Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nhân tố mỹ trong sự phát triển kinh tế của hàn quốc thời kỳ 1948 1991 (Trang 40)

6. Bố cục của khóa luận

1.3.1.5.Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

Ở Hàn Quốc có rất nhiều nhân tố quan trọng quan hệ trực tiếp đến nội dung và chiến lược của nền giáo dục đó là: Tư tưởng truyền thống Khổng giáo, những sức ép chính trị và sự sống còn phát triển của đất nước do thiếu tài nguyên thiên nhiên và sự phân chia đất nước. Thực hiện dân chủ hóa, sự khao khát hiện đại hóa đất nước và khoa học công nghệ tiên tiến. Những yếu tố này góp phần tạo nên một đội ngũ lao động tinh hoa của đất nước Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc luôn coi trọng giáo dục đào tạo, coi giáo dục đào tạo là nhân tố quyết định thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Hàn Quốc có một nền giáo dục toàn diện, đến đầu những năm 90, tỷ lệ nhập học của học sinh trung học tăng lên gấp 10 lần, tỷ lệ sinh viên cao đẳng và đại học tăng 4,3 lần so với năm 1952.

Để phát triển kinh tế, các tiêu chuẩn xã hội phải hoạt động có hiệu quả, các chức năng của nó phải mạnh và rộng khắp. Trong sự nhiệp công nghiệp hóa nhanh ở Hàn Quốc cần phải có nguồn nhân lực có trình độ cao có khả năng công tác với

35

nhau trong công việc. Từ năm 1953 đến 1963, tỉ lệ người biết chữ ở Hàn Quốc tăng từ 30% lên 80% tính theo chỉ số phát triển nhân lực HDI. Năm 1961, HDI của Hàn Quốc đạt 0,398, Nhật Bản đạt 0,686, Malaixia đạt 0,330. Như vậy, Hàn Quốc đã hoàn thiên một trong những điều kiện tiên quyết của phát triển kinh tế đặc biệt là thời kỳ công nghiệp hóa đất nước, ngoài ra Hàn Quốc còn chú trọng việc giáo dục ở nước ngoài và có những chính sách thu hút nguồn nhân lực ở nước ngoài trở về nước làm việc.

Nhờ vào sự quan tâm của Chính phủ các tổ chức giáo dục, học sinh phụ huynh, sự ham học hỏi muốn vươn lên đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc. Chính sách giáo dục và phát triển nguồn nhân lực ở Hàn Quốc trải qua những giai đoạn sau:

Giai đoạn 1945-1960:

Trước năm 1945 nền giáo dục của Hàn Quốc chịu sự chi phối của Nhật Bản và phát triển chậm. Năm 1948, luật giáo dục mới được ban hành dựa trên nguyên tắc tự do dân chủ, giáo dục bắt buộc được thể chế hóa và chính sách xóa nạn mù chữ được thực hiện. Chính phủ đã cho xây dựng hàng loạt các trường học, đào tạo giáo dục và ngân sách giáo dục do nhà nước quản lý. Chương trình giáo dục trong giai đoạn này gồm 4 cấp: Tiểu học 6 năm, trung học cơ sở 3 năm, trung học phổ thông 3 năm, đại học 4 năm. Chính phủ công bố nghị định phục hồi hệ thống giáo dục sau chiến tranh và hoàn thành các tiêu chuẩn khi xét tuyển học sinh vào bậc trung học cơ sở. Nhờ có chính sách của Chính phủ, sự bùng nổ giáo dục không chỉ diễn ra ở các trường tiểu học mà còn ở trung học và trường phổ thông. Mặc dù ở thời kỳ này giáo dục phát triển nhanh nhưng lúc này Chính phủ Hàn Quốc lại chưa gắn giáo dục với phát triển kinh tế.

36

Chính sách giáo dục trong thời kỳ này là phát triển nhanh nguồn nhân lực một cách thích hợp để phục vụ trực tiếp cho quá trình công nghiệp hóa. Trong những năm 1960, có sự phát triển nhanh số lượng giáo sư, giáo viên, phương tiện dạy học. Trong giai đoạn này Chính phủ Hàn Quốc có sự chú trọng phát triển nhanh hệ thống giáo dục chuyên nghiệp đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý đáp ứng sự phát triển công nghiệp. Nếu trong giai đoạn 1952-1960, số học sinh phổ thông chỉ tăng 3,6% trong khi số học sinh trung học chuyên nghiệp tăng 10,7% thì trong giai đoạn này số học sinh trung học tăng gấp ba lần, hệ thống giáo dục đại học mở rộng nhờ biện pháp sau:

- Lên trung học không qua thi tuyển.

-Hủy bỏ khoảng cách về chất lượng giữa các trường đại học tại các tỉnh, mở các trường đại học ngắn hạn.

-Mở rộng chỉ tiêu cho các trường đại học tổng hợp tại các tỉnh, mở các trường đại học ngắn hạn.

-Mở trường đại học chuyên nghiệp, trường đại học hàm thụ, các trường trung học hàm thụ nâng cấp các trường cao đẳng sư phạm thành các trường đại học sư phạm, mở trường đào tạo cán bộ nâng cao. Song song với các chương trình đó, chương trình xóa nạn mù chữ cho người lớn tuổi tiếp tục được thể hiện thông qua các chương trình tổ chức giáo duc: Hội bà mẹ Hàn Quốc, hội nữ sinh Hàn Quốc, cơ quan về những vấn đề lao động. Năm 1966, Chính phủ cho thành lập viện khoa học công nghệ Hàn Quốc, Bộ Khoa học kỹ thuật, trung tâm thông tin liên lạc, viện máy móc, viện năng lượng tài nguyên nhằm đào tạo ra cán bộ khoa học kỹ thuật phục vụ quá trình phát triển công nghiệp nặng và hóa chất.

37

Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa dựa vào công nghiệp có kỹ thuật cao chất lượng giáo dục được Chính phủ quan tâm đặc biệt đầu tư, Chính phủ tiến hành cải cách giáo dục vào thàng 3/1985 trong đó nhấn mạnh đến vấn đề cải cách chương trình học, cải cách hệ thống thi cử, tăng cường bổ xung các phương tiện dạy học, nâng cao chất lượng giáo viên, cập nhật nội dung và phương pháp dạy, phát triển nhân lực có trình độ khoa học cao, duy trì chương trình giáo dục đại học ở trình độ cao và áp dụng cơ chế giáo dục suốt đời, nhà trường được phân cấp quản lý và điều hành

1.3.2. Các giai đoạn phát triển kinh tế

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Hàn Quốc đặt dưới sự kiểm soát của Chính phủ Mỹ, nhận được sự viện trợ từ Mỹ và nhiều quốc gia khác. Năm 1948, Cộng Hòa Hàn Quốc ra đời, thời gian đầu khi mới thành lập Hàn Quốc gặp muôn vàn khó khăn về kinh tế, lúc này kinh tế trong nước không có gì ngoài một nền kinh tế nông nghiệp cùng với những di sản kinh tế của chế độ cũ để lại. Trong suốt thời kỳ 1948-1950 rồi cả thời kỳ chiến tranh giữa hai miền Nam - Bắc nền kinh tế Hàn Quốc có thể đứng vững được chủ yếu dựa vào nhưng khoản viên trợ khổng lồ từ Mỹ. Tuy nhiên chỉ vài thập kỷ sau khi chiến tranh kết thúc, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển mạnh mẽ từng bước thoát khỏi sự phụ thuộc vào bên ngoài đặc biệt là Mỹ khẳng định được nền độc lập của kinh tế cũng như chính trị. Từ sau chiến tranh nền kinh tế Hàn Quốc trải qua các thời kỳ phát triển sau:

1.3.2.1. Giai đoạn 1953-1961: Phát triển công nghiệp dựa vào thị trường nội địa thông qua chiến lược thay thế nhập khẩu địa thông qua chiến lược thay thế nhập khẩu

Đầu những năm 50 của thế kỉ XX, nền kinh tế Hàn quốc phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đất nước vừa thoát khỏi tình trạng thuộc địa lại chịu sự quản lý của Mỹ. Đặc biệt lại vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh với miền Bắc vì vậy cơ sở

38

kinh tế không có gì ngoài sự hoang tàn lạc hậu, què quặt. Đây là thời kỳ “ảm đạm”

của nền kinh tế, với một nền kinh tế chậm phát triển, lạm phát cao và phải phụ thuộc vào Mỹ. Trong thực tế những tiến bộ kinh tế sau này hầu hết được đặt nền móng từ những năm suy tàn đó. Chiến lược thay thế nhập khẩu xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do nhu cầu giải quyết nhanh chóng các mặt hàng trong nước trong khi vừa hoát khỏi tình trạng bị đô hộ hoặc giảm bớt quan hệ với quốc gia đô hộ, hơn nữa lực lượng tư bản trong nước còn non yếu, thiếu vốn, kinh nghiệm…

Thứ hai, do nhu cầu hỗ trợ cho tư bản trong nước góp phần giảm sự chênh lệch quá mức giữa tư bản dân tộc với tư bản nước ngoài đặc biệt là các công ty đa quốc gia của các nước tư bản phát triển trong nền kinh tế thị trường.

Thứ ba, nhu cầu nâng cấp nhanh trình độ phát triển để đất nước khỏi bị tụt hậu quá xa so với các nước tư bản phát triển nhằm đảm bảo sự tồn tại thịnh vượng cho dân tộc.

Từ những nguyên nhân trên chúng ta có thể khẳng định một nhận định cho mô hình phát triển hướng nội của Hàn Quốc. Mô hình này là một thử nghiệm của Chủ nghĩa tư bản nhà nước của mình.

Chiến lược thay thế nhập khẩu được triển khai rộng ở Hàn Quốc cũng như ở hầu hết các nước đang phát triển khác là sự “kết duyên tự nguyện” giữa quan điểm phát triển độc lập của nước này và giải pháp chung cho phát triển nền công nghiệp dân tộc tại các nước tiến hành công nghiệp hóa muộn sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đó là các nước công nghiệp hóa sau do phải đứng trên một thực tế là thị trường thế giới đã phân chia xong giữa các cường quốc, các công ty lớn và do sức cạnh của mình yếu nên các doanh nghiệp mới hình thành mới tìm cách đi vào thị trường nội địa của nước mình sau đó khi đã trưởng thành mới tìm cách đi vào thị trường

39

thế giới. Mục tiêu của chiến lược này là đáp ứng nhu cầu trong nước, nói cách khác là tăng tỉ trọng các doanh nghiệp trong nước tại thị trường nội địa của mình bằng một tốc độ nhanh hơn.

Trước năm 1962, nền kinh tế Hàn Quốc phần lớn vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, lao động hoạt động trong nông nghiệp là chủ yếu. Nền kinh tế trong giai đọan này mang đặc trưng là sự nghèo đói kéo dài do sự mất ổn định chính trị, lạm phát tăng cao và không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.Thêm vảo đó là sự thiếu kinh nghiệm trong hoạch định chính sách của nhà nước. Chính sách kinh tế mà Chính phủ thực hiện trong giai đoạn này là thay thế nhập khẩu tuy nhiên chiến lược phát triển này lại gặp rất nhiều hạn chế do quy mô thị trường trong nước nhỏ bé va do nhu cầu về vốn là rất lớn. Tỷ lệ tăng trưởng GNP giai đoạn 1953- 1961 chỉ đạt 0,3%/năm và tỷ lệ tăng GNP đầu người chỉ đạt 0,7%/năm, thu nhập trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp và các ngành khác là không đáng kể, vốn dùng cho phục hồi và phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào viện trợ từ bên ngoài trong đó Mỹ giữ vai trò chính. Nhìn chung nền kinh tế Hàn Quốc vào giai đoạn này chậm phát triển, chưa đem lại thu nhâp ở mức cần thiết để giải quyết các vấn đề căng thẳng trước mắt, nền công nghiệp trong nước vẫn còn kém xa các nước phát triển.

1.3.2.2. Giai đoạn 1962-1971: Phát triển kinh tế hướng vào xuất khẩu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự trì trệ về kinh tế dẫn tới sự khủng hoảng về chính trị dẫn tới sự sụp đổ của Chính phủ tiền nhiệm và sự thiết lập Chính phủ mới do Yoon Posun làm Tổng thống. Tuy nhiên, Chính phủ dân chủ này chỉ tồn tai trong một khoảng thời gian ngắn cho đến tháng 5/1961 đã phải chấm dứt do cuộc đảo chính quân sự của tướng Park Chung Hee. Đến tháng 10 năm 1963, Park Chung Hee lên cầm quyền cho ra đời bản hiến pháp mới và bắt đầu thực hiện chế độ độc tài. Trong giai đoạn này Chính phủ để cao việc phát triển kinh tế, Tổng thống Park Chung Hee nhấn mạnh:

40

Phát triển kinh tế là một ưu tiên hàng đầu để hiện đại hóa đất nước, Chính phủ cũng lấy quan điểm hiện đại hóa nhanh thay thế cho quan điểm phát triển tự lực và ổn định. Hiện đại hóa nhanh được hiểu là phát triển kinh tế xã hội nhanh để theo kịp trình độ phát triển tiên tiến chứ không phải chỉ tạo ra được một xã hội có khả năng tự lực tương đối nào đó không kể đến sự so sánh với trình độ của các quốc gia khác, phát triển nhanh sẽ tạo ra việc làm, tăng thu nhập, tăng khả năng giải quyết nghèo đói và xã hội sẽ ổn định [3; 28].

Với mục tiêu hàng đầu là phát triển kinh tế để hiện đại hóa đất nước Chính phủ Park Chung Hee đã lập ra các kế hoạch 5 năm nhằm đưa nền kinh tế Hàn Quốc trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới [21; 57]. Giai đoạn 1962-1971, được coi là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong nền kinh tế của Hàn Quốc bởi nó đã đạt được những tiến bộ vượt bậc quan trọng trong xây dựng và phát triển công nghiệp đạt được những thay đổi cơ bản trong các chiến lược phát triển thông qua cải cách và thay đổi thể chế.

Trong hai kế hoạch 5 năm nền kinh tế Hàn Quốc đạt những kết quả sau:

Do tận dụng được nguồn lao động dồi dào có kỹ năng và chi phí sản xuất rẻ trong các sản phẩm hướng về xuất khẩu, trong những năm 60 của thế kỉ XX, Hàn Quốc đã khắc được tình trạng thiếu tài nguyên thị trường trong nước được mở rộng. Tỷ lệ xuất khẩu trong GNP tăng từ 2,4% năm 1961 lên 6,8% năm 1966 và 11,2% năm 1971 quá trình đô thị hóa đất nước diễn ra nhanh chóng lao động được giải quyết việc làm, GNP đầu người đã tăng gấp 3 lần so với giai đoạn trước từ 87 USD lên 289 USD [19; 59].

Một dấu hiệu đáng chú ý khác trong giai đoạn này là tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư trong nước rất cao. Tỷ lệ đầu tư trong nước tăng từ 15% đến 23%. Điều này đã giúp cho Hàn Quốc vượt qua cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973.

41

1.3.2.3. Phát triển công nghiệp nặng và hóa chất (1972-1979)

Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra chính sách phát triển công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và hóa chất hình thành nền kinh tế tự chủ và phát triển thương mại. Trong thời kỳ này do quan hệ chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến Chính phủ Hàn Quốc lo ngại rằng Mỹ có thể rút quân ra khỏi Hàn Quốc. Do vậy, Hàn Quốc cần xây dựng cơ sở công nghiệp hùng mạnh độc lập của riêng mình. Việc chuyển đổi cơ cấu công nghiệp như vậy đã làm tăng năng suất lao động, tăng tiền lương cho người lao động và giúp Hàn Quốc có thể đứng vững trước những thách thức toàn cầu. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã tác động sâu sắc và làm cho nền kinh tế Hàn Quốc khủng hoảng, để vượt qua khó khăn này Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định chuyển đổi chiến lược cải thiện cơ cấu công nghiệp, tập trung vào phát triển công nghiệp nặng và hóa chất nhằm cung cấp nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp mới thoát dần sự sự phụ thuộc vào nước ngoài.

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1972-1976), các ngành công nghiệp mới bao gồm mở rộng xây dựng nhà máy thép, hóa dầu, đóng tàu, thiết bị vận tải, đồ dùng điện dân dụng. Trong kế hoạch lần thứ tư (1976-1981), Chính phủ đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế tự lực, cải thiện công nghệ và tăng cường hiệu quả. Chính phủ hỗ trợ mạnh mẽ các ngành máy móc, thiết bị điên tử, đóng tàu, luyện kim màu, coi đây là những ngành công nghiệp mới cần sử dụng nhiều lao động. Để thúc đẩy công nghiệp phát triển, Chính phủ đã ban hành sắc lệnh phát triển các ngành công nghiệp nặng và hóa chất vào tháng 1 năm 1973, với mục tiêu đề ra đạt được 50% xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nặng và hóa chất năm 1980. Nhà nước cũng ban hành luật thúc đẩy phát triển công nghiệp năm 1972 và các biện pháp tự do hóa về nhập khẩu công nghệ nước ngoài được Chính phủ thực hiện năm 1977 đem lại

42

sự phát triển công nghiệp vượt bậc cho ngành công nghiệp. Nhờ chính sách phát triển công nghiệp đúng đắn cùng với sự hỗ trợ tích cực cử Chính phủ đã tạo điều

Một phần của tài liệu Nhân tố mỹ trong sự phát triển kinh tế của hàn quốc thời kỳ 1948 1991 (Trang 40)