6. Bố cục của khóa luận
2.4. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
Có thể khẳng định rằng Mỹ đóng vai trò rất lớn đối với sự phát triển của Hàn Quốc trong suốt thời kỳ sau khi thành lập cho tới khi chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ đóng vai trò là một yếu tố ngoại lực không thể thiếu đối với Hàn Quốc, chúng ta có
71
thể hình dung được Hàn Quốc sẽ như thế nào nếu không nhận được sự giúp đỡ từ phía Mỹ.
Từ khi đặt chân lên chiếm đóng tại Nam Triều Tiên Mỹ đã bắt đầu triển khai các hoạt động viện trợ về kinh tế cho khu vực này, cho đến khi nước Hàn Quốc ra đời năm 1948 với mục tiêu chiến lược lâu dài của mình Mỹ đã tiến hành viện trợ ồ ạt kinh tế cho Hàn Quốc dưới hai hình thức cho không và cho vay. Nguồn viện trợ mà Mỹ cho Hàn Quốc nhiều nhất là vào trong suốt thập niên 1950 đầu thập niên 1960. Sau đó Mỹ vẫn tiếp tục viện trợ kinh tế cho Hàn Quốc nhưng ngày càng giảm dần rồi đi đến ngưng hẳn viện trợ. Mỹ dừng hoạt động viện trợ cho không cho Hàn Quốc vào năm 1974 và dừng việc cho vay vào năm 1982, từ năm 1982 Mỹ không hề cung cấp một khoản viên trợ về tài chính nào cho Hàn Quốc nữa mà chỉ còn hoạt động đầu tư của giới kinh doanh Mỹ tại đây. Sau nhiều năm vắng bóng do hoàn cảnh lịch sử đầy biến động của Hàn Quốc vào năm 1962 các nhà đầu tư Mỹ đã trực tiếp đầu tư tại đây, mở ra môt thời kỳ mới trong hợp tác kinh tế quốc tế của Hàn Quốc, vì là thị trường đầu tư khá mới mẻ và giàu tiềm năng đồng thời lại nhận được sự khuyến khích từ chinh phủ nên hoạt động đầu tư từ phía Mỹ ngày càng phát triển. Tuy nhiên bắt đầu từ thập niên 1980 đến thập niên 1990, hoạt động đầu tư của Mỹ vào Hàn Quốc đã giảm xuống thay vào đó với sự phát triển kinh tế đạt được các nhà kinh tế Hàn Quốc đã bắt đầu hoạt động đầu tư ra bên ngoài và thị trương đầu tư lớn và giàu tiềm năng đầu tiên mà Hàn Quốc lựa chọn đầu tư chính là Mỹ.
Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ trở thành một cường quốc hàng đầu trong giới tư bản, ngược lại Hàn Quốc ra đời trong bối cảnh vô cùng khó khăn nghèo nàn cả về kinh tế và chính trị vì vậy sự có mặt của một nước lớn như Hoa Kỳ là một “lá chắn an toàn” cho đất nước nhất là trong vấn đề bảo vệ an ninh
72
quốc gia khi phải đối mặt với Bắc Triều Tiên có sức mạnh kinh tế và quân sự hơn hẳn nhiều lần. Việc “kết giao” với Hoa Kỳ như là một sự đảm bảo an toàn về an ninh và là một điều kiện tiên quyết để Hàn Quốc khôi phục và phát triển kinh tế.
Những khoản viện trợ, đầu tư khổng lồ mà Hoa Kỳ dành cho Hàn Quốc có ý nghĩa vô cùng to lớn, nếu không có khoản viện trợ này thì chắc rằng Hàn Quốc không thể giải quyết được những khó khăn trước mắt, đặc biệt là trong và sau cuộc chiến tranh Triều Tiên. Những khoản viện trợ vể kinh tế giúp cho Hàn Quốc giải quyết được khó khăn trong điều kiện đất nước có chiến tranh. Sau chiến tranh những khoản viện trợ giúp Hàn Quốc khắc phục hậu quả tàn khốc do chiến tranh gây ra và để phát triển kinh tế mặc dù Chính phủ Hàn Quốc đã không sử dụng nguồn viện trợ này một cách có hiệu quả vào việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sau khi Chính phủ Park Chung Hy lên cầm quyền lãnh đạo đất nước, với một chiến lược phát triển mới đã tận dụng nguồn vốn viên trợ và những khoản đầu tư nước ngoài để đưa nền kinh tế Hàn Quốc “cất cánh”, nền kinh tế Hàn vươn lên trở thành một nước công nghiệp mới. Có được thành quả này nhân tố Mỹ giữ một phần quan trọng không thể thiếu. Mỹ không chỉ đóng vai trò một nhà viện trợ, đầu tư hào hiệp mà Mỹ còn là thị trường xuất nhập khẩu và lớn quan trong bậc nhất của Hàn Quốc vì vậy Mỹ đóng vai trò không nhỏ giúp nền kinh tế Hàn Quốc đạt được thành công ngoài sự mong muốn, đưa nền kinh tế Hàn Quốc phát triển.