Giai đoạn 1953-1961: Phát triển công nghiệp dựa vào thị trường

Một phần của tài liệu Nhân tố mỹ trong sự phát triển kinh tế của hàn quốc thời kỳ 1948 1991 (Trang 43)

6. Bố cục của khóa luận

1.3.2.1. Giai đoạn 1953-1961: Phát triển công nghiệp dựa vào thị trường

địa thông qua chiến lược thay thế nhập khẩu

Đầu những năm 50 của thế kỉ XX, nền kinh tế Hàn quốc phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đất nước vừa thoát khỏi tình trạng thuộc địa lại chịu sự quản lý của Mỹ. Đặc biệt lại vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh với miền Bắc vì vậy cơ sở

38

kinh tế không có gì ngoài sự hoang tàn lạc hậu, què quặt. Đây là thời kỳ “ảm đạm”

của nền kinh tế, với một nền kinh tế chậm phát triển, lạm phát cao và phải phụ thuộc vào Mỹ. Trong thực tế những tiến bộ kinh tế sau này hầu hết được đặt nền móng từ những năm suy tàn đó. Chiến lược thay thế nhập khẩu xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do nhu cầu giải quyết nhanh chóng các mặt hàng trong nước trong khi vừa hoát khỏi tình trạng bị đô hộ hoặc giảm bớt quan hệ với quốc gia đô hộ, hơn nữa lực lượng tư bản trong nước còn non yếu, thiếu vốn, kinh nghiệm…

Thứ hai, do nhu cầu hỗ trợ cho tư bản trong nước góp phần giảm sự chênh lệch quá mức giữa tư bản dân tộc với tư bản nước ngoài đặc biệt là các công ty đa quốc gia của các nước tư bản phát triển trong nền kinh tế thị trường.

Thứ ba, nhu cầu nâng cấp nhanh trình độ phát triển để đất nước khỏi bị tụt hậu quá xa so với các nước tư bản phát triển nhằm đảm bảo sự tồn tại thịnh vượng cho dân tộc.

Từ những nguyên nhân trên chúng ta có thể khẳng định một nhận định cho mô hình phát triển hướng nội của Hàn Quốc. Mô hình này là một thử nghiệm của Chủ nghĩa tư bản nhà nước của mình.

Chiến lược thay thế nhập khẩu được triển khai rộng ở Hàn Quốc cũng như ở hầu hết các nước đang phát triển khác là sự “kết duyên tự nguyện” giữa quan điểm phát triển độc lập của nước này và giải pháp chung cho phát triển nền công nghiệp dân tộc tại các nước tiến hành công nghiệp hóa muộn sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đó là các nước công nghiệp hóa sau do phải đứng trên một thực tế là thị trường thế giới đã phân chia xong giữa các cường quốc, các công ty lớn và do sức cạnh của mình yếu nên các doanh nghiệp mới hình thành mới tìm cách đi vào thị trường nội địa của nước mình sau đó khi đã trưởng thành mới tìm cách đi vào thị trường

39

thế giới. Mục tiêu của chiến lược này là đáp ứng nhu cầu trong nước, nói cách khác là tăng tỉ trọng các doanh nghiệp trong nước tại thị trường nội địa của mình bằng một tốc độ nhanh hơn.

Trước năm 1962, nền kinh tế Hàn Quốc phần lớn vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, lao động hoạt động trong nông nghiệp là chủ yếu. Nền kinh tế trong giai đọan này mang đặc trưng là sự nghèo đói kéo dài do sự mất ổn định chính trị, lạm phát tăng cao và không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.Thêm vảo đó là sự thiếu kinh nghiệm trong hoạch định chính sách của nhà nước. Chính sách kinh tế mà Chính phủ thực hiện trong giai đoạn này là thay thế nhập khẩu tuy nhiên chiến lược phát triển này lại gặp rất nhiều hạn chế do quy mô thị trường trong nước nhỏ bé va do nhu cầu về vốn là rất lớn. Tỷ lệ tăng trưởng GNP giai đoạn 1953- 1961 chỉ đạt 0,3%/năm và tỷ lệ tăng GNP đầu người chỉ đạt 0,7%/năm, thu nhập trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp và các ngành khác là không đáng kể, vốn dùng cho phục hồi và phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào viện trợ từ bên ngoài trong đó Mỹ giữ vai trò chính. Nhìn chung nền kinh tế Hàn Quốc vào giai đoạn này chậm phát triển, chưa đem lại thu nhâp ở mức cần thiết để giải quyết các vấn đề căng thẳng trước mắt, nền công nghiệp trong nước vẫn còn kém xa các nước phát triển.

Một phần của tài liệu Nhân tố mỹ trong sự phát triển kinh tế của hàn quốc thời kỳ 1948 1991 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)