6. Bố cục của khóa luận
1.3.1.2. Chính sách phát triển nông nghiệp
Hàn Quốc có diện tích là 9,902.000 ha, trong đó đất trồng trọt là 215.200 ha năm 1984 chiếm 21,7% diện tích lãnh thổ. Nông nghiệp đã từng là ngành quan trọng nhất của Hàn Quốc.
25
Ngay từ khi ra đời, Hàn Quốc vốn là một đất nước có một hệ thống chủ đạo là nền nông nghiệp, điều này trái ngược hoàn toàn với Bắc Triều Tiên - công nghiệp là chủ đạo. Tuy nhiên, nông nghiệp Hàn Quốc trong giai đoạn đầu vẫn lạc hậu. Từ giai đoạn 1960, nông nghiệp Hàn Quốc đã có sự phát triển quan trọng, trong giai đoạn 1960-1990, Hàn Quốc chú trọng đến việc tăng sản xuất nông nghiệp. Những năm 60 chính sách nông nghiệp của Hàn Quốc đã chú trọng đặc biệt vào việc có đủ gạo ăn, loại lương thực chính của người Hàn Quốc, chiến lược trong giai đoạn này cụ thể như sau:
Đầu tư hiện đại những yếu tố đi đầu trong nông nghiệp, Từ năm 1960 Hàn Quốc chú trọng vào đầu tư ngành phân bón, thuốc trừ sâu nhằm cải thiện năng suất nông nghiêp. Trong năm 1969 sản lượng gạo tăng 30% từ 3 triệu tấn năm 1965 lên 3,9 triệu tấn vào cuối những năm 70, việc cơ giới hóa trong nông nghiêp được thực hiện rộng rãi. Đầu những năm 1970 các dự án thủy lợi lần lượt được đầu tư mạnh mẽ cho hệ thống tưới tiêu, sắp xếp lại hệ thống ruộng đất. Phong trào cộng đồng mới được thực hiện những năm 1970 nhằm biến các cộng đồng nông thôn truyền thống thành cộng đồng nông thôn mới phù hợp với xã hội công nghiệp hiện đại
Chính phủ thực hiện chính sách trợ giá đối với lúa gạo, chính sách này được áp dụng vào năm1969 nhằm khuyến khích và phát triền sản xuất lúa gạo và tăng thu nhập của các hộ nông thôn.
Theo mô hình này Chính phủ Hàn Quốc định giá mua và khối lượng gạo Chính phủ mua hằng năm với giá cao hơn giá thường lúc thu hoạch, sau đó khi giá thị trường tăng cao gạo của Chính phủ được đem bán với giá thấp hơn giá thị trường để ổn định giá cả. Tuy nhiên chính sách này lại tồn tại nhiều hạn chế vì nó trở thành gánh nặng cho ngân sách Chính phủ. Vì vậy chính sách này dần dần được thay thế bằng chính sách giá thị trường.
26
Từ năm 1990, Hàn Quốc phát triển chính sách nông nghiệp dựa trên kế hoạch tổng thể hóa toàn diện để phát triển nông thôn. Tháng 4 năm 1989, chính sách của Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp nhằm cải thiện cơ cấu nông nghiệp và nâng cao mức sống của nhân dân.
Đến năm 1991, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng kế hoạch mười năm cải thiện cơ cấu nông thôn với trọng tâm là nâng cao năng suất nông nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh. Kế hoạch này đề cập đến một loạt các biện pháp phát triển nông nghiệp nông thôn theo một số hướng như sau: Chú trọng đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp tạo cho nông nghiệp có khả năng cạnh tranh cao và phát triển bền vững ở trong và ngoài nước; cơ cấu lại nguồn lực ở nông thôn thu hút lao động trẻ tham gia vào sản xuất nông nghiệp; mở rộng quy mô trang trại bằng cách nới lỏng các hạn chế pháp lý đối với quyền sở hữu diện tích đất trang trại tối đa và cung cấp tín dụng dài hạn.
Các biện pháp nâng cao thu nhập và mức sống ở nông thôn gồm tất cả các chiến lược cụ thể để đưa đến sự cải biến trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đào tạo nhân lực.
Một nét nổi bật trong nông nghiệp của Hàn Quốc là Phong trào Saemaul. Nội dung của phong trào là giác ngộ tinh thần, tư tưởng nông dân, phát triển xã hội và phát triển kinh tế. Trong việc giác ngộ tinh thần và ý thức làm việc của nông dân với kế hoạch siêng năng, tự lực tự cường, nghiêm túc nhằm đưa nông dân vào những chương trình hoạt động của làng xã để xây dựng nông thôn mới. Phát triển xã hội, phong trào chú trọng phát triển 3 dự án: Dự án phát triển môi trường, dự án cải thiện nhà ở và dự án phát triển các công trình phục vụ công cộng.Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, phong trào coi trọng hai loại dự án xây dựng cơ sở hạ tầng gồm hệ thống tưới tiêu và xây dựng đường làng, nâng cao thu nhập bằng cách tăng
27
chăn nuôi gia súc phân loại các khu vực sản xuất, phát triển hợp tác theo nhóm, thiết lập các nhà máy saemaul để tăng nguồn lợi tức theo mùa.
Kết quả là Hàn Quốc lập được các hình thức tổ chức các hợp tác xã trong nông nghiệp. Cuối năm 1970 có 1535 hợp tác xã nông nghiệp với phong trào sản xuất tập thể mọi người cùng làm cùng hưởng; Cơ giới hóa và hiện đại hóa nông thôn là tăng khả năng sản xuất tiêu thụ máy nông nghiệp tạo được sự cân bằng trong sử dụng nguồn lao động ở nông thôn; Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông nông thôn được nâng cấp; Năng suất nông nghiệp tăng lên đặc biệt là lúa gạo, năng suất trung bình 3,4 tấn/ ha năm 1971 lên 4,9 tấn năm 1977. Nhiều giống lúa cho năng xuất cao được áp dụng.