6. Bố cục của khóa luận
1.3.1.4. Chính sách kinh tế đối ngoại
Trong thời kỳ phát triển công nghiệp hóa không chỉ phát triển kinh tế trong nước Hàn Quốc và chú trọng vào việc mở rộng nền kinh tế ra bên ngoài. Từ khi bị chia cắt, nền kinh tế Hàn Quốc đã có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế Mỹ. Nhưng đến những năm 60 của thế kỉ XX, không chỉ với Mỹ, chính sách ngoại giao kinh tế với các nước trên thế giới của Hàn Quốc được hoàn thành, đến những năm
29
1970 chính sách quan hệ kinh tế quốc tế của Hàn Quốc được mở rộng gồm cả các nước châu Á, Trung Đông, Mỹ, Nhật Bản
Đối với Mỹ, thì Mỹ là quốc gia được Hàn Quốc luôn đặt lên vị trí trọng tâm hàng đầu. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh vận mệnh an ninh của Hàn Quốc gắn chặt với Mỹ. Trong lĩnh vực kinh tế Mỹ là nước viện trợ nhiều nhất cho Hàn Quốc và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc.
Từ thời kỳ Chiến tranh lạnh, Nhật Bản đã là mô hình kinh tế để Hàn Quốc học hỏi về công nghệ, cách quản lý. Quan hệ kinh tế chặt chẽ với Nhật Bản là mục tiêu quan trọng và là ưu tiên số một của Hàn Quốc. Một mặt Hàn Quốc muốn tăng cường hợp tác phòng thủ đối với Nhật Bản mặt khác khuyến khích Nhật Bản tăng cường đầu tư và bình thường hóa quan hệ với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Bên cạnh Nhật Bản thì trong chính sách kinh tế đối ngoại của Hàn Quốc, khu vực châu Á - Thái Bình Dương được coi là thị trường buôn bán và đầu tư đầy hứa hẹn, góp phần đáng kể vào chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Hàn Quốc. Quan hệ kinh tế với khu vực châu Á - Thái Bình Dương Hàn Quốc có cơ hội để khẳng định vai trò của mình trong khu vực, là bước đi đầu tiên để Hàn Quốc thực hiện chính sách toàn cầu hóa kinh tế. Chính sách của Chính phủ Hàn Quốc là tăng cường hợp tác kinh tế với các nước thuộc nhóm các nước công nghiêp mới (NIEs), ASEAN và toàn bộ khu vực trong đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất, đông dân, có quan hệ lớn trong lĩnh vực thương mại và đầu tư của Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc nhận định rằng Trung Quốc là bạn hàng lớn của Hàn Quốc sánh vai với Mỹ và Nhật Bản, và có vai trò to lớn trong quá trình thống nhất bán đảo Triều Tiên.
Trong chính sách ngoại giao kinh tế với nước ngoài, chính sách thu hút FDI bắt đầu được Chính phủ Hàn Quốc coi trọng vào những năm 1960. Năm 1960 luật
30
khuyến khích đầu tư nước ngoài được ban hành. Tháng 7 năm 1962 luật đặc biệt khuyến khích vốn đầu tư dài hạn bắt đầu có hiệu lực, kể từ năm 1962 đầu tư vào ngành chế tạo Hàn Quốc chiếm 70% tổng FDI, trong đó Nhật và Mỹ là những nhà đầu tư quan trọng nhất.
Nhằm phục vụ yêu cầu của phát triển kinh tế, trong mỗi giai đoạn chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài lại có sự điều chỉnh khác nhau. Trong những năm 70 của thế kỉ trước, chính sách thu hút FDI của Hàn Quốc nhằm có được kỹ thuật tiên tiến phục vụ sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, từ các ngành sử dụng nhiều lao động sang các ngành tập trung vốn và công nghệ. Bước sang những năm 80 của thế kỉ XX, Chính phủ Hàn Quốc đã sửa đổi một số điểm trong chính sách đầu tư nước ngoài nhằm đáp ứng quá trình công nghiệp hóa. Vào cuối những năm 80 đầu những năm 90, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch tăng cường đầu tư nước ngoài và du nhập kỹ thuật mới.
Cùng với chính sách thu hút FDI là chính sách thu hút viện trợ nước ngoài. Từ sau ngày giải phóng, nền kinh tế Hàn Quốc gặp rất nhiều khó khăn chính nguồn viện trợ nước ngoài là nhân tố quan trọng quyết định đưa nền kinh tế Hàn Quốc thoát khỏi hiểm nghèo. Từ năm 1945 đến năm 1950, tổng số viện trợ nước ngoài cho Hàn Quốc là 2,6 tỉ USD, các tổ chức chính trị về các nguồn viện trợ nước ngoài gồm ngân sách Chính phủ cứu trợ cho các khu vực có sở hữu của Mỹ (GARIOA), cơ quan hợp tác kinh tế ECA, ủy ban hoạt động với nước ngoài (FOA), hầu hết các khoản viện trợ trên là các khoản viện trợ không hoàn lại và được phân chia làm hai loại, viện trợ theo kế hoạch và viện trợ không theo kế hoạch. Các khoản viện trợ theo kế hoạch nhằm mục tiêu khôi phục, tái thiết và phát triển nền kinh tế sau chiến tranh, đầu tư cho công nông nghiệp. Viện trợ không theo kế hoạch chủ yếu là xuất hẩu hàng hóa từ các nước viện trợ.
31
Từ những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, viện trợ vào Hàn Quốc có xu hướng giảm do Mỹ ngừng cấp viện trợ cho Hàn Quốc thay vào đó là các khoản viện trợ của Nhật Bản gồm 265 triệu USD không hoàn lại và 318 triệu USD bồi thường sau chiến tranh. Một số nước châu Á khác cũng tăng cường viện trợ cho Hàn Quốc.
Đối với hoạt động ngoại thương: Ngay từ đầu những năm 60 Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện một số chính sách quan trọng đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong lĩnh vực nhập khẩu từ năm 1964, Chính phủ thực hiện biện pháp giảm thuế quan nhập khẩu đặc biệt là các loại nguyên liệu cần thiết cho việc xuất khẩu và những mặt hàng nhập khẩu quan trọng có liên quan đến việc hợp tác phát triển khoa học công nghệ với nước ngoài. Tuy nhiên, đối với những mặt hàng không thuộc diện khuyến khích xuất khẩu, Hàn Quốc vẫn duy trì chế độ kiểm soát nhập khẩu chặt chẽ bằng các công cụ hạn ngạch và thuế quan. Năm 1982, Hàn Quốc ban bố chính sách tự do hóa nhập khẩu cho phép tự do nhập khẩu các mặt hàng có tính cạnh tranh, đánh thuế thấp mặt hàng nhập khẩu. Năm 1991, Hàn Quốc giảm 50% thuế đối với các sản phẩm nhập khẩu công nghệ cao.
Chính sách xuất khẩu trong thời gian cầm quyền của Tổng thống Lý Thừa Văn (1948-1960), Hàn Quốc không có một chiến lược tăng trưởng rõ ràng nào hơn ngoài việc đề ra chiến lược đẩy mạnh sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu, bởi vậy mối quan tâm chính của Chính phủ lúc này là chính trị và những chính sách kinh tế đều tập trung vào thay thế nhập khẩu dựa trên tỷ giá hối đoái mà đồng nội tệ được đánh giá cao và dựa nhiều vào sự trợ giúp từ bên ngoài. Khi tướng Park Chung Hee lên cầm quyền thông qua cuộc đảo chính quân sự (16/5/1961) trong bối cảnh nền kinh tế vô cùng khó khăn, tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 1961 chưa đạt 100 USD. Hàn Quốc kém Bắc Triều Tiên cả về kinh tế, quân sự, khoa học - kỹ thuật, chính vì vậy Chính phủ luôn coi vấn đề phát triển kinh tế là mối quan
32
tâm hàng đầu. Triết lý phát triển của ông đươc thể hiện trong câu nói sau: Đối với người nghèo bên bờ vực của sự chết đói như người dân Hàn Quốc thì kinh tế học được ưu tiên cao hơn chính trị trong cuộc sống hàng ngày của họ và việc thực thi dân chủ là điều vô nghĩa. Điều này đã trở thành triết lý cơ bản bắt nguốn từ chính sách thương mại và thương nghiệp của Hàn Quốc từ thập niên 60 của thế kỉ XX, triết lý này cho rằng nền kinh tế tăng trưởng càng cao, càng nhanh, càng nhiều càng tốt. Ông đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế “trước hết là xuất khẩu”, mục tiêu này đươc các nhà kinh doanh Hàn Quốc chấp nhận [21; 152-154].
Cùng với các chính sách tự do hóa mậu dịch Hàn Quốc đã đặc biệt chú trọng đến các chính sách khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu. Để đẩy mạnh xuất khẩu Chính phủ đã tiến hành phá giá gần 100% đồng nội tệ vào 1964, biện pháp này giúp hàng xuất khẩu có thể năng cao năng lực cạnh tranh trên trị trường quốc tế [3; 61].
Về cơ cấu hàng xuất khẩu, ở mỗi giai đoạn Hàn Quốc lại đề ra việc sản xuất các mặt hàng khác nhau. Giai đoạn 1962-1971, Hàn Quốc đạt được xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động, tiền lương thấp, có tính cạnh tranh cao với nước ngoài nhằm thay thế các sản phẩm thô và sơ cấp. Sản phẩm xuất khẩu chính trong giai đoạn này là dệt may, cao su, gỗ… Trong giai đoạn 1971-1978, Chính phủ lại đặt chiến lược với sản xuất sản phẩm công nghiệp, công nghiệp hóa chất, hóa dầu, từ năm 1982 xuất khẩu sản phẩm có tri thức, hàm lượng công nghệ cao [21; 156].
Để khuyến khích các công ty sản xuất hàng xuất khẩu, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện chính sách thu hút về tài chính bằng cách ưu tiên các công ty và xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được vay vốn với lãi xuất thấp và được miễn hoặc
33
giảm thuế cho các khoản thu từ xuất khẩu, biện pháp này được thực hiện cho đến năm 1983 bởi nó không còn phát huy được tính tích cực như trong giai đoạn đầu.
Ngoài ra, để hỗ trợ cho việc đẩy mạnh xuất khẩu, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập “Tổ chức xúc tiến thương mại Hàn Quốc” (KTPC) vào năm 1964 và Hiệp hội các nhà thương mại Hàn Quốc. Chính phủ còn ban hành các đạo luật để trợ giúp các công ty huy động vốn dành cho xuất khẩu như: Luật thúc đẩy nhập khẩu tư bản nước ngoài của Hàn Quốc (1/1960) được sửa đổi năm 1962 và 1966. Năm 1965, quan hệ Nhật - Hàn được trở lại bình thường, Hàn Quốc có thể vay vốn thương mại từ Nhật Bản. Đặc biệt nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, Chính phủ đã thực hiện chính sách đa dạng hóa thị trường nhất là từ kế hoạch 5 năm 1977- 1981. Ngoài việc mở rộng xuất khẩu ra thị trường thế giới, Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu, Hàn Quốc còn mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ Latinh, Châu Phi và Đông Âu.
Bên cạnh các chính sách tự do hóa có điều tiết và khuyến khích xuất khẩu, chính sách phát triển khoa học công nghệ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của Hàn Quốc. Có thể nói rằng một trong những nhân tố dẫn đến sự thần kỳ của Hàn Quốc chính là việc Hàn Quốc đã tận dụng được có hiệu quả 5 thành tựu khoa học công nghệ của thế giới. Năm 1960, Bộ Khoa học và Công nghệ ra đời, mở đường cho công cuộc phát triển khoa học và công nghệ của Hàn Quốc. Chính sách phát triển khoa học công nghệ của Hàn Quốc được thực hiện đồng thời với các chính sách kinh tế trọng điểm khác và có thể chia thành 3 giai đoạn với những đặc thù cũng khác nhau:
34
Giai đoạn 1, trong những năm 60 của thế kỉ XX, đẩy mạnh khoa học công nghệ, sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tăng cường nhập khẩu công nghệ và bằng các phát minh sáng chế của nước ngoài.
Giai đoạn 2, trong những năm 70 của thế kỉ XX, đẩy mạnh giáo dục kỹ thuật và công nghệ trong các lĩnh vực công nghiệp nặng và hóa chất, cải tiến cơ cấu công nghiệp để thích ứng với kỹ thuật nhập khẩu, thúc đẩy với nghiên cứu đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành chế tạo có kỹ thuật từ trung bình đến kỹ thuật cao.
Giai đoạn 3, từ đầu những năm 80 đến nay, đẩy mạnh chế tác nhằm phát triển các ngành công nghiệp theo hướng tinh vi và hiện đại như vật liệu bán dẫn và vi điện tử và đào tạo những công nhân có trình độ kỹ thuật cao, mở rộng kiến thức đào tạo tại nước ngoài [3; 72].