1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của chính sách tài chính - tiền tệ đến sự phát triển kinh tế tp.hcm sau thời kỳ suy giảm

4 555 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 63 KB

Nội dung

Luận văn : Tác động của chính sách tài chính - tiền tệ đến sự phát triển kinh tế tp.hcm sau thời kỳ suy giảm

Trang 1

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ

ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TP.HCM SAU THỜI KỲ SUY GIẢM

Có thể nói, trong 02 năm qua (2008-2009) khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu đã tác động ảnh hưởng tuỳ theo mức độ và điều kiện của mỗi nước thì tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với mỗi nước sẽ khác nhau Trong đó đối với nước ta nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng chịu những tác động ảnh hưởng nhất định, đặc biệt trên các lĩnh vực xuất khẩu, du lịch, thị trường chứng khoán, bất động sản và thu hút vốn đầu tư nước ngoài Trước tình hình trên, Chính phủ đã tập trung xác định và triển khai kịp thời, nhanh chóng những giải pháp kinh tế cấp bách trước mắt, thực hiệnđồng bộ các cơ chế chính sách về tài chính tiền tệ nên đã tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế đất nước nói chung và kinh tế thành phố nói riêng tiếp tục tăng trưởng, ngăn chặn và hạn chế được đà suy giảm kinh tế, chủ động phòng ngừa lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, tiếp tục giữ vững ổn định chính trị Với ý nghĩa đó, dưới góc độ quản lý vĩ mô, trong phạm vi địa phương, tham luận này đặt vấn đề đánh giá tác động tích cực của chính sách tài chính tiền tệ đối với kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu Đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế theo kế hoạch đề ra và dự kiến một số giải pháp sau khi khủng hoảng kinh tế, tài chính chấm dứt, nền kinh tế Thế giới phục hồi.

Tác động của chính sách tài chính tiền tệ và những kết quả đạt được đối với kinh tế thành phố Hồ Chí Minh:

Về mặt quản lý vĩ mô, chính sách tài chính tiền tệ trong thời gian qua đã tác động trực tiếp đối với các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân Thông qua các cơ chế hỗ trợ lãi suất vay tín dụng ngân hàng, miễn, giảm hoặc giãn thuế… đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh, tồn tại và phát triển trong điều kiện khó khăn Cụ thể:

+ Việc miễn, giảm, giãn thuế, tạm hoàn thuế cùng với việc điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đối với một số nhóm hàng là nguyên liệu đầu vào của sản xuất, trong nước chưa sảnxuất được hoặc có sản xuất nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu là chính sách tài chính quantrọng trong việc hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, kích thích sản xuất, kinh doanh.

Mặt khác, để kiềm chế nhập siêu, Chính phủ còn thực hiện chính sách điều chỉnh tăng thuế một số mặt hàng trong khuôn khổ cam kết WTO nhằm tạo điều kiện cho phát triển sản xuất trong nước.

+ Thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất vay tín dụng ngân hàng (4%/năm) đối với các khoản vay phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ và thương mại; phát triển cơ sở hạ tầng và đổi mới máy móc thiết bị… Gắn liền với việc thực hiện sách tiền tệ linh hoạt nhưng làm cẩn trọng và hiệu quả (điều chỉnh giảm dự trữ bắt buộc, giảm giảm lãi suất cơ bản…)đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp, khách hàng tiếp cận vốn tín dụng thuận lợi hơn và tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp; tăng khả năng duy trì năng lực sản xuất; mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

+ Thực hiện chính sách tài chính tiền tệ để bảo đảm an sinh xã hội như cho vay lãi suất thấp đối với hộ nghèo; chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển nông nghiệp và xây dựng hạ tầng nông thôn; đầu tư xây dựng nhà cho người nghèo, diện chính sách, nhà ở cho người lao động ở khu công nghiệp tập trung, ký túc xá cho sinh viên; thực hiện trợ cấp khó khăncho người hưởng lương từ ngân sách nhà nước có đời sống khó khăn, thu nhập thấp;

Trang 2

chương trình giảm nghèo; chủ động cứu trợ cho người dân gặp thiên tai, lũ lụt, là việc làm thiết thực và quan trọng trong điều kiện khủng hoảng kinh tế và suy giảm kinh tế hiện nay.

Như vậy việc Chính phủ triển khai thực hiện đồng bộ và tập trung các chính sách tài chính tiền tệ như trên đã tạo ra hiệu ứng tích cực đối với nền kinh tế nước ta nói chung vàkinh tế Thành phố nói riêng Về mặt định lượng, tác động này phản ánh trên 03 mặt chủ yếu sau:

Thứ nhất duy trì sản xuất kinh doanh, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý trong điều

kiện khủng hoảng.Việc duy trì sản xuất kinh doanh, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế không chỉ đảm bảo cho kinh tế thành phố ổn định về mặt vĩ mô (là yêu cầu cần thiết trongđiều kiện khủng hoảng), mà còn đảm bảo an sinh xã hội, duy trì mức sống cho nhân dân thành phố trong điều kiện khó khăn Đây là kết quả quan trọng Theo đó:

+ Năm 2009, kinh tế TP.HCM trong 8 tháng tiếp tục tăng trưởng (mặc dù thấp hơn các năm trước đây): giá trị sản xuất công nghiệp tăng 5,5% ; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 19,9%; kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt gần 12,4 tỷ USD, nếu không tính dầu tho đạt 8,3 tỷ USD, tăng 3,4% so cùng kỳ năm 2008.

+ Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình, công trình trọng điểm trên địa bàn Thành phố Trong đó đẩy mạnh việc thực hiện các dự án lớn về cơ sở hạ tầng về phát triển đô thị mới; về xây dựng khu công nghệ cao, Khu đô thị mới Thủ Thiêm đều đảm bảo duy trì và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm tiếp theo Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội trên địa bàn thành phố 8 tháng đầu năm tăng 16,8% so với cùng kỳ; các nguồn vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng, thu hút đầu tư nước ngoài tính đến 14/8/2009 đạt 773 triệu USD Mặc dù đạt thấp hơn nhiều so với năm 2008 nhưng đâylà kết quả quan trọng phản ánh tính ổn định của môi trường đầu tư thành phố trong điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu.

+ Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh, theo

hướng sản xuất hàng hoá (phát triển vùng nguyên liệu, nuôi trồng thuỷ hải sản; phát triển khu du lịch sinh thái; và chuyên canh theo các lĩnh vực sản xuất phù hợp với đặc điểm và điều kiện địa lý, tự nhiên…) và ứng dụng công nghệ cao.

Thứ hai Đảm bảo an sinh xã hội, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động:Tạo

việc làm từ đó tăng thu nhập cho nhân dân: trong thời gian qua, mặc dù gặp những khó khăn nhất định do một số doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động Song thông qua việc thực hiện các giải pháp của Chính phủ, thành phố tiếp tục hạn chế được tỷ lệ mấtviệc làm do suy giảm kinh tế Đồng thời tăng cường tạo việc làm mới cho người lao động Tính từ đầu năm đến nay, thành phố đã giải quyết việc làm cho 194,4 ngàn lao động, trong đó có 91,2 ngàn chỗ làm mới được tạo ra.

Thứ ba duy trì sự ổn định và phát triển thị trường tài chính tiền tệ:

+ Đối với hoạt động ngân hàng: Cơ bản tiếp tục ổn định và phát triển, đây là kết quả quantrọng trong điều kiện khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu Kết quả này không chỉ góp phần duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn có ý nghĩa lợi thế cạnh tranh của quốc gia rất lớn Bởi vì thời gian qua, nhiều Chính phủ của các quốc gia đã chi phí rất nhiều cho việc giữ ổn định hệ thống tài chính tiền tệ và ngân hàng đều ổn định hoạt động của toàn hệ thống Theo đó hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của hệ thống ngân hàng tiếp tục tăng trưởng Trong 8 tháng qua, huy động vốn trên địa bàn tăng 23,8%; dư nợ tín dụng tăng 26,9% so với cuối năm 2008; hoạt động

Trang 3

kinh doanh của các Ngân hàng tiếp tục đạt kết quả kinh doanh khá (lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ) Chính sự ổn định của hệ thống ngân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, khách hàng và nền kinh tế tiếp cận vốn thuận lợi hơn để phát triển sản xuất kinh doanh.

+ Trong quá trình đó việc thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất vay tín dụng ngân hàng là kết quả nổi bật trong thời gian qua, góp phần quan trọng trong việc giảm giá thành sản phẩm, tăng doanh thu bán hàng, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân trong nền kinh tế.

Một số dự báo kinh tế vĩ mô liên quan sau khi kết thúc các biện pháp kích cầu, chống suy giảm kinh tế

Như đã phân tích, đánh giá ở phần trên, có thể khẳng định việc thực hiện các biện pháp kích cầu, chống suy giảm kinh tế trong thời gian qua, chỉ là “liều thuốc” hỗ trợ cho doanhnghiệp vượt qua khó khăn, duy trì và phát triển sản xuất Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam không nên coi đó là một “cứu cánh” và trở lại cơ chế bao cấp hoạt động kinh doanh lâu dài của mình.

Khi kết thúc các chương trình kích cầu; chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp (về thuế; về lãi suất…), rõ ràng sẽ khó khăn hơn cho doanh nghiệp Có 02 vấn đề đặt ra đối với Chính phủ: Diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu, thời điểm chấm dứt chưa và xu hướng phục hồi của các nền kinh tế lớn Việc dự báo chính xác vấn đề này sẽ giúp chúng ta xác định được thời điểm để điều chỉnh, thay đổi chính sách cùng cácgiải pháp kích thích nền kinh tế.

Dự báo trong thời gian tới, sau khi Bộ Chính trị và Chính phủ có chủ trương vận động người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam, thị trường nội địa sẽ được các doanh nghiệp Việt Nam hướng tới Mặc khác hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới sẽ phát triển mạnh hơn, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ khốc liệt hơn.

Một số giải pháp đối với Thành phố:

Để tiếp tục duy trì và giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch đã đề ra trong năm 2009 và những năm tiếp theo, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp quan trọng sau:

Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu

lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng nhanh hàm lượng khoa học công nghệ cao và tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực có giá trị gia tăng cao.

+ Xây dựng và phát triển thị trường tài chính theo hướng xây dựng cơ sở hạ tầng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho thị trường tài chính phát triển; tăng cường khả năng cạnh tranh của thị trường thông qua việc phát triển thị trường bán lẻ, thị trường các sản phẩm tài chính – ngân hàng; từng bước kết nối thị trường trong nước và thị trường nước ngoài Đặc biệt quan tâm đào tạo nhân lực có trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi để TP.HCM thực sự trở thành trung tâm tài chính của cả nước và khu vực.

Thứ hai: Tiếp tục thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp theo Quyết định số

20/2009/QĐ-UBND ngày 27/02/2009 về kích cầu đầu tư của UBND TP.HCM; Tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia chương trình kích cầu thông qua đầu tư của thành phố để đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh và chuyển dịch cơ cấu nội bộ từng doanh nghiệp, các ngành và lĩnh vực kinh tế; Có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác và

Trang 4

hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống người lao động Thực hiện với tiến độ nhanh hơn, giải ngân tốt hơn các công trình đầu tư sử dụng vốn ngân sách của thành phố .

Thứ ba: Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, khai thác mở rộng các thị trường

xuất khẩu mới có tiềm năng và đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa, tăng cường công tác kiểm soát giá cả, thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước Tăng cường hoạt động xúc tiến du lịch, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút và tận dụng lợi thế của thành phố thông qua quảng bá hình ảnh về du lịch Việt Nam, về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.

Thứ tư: Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước, tạo bước chuyển mới về cải cách hành chính

nhất là cải cách thủ tục hành chính, tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan công quyền, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

Thứ năm:Vấn đề việc làm và thất nghiệp là cơ sở cho ổn định xã hội và tăng trưởng kinh

tế trên địa bàn Trong hoàn cảnh khó khăn do khủng hoảng kinh tế, việc đào tạo và tái đào tạo nghề cho các đối tượng thanh niên, đối tượng đang có nhu cầu tìm việc sẽ được chú trọng giải quyết, khuyến khích tạo động lực vươn lên làm giàu, thực hiện xoá đói, giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo công bằng xã hội, ngăn chặn và đầy lùi các tệ nạn xã hội

Ngày đăng: 08/12/2012, 10:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w