Chính sách phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu Nhân tố mỹ trong sự phát triển kinh tế của hàn quốc thời kỳ 1948 1991 (Trang 27)

6. Bố cục của khóa luận

1.3.1.1. Chính sách phát triển công nghiệp

Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Hàn Quốc trở thành một đất nước phát triển công nghiệp bậc nhất trong khu vực. Để đạt được điều này Hàn Quốc đã có chính sách phát triển công nghiệp phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Chính sách công nghiệp ở Hàn Quốc có thể được tóm tắt như sau:

Thời kỳ 1948-1960: Là thời kỳ giải phóng đất nước và tích lũy tiềm năng cho quá trình công nghiệp. Sau khi đất nước được giải phóng Hàn Quốc chuyển từ nền kinh tế thuộc địa sang nền kinh tế tự chủ, hiện đại và từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Chính sách công nghiệp trong thời kỳ này chủ yếu dựa vào viện trợ nước ngoài để phát triển ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Các ngành công nghiệp tăng trưởng đáng kể nhất là: Công nghiệp dệt, sợi, xay sát và sản xuất đường. Do ba ngành công nghiệp này đã tăng công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đủ mức tự cung tự cấp, nền kinh tế đã được ổn định, đời sống nhân dân được đảm bảo. Với sự hỗ trợ vốn bên ngoài, các nhà máy xuất khẩu phân bón đã được xây dựng ở Chungiu và Rhaju. Các nhà máy sản xuất ximăng, kính, săm lốp, giầy, chất nổ và nhựa… Các ngành công nghiệp máy móc, kim khí, thép, điện lực được xây dựng ở quy mô nhỏ. Để ổn định tình hình kinh tế trong nước và phát triển công nghiệp, các chính sách hỗ trợ cho phát triển công nghiệp thời kỳ này chủ yếu là: Tư bản hóa nền kinh tế, phát triển thương mại thực hiện chính sách lãi suất cao,

22

mở cửa nền kinh tế với nước ngoài, phát triển kinh tế thị trường, phổ cập giáo dục hiện đại, ổn định giá cả và nhập khẩu công nghiệp từ bên ngoài.

Thời kỳ 1961-1979: Công nghiệp hóa ở giai đoạn đầu, phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động, chi phí thấp dần thay thế cho những sản phẩm công nghiệp thô sơ, tiến tới phát triển công nghiệp nặng và hóa chất, sử dụng nhiều vốn, lao động tay nghề cao và công nghệ cao.

Những năm 60 của thế kỉ XX, chính sách công nghiệp ở Hàn Quốc tập chung vào việc chuẩn bị các điều kiện cất cánh cho công nghiệp hóa trên cơ sở sử dụng hợp lý các yếu tố thắng lợi của nó trong kinh tế. Chính phủ đã xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tự lực cánh sinh, cơ cấu này không hướng vào tiêu dùng nhưng cũng không quá phụ thuộc vào dầu lửa như những năm 1950. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần một các ngành công nghiệp chủ yếu được phát triển như điện, phân bón, sợi, hóa học, sợi nylon, lọc dầu, PVC, ximăng. Vào cuối những năm 60 của thế kỉ XX, chính sách công nghiệp Hàn Quốc hướng tới sự hiện đại hóa cơ cấu công nghiệp, xây dựng các ngành thay thế nhập khẩu bao gồm công nghiệp thép, chế tạo máy móc và hóa chất. Các ngành công nghiệp được phát triển theo nguyên tắc hướng ngoại nghĩa là sản xuất để xuất khẩu. Các ngành công nghiệp chủ yếu vào cuối những năm 60 là sợi nhân tạo, hóa dầu, thiết bị điện, các ngành công nghiệp nhẹ như vải, cao su, gỗ dán, các ngành khai khoáng và chế tạo.

Những năm 70 của thế kỉ trước, công nghiệp Hàn Quốc tập trung vào xây dựng các ngành công nghiệp nặng và hóa chất nhằm cung cấp nguyên vật liệu và thiết bị cho các ngành công nghiệp. Loại bỏ sự phụ thuộc của các ngành công nghiệp vào nước ngoài. Các ngành công nghiệp được phát triển chủ yếu trong giai

23

đoạn này là gang thép, máy móc, thiết bị vận tải, thiết bị gia dụng, đóng tàu, hóa dầu và các thiết bị công nghệ hiện đại.

Nhìn chung, trong giai đoạn này chính sách công nghiệp của Hàn Quốc có những đặc điểm sau: Phát triển công nghiệp chủ yếu dựa vào vốn vay nước ngoài và thúc đẩy xuất khẩu; vai trò của Chính phủ là rất lớn; phát triển công nghiệp dựa vào lạm phát. Trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa lạm phát ở Hàn Quốc là một sản phẩm được sản sinh ra trong quá trình công nghiệp hóa quá mức. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã sử dụng hiệu quả và đều đặn lạm phát cho quá trình phát triển công nghiệp hóa, dẫn tới sự phát triển vượt bậc của các ngành công nghiệp, đồng thời đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.

Phát triển công nghiệp trên cơ sở mất cân đối, các ngành công nghiệp dựa quá nhiều vào các công ty lớn trong khi đó các xí nghiệp vừa và nhỏ không được hưởng sự ưu đãi từ phía Chính phủ, kết quả là tạo nên sự chênh lệch trong phát triển kinh tế ngành, kinh tế vùng và lạm phát mất cân đối trong lĩnh vực phân phối thu nhập.

Thời kỳ 1980-1991: Hàn Quốc phát triển công nghệ dựa vào những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao và có hình thức để thay thế những sản phẩm cần nhiều vốn. Trong thời kỳ này các sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất sử dụng nhiều vốn và lao động không thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới. Sự tăng trưởng thấp của nền kinh tế thế giới những năm 1980 đã dẫn đến sự xuất hiện các biện pháp bảo vệ thị trường, gây ảnh hưởng xấu đến chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu của Hàn Quốc. Để thích ứng với sự thay đổi mới kinh tế trong và ngoài nước cũng như đạt được về các mục tiêu chiến lược đề ra về phát triển công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, chính sách của Chính phủ tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

24

Đổi mới năng xuất lao động tích lũy công nghệ và nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp nặng và hóa chất được thu nhỏ lại do công nghiệp trên thế giới thay đổi rất nhanh và thị trường xuất khẩu không ổn định do các biện pháp bảo hộ. Các ngành công nghiệp tiên tiến như sản xuất hàng bán dẫn và động cơ được chú trọng phát triển, các công ty xí nghiệp đã chú trọng nâng cao năng suất lao động, công nghệ điện tử.

Mở rộng thị trường công nghiệp hóa hướng vào khu vực tư nhân, Chính phủ đã lập một ban điều hành tự do hóa nhập khẩu, giảm độc quyền, thúc đẩy cạnh tranh trong tất cả các ngành công nghiệp, khuyến khích sự phát triển của các chaebol thông qua các chính sách tín dụng.

Đến cuối 1980, Hàn Quốc chính thức trở thành một quốc gia công nghiệp mạnh ở châu Á chiếm 94,8% xuất khẩu thuộc về hàng chế tạo. Đến đầu những năm 90 Chính phủ đã cố gắng hơn nữa trong việc phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng vào các ngành công nghiệp, cụ thể:

Thu hút nguồn nhân lực có trình độ giáo dục và đào tạo cao vào các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ, coi trọng vai trò của khoa học kỹ thuật trong phát triển công nghiệp.

Xác định cấc nhóm ngành công nghiệp cần ưu tiên phát triển để chuyển từ nền

“kinh tế ống khói” sang nền kinh tế có kỹ thuật tinh vi và hiện đại, đó là ngành điện tử tin học, hóa chất, cơ khí và nguyên vật liệu mới.

Một phần của tài liệu Nhân tố mỹ trong sự phát triển kinh tế của hàn quốc thời kỳ 1948 1991 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)