1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bình luận hoạt động hợp tác hải quan trong ASEAN dưới các góc độ cơ sở pháp lý; thực tiễn triển khai; vai trò của hoạt động này đối với hoạt động tự do hóa thương mại hàng hóa ASEAN

17 274 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 39,23 KB

Nội dung

Hai là, trên lĩnh vực kinh tế, Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC đã được ra đời dựa trên Hiến chương Asean và những văn kiện pháp lí có liên quan, theo đó mục tiêu mà Cộng đồng này hướng đến đ

Trang 1

MỤC LỤC:

A ĐẶT VẤN ĐỀ

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Những vấn đề lí luận chung về hoạt động hợp tác

trong ASEAN

I.1 Các lĩnh vực hợp tác trong ASEAN

I.2 Hoạt động hợp tác hải quan trong ASEAN

I.2.1 Cơ sở pháp lí I.2.2 Nội dung hoạt động hợp tác hải quan

trong ASEAN

II Thực tiễn triển khai hoạt động hợp tác hải quan

trong ASEAN

II.1 Những thành tựu đạt được

II.2 Những tồn tại, hạn chế

III Vai trò của hoạt động hợp tác hải quan đối với

hoạt động tự do hóa thương mại hàng hóa

ASEAN

C KẾT THÚC VẤN ĐỀ

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 1 1

1 2 3 4

6 6 7 10

12

Trang 2

A ĐẶT VẤN ĐỀ:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN được biết đến với tư cách là một thực thể chính trị - kinh tế quan trọng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

và là một trong những chủ thể quan trọng của Luật quốc tế hiện đại Ngay từ khi ra đời, thực thể này đã khẳng định vai trò và tầm ảnh hưởng của mình đến sự phát triển trong khu vực và vươn ra khẳng định vị thế của mình trên thế giới Trước yêu cầu khách quan, các quốc gia thành viên trong hiệp hội đã, đang và sẽ xây dựng cho mình những chiến lược phát triển dài hạn Trong đó, việc thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình hợp tác phát triển là một trong những mục tiêu được ASEAN chú trọng hơn cả Đặc biệt là trong hoạt động hợp tác hải quan Và để làm rõ hơn nữa những vấn đề lí luận cũng như thực tiễn xung quanh hoạt động này, nhóm chúng

tôi xin phép được triển khai đề số 04: “Bình luận hoạt động hợp tác hải quan

trong ASEAN dưới các góc độ: cơ sở pháp lý; thực tiễn triển khai; vai trò của hoạt động này đối với hoạt động tự do hóa thương mại hàng hóa ASEAN”.

Trang 3

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

I.

Những vấn đề lí luận chung về hoạt động hợp tác trong ASEAN

ASEAN được thành lập với cơ sở là Tuyên bố Bangkok ngày 08/8/1967 tại Bangkok, Thái Lan Các quốc gia ASEAN đã thống nhất những mục tiêu chính, đó là: thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội trong khu vực thông qua các chương trình hợp tác; bảo vệ sự ổn định kinh tế - chính trị của khu vực và tạo ra diễn đàn để giải quyết những bất đồng trong khu vực Do đó, vấn đề hợp tác trong ASEAN là một trong những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ASEAN nói chung và hoàn thành tốt mục tiêu mà ASEAN đặt ra nói riêng

1.1 Các lĩnh vực hợp tác trong ASEAN:

“Yếu tố ban đầu dẫn đến sự thành lập ASEAN không phải là yếu tố kinh tế, văn hóa – xã hội mà đó là những toan tính chính trị - an ninh” Từ đó có thể nhận

thấy rằng yếu tố chính trị - an ninh là những yếu tố quyết định, mang tính chất chủ đạo, còn những yếu tố kinh tế, văn hóa – xã hội chỉ là những yếu tố bổ trợ cho sự

ra đời của ASEAN Do đó, lĩnh vực hợp tác đầu tiên mà các quốc gia ASEAN hướng tới là hợp tác về lĩnh vực chính trị - an ninh nhằm thích nghi với những biến đổi mau lẹ của tình hình thế giới, cũng như nhằm hạn chế sự ảnh hưởng đến từ các cường quốc từ bên ngoài Tuy nhiên, sau một thời gian dài hội nhập và phát triển, các quốc gia thành viên ASEAN nhận thấy rằng, muốn xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh, thì chỉ hợp tác trên lĩnh vực quân sự thôi là chưa đủ Bởi vậy mà, một ASEAN với các lĩnh vực hợp tác toàn diện đã dần được hình thành Minh chứng cho các lĩnh vực hợp tác mà ASEAN đã xây dựng thành công

đó là:

Trang 4

Một là, trên lĩnh vực anh ninh – chính trị, các quốc gia thành viên ASEAN

đã xây dựng thành công cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (APSC) với mục đích xây dựng một ASEAN hòa bình, ổn định, an ninh toàn diện

Hai là, trên lĩnh vực kinh tế, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã được ra

đời dựa trên Hiến chương Asean và những văn kiện pháp lí có liên quan, theo đó mục tiêu mà Cộng đồng này hướng đến đó là xây dựng ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, có tính cạnh tranh cao và có sự phát triển đồng đều giữa các nước thành viên để hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế toàn cầu

Ba là, đối với lĩnh vực văn hóa – xã hội: cùng với các lĩnh vực hợp tác liên

quan đến lĩnh vực an ninh – chính trị và lĩnh vực kinh tế, việc xây dựng đồi sống văn hóa – xã hội ASEAN được xác định là một trong 3 trụ cột quan trọng của cộng đồng ASEAN Do đó mà, Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN (ASCC) đã ra đời, với mục tiêu: góp phần xây dựng một Cộng đồng ASEAN lấy con người làm trung tâm và có trách nhiệm xã hội nhằm xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc ASEAN bằng cách tiến tới một bản sắc chung và xây dựng một xã hội chia sẻ, đùm bọc, hoà thuận và rộng mở nơi mà cuộc sống, mức sống và phúc lợi của người dân được nâng cao

1.2 Hoạt động hợp tác hải quan trong ASEAN

Hợp tác hải quan là một trong những hoạt động hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển và quản lí kinh tế- xã hội Đối với mặt trận hội nhập và hợp tác quốc tế, hoạt động hải quan là một phần không thể thiếu trong mỗi khuôn khổ hợp tác dù là hợp tác toàn diện hay cơ bản Đối với việc xây dựng AFTA ( Khu vực thương mại mậu dịch tự do), vấn đề hợp tác hải quan đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thành công khu vực này và thúc đẩy mục tiêu hội nhập kinh tế sâu hơn của ASEAN Vậy hoạt động hợp tác hải quan trong ASEAN được hiểu như thế nào?

1.2.1 Định nghĩa, nội dung hoạt động hợp tác hải quan trong ASEAN:

Trang 5

Định nghĩa hoạt động hợp tác hải quan: hoạt động hợp tác hải quan được

hiểu là việc các quốc gia trong ASEAN cùng nhau xây dựng cơ chế, chiến lược để củng cố, mở rộng và phát triển ngành hải quan; đồng thời tham gia đối thoại với các đối tác bên ngoài về lĩnh vực nghiệp vụ hải quan,góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại

Với hoạt động hợp tác hải quan, liên kết kinh tế giữa các quốc gia thành viên ASEAN được tăng cường.Từ đó, nâng cao hiệu quả thương mại, tăng cường khả năng cạnh tranh và thu hút đầu tư, tạo ra một nền sản xuất thống nhất, tạo nên một thị trường rộng hơn với nhiều cơ hội hơn;đồng thời thúc đẩy tiến trình xây dựng và thực hiện thành công Cộng đồng kinh tế ASEAN

Nội dung của hoạt động hợp tác hải quan trong ASEAN xoay quanh các

vấn đề chủ yếu sau:

- Sử dụng danh mục biểu thuế chung để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực thông qua việc tạo ra Danh mục biểu thuế hài hoà ASEAN (AHTN)

- Không sử dụng trị giá hải quan vào các mục đích bảo hộ hoặc tạo ra rào cản cho thương mại Về vấn đề này, các nước thành viên nhất trí thực hiện thống nhất các quy định của Hiệp định Trị giá WTO

- Liên tục đơn giản hoá và hài hoà hoá các quy trình, thủ tục hải quan để đảm bảo thông quan nhanh hàng hoá, cắt giảm thời gian và chi phí giao dịch tại các cửa khẩu Các thủ tục Hải quan phải tương thích với các chuẩn mực

và các thông lệ được khuyến nghị trong Công ước Kyoto ( sau này là Công ước Kyoto sửa đổi)

- Trao đổi thông tin để ngăn chặn và trấn áp các hoạt động buôn lậu, vận chuyển ma tuý - các chất hướng thần và các hành vi gian lận Hải quan

- Tuân thủ các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại của từng nước thành viên

Trang 6

- Khuyến khích hợp tác và tham vấn với khu vực tư nhân trong ASEAN để thúc đẩy hơn nữa thuận lợi hoá thương mại nội khối

Và để đạt được các mục tiêu cũng như những nội dung hoạt động như đã đề

ra, các nước thành viên trong ASEAN đã cùng thỏa thuận và đưa ra các phương thức hợp tác sao cho hoạt động hợp tác hải quan được phát triển mạnh mẽ và phát huy tối đa những tiềm năng vốn có cũng như lợi thế của các quốc gia thành viên Những phương thức đó là:

Thứ nhất, trong nội khối ASEAN, hoạt động hợp tác hải quan được biểu

hiện trong việc các quốc gia thành viên ASEAN cùng thực hiện các chương trình sáng kiến hợp tác hải quan khu vực như: xây dựng và thực hiện kế hoạch Chiến lược Phát triển Hải quan ASEAN ( SPCD); xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN;cơ chế quá cảnh Hải quan ASEAN;xây dựng và thực hiện Hiệp định Hải quan ASEAN mới;xây dựng và rà soát danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN (AHTN) trên phiên bản HS cập nhật

Thứ hai, trong hợp tác ngoại khối, ASEAN tham gia sâu rộng trong các

chương trình hợp tác với các nước đối thoại và đối tác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, úc –New Zealand, Mỹ với các hoạt động chủ yếu là hỗ trợ kĩ thuật trong các lĩnh vực kĩ thuật nghiệp vụ hải quan

1.2.2 Cơ sở pháp lí hoạt động hợp tác hải quan trong ASEAN:

Cột mốc quan trọng trong hợp tác kinh tế khu vực là Quyết định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) đã được những người đứng đầu

Chính phủ các nước ASEAN tuyên bố tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ

tư tại Singapore năm 1992 Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cũng đã được ký tại Hội nghị này với quy định một loạt mặt hàng sẽ được

giảm thuế từ 0-5% Nhờ những văn kiện pháp lí trên mà những hạn chế về số lượng và các rào cản phi quan thuế trong ASEAN cũng dần được dỡ bỏ

Trang 7

Năm 1983, Bộ quy tắc ứng xử Hải quan ASEAN đầu tiên đã được các

Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN ký kết Sau đó, Bộ quy tắc này được điều chỉnh vào năm 1995 để phản ảnh những diễn biến mới của ASEAN, đặc biệt là vấn đề AFTA Thông qua Bộ quy tắc này, các nước thành viên cam kết tạo thuận lợi cho thương mại nội khối bằng cách đơn giản hoá và hài hoà hoá các thủ tục thương mại

và nâng cao hợp tác khu vực trong lĩnh vực hải quan

Cam kết tiếp tục được mở rộng với việc ký kết Hiệp định Hài quan ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ nhất vào ngày

01/3/1997 tại Phuket, Thái Lan Hiệp định quán triệt các nguyên tắc về sự nhất quán, đơn giản, hiệu quả, minh bạch, dễ giải quyết khiếu nại và hỗ trợ lẫn nhau mà

Bộ quy tắc ứng xử Hải quan đã đề ra

Ngày 23/5/1997, các nước thành viên đã thông qua Tầm nhìn Hải quan ASEAN đến năm 2020 tại Bandar Seri Begawan, Brunei Darussalam Để đẩy

nhanh quá trình hội nhập khu vực, ngày 18/6/2008 các Tổng cục trưởng Hải quan

ASEAN đã thông qua Tầm nhìn Hải quan ASEAN 2015 tại Viêng chăn,

Lào.Tầm nhìn là sự ghi nhận những thách thức đặt ra từ một môi trường kinh tế năng động và nhu cầu thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng hơn nữa Tại Tầm nhìn Hải quan ASEAN 2015 các quốc gia thành viên đã ghi nhận các mục tiêu mà các nước thành viên này phải hướng tới, đó là:

- Nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng, doanh nghiệp;

- Minh bạch hoá thông tin và các quy định pháp luật về Hải quan;

- Thúc đẩy quá trình hiện đại hoá thủ tục hải quan ở các nước, nâng cao tính

trách nhiệm của doanh nghiệp;

- Phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ Hải quan;

- Thống nhất áp dụng các quy tắc phân loại hàng hoá vì mục tiêu thu thuế

theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế;

Trang 8

- Thống nhất thực hiện các phương pháp xác định trị giá Hải quan theo các

cam kết và quy định quốc tế;

- Áp dụng thống nhất các quy tắc xuất xứ hàng hoá theo các quy tắc và thông

lệ đã được xây dựng để tạo thuận lợi cho đầu tư và thương mại;

- Đơn giản hoá các thủ tục thông quan và giải phóng hàng trên cơ sở các

công ước và thông lệ quốc tế về thuận lợi hóa thương mại;

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và kiểm soát Hải

quan với mục đích thông quan nhanh hàng hoá;

- Áp dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro để hiện đại hoá công tác kiểm soát Hải

quan;

- Thiết lập hệ thống Quá cảnh Hải quan ASEAN để thúc đẩy lưu thông hàng

hoá và phương tiện vận tải;

- Tăng cường hỗ trợ hành chính lẫn nhau giữa các cơ quan Hải quan để ngăn

chặn và đấu tranh hiệu quả với các hoạt động buôn lậu qua biên giới, các tội phạm kinh tế có liên quan đến Hải quan, bảo vệ nguồn thu quốc gia, bảo vệ cộng đồng và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

- Chia sẻ hơn nữa kinh nghiệm của các cơ quan Hải quan tiên tiến nhằm thu

hẹp khoảng cách phát triển giữa Hải quan các nước trong khu vực với nhau;

- Tăng cường các biện pháp thực thi các vấn đề có liên quan đến Hải quan

như bảo vệ an ninh cộng đồng và bảo hộ quyền ở hữu trí tuệ;

- Tăng cường hợp tác và quan hệ đối tác với cộng đồng doanh nghiệp, cộng

đồng Hải quan quốc tế và các tổ chức quốc tế có liên quan

Để thực hiện được Tầm nhìn Hải quan ASEAN 2015, các nước trong khu

vực hiện đang thực hiện 15 chương trình hành động của Kế hoạch chiến lược phát triển Hải quan ASEAN (SPCD)

Như vậy, thông qua những văn kiện pháp lí đã được các quốc gia thành viên thuộc ASEAn thỏa thuận và xây dựng đã giúp cho việc hợp tác hải quan trong

Trang 9

ASEAN được diễn ra một cách thống nhất, với những cơ chế hợp lí, đảm bảo được tính pháp lí cũng như pháp chế trong quá trình hợp tác Nhờ đó mà, các chủ thể trong quá trình hợp tác có thể khai thác và tận dụng tối đa những tiềm năng, thế mạnh nội lực của quốc gia mình và tranh thủ cơ hội từ các quốc gia thành viên còn lại Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc thúc đẩy hoạt động tự do hóa thương mại hàng hóa trong ASEAN

II Thực tiễn triển khai hoạt động hợp tác hải quan trong ASEAN:

2.1 Những thành tựu đạt được:

Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 23 tại Đà Lạt diễn ra từ ngày 02-06/06/2014, tại Hội nghị các quốc gia thành viên ASEAN đã tổng kết thực tiễn triển khai hoạt động hợp tác hải quan trong ASEAN, theo đó, những thành tựu đạt được từ hoạt động hợp tác hải quan phải kể đến những thành tựu chủ yếu sau:

Thứ nhất, trong giai đoạn 2010-2014, Hải quan ASEAN đã đạt được những

bước tiến quan trọng với những kết quả cụ thể trong việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Phát triển Hải quan ASEAN (SPCD), hầu hết các SPCD đã được thực hiện và theo đánh giá trên 90% các hạng mục thuộc lĩnh vực Hải quan đã được hoàn thành Cùng với quá trình phát triển hội nhập năng động của khu vực, Hải quan ASEAN đã cho thấy những nỗ lực nhất quán và không ngừng trong công cuộc hiện đại hóa, tạo thuận lợi, thúc đẩy giao lưu thương mại, đồng thời đảm bảo

an ninh và bảo vệ cộng đồng, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của toàn khối ASEAN

Thứ hai, Hải quan ASEAN đã đạt được những thành tựu quan trọng hướng

tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN như ký kết Hiệp định Hải quan ASEAN, bước đầu tạo dựng các khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện hệ thống quá cảnh ASEAN, thiết lập được cơ chế Hải quan một cửa quốc gia tại tất cả các nước ASEAN, xây dựng các khuôn khổ pháp lý và kỹ thuật cho việc hình thành cơ chế một cửa ASEAN

Trang 10

Hơn vậy, ngoài việc hợp tác trong nội bộ, Hải quan các nước ASEAN đang phấn đấu xây dựng được mối quan hệ đối tác tin cậy với Doanh nghiệp để đôi bên cùng có lợi Từ năm 1997, các Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN thường kéo theo việc tổ chức các cuộc đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp thông qua đầu mối là các Phòng thương mại và Công nghiệp các nước ASEAN

Bên cạnh những thành tựu này, Hải quan ASEAN cũng nhận thấy những khó khăn thách thức xuất phát từ những thay đổi lớn đối với môi trường hoạt động của Hải quan, sự gia tăng liên kết và hội nhập nội khối cũng như giữa ASEAN với các nước đối thoại qua việc triển khai thực hiện một loạt các thỏa thuận kinh tế, đầu tư, thương mại tự do song phương, khu vực Cụ thể:

2.2 Những tồn tại, hạn chế:

Thứ nhất, cho đến nay, ASEAN đã cơ bản giảm được thuế quan cho các

mặt hàng trong danh sách giảm thuế về từ 0-5% từ năm 2010 đối với 6 nước thành viên ban đầu và vào 2015 với 4 nước thành viên mới, hình thành nên một thị trường mở không còn các rào cản thuế quan đối với hàng hóa Để hỗ trợ tự do hoá thương mại, ASEAN đang nỗ lực đưa vào hoạt động Cơ chế hải quan 1 cửa ASEAN (ASEAN Single Window-ASW) và các quy định về áp dụng chứng nhận xuất xứ cho hàng hoá có nguồn gốc từ ASEAN để đủ điều kiện hưởng các ưu đãi

về thuế quan, trong đó ASEAN đang nghiên cứu tiến tới việc cho phép các doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ, cùng với việc hài hoà hoá các quy định về hợp chuẩn hàng hoá v.v.Tuy nhiên, việc nghiên cứu vẫn chưa đem lại nhiều kết quả, việc cắt giảm thuế còn ít (mới chỉ giảm thuế từ 0- 5% là không đang kể

Hơn nữa, chỉ bằng cắt giảm thuế cũng không tạo ra được khu vực thương mại tự do Các cam kết thực hiện AFTA phải bao gồm cả việc dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan và thúc đẩy các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại, đơn giản hoá các tiêu chuẩn và các biện pháp thực hiện, đơn giản hoá và hài hoà hoá các thủ tục hải quan để đảm bảo lưu thông dòng chảy thương mại giữa các nước Do vậy,

Ngày đăng: 19/06/2018, 22:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w