Đối với Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Nhân tố mỹ trong sự phát triển kinh tế của hàn quốc thời kỳ 1948 1991 (Trang 81 - 84)

Chương 2. VAI TRề CỦA MỸ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC TỪ NĂM 1948 ĐẾN 1991

2.5. SO SÁNH VỚI SỰ VIỆN TRỢ CỦA MỸ CHO NHẬT BẢN

2.6.1. Đối với Hàn Quốc

Nhìn lại những chặng đường trong mối quan hệ với Mỹ trên lĩnh vực kinh tế chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển của Hàn Quốc về sau:

Thứ nhất, bài học về lựa chọn mô hình phát triển phù hợp trong từng thời kỳ.

Trong quá trình phát triển của mình từ sau khi thành lập cho tới khi Chiến tranh lạnh kết thúc Hàn Quốc đã lựa chọn cho mình những chiến lược phát triển khác nhau trong từng thời kỳ, và chỉ trong vài thập kỷ sau chiến tranh Triều Tiên Hàn Quốc đã có được tốc độ tăng trưởng kỷ lục, có được thành công này bắt nguồn từ chính việc lựa chon mô hình, chiến lược kinh tế phù hợp với điều kiện trong và ngoài nước qua từng thời kỳ nhằm xây dựng và khai thác tối đa lợi thế so sánh.

76

Ngay từ đầu Hàn Quốc đã phải chịu một sự áp đặt rất lớn vào Mỹ nhất là về kinh tế trong thời kỳ Tổng thống Lý Thừa Văn. Tuy nhiên, sau khi Park Chung Hee lên cầm quyền đã nhận thấy chính sách phát triển kinh tế của Lý Thừa Văn không mang lại hiệu quả cũng như không thể mãi trông chờ viện trợ từ bên ngoài. Vì vậy, ông đã mạnh dạn chuyển đổi nền kinh tế, đó là chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu của Hàn Quốc được mở màn bằng cơ cấu công nghiệp bao gồm chủ yếu các ngành thu hút nhiều lao động, kỹ thuật khá đơn giản vì thế nó không chỉ làm giản tỷ lệ thất nghiệp mà còn phù hợp với đặc thù sản xuất quy mô nhỏ ở Hàn Quốc vào đầu thập niên 1960, sản phẩm làm ra chủ yếu là hàng tiêu dùng, các linh kiện điện tử, phụ tùng thay thế đều được tiêu thụ trong nước, Trong đó Mỹ là thị trường rộng lớn nhất tạo mọi ưu tiên tiếp nhận hàng hóa của Hàn Quốc. Ngược lại cũng đã tận dụng tối đa và có hiệu quả những ưu tiên từ phía Mỹ. Bước sang thập niên 1970 trước sự biến động của tình hình thế giới và những thay đổi trong chính sách của Mỹ Hàn Quốc một lần nữa điều chỉnh chiến lược kinh tế của mình. Trong thời kỳ này Hàn Quốc vừa tận dụng tốt tối đa những ưu thế có được từ trong quan hệ với Mỹ vừa xây dựng những chiến lược nhằm đa dạng hóa thị trường tránh những tác động xấu do thay đổi chính sách của Mỹ, bằng cách này không những nền kinh tế Hàn Quốc có thể đứng vững khi Mỹ cắt giảm viện trợ mà còn phát triển nhanh hơn dần trở thành đối tác cạnh tranh bình đẳng với Mỹ.

Thứ hai, bài học về việc tận dụng tốt lợi thế bên ngoài. Mở rộng quan hệ với Mỹ, Hàn Quốc biết dựa vào sức mạnh của Hoa Kỳ để ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh những biến động về kinh tế, chính trị luôn xoay quanh bán đảo Triều Tiên, chính vị trí then chốt trong thời kỳ Chiến

77

tranh lạnh Hàn Quốc trở thành vị trí chiến lược trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, đây vừa là một mối nguy hại đối với Hàn Quốc và cũng là một cơ hội để Hàn Quốc tranh thủ sức mạnh và những tiềm năng có sẵn của Mỹ để phục vụ mục đích của mình.

Có thể nói những khoản viện trợ khổng lồ, những khoản đầu tư trực tiếp, chuyển giao công nghệ cũng như cam kết về an nimh của Mỹ thực sự trở thành một điều kiện không thể thiếu cho quá trình phát triển kinh tế của Hàn Quốc trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh. Hàn Quốc đã biết sử dụng những ràng buộc về quyền lợi để duy trì mối quan hệ và tạo sức ép ngược lại nhằm tranh thủ những điều kiện có lợi cho mình.

Thứ ba, bài học về sử dụng tốt nguồn vốn từ bên ngoài một cách có hiệu quả.

Trong quá trình phát triển kinh tế Hàn Quốc đã có sự kết hợp khéo léo việc huy động nguồn vốn trong nước cũng như việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài nhất là từ Hoa Kỳ là một trong những chính sách mà Hàn Quốc thành công nhất trong quá trình công nghiệp hóa. Do tích lũy vốn trong nước hạn chế Hàn Quốc đã tích cực khai thác các nguồn vốn từ bên ngoài để hỗ trợ đầu tư phát triển công nghiệp chủ yếu qua hai hình thức vay nợ và khuyến khích đầu tư trực tiếp. Nhờ vậy Hàn Quốc đã tạo ra được nguồn vốn, một yêu cầu cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa.

78

Một phần của tài liệu Nhân tố mỹ trong sự phát triển kinh tế của hàn quốc thời kỳ 1948 1991 (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)