TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Thực trạng và tác động của vốn đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam... Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Thực trạng và tác động của v
Trang 1TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: Thực trạng và tác động của vốn đầu tư nước ngoài đối
với sự phát triển kinh tế Việt Nam
Tác giả luận văn: Vũ Quốc Huy
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Tiên Phong
Nội dung tóm tắt:
1 Lý do chọn đề tài:
Trong những năm vừa qua, FDI đã đóng góp một phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội Không thể phủ nhận thành tựu đã đạt được của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vào sự phát triển kinh tế, song bên cạnh những tác động tích cực thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đă tạo ra một số vấn đề không lành mạnh và cần khắc phục Nhận thức đúng mức về những vấn đề nảy sinh để có phương hướng chỉ đạo tiếp
là cực kỳ quan trọng nếu chúng ta muốn Việt Nam trở thành nơi thu hút ngày càng nhiều hơn vốn FDI
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Thực trạng và tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam” được lựa chọn đề nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như thực trạng và tác động của dòng vốn này đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam, em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường khả năng thu hút và hạn chế các tác động tiêu cực của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển kinh tế của nước ta
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài cũng như thực trạng thu hút và tác động của dòng vốn này đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam
Trang 2- Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung trình bày những nội dung chủ yếu về
thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn 1988 -
2010 và tác động của dòng vốn này đối với sự phát triển kinh tế của nước ta
3 Tóm tắt các nội dung chính
Luận văn được kết cấu làm 03 chương với nội dung tóm tắt như sau:
Chương 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự phát triển kinh tế của Việt Nam
Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam
Kinh nghiệm về thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước trên thế giới
Chương 2: Thực trạng và tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam
Thực trạng thu hút vốn FDI của Việt Nam thời gian qua
Đánh giá về tình hình thu hút vốn FDI của Việt Nam
Tác động của vốn FDI đối với Việt Nam
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm tăng cường thu hút và hạn chế tác động tiêu cực của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam
Cơ hội và thách thức:
Những yếu kém trong nội tại nền kinh tế (môi trường đầu tư)
Đối mặt với tình trạng cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút FDI
Tình trạng cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài không hợp lý
Các kiến nghị về phía Nhà nước và Doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn FDI trong thời gian tới:
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách và thủ tục hành chính về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trang 3Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của bộ máy quản lý Nhà nước
.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoàn thiện hệ thống chính sách về lao động, tiền lương
Xây dựng quy hoạch chiến lược và đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư
Chứng minh các ưu thế cạnh tranh và khả năng sản xuất kinh doanh tốt
Tích cực tìm kiếm đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư
Tăng cường đào tạo nhằm nâng cao tay nghề, năng lực quản lý cho cán bộ, công nhân viên
4 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, tiếp cận hệ thống lý luận và thực tiễn, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích và xử lý các vấn đề nghiên cứu
5 Kết luận
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn luôn được coi là chiếc chìa khóa thần kỳ cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam trong suốt những năm qua Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước ta đã thu hút một lượng vốn khổng lồ phục vụ cho nhu cầu đầu tư trong nước, đồng thời tiếp thu được công nghệ hiện đại cùng những kinh nghiệm quản
lý tiên tiến, từ đó khai thác được các lợi thế so sánh của đất nước, thúc đẩy xuất khẩu, tăng năng lực cạnh tranh, dịch chuyển cơ cấu kinh tế phù hợp với yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới,
Với mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đến năm 2020 đưa nước
ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thì bên cạnh việc phát huy nội lực của đất nước, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả của công tác thu hút, quản lý cũng như sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, xem nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng, kết hợp nội lực và ngoại lực để tạo thành sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và phát triển đất nước
Trang 4Vì thế, trong thời gian tới, Việt Nam cần nhận diện được những cơ hội và thách thức trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát huy các thế mạnh cũng như thành tựu
đã đạt được đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại để từ đó đẩy mạnh hiệu quả thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước
Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của các thầy cô !