1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LỰA CHỌN vấn đề dạy và PHƯƠNG PHÁP ôn tập CHO học SINH GIỎI QUỐC GIA KHI GIẢNG dạy PHẦN LỊCH sử VIỆT NAM GIAI đoạn 1919 – 1930

37 661 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 190 KB

Nội dung

Tuynhiên, tài liệu viết về thời kỳ này không phong phú, ngoài các sách như Lịch sửViệt Nam, Đại cương lịch sử Việt Nam, giáo trình lịch sử Việt Nam…chúng ta ít có cơ hội được tiệm cận nh

Trang 1

LỰA CHỌN VẤN ĐỀ DẠY VÀ PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP CHO HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA KHI GIẢNG DẠY PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM

Trang 2

CHUYÊN ĐỀ:LỰA CHỌN VẤN ĐỀ DẠY VÀ PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP CHO HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA KHI GIẢNG DẠY PHẦN LỊCH SỬ

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919- 1930

A MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam cần có những conngười vừa lao động trí lực và thể lực, có kỷ luật, có khoa học, có năng suất cao,vừa là con người có văn hóa thâm thúy và rộng rãi, không chỉ thấm nhuần vănhóa truyền thống của dân tộc mình mà biết trân trọng tiếp thu những tinh hoavăn hóa của các dân tộc khác Để đào tạo những con người hội tụ cơ bản nhữngphẩm chất đó giáo dục đóng vai trò quyết định Bởi vậy, mỗi môn học ở nhàtrường phổ thông với đặc trưng của mình phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ,những chủ nhân tương lai của đất nước

Cùng với các bộ môn khác, với đặc trưng của mình môn Lịch sử đã khẳngđịnh được khả năng, ưu thế và sở trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ Nhữngkiến thức của môn Lịch sử có tác động không nhỏ đến trí tuệ và trái tim học sinhnhững tình cảm đúng đắn…Tuy nhiên để phát huy chức năng, nhiệm vụ của bộmôn trong việc giáo dục học sinh thì hơn bao giờ hết phải đổi mới phương pháp

để nâng cao hiệu quả dạy học

Bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung, học sinh giỏi Quốc gia nói riêng là sứmệnh cao cả nhưng cũng đầy khó khăn, thử thách đối với các trường THPTchuyên Đây cũng là vấn đề được các cấp quản lý, đặc biệt là các giáo viên trựctiếp giảng dạy quan tâm, trăn trở

Với bộ môn Lịch sử, nội dung ôn luyện phục vụ thi HSGQG hầu như baoquát toàn bộ chương trình cấp học bao gồm cả lịch sử Thế giới và lịch sử ViệtNam Trong chương trình lịch sử Việt Nam, giai đoạn 1919- 1930 là một giai

Trang 3

đoạn quan trọng Giai đoạn này có nhiều sự kiện hay, ảnh hưởng đến các giaiđoạn sau của lịch sử dân tộc Do đó nếư không nắm chắc kiến thức giai đoạnnày, học sinh sẽ khó có thể đạt kết quả cao trong các kỳ thi.

Dạy học sinh giỏi đòi hỏi giáo viên phải sử dụng tài liệu chuyên sâu Tuynhiên, tài liệu viết về thời kỳ này không phong phú, ngoài các sách như Lịch sửViệt Nam, Đại cương lịch sử Việt Nam, giáo trình lịch sử Việt Nam…chúng ta

ít có cơ hội được tiệm cận nhiều kiến thức trong các công trình nghiên cứukhác… Vì vậy,việc các trường chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ

tổ chức hội thảo bàn về việc “Lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập chohọc sinh giỏi Quốc gia khi giảng dạy lịch sử Việt Nam từ 1919- 1930 ” là mộtviệc làm rất hữu ích !

Để góp một phần nhỏ vào thành công của hội thảo tôi xin trình bày một sốnội dung và phương pháp mà chúng tôi đã thực hiện có hiệu quả tốt đối với họcsinh đội tuyển của mình khi giảng dạy lịch sử Việt Nam 1919- 1930 trong thờigian qua Kính mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các đồngnghiệp!

Trang 4

B/ Nội Dung

Phần I: Lựa chọn nội dung ôn tập khi dạy học phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919- 1930

1.1.Nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1919 – 1930

Trước khi giúp học sinh tìm hiểu các chuyên đề theo hướng tổng hợp,khái quát nội dung kiến thức, giáo viên cần giúp các em nắm chắc kiến thức cơbản Nội dung của lịch sử Việt Nam từ 1919-1930 (sách giáo khoa lịch sử 12nâng cao) được trình bày trong một chương - Chương I: Lịch sử Việt Nam từnăm 1919-1930, gồm ba bài: bài 13, 14, 15, với các vấn đề chính:

I/ Chính sách thống trị của thực dân pháp và những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam.

1 Chính sách kinh tế - chính trị, văn hóa của Pháp ở Đông Dương

2 Tác động của chính sách thực dân đến tình hình kinh tế, xã hội (đặc biệt là

sự phân hoá giai cấp, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấptrong xã hội ở Việt Nam…)

II/ Tác động của tình hình thế giới và sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-1930

Trang 5

1 Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho lịch sử dân tộc

- con đường cách mạng vô sản

2 Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị

về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng

3 Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

IV/ Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng.

1 Sự ra đời, hoạt động và vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

2 Sự ra đời, hoạt động và vai trò của Tân Việt Cách mạng đảng

3 Sự ra đời, hoạt động và vai trò của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng

V/ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

1 Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản năm 1929

2 Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (hoàn cảnh, nội dung, ýnghĩa)

3 Nội dung của chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt…

4 Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam

1.2.Trên cơ sở những kiến thức cơ bản đã được trang bị, giáo viên tiếp tụchướng dẫn các em nghiên cứu, tìm hiểu và làm bài tập,câu hỏi theo các chuyên

đề có nâng cao(có thể bổ ngang hoặc bổ dọc các nội dung, vấn đề lịch sử):

1 Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp và ảnh hưởng của

nó đối với sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam

2 Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hộiViệt Nam

3 Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm của phong trào yêu nước ở nước ta trongnhững năm 20 của thế kỉ XX

4 Vì sao trong quá trình tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc lại lựa chọncon đường cách mạng vô sản

Trang 6

5 Hoạt động và công lao của Nguyễn Ái Quốc từ 1911-1930 đối với cáchmạng Việt Nam trong giai đoạn 1919- 1930.

6.Vì sao tháng 6/1925 Nguyễn Ái Quốc sáng lập tổ chức Hội Việt Nam CáchMạng Thanh Niên? Hoạt động và vai trò của Hội đối với cách mạng Việt Nam

7 Phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Namtrong những năm từ 1919- 1930

8.Quá trình phát triển từ tự phát đến tự giác của phong trào công nhân ViệtNam qua hai giai đoạn 1919-1925 và 1925-1929

9.Sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 Vì sao phải hợpnhất các tổ chức này thành một chính đảng duy nhất? Vai trò của Nguyễn ÁiQuốc đối với Hội nghị thành lập Đảng?

10.Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930? Tại sao nói Đảng Cộng sản ViệtNam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam?

11.Tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Phần II: Phương pháp ôn tập cho học sinh đội tuyển Quốc gia khi dạy học phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919- 1930

2.1.Muốn học sinh yêu thích, ham mê, học tập đạt kết quả cao thì trước tiên giáo viên phải xác định động cơ,hứng thú học tập lịch sử cho học sinh

Xác định mục tiêu học tập là hình thành ở học sinh động cơ đúng đắntrong học tập lịch sử Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy trực tiếp conngười ta hoạt động Hứng thú là biểu hiện tình cảm, nhu cầu nhận thức của conngười Như vậy, bước thứ nhất của công việc dạy học lịch sử là làm thế nàokhơi gợi được hứng thú của học sinh đối với việc học tập, làm rõ mục đích họctập

Động cơ học tập môn Lịch sử của học sinh nhất là học sinh chuyên phảiđược tạo ra bởi quyền lợi của các em (được khen thưởng, cộng điểm, vào đạihọc…) hoặc bằng sức mạnh của nội dung bài học Không có động cơ học tập,học sinh sẽ không có nhu cầu tham gia tích cực vào bài học Vì vậy chỉ có thể

Trang 7

nâng cao được chất lượng dạy học lịch sử ở trường Chuyên nói chung, bồidưỡng học sinh giỏi nói riêng khi hình thành ở học sinh động cơ, thái độ học tập

đúng đắn [3]

2.2.Phải sớm hình thành ở học sinh năng lực học tập và những kĩ năng học tập cơ bản nhất, từ đó hình thành kĩ năng giải bài tập cho các em.

Năng lực học là khả năng tự mình chiếm lĩnh kiến thức lịch sử một cách

có hiệu quả dưới sự điều khiển, hướng dẫn của thầy Muốn vậy học sinh phảiđược trang bị những cơ sở mang tính phương pháp luận nhận thức lịch sử Kiếnthức lịch sử mà học sinh lĩnh hội là những kiến thức đã được khoa học xác nhận

và được ghi chép trong sách giáo khoa bộ môn và những kĩ năng học tập cơ bảnnhất Xuất phát từ đặc trưng của kiến thức lịch sử, chúng ta cần hình thành ở họcsinh những kỹ năng cơ bản sau:

Thứ nhất: Kỹ năng học, ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử một cách hệthống

Thứ hai: Kỹ năng sử dụng tài liệu lịch sử

Thứ ba: Kỹ năng liên hệ, so sánh, đối chiếu tài liệu lịch sử với hiện tại

Thứ tư: Rèn luyện kỹ năng biết sử dụng hợp lý, cần thiết các loại đồ dùngtrực quan quy ước, như bản đồ, đồ thị, biểu đồ, các bảng thống kê

Thứ năm: Kỹ năng phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề Học sinhchuyên Sử và học sinh giỏi môn Lịch sử là những em ham thích say mênghiên cứu và học tập môn Lịch sử Các em phải tự mình phát hiện ra vấn đề

và tìm cách giải quyết vấn đề trong quá trình học tập Các em phải luôn luôn

có ý thức tìm hiểu để làm sáng tỏ các sự kiện lịch sử và giải thích vì sao nhưvậy

Thứ sáu: Kỹ năng làm bài kiểm tra, bài thi môn Lịch sử Nghĩa là trongmột khoảng thời gian có hạn đòi hỏi học sinh phải có những kỹ năng cơ bảntrong việc nhận thức đề, phân phối thời gian, giải quyết đề và trình bày bài

Những kỹ năng nêu trên không phải ngày một ngày hai có được mà phải

là một quá trình Để hình thành và rèn luyện được những kỹ năng nêu trên, để có

Trang 8

kết quả, chất lượng học tập tốt mỗi học sinh phải có nhận thức đúng về mônLịch sử và có phương pháp học tập phù hợp Việc đổi mới phương pháp học tậpthể hiện chủ yếu qua việc:

- Ở trên lớp, nghe giảng bài mới, học sinh cần nắm được mục tiêu bài học

mà giáo viên giới thiệu ngay từ đầu giờ học, ghi chép theo sự tiếp thu của mình

về các kiến thức được cung cấp, đặc biệt tham gia giải quyết các vấn đề đượcđặt ra

- Ở nhà, các em đọc kỹ sách giáo khoa, kết hợp bài giảng của giáo viêntrên lớp, suy nghĩ ghi nhớ những kiến thức cơ bản, đặt ra các vấn đề để giảiquyết hoặc trao đổi với bạn, nhờ thầy cô giáo hướng dẫn giải quyết

- Ngoài ra, các em cần chú ý hoàn thành tất cả các câu hỏi, bài tập đượcnêu trong sách giáo khoa cũng như do thầy cô giáo đưa ra sau mỗi bài,chương… và tự đánh giá kết quả giải đáp của mình hoặc nảy sinh ra các thắc

mắc mới Đồng thời, trong quá trình dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên

phải cho học sinh làm bài tập lịch sử dưới nhiều dạng khác nhau, kể cả bài tập

trắc nghiệm, tự luận và thực hành… Thông qua đó hình thành ở các em kỹ năng

giải bài tập.

Kỹ năng giải bài tập bao gồm:

- Kỹ năng xác định yêu cầu nội dung của đề bài

- Kỹ năng xác định phương pháp làm bài

- Kỹ năng làm bài

Có nhiều biện pháp sư phạm để hình thành kỹ năng GBT cho học sinhtrong dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói chung, trường THPT chuyên nóiriêng Tùy theo các hình thức sử dụng bài tập ở trên lớp, bài tập ở nhà, bài tậptrong kiểm tra - đánh giá…mà giáo viên đưa ra biện pháp hình thành kỹ năng

GBT riêng cho học sinh

2.2.1 Hình thành kỹ năng giải bài tập ở trên lớp

Trang 9

Thông thường ở trên lớp giáo viên sử dụng bài tập hoặc câu hỏi có nhữngyếu tố của bài tập nhận thức để học sinh xác định, tiếp cận kiến thức mới, bàitập, câu hỏi gợi mở (trong quá trình tiến hành giờ học) để tổ chức kiểm tra hoạtđộng nhận thức của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức mới Cùng vớiviệc sử dụng các bài tập đó, giáo viên hướng dẫn và hình thành kỹ năng giải bàitập cho học sinh để nâng cao hiệu quả bài học ở trên lớp.

2.2.2 Hình thành kỹ năng giải bài tập ở nhà

Việc tự học ở nhà trong học tập nói chung và học tập trên lớp nói riêng là

sự tiếp nối một cách logic bài học trên lớp bởi vì: “Bài giảng ở trên lớp chỉ làbước mở đầu cho công việc tiếp tục việc tự học ở nhà để hiểu vấn đề, chứ khôngphải là cung cấp hoàn chỉnh, cuối cùng cho việc học tập” [23; 136] Trong hoạtđộng này học sinh phải tự hoàn thành các BT, CH trong sách giáo khoa và BT,

CH do giáo viên đưa ra sau các bài học trên lớp

Tự học của học sinh, đặc biệt là học sinh chuyên Sử trong quá trình họctập lịch sử, thể hiện ở nhiều khâu của quá trình dạy học và được thể hiện bằngnhiều con đường khác nhau, trong đó tổ chức và hướng dẫn học sinh làm BT,

CH trong SGK là biện pháp quan trọng không thể thiếu được bởi nó giúp các emnắm chắc kiến thức cơ bản và hệ thống, hiểu sâu sắc hơn, toàn diện hơn về lịch

sử của dân tộc và nhân loại, tăng cường năng lực thực hành của học sinh khi tiếpthu và vận dụng kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới và áp dụng vào cuộcsống BT, CH trong SGK giúp các em làm quen với việc đánh giá, bình luận các

sự kiện, nhân vật lịch sử Trên cơ sở đó, tư duy lịch sử của học sinh được pháttriển, góp phần vào việc rèn luyện các kỹ năng, giáo dục đạo đức, giáo dụctruyền thống, giáo dục lý tưởng, thẩm mĩ cho học sinh Các BT, CH trong SGK

là một bộ phận quan trọng của sách, giúp học sinh ôn tập, đánh giá trong quátrình học từng mục, từng bài, sau mỗi chương BT, CH có nhiều dạng khácnhau, song đều nhằm củng cố kiến thức, xem xét sự tiếp thu kiến thức đã học,đang học, ôn tập, với hai loại chủ yếu: câu hỏi “như thế nào” giúp học sinh nắmnhững kiến thức cụ thể về sự kiện lịch sử đã diễn ra; Câu hỏi “vì sao” giúp học

Trang 10

sinh giải thích các vấn đề được đặt ra để hiểu sâu sắc hơn những vấn đề lịchsử…

Bên cạnh những BT, CH trong SGK, sau mỗi giờ học ở trên lớp, nhằmgiúp cho học sinh nắm vững hệ thống kiến thức trong một bài hoặc một số bài

và rèn luyện các kỹ năng tự học, tùy theo nội dung bài học, điều kiện cụ thể,giáo viên có thể ra thêm một số câu hỏi, bài tập để các em làm ở nhà(số lượng,nội dung bài tập, câu hỏi phải phù hợp với yêu cầu và trình độ của học sinh…)như: bài tập dưới dạng một câu hỏi tổng hợp, bài tập giải thích, bình luận nhữngnhận định, kết luận về một nhân vật, một sự kiện lịch sử nhằm rèn luyện kỹ năngphân tích lập luận cho học sinh, hoặc bài tập làm việc với đồ dùng trực quan,…

Thông qua việc hoàn thành BT, CH về nhà học sinh được rèn luyện ýthức tự học, gây hứng thú học tập, phát huy tính thông minh, sáng tạo, góp phầnthực hiện nguyên lý giáo dục gắn nhà trường với đời sống

Để học sinh hoàn thành BT, CH về nhà trong SGK cũng như CT, CH giáoviên đưa ra sau bài học có hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định chophép, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện:

- Đọc kỹ BT, CH, hiểu đúng yêu cầu của BT, CH

- Tái hiện kiến thức để giải BT, CH Học sinh phải nắm chắc kiến thức cơbản rồi mới làm BT, CH

- Tập trình bày, làm BT, CH dễ trước, khó sau, rèn luyện phong cách khẩntrương nhưng cẩn thẩn khi hoàn thành BT, CH bằng cách kiểm tra, đọc lại saukhi làm xong để phát hiện kịp thời sai sót

2.2.3 Hình thành kỹ năng GBT trong KT-ĐG, thi cử

Kiểm tra - đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được của quátrình dạy học, biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học Đây làcông việc của cả giáo viên và học sinh GV kiểm tra và đánh giá kết quả học tậpcủa học sinh Học sinh tự kiểm tra và đánh giá lẫn nhau, thông qua kiểm trađánh giá giáo viên hiểu rõ việc học tập của học sinh, có cơ sở thực tiễn đánh giákết quả học tập của các em và hực hiện những thiếu sót trong kiến thức, kỹ năng

Trang 11

để kịp thời sửa chữa, bổ sung Nó góp phần củng cố những kiến thức đã học củahọc sinh Đồng thời, qua kiểm tra, đánh giá, giáo viên tự đánh giá được kết quảcông tác giảng dạy của bản thân, thấy được những thành công và những vấn đềcần rút kinh nghiệm, từ đó có những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chấtlượng dạy học [4; 162].

Qua việc kiểm tra đánh giá phát huy tính tích cực tư duy của học sinh,làm cho các em thấy được trách nhiệm của mình trong quá trình học tập khôngchỉ tiếp thu kiến thức một cách thụ động để rồi được kiểm tra mà phải biến kiếnthức đã học thành tài sản của mình và thể hiện được tính chủ động, thông minh,sáng tạo khi được kiểm tra

Trong dạy học lịch sử nội dung kiểm tra, đánh giá phải xem xét một cáchtổng hợp kết quả nhận thức, kết quả giáo dục, kết quả phát triển theo đúng yêucầu của bộ môn Kiểm tra, đánh giá kiến thức cơ bản học sinh cần phải nắm sựkiện nhân vật, địa danh, niên đại, nguyên lý trong một bài, một quy trình Cácquan điểm phương pháp luận Sử học Mác xit, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợpvới yêu cầu, trình độ học sinh

Từ yêu cầu về nội dung kiểm tra, đánh giá, giáo viên có thể xây dựng và

sử dụng các loại bài tập cho phù hợp từ bài tập trác nghiệm khách quan, bài tậpnhằm rèn luyện kỹ năng thực hành, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức và vậndụng kiến thức, bài tập dưới dạng câu hỏi tổng hợp

Ngoài phải tham gia đầy đủ các bài kiểm tra, đánh giá cơ bản: Kiểm tramiệng (Bài cũ, hoạt động nhận thức…), kiểm tra 15 phút 1 tiết học kỳ, cuốinăm, cuối cấp; tham gia các bài kiểm tra đánh giá không thường xuyên: Hoạtđộng tự học ở nhà, hoạt động ngoại khóa… Học sinh đội tuyển phải tham giacác kỳ thi thi học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh, cấp khu vực và cấp quốc gia…

áp lực của những kỳ thi này là rất lớn đối với các em vì nó không chỉ kiểm trađánh giá kiến thức, thái độ… của các em mà thông qua đó nó còn phản ánh nănglực, sự tâm huyết của giáo viên, sự chỉ đạo quan tâm của nhà trường, gia đình,

Trang 12

xã hội… Do đó việc chuẩn bị tâm lý tự tin, thoải mái, kiến thức vững vàng vàphương pháp làm bài hiệu quả cho các em là rất quan trọng.

Qua quá trình giảng dạy và, chúng tôi thấy rằng: muốn đạt hiệu quả caotrong các bài kiểm tra, thi cử ở cả hai hình thức kiểm tra miệng và viết thì trướckhi bước vào đợt kiểm tra hay thi cử học sinh cần có sự chuẩn bị tốt về tinhthần, tâm lý và kiến thức Cần hệ thống các tài liệu đã học thành các vấn đề đểnắm một các tường tận, có khả năng ứng phó được các loại bài tập, câu hỏi, nếukhông làm chủ được kiến thức thì sẽ hạn chế nhiều khả năng đó

Khi bước vào kì thi hay kiểm tra, giáo viên cần nhắc nhở các em chú ý:Thứ nhất, phải đọc và phân tích đề bài để hiểu yêu cầu và nội dung màcâu hỏi, bài tập đặt ra Đây là công việc đầu tiên, không thể thiếu được để tránhviệc xa đề, lạc đề, không phân phối đủ thời gian cho bài viết

Muốn hiểu rõ đề bài, đầu tiên phải bỏ một lượng thời gian nhất định(khoảng 5/45 phút, 10-15 phút/180 phút) để đọc, suy nghĩ, phân tích đề bài, tìmhiểu những yêu cầu, nội dung cơ bản của đề, tức là nêu những đòi hỏi của đề bàicần tập trung giải quyết Cần gạch chân, ghi ở tờ giấy nháp những từ, cụm từquan trọng., thể hiện nội dung cơ bản của đề, từ đó tìm những ý chính, vấn đềchính cần quan tâm giải quyết Trên tờ giấy nháp, các em ghi cả những hiểu biếtcủa mình liên quan đến những vấn đề đã được xác định, song chưa cần diễn đạtmột cách cụ thể Trong những kiến thức ghi ở giấy nháp cần lựa chọn và sắp xếpnhững ý quan trọng nhất cần được giải quyết theo trình tự thời gian, qua đó tìm

ra sợi chỉ xuyên suốt toàn bộ bài làm của mình, nghĩa là những ý chủ đạo sẽđược trình bày kỹ ở phần chính của bài

Thứ hai: phải xây dựng dàn ý để đáp ứng yêu cầu cơ bản của bài, giữđược sự cân đối giữa các phần, chủ động được thời gian Dàn bài gồm các phầnchủ yếu:

Phần mở đầu

Phần thân bài

Phần kết luận

Trang 13

Cần tránh hai tiếu sót thường gặp là: không vạch dàn ý (hay nêu quá sơlược) khi tiến hành bài viết một cách tùy tiện, hoặc vạch dàn ý quá chi tiết, mấtnhiều thì giờ, ảnh hưởng đến việc hoàn thành bài làm.

Một điều cần lưu ý là phải vạch ra một thời gian biểu hợp lý để bài làmtrong thời gian quy định, tránh tình trạng vội vàng khi làm bài hoặc không hoànthành hoặc thừa quá nhiều thời gian

Thứ ba: Khi làm bài học sinh phải chú ý làm câu dễ trước, khó sau và cốgắng hoàn thành hết mọi câu mà đề ra Trong khi viết phải chú trọng nhiều đếncách hành văn - dùng từ ngữ giản dị, trong sáng, đúng ngữ pháp, không viết saichính tả, diễn đạt gọn, thể hiện rõ cảm xúc…

Như vậy, để hình thành kỹ năng giải bài tập môn Lịch sử cho học sinhgiáo viên cần:

- Giúp học sinh biết cách tìm tòi để nhận ra yếu tố đã cho, yếu tố phải tìm

và mối quan hệ giữa chúng

- Giúp học sinh hình thành một mô hình khái quát để giải quyết các bàitập, đối tượng cùng loại

- Xác lập được mối liên quan giữa bài tập mô hình khái quát và các kiếnthức tương xứng

Vậy một học sinh được coi là có kỹ năng giải bài tập là học sinh như thếnào? Thông qua các biện pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập, chúng tôi xinđưa ra tiêu chí để đánh giá học sinh có kỹ năng GBT như sau:

- Có kỹ năng xác định đúng nhất yêu cầu nội dung của đề bài

- Có kỹ năng xác định phương pháp làm bài phù hợp và hiệu quả

Trang 14

- Yêu cầu học sinh lập niên biểu các sự kiện tiêu biểu của từng giai đoạn, từngphần kiến thức

- Hướng dẫn học sinh lập sơ đồ kiểu “ gốc cây phả hệ” đối với từng vấn đề, từng

- Kết hợp nhiều phương pháp, đặc biệt phương pháp trao đổi đàm thoại trên lớp

để củng cố kiến thức, phát triển tư duy nhạy bén cho học sinh

- Hướng dẫn học sinh tự học, biết kết hợp sách giáo khoa với các tài liệu thamkhảo…

- Tổng hợp kiến thức và rèn luyện cho học sinh khả năng phân tích, đánh giá,rút

ra bài học

- Giúp học sinh làm quen với các dạng câu hỏi khác nhau của một vấn đề

2.4.thiết lập hệ thống câu hỏi bài tập cho giai đoạn 1919-1930 và hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi khó hơn, ví dụ:

Trang 15

Câu 1: Trình bày chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương và ảnh hưởng của nó đối với sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam.

- Nội dung khai thác:

Thực dân Pháp đã đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tếViệt Nam…

- Các lĩnh vực khai thác:

+ Chúng tập trung trước hết là vào nông nghiệp…

+ Về công nghiệp, tư bản Pháp chú trọng đầu tư vào khai thác mỏ (chủ yếu làthan…)

+ Về thương nghiệp, trước hết là ngoại thương có tăng tiến hơn trước…

+ Về tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền huy kinh tế,…

+ Ngoài ra thực dân Pháp còn thi hành biện pháp tăng thuế để bóc lột nhân dânta…

b, Ảnh hưởng của chương trình khai thác thuộc địa đối với sự phân hóa giai cấptrong xã hội

Dưới ảnh hưởng của chương trình khai thác thuộc địa của Pháp, cơ cấugiai cấp của xã hội Việt Nam có sự chuyển biến mới Bên cạnh những giai cấp

cũ tiếp tục tồn tại và phân hóa (phong kiến, nông dân) đã hình thành các giai cấp

Trang 16

mới (tư sản, tiểu tư sản và công nhân) Do quyền lợi kinh tế và địa vị khác nhaunên thái độ chính trị và khả năng cách mạng của mỗi giai cấp cũng khác nhau.

Giai cấp địa chủ phong kiến: Bị phân hoá thành ba bộ phận Đại địa chủ cóquyền lợi kinh tế và chính trị gắn chặt với đế quốc, là kẻ thù của cách mạng Một

bộ phận không nhỏ tiểu địa chủ và trung địa chủ tham gia phong trào dân chủchống thực dân Pháp và tay sai

Giai cấp nông dân: Chiếm trên 90% dân số, bị đế quốc, phong kiến tướcđoạt ruộng đất bị bần cùng hoá họ mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong

kiến tay sai Vì vậy giai cấp nông dân việt Nam là lực lượng to lớn của dân tộc

Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc,chống Pháp và tay sai Bộ phận học sinh và sinh viên, trí thức nhạy bén với thờicuộc Hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc

Giai cấp tư sản: Ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phần lớn là nhàthầu cung nguyên liệu, hàng hóa cho Pháp, thế lực yếu quá trình phát triển phânhoá thành hai bộ phận:

Tư sản mại bản: có quyền lợi gắn với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với đếquốc

Tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập, có khuynh hướng dân tộc

và dân chủ

Giai cấp công nhân Việt Nam: Ra đời trước chiến tranh và tăng nhanh về số

lượng sau chiến tranh: từ 10 vạn lên 22 vạn (1929), đời sống khó khăn, sớm tiếpthu chủ nghĩa Mác trở thành lực lượng chính trị độc lập và nắm quyền lãnh đạocách mạng Việt Nam

Câu 2: Phân tích thái độ chính trị và khả năng cách mạng của giai cấp trong xã hội Việt Nam? Những biến đổi trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động gì đến cách mạng Việt Nam.

HD:

a, Phân tích thái độ chính trị và khả năng cách mạng của năm giai cấp trong xãhội Việt Nam (giai cấp địa chủ phong kiến, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư

Trang 17

sản, giai cấp tư sản, giai cấp công nhân,…) và khẳng định chỉ có giai cấp côngnhân với hoàn cảnh, đặc điểm ra đời, phát triển mới có thể đảm đương sứmệnh lịch sử là lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi tới toàn thắng.

b, Tác động:

- Sau CTTG thứ nhất xã hội Việt Nam đã có sự phân hóa sâu sắc… Mâuthuẫn trong xã hội ngày càng tăng chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân

ta với thực dân Pháp và tay sai Cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống đế quốc

và tay sai diễn ra ngày càng quyết liệt

- Xã hội Việt Nam có đầy đủ các giai cấp của một xã hội hiện đại Sự pháttriển của giai cấp công nhân, tư sản và tiểu tư sản là những lực lượng mới, là cơ

sở bên trong cho sự tiếp thu những tư tưởng cách mạng từ bên ngoài dội vàoViệt Nam

- Những giai cấp mới (tư sản, vô sản) cùng với sự tiếp thu hệ tư tưởng mới

đã đưa phong trào yêu nước Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 phát triểntheo hai khuynh hướng: tư sản và vô sản

Câu 3: Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm phong trào yêu nước ở nước ta trong những năm 20 của thế kỉ XX.

HD:

a, Hoàn cảnh lịch sử:

- Các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đã chấm dứt, tức là con đườngcứu nước của các văn thân, sĩ phu đã thất bại, không thể tiếp tục được nữa Đòihỏi phải có con đường cứu nước mới

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, mặc dù là nước thắng trận nhưng pháp

bị tổn thất nặng nề Vì vậy Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lầnhai Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai xã hội ViệtNam phân hóa sâu sắc, mỗi giai cấp có quyền lợi, điều kiện khác nhau, có thái

độ chính trị khác nhau…

Trang 18

- Tình hình thế giới có những biến động đã tác động mạnh mẽ đến phongtrào giải phóng dân tộc ở nước ta:

- Lãnh đạo: Sự vươn lên của tư sản – vô sản

- Lực lượng cách mạng: giai cấp tư sản, vô sản, nông dân, tiểu tư sản trí thức,binh lính, dân nghèo thành thị

- Mục đích: đánh đuổi thực dân Pháp, phát triển xã hội

- Hình thức đấu tranh: phong phú (lập nhà xuất bản, báo chí, lập hội, mít tinh,biểu tình…)

- Quy mô: rộng khắp (không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài như ở Liên

Xô, ở Trung Quốc,…)

Câu 4: Vì sao trong quá trình tìm đường cứu nước (1911 – 1920) Nguyễn Ái Quốc lại lựa chọn con đường cách mạng vô sản?

- Ngay trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc là một thanhniên yêu nước chân chính đã phân tích đúng đắn thực tiễn cách mạng Việt Nammột xã hội thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mẫu thuẫn dântộc và mâu thuẫn giai cấp; Người sớm nhận thức được con đường cứu nước củacác bậc tiền bối rất yêu nước (như cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…)nhưng không đi đến thắng lợi cuối cùng… Với động cơ cứu nước đồng thời cứudân, ngày 5/6/1911 Người đã ra đi tìm đường cứu nước…

Ngày đăng: 14/10/2015, 08:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Thanh Bình - Nguyễn Thị Côi - Trịnh Đình Tùng: Hướng dẫn trả lời câu hỏi và làm bài tập trong ôn thi Đại học và Cao Đẳng môn Lịch sử, NXB Đại học Sư phạm, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn trả lời câu hỏi và làm bài tập trong ôn thi Đại học và Cao Đẳng môn Lịch sử
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên trường trung học phổ thông chuyên môn Lịch sử. Đà Nẵng, tháng 7 năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên trường trung học phổ thông chuyên môn Lịch sử
4. Nguyễn Thị Côi: Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
5. Nguyễn Thị Côi (Chủ biên) -Trịnh Đình Tùng - Lại Đức Thụ - Trần Đức Minh: Rèn luyện kỹ năng nghiệm vụ sư phạm môn lịch sử. Đại học Quốc gia Hà Nội. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện kỹ năng nghiệm vụ sư phạm môn lịch sử
6. N.G. Đairi: Chuẩn bị giờ lịch sử như thế nào? NXB Giáo dục, Hà Nội, 1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn bị giờ lịch sử như thế nào
Nhà XB: NXB Giáo dục
7. Trần Bá Đệ (chủ biên): Hướng dẫn thi Đại học, Cao đẳng môn Lịch sử. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thi Đại học, Cao đẳng môn Lịch sử
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
8. Phạm Minh Hạc (chủ biên): Tâm lý học. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học
Nhà XB: NXB Giáo dục
9. Lê Mậu Hãn: Hướng dẫn học và ôn tập lịch sử trung học phổ thông, tập II, NXB Giáo dục, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn học và ôn tập lịch sử trung học phổ thông, tập II
Nhà XB: NXB Giáo dục
10. Đặng Văn Hồ - Trần Quốc Tuấn: Bài tập lịch sử ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập lịch sử ở trường phổ thông
Nhà XB: NXB Giáo dục
11. Hội giáo dục lịch sử: Các loại bài thi học sinh giỏi môn Lịch sử, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: loại bài thi học sinh giỏi môn Lịch sử
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
12. Bùi Tuyết Hương - Nguyễn Hồng Liên - Lê Hồng Sơn: Giới thiệu đề thi tuyển sinh vào đại học - cao đẳng toàn quốc môn Lịch sử từ năm 2002-2003 đến 2008-2009. NXB Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu đề thi tuyển sinh vào đại học - cao đẳng toàn quốc môn Lịch sử từ năm 2002-2003 đến 2008-2009
Nhà XB: NXB Hà Nội
13. Nguyễn Tiến Hỷ: Ôn tập môn Lịch sử theo chủ đề, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ôn tập môn Lịch sử theo chủ đề
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
14. I.Ia lecne: Phát triển tư duy học sinh trong dạy học Lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1982 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển tư duy học sinh trong dạy học Lịch sử
Nhà XB: NXB Giáo dục
15. Phan Ngọc Liên (chủ biên) - Trịnh Đình Tùng - Nguyễn Thị Côi: Phương pháp dạy học Lịch sử - Tập 1,2, NXB Đại học Sư phạm, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Lịch sử
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
16. Phan Ngọc Liên (chủ biên): Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn Lịch sử, NXB Giáo dục, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn Lịch sử
Nhà XB: NXB Giáo dục
17. Phan Ngọc Liên (chủ biên): Thiết kế bài học lịch sử ở trường trung học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài học lịch sử ở trường trung học phổ thông
Nhà XB: NXB Giáo dục
18. Phan Ngọc Liên (chủ biên): Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
19. Phan Ngọc Liên - Trịnh Đình Tùng - Nguyễn Thị Côi - Trần Vĩnh Trường (Đồng chủ biên). Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
20. Nguyễn Bá Minh: Giáo trình nhập môn khoa học giao tiếp, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nhập môn khoa học giao tiếp
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
21. Nguyễn Ngọc Quang: Lý luận dạy học đại cương - tập 1,2. Trường quản lý giáo dục và đào tạo Trung ương I, Hà Nội, 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học đại cương - tập 1,2

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w