 1922 qui định. Miền Đông Bắc Trung Quốc trở thành bàn đạp của những cuộc phiêu lưu quân sự mới của quân đội Nhật Bản. Nước Nhật trở thành một lò lửa chiến tranh ở Châu Á và trên thế giới. + Sự hình thành “lò lửa thứ hai” ở Châu Âu : Lò lửa chiến tranh thế giới nguy hiểm nhất là đế quốc Đức. Đế quốc Đức đã nuôi chí phục thù ngay sau khi bị bại trận. Đối với quân phiệt Đức, Hòa ước Véc xai không những là một sự thiệt thòi lớn mà còn là “một quốc sỉ” , một nỗi nhục nhã mà nước Đức nhất dịnh phải xóa bỏ . Về đối ngoại, chính quyền Hít-le tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh .Tháng 10/1933, nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội quốc liên để được tự do hành động. Năm 1935 Hít le ban hành lệnh tổng động viên, tuyên bố thành lập đội quân thường trực và bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự ở Châu Âu. Đến năm 1938 với đội quân 1.500.000 người cùng 30.000 xe tăng, khoảng 4000 máy bay, nước Đức đã trở thành một trại lính khổng lồ chuẩn bị các kế hoạch gây chiến tranh xâm lược. Nhưng vậy từ năm 1933-1939, một lò lửa chiến tranh nguy hiểm nhất đã xuất hiện ở trung tâm châu Âu. Đức tiếp tục bành trướng thế lực, chuẩn bị cơ sở cho những bước nhảy xa hơn trong giai đoạn sau. + Sự xuất hiện “lò lửa chiến tranh thứ ba”: Italia nhòm ngó Đông Âu và xâm lược Ê ti ô pi a . Một lò lủa chiến tranh thứ ba xuất hiện ở nam Châu Âu là đế quốc Italia. Italia là nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng không thỏa mãn với sự phân chia thế giới theo hòa ước Véc xai. Tham vọng của Italia là muốn bành trướng ở vùng Ban căng, chiếm các thuộc địa ở Châu Phi, hòng làm bá chủ Địa Trung Hải. 10 Nhờ sự ủng hộ của các đế quốc Âu Mĩ đối với bọn xâm lược Italia và nhờ ưu thế về quân đội, kĩ thuật chiến tranh, thế lực phát xít Italia đã thắng Ê ti ô pi a. Tháng 5/1939 quân đội Italia chiếm thủ đô Ê ti ô pi a. Chính phủ Mút xô lin ni tuyên bố sáp nhập Ê ti ô pi a làm thuộc địa và vua Italia trở thành hoàng đế Ê ti ô pi a. Mặc đù chính sách trừng phạt rất hạn chế của Hội Quốc liên không đem lại hiệu quả, nhưng phát xít Italia cũng rút khỏi Hội Quốc liên ( 3/12/1937). 3. Liên Xô đấu tranh nhằm củng cố vị trí quốc tế của mình và bảo vệ hòa bình giữa các dân tộc. Liên Xô ra khỏi tình trạng phức tạp về đối ngoại trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới tư bản. Bằng chính sách đối ngoại hòa bình kiên quyết và khéo léo, Liên xô đã đập tan mọi âm mưu thù địch chống lại mình, đã kí những hiệp ước trung lập vào không xâm lược với phần đông các nước láng giềng và một số các nước tư bản phương Tây vào năm 1932. Trong vòng 4 năm (1922-1925) các cường quốc tư bản như Anh, Pháp, Italia, Đức lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên xô . Đây là những thắng lợi to lớn về ngoại giao của Liên Xô. Nhờ đó, Liên Xô đã củng cố thêm được vị trí quốc tế của mình. 4. Con đường đẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai -Như đã nói ở phần trên, ba lò lửa chiến tranh đã xuất hiện ở Đức, Italia, Nhật, nguy cơ Chiến tranh thề giới thứ hai đang đến gần. -Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương liên kết với các nước tư bản Anh , Pháp chống lại phát xít và nguy cơ chiến tranh . Liên Xô cũng kiên quyết đứng về phía các nước Êtiôpia, cộng hòa Tây Ban Nha và Trung Quốc chống xâm lược. -Chính phủ các nước Anh, Pháp Mĩ đề có chung một mục đích là giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng vẫn thù ghét cộng sản. Vì thế, giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít. Họ thực hiến chính 11 sách nhượng bộ, hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô, theo kiểu “Cò ngao tranh chấp, ngư ông thủ lợi”. Còn Mĩ, với đạo luật trung lập (8/1935), giới cầm quyền Mĩ thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài Châu Mĩ. -Đỉnh cao của sự thỏa hiệp đó chính là Hội nghị Muy ních(29/9/1938) với sự tham gia của chính phủ Anh, Pháp, Đức, Italia. Theo đó Anh, Pháp trao trả vùng Xuy đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy sự cam kết của Hít le về chấm đứt mọi sự thôn tính ở Châu Âu . Đại biểu Tiệp Khắc được mời đến Muy ních chỉ để tiếp nhận và thi hành hiệp định. Sau khi chiếm Xuy đét, Hít le thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (3/1939), rồi gây hấn , ráo riết chuẩn bị tiến hành chiến tranh với Ba Lan. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9/1939). 5. Đánh giá -Quan hệ quốc tế giữa các nước tư bản giũa hai cuộc Đai chiến thế giới là quan hệ căng thẳng, mâu thuẫn giữa các nước “thỏa mãn” và “không thỏa mãn” với trật tự Véc xai _ Oa sinh tơn. -Mặc dù Liên Xô, Hội Quốc liên đã rất cố gắng duy trì trật tự thế giới , bảo vệ hòa bình song Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn xảy ra. -Nguyên nhân xâu xa đẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai chính là quy luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa đế quốc. Ví dụ 2 : “Quan hệ quốc tế trong thời kì chiến tranh lạnh” (1947-1989). 1. Mâu thuẫn Đông -Tây và sự khởi đầu của Chiến tranh lạnh -Từ liên minh chống phát xít, sau chiến tranh, hai cường quốc Xô-Mĩ nhanh chóng chuyến sang thế đối đầu và đi đến tình trạng Chiến tranh lạnh. -Trước hết là sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Ngược lại, Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. 12 Nhưng cũng sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất, vượt xa các nước tư bản khác, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới . Vì thế ngày 12/3/1947 Mĩ chính thức phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. -Hai là, sự ra đời của “Kế hoạch Mác san” (6/1947) giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. Qua đó, Mĩ còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu. Kế hoạch này đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa. -Ba là, việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào 4/4/1949. Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Tháng 1/1949 Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giũa các nước xã hội chủ nghĩa. Tháng 5năm 1955 họ thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác sa va, một liên minh chinh trị _ quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa Châu Âu. Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vác sa va đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh đã bao trùm cả thế giới. 2. Sự đối đầu Đông -Tây -Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chũ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe. Chiến tranh lạnh đã diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực , trừ xung đột trực tiếp giữa hai siêu cường xô-Mĩ. Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới nhưng trong gần nửa thế kỉ của Chiến tranh lạnh, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. -Các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra như Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945-1954), Cuộc chiến tranh Triều Tiên (19501953), Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ (1954-1975). 13 Như vậy trong thời kì Chiến tranh lạnh, hầu như mọi cuộc chiến tranh hoặc xung đột quân sự ở các khu vực trên thế giới với những hình thức và mức độ khác nhau đều liên quan tới sự đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ. 3. Xu thế hòa hoãn Đông - Tây và Chiến tranh lạnh chấm đứt -Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu hướng hòa hoãn Đông - Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô-Mĩ, mặc dù còn những diễn biến phức tạp . -Trên cơ sở những thỏa thuận Xô-Mĩ, ngày 9/11/1972, hai nước Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức đã kí kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức. -Cũng trong năm 1972, hai siêu cường Xô-Mĩ đã thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược và kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) ngày 26/5, sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1). -Đầu tháng 8/1975, 33 nước Châu Âu cùng với Mĩ và Canada kí kết Định ước Henxinki.Định ước này đã tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh Châu Âu. -Cũng trong thời gian trên, hai siêu cường Xô - Mĩ đã tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao - qua đó nhiều văn kiện hợp tác về kinh tế và khoa học kĩ thuật đã được kí kết giữa hai nước, nhưng trọng tâm là những thỏa thuận về việc thủ tiêu các tên lửa tầm trung ở Châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược cũng như hạn chế cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước . -Tháng 12 / 1989 trong cuộc gặp gỡ không chính thức tại đảo Manta (Địa Trung Hải), Liên Xô và Mĩ đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. 4. Nguyên nhân đẫn đến chấm dứt Chiến tranh lạnh -Chạy đua kéo dài nên hai siêu cường Xô - Mĩ suy giảm thế mạnh về nhiều mặt. -Cả hai đang phải đối mặt với sự thách thức vươn lên của Nhật, Liên minh Châu Âu, các nước công nghiệp mới… 14 Liên Xô và Mĩ cần thoát khỏi thế đối đầu, cần ổn định để giải quyết những vấn đề của thế giới. -Chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hướng giải quyết mọi xung đột bằng biện pháp hòa bình, chung tay góp sức giải quyết những vấn đề về bệnh tật, ô nhiễm môi trường, tai nạn thảm khốc… Phần II: Phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy chuyên đề Quan hệ quốc tế từ năm 1919 - 2000 1. Yêu cầu chung khi tổ chức ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia về vấn đề Quan hệ quốc tế từ năm 1919-2000. -Vấn đề Quan hệ quốc tế từ năm 1919-2000 là một vấn đề rất rộng, bao gồm nhiều nội dung phong phú, trong đó đan xen những quan hệ phức tạp. Bởi vậy khi tổ chức ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia, tôi chỉ lựa chọn những nội dung cơ bản nhất, phù hợp với các em. Trên cơ sở đó, tôi tổ chức, hướng dẫn các em nắm chắc , hiểu sâu kiến thức mà tôi yêu cầu . -Trước hết , tôi kết hợp các phương pháp ôn tập một cách đa đạng cho học sinh như hướng dẫn nắm chắc kiến thức cơ bản, thảo luận rồi phân tích dánh giá sự kiện . Với việc kết hợp đa đạng các phương pháp này vừa giúp tôi định hình được kiến thức cho học sinh, đồng thời giúp các em chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức . -Bằng kinh nghiệm cá nhân, tôi hướng dẫn học sinh vận dụng các kinh nghiệm của các em khi học vấn đề này. Các em sẽ đối chiếu, so sánh được quan hệ quốc tế trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trên cơ sở đó hình thành phương pháp tư duy tích cực cho các em . -Do vấn đề quan hệ quốc tế từ năm 1919-2000 là mảng kiến thức rất rộng nên tôi xây dựng hệ thống bài tập phù hợp. Với hệ thống bài tập này các em vững tâm hơn khi ôn tập. 2. Một số biện pháp tổ chức ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy Quan hệ quốc tế từ năm 1919-2000. 15 -Trong quá trình ôn tập cho học sinh khi giảng dạy quan hệ quốc tế từ năm 1919 đến năm 2000, tôi đã thực hiện một số biện pháp tổ chức ôn tập cho các em. Tôi đã đạt hiệu quả nhất định khi thực hiện ba bước sau: + Tổ chức học sinh thảo luận theo chủ đề về Quan hệ quốc tế từ 1919-2000 +Xây dựng hệ thống bài tập phù hợp theo nội dung trên. +Hướng đẫn học sinh tự học trên lớp cũng như ở nhà. -Cụ thể như sau : *Thứ nhất: Tổ chức học sinh thảo luận theo chủ đề về Quan hệ quốc tế 19192000. -Để việc thảo luận theo chủ đề ở trên lớp đạt hiệu quả, khi ôn luyện cho học sinh giỏi quốc gia ở giờ học trước, tôi đã phân công việc cho giờ học sau.Tôi hướng dẫn học sinh giờ học sau thảo luận nội dung Quan hệ quốc tế 1919-2000, phân công nhóm , từng nhóm chuẩn bị chủ đề mà mình yêu thích . -Trên lớp: +Tôi hướng dẫn các nhóm thực hiện thảo luận. Các nhóm sẽ triển khai như sau: phân công người đại diện nhóm; các thành viên cùng thảo luận nhũng vấn đề nào sao cho cô đọng, chuyên sâu nhất, xâu chuỗi, đánh giá các sự kiện; cử thư kí ghi chép biên bản… + Trong khi người đại diện nhóm thuyết trình, các thành viên trong nhóm được bổ sung để hoàn thiện kiến thức, các nhóm khác có thể góp ý, nhận xét. +Sau khi từng nhóm trình bày xong, tôi nhận xét kết quả thảo luận từng nhóm, bổ sung kiến thức,vạch ra những hạn chế của các em để chỉnh sửa trong những lần thảo luận sau , động viên những thành viên tích cực. +Không khí thảo luận phải dân chủ, tự chủ, tôn trọng lẫn nhau để các em phấn khởi , tự tin khám phá kiến thức . *Thứ hai: Tôi xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với vấn đề quan hệ quốc tế từ năm 1919-2000. -Việc xây dựng hệ thống bài tập cho học sinh giỏi quốc gia khi ôn tập Quan hệ quốc tế từ 1919-2000 là rất cần thiết. Với hệ thống câu hỏi mà tôi biên 16 soạn, các em sẽ tự chủ về kiến thức để say mê học tập hơn. Tuy nhiên việc xây dựng hệ thống bài tập cho học sinh giỏi quốc gia khi ôn luyện mảng kiến thức này không được tùy hứng mà cần dảm bảo tính hệ thống, đa dạng nhưng phải phù hợp đối với các em. Đồng thời, trong hệ thống bài tập đó phải tuyệt đối chính xác , đạt sự chuẩn mực. Có như vậy hiệu quả ôn tập mới cao. -Trên cơ sở 5 chuyên đề tôi lựa chọn khi giảng dạy học sinh giỏi quốc gia vấn đề Quan hệ quốc tế từ 1919-2000 , tôi xây dựng hệ thống bài tập như sau : Chuyên đề 1: “Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Véc xai - Oa sinh tơn” Câu hỏi: 1. Trật tự thế giới mới được xác lập như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ nhất? 2. Nêu đặc điểm của trật tự thế giới theo hệ thống Véc xai - Oa sinh tơn? 3. Tại sao quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong hệ thống Véc xai - Oa sinh tơn chỉ là tạm thời và mong manh? 4. Bản đồ chính trị Châu Âu đã thay đổi như thế nào theo hệ thống Véc xai - Oa sinh tơn? Chuyên đề 2: “Quan hệ quốc tế giữa các nước giữa hai cuộc Đại chiến thế giới (1919-1939)” Câu hỏi: 1. Tại sao Hội quốc liên ra đời để duy trì hòa bình an ninh thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn bùng nổ? 2. Phân tích câu nói của Te lơ man: “chủ nghĩa phát xít có nghĩa là chiến tranh”? 3. Hãy chứng minh rằng: Chủ nghĩa phát xít là nền chuyên chính độc tài công khai của các phần tử mang tư tưởng phản động nhất, sô vanh nhất? 4. Quan hệ quốc tế giữa các nước giữa hai cuộc Đại chiến thế giới như thế nào? 5. Con đường đẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai? 17 6. Hãy phân tích thái độ của các các lực lượng trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh? 7. Tại sao nói vào những năm 30 của thế kỉ XX, nước Đức chính lò lửa của Chiến tranh thế giới thứ hai từ Châu Âu? 8. Phân tích, đánh giá sự kiện Muy ních (1938) trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ? 9. Phân tích những hành động tích cực của Liên Xô nhằm ngăn chặn Chiến tranh thế giới thứ hai? Chuyên đề 3: “Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai -trật tự hai cực Ianta” Câu hỏi:1. Trật tự thế giới được hình thành như thế nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 2. Nêu đặc điểm của trật tự hai cực Ianta ? So sánh trật tự hai cực Ianta với trật tự Véc xai - Oa sinh tơn? 3. Từ những quyết định tại hội nghị Ianta (2/1945) và những thỏa thuận sau đó của các cường quốc đồng minh , thế giới đã được phân chia như thế nào? 4. Đánh giá về các trật tự thế giới sau mỗi cuộc Đại chiến thế giới? 5. Vai trò của Liên hợp quốc trong việc giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? Liên hệ vai trò của Liên hợp quốc trong tình hình hiện nay? Chuyên đề 4 : “Quan hệ quốc tế trong thời kì Chiến tranh lạnh (1947-1989)” Câu hỏi: 1. Vì sao Mĩ phát động Chiến tranh lạnh? Nêu những biểu hiện của Chiến tranh lạnh? 2. Hãy nêu và phân tích những sự kiện dẫn đến tình trạng Chiến tranh lạnh giữ hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa? 3. Sự đối đầu Đông - Tây được thể hiện như thế nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 18 4. Mối quan hệ giữa các cường quốc thời kì Chiến tranh lạnh được biểu hiện như thế nào? 5. Xu thế hòa hoãn Đông - Tây được thể hiện như thế nào trong quan hệ quốc tế? 6. Vì sao Chiến tranh lạnh chấm dứt ? Điều đó có tác động như thế nào tới quan hệ quốc tế ? 7. Vấn đề hòa bình , an ninh Châu Âu đã được giải quyết như thế nào trong những năm 70 của thế kỉ XX ? Phân tích tác động của nó tới quan hệ quốc tế? 8. Suy nghĩ của anh (chị) về mối quan hệ quốc tế trong thời kì Chiến tranh lạnh? Chuyên đề 5: “Quan hệ quốc tế thời kì sau Chiến tranh lạnh (1989-2000)” Câu hỏi: 1. Nêu những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt? 2. Thế giới đã phát triển như thế nào sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc? 3. Từ những biểu hiện của các xu thế phát triển sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt (1989), anh (chị) có suy nghĩ gì về trật tự thế giới hiện nay? Sau khi xây dựng hệ thống bài tập theo 5 chuyên đế lựa chọn, tôi rèn kĩ năng làm bài cho học sinh. Các giờ viết bài kiểm tra trên lớp được tiến hành thường xuyên .Tôi đưa ra một số câu hỏi kiểm tra theo lượng thời gian, mức điểm phù hợp.Ví như ra một câu hỏi kiểm tra mức độ 2 điểm - thời gian làm bài là 30 phút; câu hỏi mức độ 1,5 điểm - thời gian làm bài 20 phút (thang điểm 20). Qua bài viết của các em tôi kiểm soát được cách viết, ngôn ngữ viết, độ chuẩn kiến thức của học sinh để kịp thời uốn nắn, nhất là những câu mang tính tổng hợp . Sau khi hết một đợt ôn luyện, tôi mới tiến hành cho học sinh luyện đề với thời lượng 180 phút thang điểm 20. * Hướng dẫn học sinh tự học: -Việc hướng dẫn học sinh tự học là điều rất cần thiết. Nó giúp học sinh không những hiểu sâu kiến thức lịch sử mà còn tự chủ, chủ động trong việc nắm 19 bắt kiến thức. Vì thế ở trên lớp, tôi hướng dẫn các em nghe giảng, ghi những ý chính, đặc biệt là biết phân tích, tổng hợp, đánh giá những sự kiện lịch sử, nhất là trong khi việc đánh giá mối Quan hệ quốc tế từ 1919-2000 là rất khó. -Học sinh, ngoài những giờ thảo luận, trong lớp có thể trao đổi tại chỗ theo nhóm hai người, nếu có gì thắc mắc, đề xuất ý kiến với giáo viên ngay để kịp thời giải quyết . -Để việc học hiệu quả, tôi hướng học sinh ngoài sách giáo khoa nâng cao, cần tham khảo một số tài liệu khác để tăng thêm sự phong phú của bài học, tuy nhiên không lạm dụng tư liệu. Ví dụ: khi giảng dạy ôn tập cho học sinh Quan hệ quốc tế từ 1919-2000, tôi hướng dẫn các em tham khảo tư liệu: 1. Lịch sử thế giới hiện đại - Nhà xuất bản giáo dục 2. Quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế (tài liệu bồi dưỡng giáo viên) 3. Chương trình dạy học chuyên sâu môn lịch sử (tài liệu bồi dưỡng giáo viên) 4. Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai - nay (tài liệu bồi dưỡng giáo viên) 20 C. KẾT LUẬN Công tác huấn luyện học sinh giỏi là một công tác rất gian truân, đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt huyết, tận tâm với nghề. Người giáo viên cần phải có những kiến thức chắt lọc, những bài giảng hay, những chuyên đề mang tính hiệu quả cao để vừa phát huy trí tuệ của các em, vừa giúp các em có được sự tổng hợp về kiến thức một cách toàn diện. Mỗi bước trưởng thành của các em chính là niềm vui của người dạy chuyên. Với bản thân tôi, dạy chuyên là một niềm vui. Hàng đêm tôi chắt lọc ra các kiến thức, những câu hỏi khó, những đoạn phân tích sự kiện hay cho các em. Để mỗi ngày đứng trên bục giảng tôi được nhìn thấy ánh mắt long lanh của học trò. Mặc dù trong công tác dạy chuyên tôi cũng có những thành công và thất bại. Trên đây thực sự là những chia sẻ của tôi với các đồng nghiệp trong quá trình ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy Quan hệ quốc tế từ 19192000. Dẫu rằng sẽ có những khiếm khuyết, song tôi đã mạnh dạn nêu ra những công việc thường ngày của một giáo viên day chuyên. Đối với tôi, công tác dạy chuyên là một nhiệt huyết, là một sự say mê và luôn phấn đấu để hoàn thiện, hiệu quả hơn nữa trong trọng trách tập huấn học sinh giỏi quốc gia. Rất mong được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp! 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lịch sử thế giới hiện đại - Nhà xuất bản giáo dục 2. Quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế (tài liệu bồi dưỡng giáo viên) 3. Chương trình dạy học chuyên sâu môn lịch sử (tài liệu bồi dưỡng giáo viên) 4. Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai - nay (tài liệu bồi dưỡng giáo viên) 22 [...]... được quan hệ quốc tế trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai Trên cơ sở đó hình thành phương pháp tư duy tích cực cho các em -Do vấn đề quan hệ quốc tế từ năm 1919- 2000 là mảng kiến thức rất rộng nên tôi xây dựng hệ thống bài tập phù hợp Với hệ thống bài tập này các em vững tâm hơn khi ôn tập 2 Một số biện pháp tổ chức ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy Quan hệ quốc tế từ năm 1919- 2000. .. những vấn đề của thế giới -Chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hướng giải quyết mọi xung đột bằng biện pháp hòa bình, chung tay góp sức giải quyết những vấn đề về bệnh tật, ô nhiễm môi trường, tai nạn thảm khốc… Phần II: Phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy chuyên đề Quan hệ quốc tế từ năm 1919 - 2000 1 Yêu cầu chung khi tổ chức ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia về vấn đề Quan hệ. .. 1919- 2000 15 -Trong quá trình ôn tập cho học sinh khi giảng dạy quan hệ quốc tế từ năm 1919 đến năm 2000, tôi đã thực hiện một số biện pháp tổ chức ôn tập cho các em Tôi đã đạt hiệu quả nhất định khi thực hiện ba bước sau: + Tổ chức học sinh thảo luận theo chủ đề về Quan hệ quốc tế từ 1919- 2000 +Xây dựng hệ thống bài tập phù hợp theo nội dung trên +Hướng đẫn học sinh tự học trên lớp cũng như ở nhà -Cụ... -Cụ thể như sau : *Thứ nhất: Tổ chức học sinh thảo luận theo chủ đề về Quan hệ quốc tế 19192 000 -Để việc thảo luận theo chủ đề ở trên lớp đạt hiệu quả, khi ôn luyện cho học sinh giỏi quốc gia ở giờ học trước, tôi đã phân công việc cho giờ học sau.Tôi hướng dẫn học sinh giờ học sau thảo luận nội dung Quan hệ quốc tế 1919- 2000, phân công nhóm , từng nhóm chuẩn bị chủ đề mà mình yêu thích -Trên lớp: +Tôi... +Không khí thảo luận phải dân chủ, tự chủ, tôn trọng lẫn nhau để các em phấn khởi , tự tin khám phá kiến thức *Thứ hai: Tôi xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với vấn đề quan hệ quốc tế từ năm 1919- 2000 -Việc xây dựng hệ thống bài tập cho học sinh giỏi quốc gia khi ôn tập Quan hệ quốc tế từ 1919- 2000 là rất cần thiết Với hệ thống câu hỏi mà tôi biên 16 soạn, các em sẽ tự chủ về kiến thức để say mê học. .. học tập hơn Tuy nhiên việc xây dựng hệ thống bài tập cho học sinh giỏi quốc gia khi ôn luyện mảng kiến thức này không được tùy hứng mà cần dảm bảo tính hệ thống, đa dạng nhưng phải phù hợp đối với các em Đồng thời, trong hệ thống bài tập đó phải tuyệt đối chính xác , đạt sự chuẩn mực Có như vậy hiệu quả ôn tập mới cao -Trên cơ sở 5 chuyên đề tôi lựa chọn khi giảng dạy học sinh giỏi quốc gia vấn đề Quan. .. 2000 1 Yêu cầu chung khi tổ chức ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia về vấn đề Quan hệ quốc tế từ năm 1919- 2000 -Vấn đề Quan hệ quốc tế từ năm 1919- 2000 là một vấn đề rất rộng, bao gồm nhiều nội dung phong phú, trong đó đan xen những quan hệ phức tạp Bởi vậy khi tổ chức ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia, tôi chỉ lựa chọn những nội dung cơ bản nhất, phù hợp với các em Trên cơ sở đó, tôi tổ chức, hướng... phong phú của bài học, tuy nhiên không lạm dụng tư liệu Ví dụ: khi giảng dạy ôn tập cho học sinh Quan hệ quốc tế từ 1919- 2000, tôi hướng dẫn các em tham khảo tư liệu: 1 Lịch sử thế giới hiện đại - Nhà xuất bản giáo dục 2 Quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế (tài liệu bồi dưỡng giáo viên) 3 Chương trình dạy học chuyên sâu môn lịch sử (tài liệu bồi dưỡng giáo viên) 4 Quan hệ quốc tế sau chiến tranh... trong quá trình ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy Quan hệ quốc tế từ 19192 000 Dẫu rằng sẽ có những khi m khuyết, song tôi đã mạnh dạn nêu ra những công việc thường ngày của một giáo viên day chuyên Đối với tôi, công tác dạy chuyên là một nhiệt huyết, là một sự say mê và luôn phấn đấu để hoàn thiện, hiệu quả hơn nữa trong trọng trách tập huấn học sinh giỏi quốc gia Rất mong được sự chia... Đông - Tây được thể hiện như thế nào trong quan hệ quốc tế? 6 Vì sao Chiến tranh lạnh chấm dứt ? Điều đó có tác động như thế nào tới quan hệ quốc tế ? 7 Vấn đề hòa bình , an ninh Châu Âu đã được giải quyết như thế nào trong những năm 70 của thế kỉ XX ? Phân tích tác động của nó tới quan hệ quốc tế? 8 Suy nghĩ của anh (chị) về mối quan hệ quốc tế trong thời kì Chiến tranh lạnh? Chuyên đề 5: Quan hệ ... dung Quan hệ quốc tế từ năm 1919- 2000 Một số vấn đề chuyên sâu Quan hệ quốc tế từ năm 1919- 2000 Phần II: Phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia giảng dạy chuyên đề Quan hệ quốc tế từ năm 1919. .. tập cho học sinh giỏi quốc gia giảng dạy chuyên đề Quan hệ quốc tế từ năm 1919 - 2000 Yêu cầu chung tổ chức ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia vấn đề Quan hệ quốc tế từ năm 1919- 2000 -Vấn đề Quan. .. tập cho học sinh giỏi quốc gia giảng dạy chuyên đề Quan hệ quốc tế từ năm 1919 đến năm 2000 Chuyên đề gồm hai phần : Phần I: Một số vấn đề chuyên sâu Quan hệ quốc tế từ năm 1919 - 2000 Lựa chọn

Ngày đăng: 14/10/2015, 08:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w