Trong quá trình ôn tập, cùng một vấn đề nhưng giáo viên cần đưa ra nhiều dạng câu hỏi khác nhau để rèn cho học sinh có khả năng xử lý linh

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN vấn đề dạy và PHƯƠNG PHÁP ôn tập CHO học SINH GIỎI QUỐC GIA KHI GIẢNG dạy PHẦN LỊCH sử VIỆT NAM GIAI đoạn 1919 – 1930 (3) (Trang 25)

II. Lựa chọn phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi Quốc gia khi dạy Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 đến

d. Trong quá trình ôn tập, cùng một vấn đề nhưng giáo viên cần đưa ra nhiều dạng câu hỏi khác nhau để rèn cho học sinh có khả năng xử lý linh

nhiều dạng câu hỏi khác nhau để rèn cho học sinh có khả năng xử lý linh hoạt các yêu cầu của đề đưa ra.

Ví dụ: Cùng xoay quanh vấn đề ý nghĩa của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 có thể có các cách hỏi khác nhau như sau:

Cách 1: Hỏi trực tiếp: Nêu ý nghĩa của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930).

Cách 2: Hỏi gián tiếp:

- Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam đã hoàn thành quá trình đấu tranh từ tự phát sang tự giác? Hãy nêu ý nghĩa của sự kiện lịch sử đó.

- Sự kiện nào đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của khuynh hướng vô sản trước khuynh hướng tư sản ở Việt Nam? Hãy nêu ý nghĩa của sự kiện đó.

- Sự kiện nào đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX? Hãy trình bày ý nghĩa của sự kiện đó.

Cách 3: Hỏi sâu:

- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Đảng.

- Tại sao nói sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930) là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

* Với cách 1: đề chỉ yêu cầu nhận biết ở mức độ thấp, học sinh chỉ cần dẫn dắt vào sự kiện Đảng ra đời và đi thẳng vào các ý nghĩa, không cần phân tích.

* Với cách 2: Đề yêu cầu ở mức độ nhận biết và thông hiểu cao, đòi hỏi học sinh phải hiểu thật kỹ ý nghĩa sự ra đời của Đảng (ngoài những câu từ trong phần ý nghĩa sách giáo khoa trình bày còn có những ý nghĩa “chìm” học sinh phải ngầm hiểu: Sự kiện Đảng ra đời đã đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam đã hoàn toàn chuyển sang tự giác; đó cũng là mốc đánh dấu cuộc khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX đã được giải quyết, từ đây, giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo trọn vẹn. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930) cũng là mốc đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của khuynh hướng vô sản trước khuynh hướng tư sản, của giai cấp vô sản trong cuộc chạy đua giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam trước giai cấp tư sản. Khi đã tìm ra câu trả lời cho ý đầu tiên thì yêu cầu còn lại (nêu ý nghĩa của sự kiện đó) trở nên đơn giản như cách 1 đã giải quyết.

Tuy nhiên, với những câu hỏi dạng này nếu học sinh đi vào trả lời luôn ý nghĩa sự ra đời của Đảng thì chắc chắn sẽ bị mất điểm. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh trả lời thành hai ý rõ ràng để không bị mất điểm một cách đáng tiếc:

1. Xác định chính xác sự kiện đó (Ví dụ: Sự kiện đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam đã hoàn toàn chuyển từ tự phát sang tự giác là sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930) – ý này thường được 0,5 điểm trong bài thi.

2. Nêu ý nghĩa sự ra đời sự kiện đó (ý nghĩa sự ra đời của Đảng).

* Với cách 3: Đề yêu cầu phân tích ý nghĩa sự ra đời của Đảng nên không chỉ nêu ra mà còn phải phân tích, lập luận làm sáng tỏ các ý nghĩa. Hoặc đặc biệt là với cách hỏi “Tại sao nói sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam?”, giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu rõ khái niệm “bước ngoặt” và yêu cầu các em phải giải thích rõ từng ý nghĩa bằng cách lấy dẫn chứng, lập luận trước khi Đảng ra đời và sau khi Đảng ra đời để thấy rõ hai bức tranh khác nhau và đi đến kết luận: Đảng ra đời chính là một bước ngoặt vĩ đại.

Ví dụ:

- Nêu: Đảng ra đời đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

- Chứng minh

+ Trước khi Đảng ra đời, thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng kiến sự bước lên vũ đài chính trị nắm quyền lãnh đạo cách mạng của nhiều bộ phận khác nhau như phong kiến (các văn thân sĩ phu trong phong trào Cần Vương), nông dân (Hoàng Hoa Thám), sĩ phu tư sản hóa (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh), tư sản (Việt Nam Quốc dân Đảng)…, nhưng tất cả đều không đủ khả năng và điều kiện lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.

- Từ khi Đảng ra đời đã xác định rõ giai cấp công nhân Việt Nam với chính đảng của mình là lực lượng lãnh đạo duy nhất có thể đưa cách mạng đến thắng lợi hoàn toàn. Từ đây, Đảng Cộng sản trở thành chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

- Nêu: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị có tính tất yếu đầu tiên cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam sau này.

- Chứng minh

+ Trước khi Đảng ra đời, các phong trào đấu tranh yêu nước đều thất bại: phong trào Cần Vương, phong trào nông dân Yên Thế, phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân, khởi nghĩa Yên Bái.

+ Từ khi có Đảng lãnh đạo, cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: Cách mạng tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống Pháp năm 1954, kháng chiến chống Mỹ năm 1975, công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay.

Cuối cùng, giáo viên hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Giáo viên nhắc nhở các em không học tủ, học vẹt, phải nắm khái quát toàn bộ bức tranh của cả giai đoạn, nhớ chính xác những sự kiện cụ thể, những mốc quan trọng của giai đoạn đó (nên làm bài tập thống kê thời gian, nội dung sự kiện, ý nghĩa để nhớ kỹ các sự kiện cơ bản). Với những câu hỏi quan trọng nhất thiết phải viết lại và thường xuyên rèn luyện kỹ năng viết. Khi đọc sách tham khảo phải có sự chọn lọc, không ôm đồm…

C. KẾT LUẬN

Hiệu quả bài học lịch sử bao giờ cũng gắn với một thời kỳ, một giai đoạn, gắn liền với đối tượng sư phạm được đảm bảo. Một giờ học nói chung, giờ học lịch sử nói riêng được coi là hiệu quả khi học sinh bỏ ra ít công sức nhất, ít tốn thời gian nhất, nhưng lại đem lại hiệu quả cao nhất. Như thế, hiệu quả của một bài học lịch sử cũng gắn với đối tượng lớp học, trường học cụ thể, gắn với công sức, thời gian của thầy và học sinh. Sự tiến bộ của mỗi học sinh sau một giờ học là thước đo căn bản đánh giá hiệu quả của một bài học lịch sử, còn yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả của một bài học chính là ở sự lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học của người thầy. Cùng một nội dung trong sách giáo khoa, nhưng mỗi giáo viên tuỳ theo năng lực sư phạm và khả năng của mình sẽ sử dụng những phương pháp khác nhau để cho ra sản phẩm là những tiết học có chất lượng không giống nhau. Nếu giáo viên biết lựa chọn những nội dung “đúng” và “trúng”, đồng thời có phương pháp giảng dạy và ôn tập phù hợp, linh hoạt, thu hút được học sinh thì kết quả học tập chắc chắn sẽ cao hơn việc ôn tập dàn trải, không có điểm nhấn, học sinh không nắm được kiến thức trọng tâm, không hào hứng học tập.

Trên đây là một số nội dung chúng tôi đã thực hiện và các kinh nghiệm tôi rút ra được trong quá trình ôn tập cho học sinh giỏi Quốc gia phần Lịch sử Việt

Nam 1919-1930, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu xót, xin được mạnh dạn chia sẻ và rất mong nhận được sự góp ý, trao đổi kinh nghiệm của quý thầy cô đồng nghiệp ở các trường Chuyên trong khu vực để Hội thảo các trường THPT Chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ của chúng ta thực sự là một sân chơi bổ ích, hiệu quả hơn nữa.

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN vấn đề dạy và PHƯƠNG PHÁP ôn tập CHO học SINH GIỎI QUỐC GIA KHI GIẢNG dạy PHẦN LỊCH sử VIỆT NAM GIAI đoạn 1919 – 1930 (3) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w