Tổng kết lại toàn bộ nội dung giai đoạn 1919 1930 bằng hệ thống sơ đồ hoá.

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN vấn đề dạy và PHƯƠNG PHÁP ôn tập CHO học SINH GIỎI QUỐC GIA KHI GIẢNG dạy PHẦN LỊCH sử VIỆT NAM GIAI đoạn 1919 – 1930 (Trang 31 - 34)

- Nội dung hội nghị:

2.6. Tổng kết lại toàn bộ nội dung giai đoạn 1919 1930 bằng hệ thống sơ đồ hoá.

hoá.

C/ KẾT LUẬN

Hiện nay trong lý luận và thực tiễn, các nhà khoa học giáo dục đã đưa ra nhiều biện pháp, con đường để cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Hình thức tổ chức phù hợp, phương pháp sử dụng hay và thường xuyên hướng dẫn học sinh làm bài tập kết

hợp với kiểm tra - đánh giá, động viên khuyến khích hoặc chỉnh sửa, uốn nắn kịp thời sẽ giúp học sinh yêu thích, ham mê học tập bộ môn Lịch sử góp phần nâng cao hiệu quả dạy học nói chung, chất lượng học sinh giỏi Quốc gia nói riêng. Trong quá trình đó, muốn học sinh say mê, hứng thú với bài tập lịch sử, với môn Lịch sử thì giáo viên phải thể hiện được trình độ, sự nhiệt tình, tâm huyết của mình. Thông qua việc hướng dẫn, rèn luyện học sinh, giáo viên giúp các em tìm được một cách nhanh nhất, đúng nhất yêu cầu nội dung của đề bài và phương pháp làm bài đạt kết quả cao nhất. Khi đã giải quyết được vấn đề đặt ra các em sẽ cảm thấy phấn khởi, hứng thú, say mê hơn với bộ môn đồng thời có niềm tin vào bản thân và ý chí vươn lên mãi mãi trong cuộc sống!

Tuy nhiên trong thực tiễn dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia chúng tôi nhận thấy những khó khăn nhất định. Vì vậy dựa trên cơ sở các kết quả giảng dạy chúng tôi nêu lên một số kiến nghị như sau:

- Tăng cường các biện pháp chỉ đạo việc xây dựng thêm hệ thống chương trình, sách giáo khoa, sách bài tập giành riêng cho các môn chuyên; trong phân phối chương trình bộ môn Lịch sử ở trường THPT nên tăng thêm số tiết để tương xứng với vị trí bộ môn, bố trí một số tiết thích hợp để giáo viên có điều kiện tổ chức, hướng dẫn học sinh giải bài tập và thực hành bộ môn.

- Bộ GD-ĐT cần tổ chức nhiều hơn nữa các lớp bồi dưỡng huấn luyện học tập theo chuyên đề cho giáo viên các trường chuyên theo định kỳ để các giáo viên có cơ hội gặp gỡ, trao đổi những biện pháp, kinh nghiệm dạy học hiệu quả nhằm nâng cao kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn.

- Vẫn biết để đạt kết quả tốt nhất thì kiến thức, sự nỗ lực của cá nhân người học giữ vai trò quyết định. Nhưng muốn các em phát huy được hết năng lực và sự quyết tâm thì giáo viên phải giúp các em xác định đúng mục đích học tập và trách nhiệm của bản thân khi học ở trường THPT chuyên, đồng thời phải xây dựng kế hoạch học tập rõ ràng, hợp lý giữa các môn học. Bên cạnh đó, giáo

viên cũng phải không ngừng trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức, tác phong… để trở thành tấm gương sáng cho các em tin tưởng noi theo, học tập.

Trong khuôn khổ của chuyên đề, chúng tôi không thể giải quyết được tất cả các vấn đề liên quan đến việc “Lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi Quốc gia khi giảng dạy lịch sử Việt Nam từ 1919- 1930 . Các biện pháp mà chúng tôi đưa ra chỉ là bước đầu tìm hiểu, nghiên cứu... Do đó không tránh khỏi những thiếu sót khuyết điểm. Bởi vậy, chúng tôi kính mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy, các cô cùng các bạn đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn, mang tính khả thi và hiệu quả thực sự khi áp dụng vào thực tiễn dạy học ở trường THPT chuyên nói riêng, trường phổ thông nói chung.

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN vấn đề dạy và PHƯƠNG PHÁP ôn tập CHO học SINH GIỎI QUỐC GIA KHI GIẢNG dạy PHẦN LỊCH sử VIỆT NAM GIAI đoạn 1919 – 1930 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w