Quan hệ trung quốc và hàn quốc từ 1992 đến 2013

143 674 4
Quan hệ trung quốc và hàn quốc từ 1992 đến 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ ANH QUAN HỆ TRUNG QUỐC - HÀN QUỐC TỪ 1992 ĐẾN 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ NGHỆ AN - 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ ANH QUAN HỆ TRUNG QUỐC - HÀN QUỐC TỪ 1992 ĐẾN 2013 Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 60.22.03.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TUẤN NGHỆ AN - 2014 4 MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU 9 1. Lý do chọn đề tài 9 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 11 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15 4. Nguồn tư liệu 15 5. Phương pháp nghiên cứu 16 6. Đóng góp của đề tài 16 7. Bố cục của đề tài 17 B. NỘI DUNG 18 Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ TRUNG QUỐC - HÀN QUỐC TỪ 1992 ĐẾN 2013 18 1.1. Tình hình quốc tế và khu vực 18 1.1.1. Tình hình quốc tế 18 1.1.2. Tình hình khu vực Đông Bắc Á và bán đảo Triều Tiên 23 1.2. Quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc trước năm 1992 27 1.3. Tình hình mỗi nước và chính sách đối ngoại của Trung Quốc, Hàn Quốc từ 1992 đến 2013 30 1.3.1. Tình hình và chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ 1992 đến 2013 30 1.3.2. Tình hình và chính sách đối ngoại của Hàn Quốc từ 1992 đến 2013 35 Tiểu kết chương 1 41 Chương 2 NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG QUAN HỆ TRUNG QUỐC - HÀN QUỐC TỪ 1992 ĐẾN 2013 43 2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao và quân sự, an ninh 43 2.1.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao 43 2.1.2. Quan hệ quân sự, an ninh 60 2.2. Quan hệ kinh tế 68 2.2.1. Quan hệ thương mại 68 2.2.2. Quan hệ đầu tư 76 2.3. Quan hệ văn hóa, giáo dục và khoa học - kỹ thuật 81 2.3.1. Trong lĩnh vực văn hóa 81 2.3.2. Trong lĩnh vực giáo dục 86 2.3.3. Trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật 89 Tiểu kết chương 2 91 Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ TRUNG QUỐC - HÀN QUỐC TỪ 1992 ĐẾN 2013 93 3.1. Những thành tựu và hạn chế của quan hệ Trung Quốc - Hàn Quốc từ 1992 đến 2013 93 3.1.1. Thành tựu 93 3.1.2. Hạn chế 97 3.2. Tác động của mối quan hệ Trung Quốc - Hàn Quốc từ 1992 đến 2013 100 3.2.1. Đối với Trung Quốc 100 3.2.2. Đối với Hàn Quốc 102 3.2.3. Đối với khu vực Đông Bắc Á 104 3.3. Triển vọng của quan hệ Trung Quốc - Hàn Quốc 111 C. KẾT LUẬN 113 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 117 E. PHỤ LỤC 128 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN APEC Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ARF Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM Diễn đàn Hợp tác Á - Âu CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CHND Cộng hoà nhân dân CNTB Chủ nghĩa tư bản CNXH Chủ nghĩa xã hội EAFTA Hiệp định Thương mại tự do Đông Bắc Á EU Liên minh châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Hiệp định Thương mại tự do GDP Tổng sản phẩm quốc nội IAEA Cơ quan năng lượng và nguyên tử quốc tế IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế MCT Bộ Văn hóa và Du lịch Hàn Quốc NATO Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NDT Nhân dân tệ NIEs Nước công nghiệp mới phát triển Nxb Nhà xuất bản OEDC Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế R & D Hoạt động nghiên cứu và phát triển SOC Tổ chức hợp tác Thượng Hải TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TTXVN Thông tấn xã Việt Nam USD Đô la Mỹ WTO Tổ chức Thương mại thế giới 8 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra chiều hướng và những điều kiện giải quyết một cách hòa bình các xung đột quốc tế và khu vực. Xu thế đối đầu đã chuyển sang đối thoại, mối quan hệ quốc tế do đó cũng đã mang màu sắc mới với những quan hệ hợp tác song phương, đa phương cùng có lợi. Trong thập niên 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới đã diễn ra với những thay đổi to lớn và phức tạp. Trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ, trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành. Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các nước đều có sự thay đổi, điều chỉnh trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại vì mục tiêu trước mắt là tập trung vào phát triển kinh tế. Quan hệ hợp tác và phát triển là xu thế hiện nay của thế giới, cũng là nhu cầu hợp tác của mỗi quốc gia để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, giao lưu văn hóa, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau. Phát triển mối quan hệ giữa các nước, các tổ chức quốc tế đã trở thành mối quan tâm của nhân loại. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc là một biểu hiện của xu thế trên. Xét về góc độ địa lý, lịch sử và văn hóa, Trung Quốc và Hàn Quốc có nhiều điểm gần gũi, tương đồng. Hàng thế kỉ nay, Hàn Quốc vẫn giữ mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc và chịu ảnh hưởng rất lớn của Trung Quốc cả về phương diện văn hoá và tư tưởng. Nhìn lại quá khứ, lịch sử đã để lại dấu ấn trong mối quan hệ bang giao của hai nước. Qua các thời kỳ, quan hệ giữa hai nước đã có những diễn biến phức tạp, thăng trầm. Từ đó để lại những vết hằn trở ngại trong quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, trong mấy năm qua, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa, các hoạt động hợp tác kinh tế những năm gần đây đã khiến cho chính phủ và nhân dân hai nước ý thức cần phải nhanh chóng vượt qua bất đồng, trở ngại lịch sử để thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác cùng phát triển. 9 Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa, khu vực Đông Bắc Á trong vài chục năm qua không chỉ là một khu vực phát triển kinh tế năng động của thế giới mà sự hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh ngày càng sôi động. Hợp tác với Đông Bắc Á trở thành vấn đề thời sự, là mối quan tâm của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ cùng với những chính sách kinh tế đúng đắn, Hàn Quốc đã vươn lên trở thành “con rồng châu Á”. Nền kinh tế đứng thứ 15 trên thế giới ngày càng đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Hàn Quốc cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế Đông Bắc Á phát triển. Sau Chiến tranh lạnh, sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự của Trung Quốc không ngừng lớn mạnh. Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện các mục tiêu phát huy ảnh hưởng quốc tế của mình để sớm đưa đất nước trở thành một cường quốc có tiếng nói quan trọng trong khu vực và thế giới. Mục tiêu của Trung Quốc lúc này là tập trung phát triển kinh tế, giữ gìn ổn định và an ninh khu vực. Những năm gần đây, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, cũng rất mong muốn có sự hợp tác với các nước trong khu vực nhằm phát triển một cách toàn diện. Ngoài mục tiêu kinh tế, Trung Quốc còn có những toan tính chính trị. Rõ ràng, một đất nước với diện tích lớn, dân số đông, Trung Quốc luôn muốn mình là một thế lực, nhất là ở châu Á. Từ năm 1992 (từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao) đến nay, mối quan hệ Trung Quốc - Hàn Quốc đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt là quan hệ kinh tế. Trung Quốc trở thành bạn hàng lớn nhất của Hàn Quốc và là nước nhận đầu tư lớn nhất từ Hàn Quốc. Trong quan hệ với Trung Quốc, Hàn Quốc luôn được đảm bảo những lợi ích quan trọng, bởi quan hệ Trung Quốc - Hàn Quốc luôn có sự hợp tác bổ sung lẫn nhau, ngay cả trong lĩnh vực cạnh tranh 10 [...]... trong quan hệ Trung Quốc Hàn Quốc từ 1992 đến 2013 Chương 3: Một số nhận xét về quan hệ Trung Quốc - Hàn Quốc từ 1992 đến 2013 18 B NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ TRUNG QUỐC - HÀN QUỐC TỪ 1992 ĐẾN 2013 1.1 Tình hình quốc tế và khu vực 1.1.1 Tình hình quốc tế Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng và phức tạp Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông... thường hóa quan hệ ngoại giao (24-8 -1992) mở ra trang mới trong quan hệ giữa hai nước láng giềng vốn có lịch sử quan hệ rất lâu đời này 1.3 Tình hình mỗi nước và chính sách đối ngoại của Trung Quốc, Hàn Quốc từ 1992 đến 2013 1.3.1 Tình hình và chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ 1992 đến 2013 1.3.1.1 Tình hình Trung Quốc Sau Chiến tranh lạnh, Trung Quốc phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tựu... nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về mối quan hệ Trung Quốc - Hàn Quốc từ 1992 đến 2013, đặc biệt rút ra một số nhận xét về những thành tựu, hạn chế và triển vọng trong quan hệ giữa hai nước Trung Quốc - Hàn Quốc Luận văn sẽ cung cấp một nguồn tư liệu quan trọng trong nghiên cứu, giảng dạy lịch sử thế giới, lịch sử quan hệ quốc tế và những ai quan tâm đến quan hệ hai nước - Bên cạnh đó, kết... mối quan hệ Trung Quốc Hàn Quốc 1.2 Quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc trước năm 1992 Có thể nói trong giai đoạn Chiến tranh lạnh, do chịu ảnh hưởng của nhân tố ý thức hệ khiến cho quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc hầu như không có sự phát triển Sau khi ra đời (1-10-1949), nước CHND Trung Hoa tuyên bố trở thành một nước XHCN, trong khi đó, Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) được sự bảo trợ của Mỹ đã thành... cứu quan hệ Trung Quốc - Hàn Quốc từ 1992 đến 2013 đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài 15 nước Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về mối quan hệ Trung Quốc - Hàn Quốc trên tất cả các lĩnh vực Song, những công trình đó là nguồn tham khảo chính hỗ trợ cho chúng tôi khi nghiên cứu mối quan hệ Trung Quốc - Hàn Quốc 3 Đối... cho Trung Quốc trong việc phát triển quan hệ với Hàn Quốc và không thực tế đối với Trung Quốc trong việc công nhận Hàn Quốc [22; tr 70] Thực chất Trung Quốc hiểu được sự lo ngại từ phía CHDCND Triều Tiên và không muốn làm hỏng mối quan hệ hữu nghị truyền thống với đối tác này Bởi vì, nếu quan hệ của Trung Quốc với Triều Tiên trở thành đối đầu thì Trung Quốc sẽ mất nhiều hơn so với những điều có được từ. .. tổng quan về quan hệ giữa hai nước trong khu vực Đông Bắc Á nói riêng và quốc tế nói chung sau Chiến tranh lạnh Với những lý do trên chúng tôi đã chọn vấn đề Quan hệ Trung Quốc - Hàn Quốc từ 1992 đến 2013 làm đề tài luận văn thạc sĩ sử học của mình 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Quan hệ Trung Quốc - Hàn Quốc là một vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn Từ trước tới nay, nhiều nhà khoa học trong và ngoài... tương đối Quan hệ song phương giữa các nước trong khu vực phát triển mạnh mẽ Nhiều cặp quan hệ luôn căng thẳng trong thời kỳ Chiến tranh lạnh như quan hệ Trung - Nhật, Nga - Nhật, Trung - Nga đã được cải thiện rõ nét Nhiều mối quan hệ được thiết lập như quan hệ Nga - Hàn Quốc, Trung Quốc Hàn Quốc Khuôn khổ cho các mối quan hệ song phương từng bước được định hình Thứ ba, Đông Bắc Á ngày càng trở thành một... liên minh giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên” [22; tr 70] Sự thiếu thiện chí của Trung Quốc không làm cho Hàn Quốc nản lòng, Hàn Quốc vẫn kiên trì theo đuổi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc Năm 1983, một máy bay dân dụng của Trung Quốc đến Hàn Quốc đã giúp cho quan hệ hai nước có bước tiến đột phá Nhiều đoàn đại biểu và giới học 30 giả hai nước đã bắt tay hợp tác trên các diễn đàn quốc tế, các cuộc... gắt nhất như kinh tế Điều này phản ánh quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc là sự tương hỗ hơn là cạnh tranh Đây có lẽ là một trong những điểm hiếm hoi trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc khi quốc gia này luôn xác định quan điểm vừa là bạn vừa là đối thủ và vừa hợp tác vừa cạnh tranh Việc tìm hiểu quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc, không chỉ giúp . động đến quan hệ Trung Quốc - Hàn Quốc từ 1992 đến 2013 Chương 2: Những nội dung chủ yếu trong quan hệ Trung Quốc - Hàn Quốc từ 1992 đến 2013 Chương 3: Một số nhận xét về quan hệ Trung Quốc -. 91 Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ TRUNG QUỐC - HÀN QUỐC TỪ 1992 ĐẾN 2013 93 3.1. Những thành tựu và hạn chế của quan hệ Trung Quốc - Hàn Quốc từ 1992 đến 2013 93 3.1.1. Thành tựu 93 3.1.2. Hạn. mối quan hệ Trung Quốc - Hàn Quốc từ 1992 đến 2013 100 3.2.1. Đối với Trung Quốc 100 3.2.2. Đối với Hàn Quốc 102 3.2.3. Đối với khu vực Đông Bắc Á 104 3.3. Triển vọng của quan hệ Trung Quốc - Hàn

Ngày đăng: 20/07/2015, 11:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 122. LEE Eun - Hyung, 韩国对中国投资的现状及展望, 东北亚论坛,第15卷第3期,2005年5月。

  • 123. 尹胜炫、禹庆华,中国对韩国投资的发展现状与特征的分析, 沈阳航空工业学院学报,第23卷第6期,2006年12月。

  • 124. 许兴镐,中国企业对韩国直接投资的现况与特征,经济全球化,2010年第9卷第2期。

  • 125. 全治勇,韩国企业对中国直接投资的现状与战略展望, 现代管理科学, 2004年第11期。

  • 126. 詹小洪 ,中韩关系16年, 韩国研究论丛,2009年第1期。

  • Trung Quốc thúc đẩy đàm phán FTA với Hàn Quốc (Tháng 5-2008)

    • Phụ lục 2

    • CÁC SỰ KIỆN CHÍNH TRONG QUAN HỆ NGOẠI GIAO

    • TRUNG QUỐC - HÀN QUỐC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan