6. Bố cục của khóa luận
1.3.2.2. Giai đoạn 1962-1971: Phát triển kinh tế hướng vào
Sự trì trệ về kinh tế dẫn tới sự khủng hoảng về chính trị dẫn tới sự sụp đổ của Chính phủ tiền nhiệm và sự thiết lập Chính phủ mới do Yoon Posun làm Tổng thống. Tuy nhiên, Chính phủ dân chủ này chỉ tồn tai trong một khoảng thời gian ngắn cho đến tháng 5/1961 đã phải chấm dứt do cuộc đảo chính quân sự của tướng Park Chung Hee. Đến tháng 10 năm 1963, Park Chung Hee lên cầm quyền cho ra đời bản hiến pháp mới và bắt đầu thực hiện chế độ độc tài. Trong giai đoạn này Chính phủ để cao việc phát triển kinh tế, Tổng thống Park Chung Hee nhấn mạnh:
40
Phát triển kinh tế là một ưu tiên hàng đầu để hiện đại hóa đất nước, Chính phủ cũng lấy quan điểm hiện đại hóa nhanh thay thế cho quan điểm phát triển tự lực và ổn định. Hiện đại hóa nhanh được hiểu là phát triển kinh tế xã hội nhanh để theo kịp trình độ phát triển tiên tiến chứ không phải chỉ tạo ra được một xã hội có khả năng tự lực tương đối nào đó không kể đến sự so sánh với trình độ của các quốc gia khác, phát triển nhanh sẽ tạo ra việc làm, tăng thu nhập, tăng khả năng giải quyết nghèo đói và xã hội sẽ ổn định [3; 28].
Với mục tiêu hàng đầu là phát triển kinh tế để hiện đại hóa đất nước Chính phủ Park Chung Hee đã lập ra các kế hoạch 5 năm nhằm đưa nền kinh tế Hàn Quốc trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới [21; 57]. Giai đoạn 1962-1971, được coi là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong nền kinh tế của Hàn Quốc bởi nó đã đạt được những tiến bộ vượt bậc quan trọng trong xây dựng và phát triển công nghiệp đạt được những thay đổi cơ bản trong các chiến lược phát triển thông qua cải cách và thay đổi thể chế.
Trong hai kế hoạch 5 năm nền kinh tế Hàn Quốc đạt những kết quả sau:
Do tận dụng được nguồn lao động dồi dào có kỹ năng và chi phí sản xuất rẻ trong các sản phẩm hướng về xuất khẩu, trong những năm 60 của thế kỉ XX, Hàn Quốc đã khắc được tình trạng thiếu tài nguyên thị trường trong nước được mở rộng. Tỷ lệ xuất khẩu trong GNP tăng từ 2,4% năm 1961 lên 6,8% năm 1966 và 11,2% năm 1971 quá trình đô thị hóa đất nước diễn ra nhanh chóng lao động được giải quyết việc làm, GNP đầu người đã tăng gấp 3 lần so với giai đoạn trước từ 87 USD lên 289 USD [19; 59].
Một dấu hiệu đáng chú ý khác trong giai đoạn này là tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư trong nước rất cao. Tỷ lệ đầu tư trong nước tăng từ 15% đến 23%. Điều này đã giúp cho Hàn Quốc vượt qua cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973.
41