1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân tố mỹ trong sự phát triển kinh tế của hàn quốc thời kỳ 1948 1991

93 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 627,24 KB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ********* NGUYỄN THỊ HÀ NHÂN TỐ MỸ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC THỜI KỲ 1948 - 1991 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN THỊ NGA HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên của tôi nên chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế. Để có thể hoàn thành được công trình nghiên cứu này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp nhiệt tình của Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô. Người đã dìu dắt tôi trên con đường tập dượt nghiên cứu khoa học của mình. Bên cạnh đó cũng cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình làm khoa học, để tôi hoàn thành đề tài khóa luận của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử đã cung cấp cho tôi những kiến thức trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2014 Tác giả khoá luận Nguyễn Thị Hà LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga. Các số liệu, kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Tôi xin cam đoan những điều trên đây là đúng sự thật. Hà Nội, Ngày 25 tháng 04 năm 2014 Tác giả khoá luận Nguyễn Thị Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6 5. Đóng góp của khóa luận 6 6. Bố cục của khóa luận 7 NỘI DUNG Chƣơng 1. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀN QUỐC 1948 – 1991 8 1.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 8 1.1.1. Bối cảnh quốc tế 8 1.1.2. Tình hình trong nước 11 1.2. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, VĂN HÓA 13 1.2.1. Tình hình chính trị - xã hội 13 1.2.2. Văn hóa - giáo dục 18 1.3. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀN QUỐC THỜI KỲ 1948 – 1991 20 1.3.1. Chính sách phát triển kinh tế Hàn Quốc 1948 – 1991 21 1.3.1.1. Chính sách phát triển công nghiệp 21 1.3.1.2. Chính sách phát triển nông nghiệp 24 1.3.1.3. Chính sách tài chính tiền tệ 27 1.3.1.4. Chính sách kinh tế đối ngoại 28 1.3.1.5. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực 34 1.3.2. Các giai doạn phát triển kinh tế 37 1.3.2.1. Giai đoạn 1953-1961: Phát triển công nghiệp dựa vào thị trường nội địa thông qua chiến lược thay thế nhập khẩu 37 1.3.2.2. Giai đoạn 1962-1971: Phát triển kinh tế hướng vào xuất khẩu 39 1.3.2.3. Phát triển công nghiệp nặng và hóa chất (1972-1979) 41 1.3.2.4. Điều chỉnh cơ cấu, tự do hóa nền kinh tế và bước đầu thực hiện chính sách “kinh tế mới” và “toàn cầu hóa”(1980 -1991) 42 1.3.3. Nguyên nhân của sự phất triển kinh tế Hàn Quốc 44 Chƣơng 2. VAI TRÒ CỦA MỸ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC TỪ NĂM 1948 ĐẾN 1991 50 2.1. CHÍNH SÁCH TÌM KIẾM ĐỒNG MINH CỦA MỸ Ở KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH 50 2.2. HÀN QUỐC TRỞ THÀNH ĐỒNG MINH QUAN TRỌNG CỦA MỸ 55 2.3. VIỆN TRỢ KINH TẾ CỦA MỸ CHO HÀN QUỐC 55 2.3.1. Mục đích của việc viện trợ và nhận viện trợ 55 2.3.1.1.mục đích chính trị 55 2.3.1.2. Mục đích kinh tế 57 2.3.2. Hình thức viện trợ 58 2.3.3. Quá trình viện trợ 58 2.3.3.1. Viện trợ và nhận viện trợ 58 2.3.3.2. Cắt giảm viện trợ chuyển sang hình thức cho vay 63 2.3.4. Đầu tƣ của Mỹ vào Hàn Quốc 65 2.4. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 70 2.5. SO SÁNH VỚI SỰ VIỆN TRỢ CỦA MỸ CHO NHẬT BẢN 72 2.6. BÀI HỌC KINH NGHIỆM NGHIỆM Về VIỆC THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VIỆN TRỢ TỪ NƢỚC NGOÀI ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƢỚC 75 2.6.1. Đối với Hàn Quốc 75 2.6.2. Đối với Việt Nam 78 KẾT LUẬN 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc thế giới bước vào thời kỳ mới, một thời kỳ quan hệ quốc tế diễn ra căng thẳng, phức tạp, đó là thời kỳ đối đầu giữa hai phe, hai lực lượng trên thế giới, đó là thời kỳ Chiến tranh lạnh. Là một đất nước chịu ảnh hưởng trực tiếp, cũng là biểu hiện rõ nét nhất của cuộc Chiến tranh lạnh - Bán đảo Triều Tiên, với sự chia cắt đất nước sau Chiến tranh thế giới thứ hai và sự thành lập hai nhà nước với hai chế độ chính trị đối lập nhau, cho đến nay mặc dù Chiến tranh lạnh đã chấm dứt hơn hai thập kỷ tuy nhiên tình trạng chia cắt trên bán đảo Triều Tiên vẫn còn tồn tại với những diễn biến phức tạp. Thực hiện tham vọng bá chủ thế giới của mình, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã phát động cuộc Chiến tranh lạnh, ráo riết chạy đua vũ trang và thiết lập quan hệ với nhiều khu vực, nhiều nước trên thế giới cũng như biến những nước này thành đồng minh, hay thuộc địa kiểu mới của mình để dễ dàng đạt được mưu đồ “bá chủ thế giới”. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một trong những khu vực mà Mỹ đặc biệt quan tâm trong nỗ lực nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản tại khu vực Đông Bắc Á, ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc trở thành một đồng minh thân Mỹ trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa hai nước được thể hiện trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực bao gồm chính trị, kinh tế, quân sự trong đó lĩnh vực kinh tế được chú ý quan tâm. Sau chiến tranh, Triều Tiên thoát khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản (1910- 1945), tuy nhiên lại chịu sự chia cắt đất nước và hai miền Nam - Bắc lại chịu sự tiếp quản của hai siêu cường Xô - Mỹ theo những điều khoản mà hai nước ký trước đó và đến năm 1948 trên bán đảo Triều Tiên đã ra đời hai nhà nước là Đại Hàn Dân Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Khi mới ra đời Hàn Quốc gặp rất 2 nhiều khó khăn, nằm ở phía Nam của bán đảo, cơ sở kinh tế còn lại từ Nhật Bản không còn nhiều, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp truyền thống đã lạc hâu thêm vào đó lại nghèo tài nguyên, dân số lại đông càng làm cho xã hội thêm bất ổn, cuối thập niên 40 và những năm đầu của thập niên 50 thế kỷ XX, kinh tế Hàn Quốc thuộc diện kém phát triển nhất khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên chỉ sau vài thập kỷ sau đó kinh tế Hàn Quốc đã trỗi dậy phát triển mạnh mẽ trở thành một trong bốn con rồng ở châu Á. Có được thành quả này chính là nỗ lực của nhà nước cũng như của nhân dân Hàn Quốc trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế. Nền kinh tế Hàn Quốc thế kỷ XX phát triển vượt bậc đến như vậy là do rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, trong tất cả những nhân tố ấy vai trò của Mỹ luôn được khẳng định và là một trong những nhân tố hàng đầu thúc đẩy kinh tế Hàn Quốc phát triển, Mỹ đóng vai trò như nhân tố không thể thiếu từ khi nền kinh tế Hàn Quốc khó khăn cũng như thời kỳ phát triển sau đó. Quan hệ kinh tế Mỹ - Hàn xuất phát từ nhiều lợi ích khác nhau từ cả hai phía Mỹ và Hàn Quốc. Hàn Quốc đóng vai trò là đồng minh thân cận, một căn cứ để Mỹ gây sức ảnh hưởng của mình tại khu vực cũng như mong muốn của Mỹ muốn biến Hàn Quốc trở thành thuộc địa kiểu mới của mình. Ngược lại, để thoát khỏi hoàn cảnh hiểm nghèo Hàn Quốc cũng muốn dựa vào Mỹ như một điểm tựa vững chắc để đứng vững cả về kinh tế cũng như về chính trị và quân sự. Với tất cả những lý do trên, người viết đã lựa chọn vấn đề “Nhân tố Mỹ trong sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc thời kỳ 1948-1991” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Với đề tài này tôi mong muốn làm sáng tỏ hơn quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Hàn Quốc, vai trò của Mỹ với nền kinh tế Hàn Quốc qua các 3 thời kỳ khác nhau. Ngược lại nền kinh tế Hàn Quốc có tác động trở lại đối với Mỹ như thế nào. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Nghiên cứu trong nước Từ trước đến nay có không nhiều học giả nghiên cứu về vấn đề này, chưa có một công trình trong nước nào nghiên cứu sâu về vai trò của Mỹ đối với sự phát triển kinh tế giai đoạn 1948-1991, vấn đề này chỉ được nhắc tới trong các cuốn sách viết về sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc và một số tạp chí chuyên ngành khác. Công trình đầu tiên được người viết được nhắc tới đó là cuốn “Hàn Quốc Câu chuyện kinh tế về một con rồng”, đây là một công trình nghiên cứu một cách toàn diện, tổng thể về nền kinh tế Hàn Quốc thông qua các chặng đường phát triển. Đồng thời tác giả Nguyễn Hữu Lân đã đê cập tới vai trò của Mỹ trong sự phát triển kinh tế Hàn Quốc tại những thời kỳ nó có ý nghĩa quan trọng không thể thiếu trong tiến trình xây dựng đất nước Hàn Quốc. Tuy chưa nghiên cứu sâu sắc về vấn đề này nhưng tác giả cũng đã cung cấp những kiến thức cơ bản khách quan để người đọc có thể tham khảo và đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này. Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên đây, trong tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1, tháng 1/2007, bài viết “Quan hệ viện trợ, đầu tư phát giữa Mỹ và Hàn Quốc giai đoạn 1948-1979”, đây là giai đoạn mà nhân tố Mỹ giữ vai trò rất rõ nét và chủ đạo nhất trong nền kinh tế Hàn Quốc, nó giúp cho nền kinh tế Hàn Quốc khôi phục đứng vững và phát triển. Bên cạnh đó còn có trong Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 6 (76), tháng 6-2007. Bài viết “Tổng quan về quan hệ Hàn- Mỹ” của tác giả Bùi Thị Kim Huệ viết về Lịch sử quan hệ Mỹ- Hàn từ trước năm 1948 đến nay. Trong công trình này người viết đã trình bày về lịch sử mối quan hệ Hàn Quốc và Mỹ trên nhiều lĩnh vực 4 khác nhau về kinh tế, chính trị và quân sự. Trong đó khía cạnh kinh tế được tác giả đi sâu và nhấn mạnh xuyên suốt trong suốt thời kỳ từ trước năm 1882 đến nay, trong đó quan hệ hai nước trải qua nhiều giai đoạn, ở mỗi giai đoạn lại có những thăng trầm khác nhau và vai trò của Mỹ đối với Hàn và vai trò của Hàn Quốc đói với Mỹ cũng có những bước chuyển biến tương ứng với giai đoạn đó. Ngoài ra trong tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 6 năm 1997, tác giả Vũ Đăng Hinh đã đăng bài viết “Quan hệ kinh tế Mỹ- Hàn Quốc từ năm 1950 đến những năm 1970”, trong công trình này nhà nghiên cứu cũng đã trình bày khá đầy đủ và rõ nét về mối quan hệ kinh tế giữa Hàn Quốc và Mỹ trong suốt ba thập kỷ. Đây cũng là giai đoạn nền kinh tế Hàn Quốc từng bước trỗi dậy phát triển nhanh chóng vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế trong khu vực nhân tố. Công trình giúp người nghiên cứu có thể đi sâu tìm hiểu rõ hơn về quan hệ kinh tế giữa Hàn Quốc và Mỹ. 2.2. Nghiên cứu ở nước ngoài Mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Mỹ được rất nhiều học giả nước ngoài quan tâm và nghiên cứu, trong công trình nghiên cứu của mình người viết có tìm hiểu một số tác phẩm sau: Trước hết phải kể đến công trình “Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy” do giáo sư tiến sĩ Byung Nak Song viết, cuốn sách do ban nghiên cứu Hàn Quốc tại Việt Nam và bao gồm nhiều cơ quan, nhiều cá nhân dịch và biên soạn, bản tiếng Việt do NXB Thống kê xuất bản. Đây là công trình nghiên cứu rất công phu, đề cập đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế Hàn Quốc trong những năm nửa cuối thế kỷ XX. Trong cuốn sách này tác giả đã cung cấp cho người đọc một bức tranh toàn diện về nền kinh tế Hàn Quốc, tác giả đã nhấn mạnh đến nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến sự thành công của nền kinh tế Hàn Quốc lúc bấy giờ, trong các nhân tố ấy vai trò của [...]... Chương 1 Sự phát triển của kinh tế Hàn Quốc thời kỳ 1948- 1991 Chương 2 Vai trò của Mỹ đối với sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc thời kỳ 1948- 1991 NỘI DUNG Chƣơng 1 SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀN QUỐC 1948 - 1991 7 1.1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ 1.1.1 Bối cảnh quốc tế Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ có tham vọng vươn lên bá chủ toàn cầu Chính vì vậy Mỹ đã ráo riết thực hiện chính sách ngoại giao của mình... 5 Đóng góp của khóa luận Với các nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy, đề tài góp phần làm sáng tỏ các vấn đề như: Bối cảnh lịch sử của Hàn Quốc Sau Chiến trah thế giới thứ hai; sự phát triển kinh tế Hàn Quốc (1948- 1991) , nguyên nhân phát triển kinh tế , từ đó rút ra nguyên nhân phát triển kinh tế của Hàn Quốc và đi sâu vào nghiên cứu về vai trò của Mỹ đối nền kinh tế Hàn Quốc suốt thời kỳ đó Trên... chính ngân hàng được đặt dưới sự giám sát của Chính phủ, sự phát triển của hệ thống ngân hàng Hàn Quốc qua các thời kỳ khác nhau: Năm 1950, luật ngân hàng được công bố với sự ra đời của ngân hàng trung ương Năm 1956, ngân hàng nông nghiệp được thành lập theo luật ngân hàng 1950 Trong quá trình phục vụ cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế, chính sách tài chính tiền tệ của Hàn Quốc luôn phát triển hai... kinh tế Hàn Quốc nói riêng là một nền kinh tế phụ thuộc Đến nay bên cạnh những di sản kinh tế thời kỳ thuộc địa, nền kinh tế Hàn Quốc lại trở nên phụ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế Mỹ Năm 1948 nước Đại Hàn Dân Quốc được thành lập ở miền Nam Triều Tiên, từ đây nền kinh tế Hàn Quốc trải qua nhiều thời kỳ biến 20 động khác nhau Từ một nền kinh tế nghèo nàn thuộc loại nghèo nhất thế giới, lại phải chịu sự. .. thành lập do Tổng thống trực tiếp quản lý Từ thập niên 1990 trở đi là giai đoạn tiên tiến của nền giáo dục đào tạo Hàn Quốc, giáo dục hướng tới mục tiêu hướng nội và phúc lợi xã hội 1.3 SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀN QUỐC THỜI KỲ 1948 - 1991 Lịch sử Hàn Quốc trải qua nhiều thời kỳ biến động, điều này ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội của Hàn Quốc Từ thời kỳ còn là một nước thuộc địa của Nhật Bản, kinh. .. chia cắt, nền kinh tế Hàn Quốc đã có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế Mỹ Nhưng đến những năm 60 của thế kỉ XX, không chỉ với Mỹ, chính sách ngoại giao kinh tế với các nước trên thế giới của Hàn Quốc được hoàn thành, đến những năm 28 1970 chính sách quan hệ kinh tế quốc tế của Hàn Quốc được mở rộng gồm cả các nước châu Á, Trung Đông, Mỹ, Nhật Bản Đối với Mỹ, thì Mỹ là quốc gia được Hàn Quốc luôn đặt... tâm hàng đầu Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh vận mệnh an ninh của Hàn Quốc gắn chặt với Mỹ Trong lĩnh vực kinh tế Mỹ là nước viện trợ nhiều nhất cho Hàn Quốc và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc Từ thời kỳ Chiến tranh lạnh, Nhật Bản đã là mô hình kinh tế để Hàn Quốc học hỏi về công nghệ, cách quản lý Quan hệ kinh tế chặt chẽ với Nhật Bản là mục tiêu quan trọng và là ưu tiên số một của Hàn Quốc. .. điều đổ nát của chiến tranh tàn phá với cơ sở kinh tế, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, nền nông nghiệp lạc hậu tuy nhiên kinh tế Hàn Quốc lại có thể vực dậy phát triển và trở thành một nước công nghiệp bậc nhất châu Á 1.3.1 Chính sách phát triển kinh tế Hàn Quốc 1948 - 1991 1.3.1.1 Chính sách phát triển công nghiệp Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Hàn Quốc trở thành một đất nước phát triển công... tác động của Mỹ đối với Hàn Quốc, đồng thời chính việc viện trợ kinh tế cho Hàn Quốc cũng có tác động như thế nào đối với Mỹ để từ đó người viết có thể rút ra bài học kinh nghiệm có được 3.3 Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 1948 - 1991 Về không gian: Đề tài nghiên cứu quá trình viện trợ phát triển kinh tế Hàn Quốc, đầu tư, kinh tế cho Hàn Quốc từ Mỹ Qua đó... những nhân tố chủ quan và khách quan Một trong số đó chính là nhân tố Mĩ với những khoản đầu tư viện trợ của Mĩ Vì vậy, đề tài nghiên cứu của người viết sẽ tập trung làm rõ vị trí của nhân tố Mĩ đối với sự tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc, thực chất của quá trình đó như thế nào và nó có tác động gì đối với sự phát triển về sau của Hàn Quốc Qua đó cũng góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa Mĩ với Hàn Quốc . của Mỹ đối với sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc thời kỳ 194 8- 1991. NỘI DUNG Chƣơng 1 SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀN QUỐC 1948 - 1991 8 1.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 1.1.1. Bối cảnh quốc tế. tế Hàn Quốc (194 8- 1991) , nguyên nhân phát triển kinh tế , từ đó rút ra nguyên nhân phát triển kinh tế của Hàn Quốc và đi sâu vào nghiên cứu về vai trò của Mỹ đối nền kinh tế Hàn Quốc suốt thời. kinh tế mới” và “toàn cầu hóa”(1980 -1 991) 42 1.3.3. Nguyên nhân của sự phất triển kinh tế Hàn Quốc 44 Chƣơng 2. VAI TRÒ CỦA MỸ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC TỪ NĂM 1948 ĐẾN 1991

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Ngô Xuân Bình, Phạm Qúy Long, “Hàn Quốc trên con đường phát triển”, NXB Thống kê, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hàn Quốc trên con đường phát triển”
Nhà XB: NXB Thống kê
4. Lê Thành Bình (2009), “Công nghiệp hóa ở Hàn Quốc và Đài Loan”, Những vấn đề kinh tế và chính trị, Tạp chí Thế giới số 7, 159 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hóa ở Hàn Quốc và Đài Loan
Tác giả: Lê Thành Bình
Năm: 2009
5. Ngô Xuân Bình (1996), “Tìm hiểu nền hành chính Hàn Quốc và Việt Nam”, NXB Trẻ, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu nền hành chính Hàn Quốc và Việt Nam”
Tác giả: Ngô Xuân Bình
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 1996
6. Dương Phú Hiệp, Ngô Xuân Bình (cb)(1999), “Hàn Quốc trước thềm thế kỷ XXI”, NXB thống kê, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàn Quốc trước thềm thế kỷ XXI”
Tác giả: Dương Phú Hiệp, Ngô Xuân Bình (cb)
Nhà XB: NXB thống kê
Năm: 1999
7.Trần Văn Đào, Phạm Doãn Nam (2001), “Giáo trình quan hệ kinh tế 1945 - 1990”, Học viện quan hệ quốc tế, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quan hệ kinh tế 1945 -1990”
Tác giả: Trần Văn Đào, Phạm Doãn Nam
Năm: 2001
8. Hoàng văn hiển (1998), “Giáo dục và đào tạo ở Hàn Quốc”, NXB Lao động, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo dục và đào tạo ở Hàn Quốc”
Tác giả: Hoàng văn hiển
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 1998
9. Hoàng Văn Hiển, Nguyễn Viết Thảo (1998), “Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến 1995”, NXB Chính trị quốc gia, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến 1995”
Tác giả: Hoàng Văn Hiển, Nguyễn Viết Thảo
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1998
10. Hoàng Văn Hiển, Dương Quang Hiệp(4/2001), Vài nét về quan hệ kinh tế Hàn Quốc - Mỹ (1948 - 1979), Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 2,(32), tr 50-54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về quan hệ kinh tế Hàn Quốc - Mỹ (1948 - 1979
11. Vũ Đăng Hinh (1997), “Quan hệ Mỹ - Hàn từ những năm 1950 - 1970”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 6. Tr7-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quan hệ Mỹ - Hàn từ những năm 1950 - 1970”
Tác giả: Vũ Đăng Hinh
Năm: 1997
12. Nguyễn Văn Hồng (2010), “Mấy vấn đề lịch sử châu Á và lịch sử khu vực - một cách nhìn”, NXB văn hóa dân tộc, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề lịch sử châu Á và lịch sử khu vực - một cách nhìn”
Tác giả: Nguyễn Văn Hồng
Nhà XB: NXB văn hóa dân tộc
Năm: 2010
13. Dương Phú Hiệp (1996), “Con đường phát triển của một số nước châu Á Thái Bình Dương”, NXB Chính trị quốc gia, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường phát triển của một số nước châu Á Thái Bình Dương”
Tác giả: Dương Phú Hiệp
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1996
14, Bùi Thị Kim Huệ (6/2007), “Tổng quan về quan hệ Mỹ Hàn”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 6(76), tr 11 - 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tổng quan về quan hệ Mỹ Hàn
15. Bùi Thị Kim Huệ (2010), “Quan hệ Hàn Quốc - Hoa Kỳ 1961-1993”, Luận án tiến sĩ, Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Hàn Quốc - Hoa Kỳ 1961-1993”
Tác giả: Bùi Thị Kim Huệ
Năm: 2010
16. Sun - joo Han, Editor (1982), “After on Hundrea year: Continuity and change in Korean - American relation Asiatic research center Korea university”, Seol Korea Sách, tạp chí
Tiêu đề: After on Hundrea year: Continuity and change in Korean - American relation Asiatic research center Korea university”
Tác giả: Sun - joo Han, Editor
Năm: 1982
17. Youngnok Koo and Dae - Sook Suh (1988), “Korea and the United States - A Century of Cooperation”, Univerrsty of Hawaii Pres, Honolulu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Korea and the United States - A Century of Cooperation”
Tác giả: Youngnok Koo and Dae - Sook Suh
Năm: 1988
18. Chung - Yum Kim (1999), “Hoạch định chính sách trên chiến tuyến” (hồi ký của một viên chức kinh tế cấp cao Hàn Quốc 1945-1979), Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoạch định chính sách trên chiến tuyến”
Tác giả: Chung - Yum Kim
Năm: 1999
19. Byung - Naksong (2002), “Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy”, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy”
Tác giả: Byung - Naksong
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2002
22. Cù Chí Lợi (7/2012), “Chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực châu Á- Thái Bình Dương và những hàm ý tới Việt Nam”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 7.tr 3 - 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực châu Á- Thái Bình Dương và những hàm ý tới Việt Nam”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay
23. Phan Huy Lê (2004), “Hàn Quốc lịch sử và văn hóa”, NXB Chính trị quốc gia, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàn Quốc lịch sử và văn hóa”
Tác giả: Phan Huy Lê
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2004
24. Đặng Văn Lung (cb) (2002), “Tiếp cận văn hóa Hàn Quốc”, NXB Văn hóa thông tin, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận văn hóa Hàn Quốc”
Tác giả: Đặng Văn Lung (cb)
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w