Lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy giai đoạn lịch sử việt nam từ 1930 – 1945 (4)

11 432 0
Lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy giai đoạn lịch sử việt nam từ 1930 – 1945 (4)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DẠY VÀ ÔN TẬP CHO HỌC SINH GIỎI KHI GIẢNG DẠY LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1930 ĐẾN 1945 Ths Vũ Thị Hằng Trường THPT Chuyên Trần Phú , Hải Phòng Dạy lịch sử dân tộc được chú trọng trong chương trình phổ thông trung học.Tuy nhiên trong chương trình lớp 12 phổ thông trung học thì lịch sử Việt Nam từ năm 1919 – 2000 chia làm nhiều giai đoạn, như : 1919-1930, 19301945, 1945-1954, 1954-1975, 1975-2000. Vậy phải lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho học sinh như thế nào là một vấn đề ra ®îc nhiÒu gi¸o viªn quan t©m. Vì thế đến với hội thảo các trường THPT Chuyên khu vực Duyên hải – Đồng bằng Bắc Bộ, tôi mạnh dạn trình bày chuyên đề: “Dạy và ôn tập cho học sinh giỏi Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1930-1945” Chuyên đề gồm hai nội dung : 1 _ Nội dung thứ nhất : lựa chọn vấn đề dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 _ Nội dung thứ hai : phương pháp ôn tập cho nội dung trên. Trước hết tôi xác định giai đoạn lịch sử Việt Nam thời kì 1939-1945 (tính từ sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đến ngày 2/9/1945). Nội dung chính của giai đoạn này gồm mét sè vấn đề sau. Cụ thể là : _ Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (19291933) cùng với sự gia tăng áp bức bóc lột và cuộc “khủng bố trắng” của thực dân Pháp sau khởi nghĩa Yên Bái (9-2-1930), đã làm bùng nổ phong trào cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng trong những năm 1930-1931, với đỉnh cao Xô Viết Nghệ - Tĩnh _ Trong bối cảnh lịch sử những năm 1936-1939, khi chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe dọa hòa bình thế giới, ở nước ta dấy lên phong trào đấu tranh công khai rộng lớn đòi tự do, dân sinh dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là phong trào quần chúng rộng lớn với mục tiêu, hình thức đấu tranh mới 2 Cuộc chiến đầu của nhân dân Liên Xô và các lực lượng dân chủ thế giới chống phát xít thắng lợi đã tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng nước ta và nhiều nước tiến lên giải phóng dân tộc _ Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) đã hoàn chỉnh chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu được đề ra từ Hội nghị trung ương tháng 11-1939. Từ đây, cách mạng nước ta tập trung vào mục tiêu giải phóng dân tộc lên hàng đầu, ra sức chuẩn bị, tiến tới khởi nghĩa giảnh chính quyền. _ Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi là kết quả của quá trình chuẩn bị và tập dượt trong 15 năm kể từ khi Đảng ra đời năm 1930. Khởi nghĩa được tiến hành theo hình thái phù hợp, từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên tổng khởi nghĩa. Cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi đã giành được độc lập, chính quyền về tay nhân dân Với nhiều nội dung như trên thì xác định vấn đề dạy như thế nào ? Tôi chọn vấn đề dạy cho học sinh mang tính chất bao trùm toàn bộ nội dung giai đoạn 1930-1945 đó là : công 3 cuộc chuẩn bị toàn diện cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền (8-1945). Tôi đã truyền đạt cho học sinh những kiến thức sau để đạt được những ý đồ trên: _ Công cuộc chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng 8/1945 được thể hiện qua nhiều khâu chuẩn bị, từ năm 1930 – 1945 _ Trước hết là sự chuẩn bị về mặt đường lối của Đảng ta : + Đầu năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Với chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắc do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo – được coi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta. Đó là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này. Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam + Đến tháng 10/1930 Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam họp hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng ( Trung Quốc ). Hội nghị quyết định đổi 4 tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương, thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo. Tuy còn hạn chế song Luận cương chính trị tiếp tục vạch ra đường lối cho cách mạng Việt Nam. (Cách mạng tư sản dân quyền) + Từ 11/1939 đến 5/1941: Trước những biến động của tình hình thế giới và trong nước, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị lần VI và lần thứ VIII, nhằm gương cao lá cờ giải phóng dân tộc. Đó chính là thời kì chuyển hướng chiến lược của Đảng ta cho phù hợp tình hình _ Thứ hai là sự chuẩn bị về lực lượng các h mạng gồm lực lượng cách mạng gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang + Về lực lượng chính trị: Một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng là vận động quần chúng tham gia Việt Minh. Cao Bằng là nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các Hội Cứu quốc trong mặt trận Việt Minh. Đến năm 1942 khắp các châu ở Cao Bằng đều có Hội Cứu quốc, trong đó có ba châu “hoàn toàn”. Tiếp đó ủy ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và ủy ban Việt Minh lâm thời liên 5 tỉnh Cao-Bắc-Lạng được thành lập. Năm 1943 Đảng đề ra bản Đề cương văn hóa Việt Nam. Năm 1944 Đảng dân chủ Việt Nam và Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam được thành lập đứng trong Mặt trận Việt Minh. Đảng cũng tăng cường công tác vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp, những ngoại kiều ở Đông Dương đấu tranh chống phát xít + Về lực lượng vũ trang: Cùng với việc xây dựng lực lượng chính trị, công tác xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng cũng được Đảng đặc biệt coi trọng. Sau khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, theo chủ trương của Đảng, một bộ phận lực lượng vũ trang khởi nghĩa chuyển sang xây dựng thành những đội du kích, hoạt động ở căn cứ địa Bắc sơn Võ Nhai. Bước sang năm 1941 những đội du kích Bắc Sơn lớn mạnh lên và thống nhất lại thành Trung đội cứu quốc quân (14/2/1941). Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích trong vòng 8 tháng (7/1941 – 2/1942) để đối phó với sự vây quét của địch, sau đó phân tán thành nhiều bộ phận để chấn chỉnh lực lượng, gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại 6 các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang. Từ 9/1941 đến 2/1944 tiếp tục thành lập Trung đội Cứu quốc II và III Ngày 22/12/1944 theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập – là tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam sau này. Đến tháng 5/1945 thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân _ Thứ ba là sự chuẩn bị về căn cứ địa. Việc xây dựng căn cứ địa cách mạng cũng được quan tâm. Vùng Bắc Sơn – Võ Nhai được Hội nghị Ban chấp hành trung ương tháng 11/1940 chủ trương xây dựng thành căn cứ địa cách mạng. Năm 1941 sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa trên cơ sở lực lượng chính trị được tổ chức và phát triển. Đó là 2 căn cứ địa đầu tiên của cách mạng nước ta. Ngày 4/6/1945 theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, khu giải phóng chính thức được thành lập, gọi là khu giải phóng Việt Bắc, gồm hầu hết các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và 1 số vùng thuộc các tỉnh phụ cận như: Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên. Tân Trào được chọn làm thủ đô của khu giải phóng. Ủy 7 ban lâm thời khu giải phóng được thành lập. Khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới _ Thứ 4 là sự chuẩn bị về bộ máy Tổng khởi nghĩa. Ngày 16/4/1945 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam và ủy ban dân tộc giải phóng các cấp. (Đến ngày 28/8/1945 ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa) _ Từ 1930 – 1945 Song song với các sự chuẩn bị trên, Đảng và mặt trận Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân ta tập dượt đấu tranh, từ năm 1930-1945 trải qua 3 cao trào cách mạng (1930-1931, 1936-1939, 1939-1945) thực chất là những lần tổng diễn tập cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền - đặc biệt là từ tháng 3 đến tháng 8/1945 khởi nghĩa từng phần đã diễn ra. Có nơi quần chúng nhân dân đã giành được chính quyền. Đây thực sự là cao trào Tiền khởi nghĩa, là sự tập dượt lần cuối cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám. 8 Như vậy đầu tháng 8/1945 công cuộc chuẩn bị được gấp rút hoàn thành. Toàn dân tộc ta đã sẵn sàng đón chờ thời cơ vùng dậy tiến hành Tổng khởi nghĩa. Khi nghe tin Nhật sắp đầu hàng Đồng Minh ngày 13/8/1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra “Quân lệnh số 1”, chính thức phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước Với sự chuẩn bị chu đáo ấy từ ngày 14/8 - 28/8/1945 tổng khởi nghĩa tháng 8 đã diễn ra nhanh chóng ít đổ máu, giành thắng lợi quyết định Trên đây là những nội dung kiến thức để tôi truyền tải tới học sinh. Rõ ràng chúng ta thấy giai đoạn 1930 – 1945 rất nhiều kiến thức nên cần phải lựa chọn kiến thức tổng hợp bổ trợ cho kiến thức chủ đạo của cả giai đoạn. Tôi lựa chọn vấn đề mang tính chất tổng hợp trên sẽ bắt buộc học sinh phải nắm được những nét chính của kiến thức lịch sử. Điều đáng nói là cần lựa chọn phương pháp ôn tập nào cho đối tượng học sinh giỏi dự thi quốc gia để qua đó học sinh thẩm thấu được kiến thức. Vấn đề này cũng là một sự trăn trở đối với tôi khi dạy về giai đoạn lịch sử Việt Nam 1930-1945. Qua thực tiễn giảng dạy tôi 9 đã đúc rút ra được những phương pháp ôn tập sau để các thầy cô cùng tham khảo, đóng góp ý kiến, bổ sung. Trước tiên tôi gợi cho học sinh nhớ kiến thức bằng phương pháp liệt kê sự kiện. Tôi trao đổi với học sinh tiến trình các sự kiện diễn ra theo trình tự thời gian từ năm 1930-1945. Theo tôi đây là phương pháp ôn tập chủ đạo nhất, bởi vì muốn ôn tập một vấn đề tổng hợp thì bắt buộc học sinh phải nhớ sự kiện lịch sử - mà trong đó các sự kiện đã diễn ra theo các mốc thời gian. Trên cơ sở học sinh nắm được các sự kiện tôi hướng dẫn học sinh phân biệt, lựa chọn được những sự kiện chủ chốt của giai đoạn 1930 – 1945. Sau khi học sinh nắm được hai vững hai điều trên tôi hướng dẫn cho các em phân tích đánh giá nội dung của các sự kiện lịch sử mà đã chọn lọc. Đồng thời trên cơ sở phân tích đánh giá ấy hướng dẫn học sinh tìm ra được chủ đề của giai đoạn – chính là sự chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945 Chuyên đề của tôi đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn khi dạy cho học sinh giỏi dự thi Quốc gia đạt kết quả tốt 10 Tóm lại đến với hội thảo hôm nay tôi mạnh dạn trình bày chuyên đề “Dạy và ôn tập cho học sinh giỏi Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1930-1945” chắc chắn còn khiếm khuyết. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô. Hải Phòng ngày 22/8/2012 11 [...]...Tóm lại đến với hội thảo hôm nay tôi mạnh dạn trình bày chuyên đề Dạy và ôn tập cho học sinh giỏi Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1930- 1945 chắc chắn còn khi m khuyết Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô Hải Phòng ngày 22/8/2012 11 ... thứ : lựa chọn vấn đề dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 _ Nội dung thứ hai : phương pháp ôn tập cho nội dung Trước hết xác định giai đoạn lịch sử Việt Nam thời kì 1939 -1945 (tính từ sau... cho học sinh giỏi dự thi Quốc gia đạt kết tốt 10 Tóm lại đến với hội thảo hôm mạnh dạn trình bày chuyên đề Dạy ôn tập cho học sinh giỏi Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1930- 1945 chắn khi m... buộc học sinh phải nắm nét kiến thức lịch sử Điều đáng nói cần lựa chọn phương pháp ôn tập cho đối tượng học sinh giỏi dự thi quốc gia để qua học sinh thẩm thấu kiến thức Vấn đề trăn trở dạy giai

Ngày đăng: 14/10/2015, 15:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan