Cắt giảm viện trợ chuyển sang hình thức cho vay

Một phần của tài liệu Nhân tố mỹ trong sự phát triển kinh tế của hàn quốc thời kỳ 1948 1991 (Trang 69)

6. Bố cục của khóa luận

2.3.3.2.Cắt giảm viện trợ chuyển sang hình thức cho vay

Nếu như trong giai đoạn trước quan hệ kinh tế Hàn quốc và Mỹ chỉ dừng lại ở việc “kẻ cho - người nhận” thì trong giai đoạn này có sự thay đổi về hình thức viện trợ, cùng với việc Mỹ cắt giảm viện trợ và sự sụp đổ của Chính phủ Lý Thừa Văn, kiểu viện trợ cho không trong giai đoạn trước giờ đây dần dần không còn nữa mà thay vào đó là là hình thức viện trợ kiểu cho vay.

Mỹ không còn đóng vai trò là một nhà viện trợ “hào hiệp” như thời kỳ sau chiến tranh nữa. nếu như trong thập niên 1950 viện trợ của Mỹ cho Hàn Quốc vào thời điểm cao nhất lên tới 382,893 triệu USD chiếm 12% tổng sản phẩm quốc dân vào năm 1957 thì bước sang giai đoạn thập niên 1960 số viện trợ kinh tế của Mỹ bắt đầu giảm dần và giảm mạnh vào cuối thập niên 1960. Vào năm 1964 viện trợ kinh tế của Mỹ là 149,331 triệu USD thì đến năm 1965 giảm còn 131,441 triệu USD, và đến năm 1966 chỉ còn 103,261 triệu USD, năm 1967 còn 97,018 triệu USD [14; 51].

Trong thời kỳ này, dưới sự cầm quyền của Park Chung Hee, Ông đã xây dựng một mô hình kinh tế theo mô hình hướng ngoại với chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa dựa vào sự khai thác thị

64

trường thế giới và liên kết quốc tế nhằm giải quyết những vấn đề bế tắc, đặc biệt là sự hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút vốn đầu tư, khoa học công nghệ. Nguyên nhân chính khiến cho Chính phủ thực hiên biện pháp này là do bắt nguồn từ nhận thức không thể dựa mãi vào nguồn viện trợ từ Mỹ được cho dù đó là nguồn viện trợ cho không và dù nó có to lớn đến đâu cũng không thể thay thế được nguồn thu nhập chính của quốc gia được. Hơn nữa xuất phát từ chính bản thân người Hàn Quốc không muốn dựa vào Mỹ mãi vì càng dựa vào Mỹ thì Hàn Quốc càng phụ thuộc, ràng buộc chặt chẽ vào Mỹ, điều này cũng chứng tỏ cho ý chí tự lực tự cường, muốn giành lấy độc lập về kinh tế, chính trị của Chính phủ Hàn Quốc. Để làm được điều này không còn con đường nào khác là phải tự mình vươn lên, phát triển kinh tế bằng chính nguồn lực của đất nước mình.

Ngoài ra, bước sang thập niên 1970, nền kinh tế Mỹ bắt đầu rơi vào trì trệ, nhiều nước khác đã lợi dụng việc Mỹ đang vướng chân trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên phát triển kinh tế cạng tranh với Mỹ, trở thành đối thủ của Mỹ, thách thức vị thế hàng đầu về khinh tế của Mỹ, trong đó Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức là hai đối thủ đáng gờm nhất. Thêm vào đó, sự sụp đổ của khối tiền tệ Bretton Woods và cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã đẩy nền kinh tế mỹ lâm vào tình cảnh khó khăn, uy tín quốc tế giảm sút [1; 52].

Khác với giai đoạn trước, mối quan hệ giũa Hàn Quốc và Mỹ lúc này không còn mang tính chất “viện trợ một chiều” mà thay vào đó là bắt đầu theo kiểu quan hệ mang tính cạnh tranh, bình đẳng và hợp tác giừa hai nước trên nhiều lĩnh vực. Trong suốt thập niên 1960, Mỹ vẫn tiếp tục viện trợ cho Chính phủ Hàn Quốc tuy không còn được như giai đoạn trước nữa. Với mục tiêu tạo ra một Hàn Quốc đủ mạnh không trở thành gáng nặng cho ngân sách Chính phủ Mỹ. Ngoài việc duy trì một nguồn viện trợ nhất định cũng như bắt đầu hình thức cho vay nợ, Mỹ sẵn sàng

65

mở cửa ưu tiên tiếp nhận những mặt hàng được sản xuất ra từ một nước có nguồn lao đông dồi dào có giá rẻ như Hàn Quốc. Đây cũng là một đóng góp vào sự thành công của chiến lược hướng vể xuất khẩu của Park Chunh Hee vào đầu những năm 1960.

Khi Hàn Quốc thoát dần khỏi vị trí một nước kém phát triển và tiến tới vị trí một nước công nghiệp mới (NICs) vào khoảng những năm 1970 thì các khoản viện trợ kinh tế của Mỹ giảm dần đi đến ngưng hẳn viện trợ kiểu cho không mà thay vào đó là hình thức cho vay nợ tăng lên. Rõ ràng Mỹ không thể đóng vai trò là một nhà viện trợ “hào hiệp” mang đến cho Hàn Quốc một khối lượng viện trợ khổng lồ như thời kỳ sau chiến tranh được nữa. Bởi, cuối những năm 1960, đầu những năm 1970 vẫn là một nước đứng đẩu hệ thổng tư bản về kinh tế nhưng giờ đay vị trí cả Mỹ so với thời kỳ trước giảm sút đi rất nhiều [14; 15].

Như vậy, mối quan hệ giữa Hàn quốc và Mỹ từ giữa những năm 1960 đầu những năm 1980 đã chuyển thành mối quan hệ giữa người đi vay và kẻ cho vay hay con nợ, chủ nợ. Hàn Quốc trở thành con nợ lớn tứ tư trên thế giới, trong đó Mỹ là chủ nợ lớn nhất cử Hàn Quốc. Nợ nước ngoài của Hàn Quốc lên tới đỉnh điểm cao nhất vào đầu thập niên 1990 sau đó giảm dần.

Một phần của tài liệu Nhân tố mỹ trong sự phát triển kinh tế của hàn quốc thời kỳ 1948 1991 (Trang 69)