Viện trợ và nhận viện trợ

Một phần của tài liệu Nhân tố mỹ trong sự phát triển kinh tế của hàn quốc thời kỳ 1948 1991 (Trang 64 - 69)

Chương 2. VAI TRề CỦA MỸ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC TỪ NĂM 1948 ĐẾN 1991

2.2. HÀN QUỐC TRỞ THÀNH ĐỒNG MINH QUAN TRỌNG CỦA MỸ 55 2.3. VIỆN TRỢ KINH TẾ CỦA MỸ CHO HÀN QUỐC

2.3.3. Quá trình viện trợ

2.3.3.1. Viện trợ và nhận viện trợ

59

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, theo như thỏa thuận Maxcơva, Nam Triều tiên đặt dưới sự kiểm soát của Mỹ. Mỹ luôn coi Hàn Quốc như một chiến tuyến phòng thủ tiền tiêu trong chiến lược của mình. Với sự lo ngại sức ảnh hưởng của Liên Xô, Mỹ tìm đủ mọi cách trì hoãn nền độc lập của Triều Tiên với mưu đồ xây dựng Nam Triều Tiên thành một quốc gia, một căn cứ quân sự của mình. Ngay từ những ngày đầu chiếm đóng Mỹ đã nhanh chóng triển khai chương trình viện trợ kinh tế cho nam Triều Tiên đồng thời ra sức vận động, lôi kéo các nước tư bản phát triển khác viện trợ và giúp đỡ cho nước này [1; 48]. Sự “hào hiệp” của Mỹ được thể hiện đậm nét hơn khi Chính phủ Synman Rhee (Lý Thừa Văn) ra đời (8/1948), quan hệ Mỹ- Hàn đã bắt đầu được xác lập. Trong lúc đó, ra đời trong hoàn cảnh không mấy thuận lợi, đất nước gặp muôn vàn khó khăn về mọi mặt điều đó càng làm cho Hàn Quốc phụ thuộc hoàn toàn vào sự giúp đỡ của Mỹ. Trong lúc đó với tham vọng “vươn cánh tay quyền lực” của mình ra toàn thế giới, bành trướng thế lực toàn cầu. Mỹ sẵn sàng bỏ ra một khối lượng tiền khổng lồ để viện trợ cho các nước đồng minh trong đó có Hàn Quốc.

Vào thời kỳ đầu từ năm 1945-1948, thông qua các chương trình viện trợ kinh tế do Mỹ trực tiếp điều hành Mỹ đã viện trợ cho Hàn Quốc số tiền gần 500 triệu USD.

Với số vốn này đã giúp Hàn Quốc vượt qua những khó khăn [11; 9].

Trong những năm chiến tranh giữa hai miền Nam - Bắc, Mỹ tiếp tục viện trợ về thuốc men, lương thực, những vật dụng sinh hoạt hàng ngày khác. Sau chiến tranh Hàn Quốc đã phải hứng chịu sự hoang tàn đổ nát do chiến tranh tàn phá, chiến tranh đã phá hủy nhà cửa, hầu hết hệ thống cơ sở hạ tầng, thủ đô Seoul chỉ còn lại một bức tranh hoang tàn đổ nát, nền kinh tế vốn đã lạc hậu, nay lại càng trở nên tiêu điều. Trong hoàn cảnh đó Mỹ lại rót vào đây những khoản viện trợ khổng lồ giúp Hàn Quốc khôi phục sau chiến tranh. Sau sự kiện này càng làm cho mối

60

quan hệ giữa hai nước càng thêm gắn chặt vào nhau hơn. Hàn Quốc cần Mỹ để khôi phục đất nước, Mỹ giống như người khổng lồ hào hiệp giúp đỡ Hàn Quốc và đương nhiên Mỹ cần người bạn đồng minh như Hàn Quốc để giúp Mỹ thực hiện mưu đồ của mình.

Cũng phải nói thêm rằng đứng trước hoàn cảnh éo le cử đất nước Chính phủ Lý Thừa Văn không chỉ biết cầu cứu vào sự giúp đỡ từ phía Mỹ. Chính phủ cũng dồn trọng tâm vào việc phát triển kinh tế đất nước nhằm ổn định đời sống xã hội, Mỹ cũng đã ủng hộ Hàn Quốc thục hiện mục tiêu này. Mỹ rót vào đây khoản viện trợ khổng lổ giúp Hàn Quốc tái thiết nền kinh tế và xây dựng Hàn Quốc theo quỹ đạo do Mỹ đặt ra, do vậy mọi vấn đề liên quan đến sự tồn vong của Hàn Quốc đều chịu sự chi phối của Mỹ. Và hầu như mọi quyết định có liên quan đến chính trị ở nước này đều do Mỹ điều khiển. Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc ngoài việc tận dụng tối đa những khoản viện trợ của Mỹ thì Chính phủ cũng không đưa ra được một chính sách nào thực sự có hiệu quả và hợp lý [10; 14]. Chính sách kinh tế thay thế nhập khẩu của Hàn Quốc hầu như chỉ đạt được những kết quả vô cùng hạn chế, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm 1950 đầu thập niên 1960 chỉ đạt 3,4%, thu nhập bình quân đạt 0,7%, tỉ lệ xuất khẩu đạt 1% tổng thu nhập quốc dân, thu nhập trong công - nông nghiệp và các ngành khác không lớn, hầu như tích lũy vốn không có. Tất cả mọi nguồn vốn mà Hàn Quốc có được phục vụ vào sự nghiệp khôi phuc và phát triển kinh tế đều dựa vào Mỹ là chính. Tính từ năm 1945 đến năm 1960, tổng số tiền Mỹ viện trợ cho Hàn Quốc đạt 2,4 tỉ USD, nếu tính cả nguồn viện trợ gián tiếp thì con số này lên tới con số 3 tỉ USD, riêng trong giai đoạn 1954- 1961, Mỹ đã viện trợ cho Hàn Quốc tổng số tiền là 2 tỉ USD theo hình thức không hoàn lại [1; 49], chiếm 80% GNP của Hàn Quốc, Hàn Quốc trở thành nước nhận viện trợ đứng thứ ba sau Việt Nam và Isaren [19; 312].

61

Nhìn chung, để thực hiện mục tiêu bá chủ toàn cầu của mình, ngay từ khi chiếm đóng Hàn Quốc, Mỹ đã triển khai một chương trình viện trợ cho nước này.

Trong giai đoạn tái thiết và phát triển kinh tế sau chiến tranh, Mỹ tiếp tục dành một khoản viện trợ to lớn cho Hàn Quốc và phần lớn là viện trợ không hoàn lại:

Bảng 1: Viện trợ của Mỹ cho Hàn Quốc (1945 - 1961)

Đơn vị: Nghìn USD Năm Viện trợ

không hoàn lại

Viện trợ

theo hình thức tín dụng Tổng số

1945 4.934 - 4.934

1946 49.496 - 49.496

1947 175.371 - 175.371

1948 175.593 - 175.593

1949 116.509 - 116.509

1950 58.706 - 58.706

1951 106.542 - 106.542

1952 161.327 - 161.327

1953 194.170 - 194.170

1954 153.925 - 153.925

1955 236.707 - 236.707

1956 326.705 - 326.705

1957 382.892 - 382.892

1958 321.272 - 321.272

1959 222.204 12.740 234.944

1960 245.393 6.100 251.493

62

1961 201.554 3.200 204.754

[1; 50]

Viện trợ và nhận viện trợ là đặc điểm nổi bật trong quan hệ Mỹ - Hàn từ năm 1948 đến 1961. Cũng phải nhấn mạnh rằng đây cũng là thời kỳ nền kinh tế Mỹ phát triển cực thịnh. Với tiềm lực hùng mạnh của mình Mỹ đã mang đến cho Hàn Quốc một đồng minh thân cận trong chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản. Đổi lại Mỹ nắm giữ ảnh hưởng lớn trong những quyết định trong việc quản lý vận hành nền kinh tế cũng như kiểm soát những chính sách nhằm đảm bảo nền an ninh chính trị ở đây sao cho có lợi cho mình nhất. Sự kết duyên tự nguyện trong quan hệ Mỹ - Hàn được hình thành và phát triển do những tác nhân chính trị. Trong thời kỳ đầu thực hiện mục tiêu của mình Mỹ không ngần ngại rót vào Hàn Quốc một khối lượng viện trợ kinh tế không nhỏ. Dù sao cũng không thể phủ nhận vai trò của Mỹ đối với sự phát triển kinh tế Hàn Quốc những năm đầu sau chiến tranh, nếu không có sự viện trợ của Mỹ thì Hàn Quốc khó có thể vượt qua được, song sự phụ thuộc về kinh tế chính trị đã khiến Hàn Quốc ngày càng lệ thuộc chặt chẽ vào Mỹ. Mỹ trở thành chỗ dựa “vững chắc và an toàn” nhất của Hàn Quốc vào thời điểm lúc bấy giờ. Thực ra Chính phủ Hàn Quốc có thể vừa dựa vào Mỹ vừa đưa ra những chính sách hợp lý để phát triển đất nước. Song Lý Thừa Văn và Chính phủ của ông đã hoàn toàn không làm được điều đó, nền kinh tế Hàn Quốc đã không hề đạt được kết quả đó khi thực hiện kế hoạch trong nước thay thế nhập khẩu. Viện trợ chỉ là

phương tiện vỏ bọc” mà Mỹ sử dụng để đạt được mục đích cuối cùng của mình. Mục đích của Mỹ ở Hàn Quốc không đơn thuần là việc xây dựng đất nước này thành một quốc gia vững mạnh mà Mỹ muốn biến Hàn Quốc thành công cụ hữu hiệu để có thể ngăn chặn mối đe dọa từ Liên Xô, Trung Quốc cũng như phục vụ lâu dài mưu đồ chính trị tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều này không

63

phải Chính phủ Hàn Quốc không nhận thức được mà Chính phủ Hàn Quốc luôn luôn mong muốn phát triển kinh tế để duy trì độc lập. Tuy nhiên, mong muốn này chưa thực hiện được mà trái lại nó còn đẩy Hàn Quốc ngày càng lệ thuộc hơn vào Mỹ. Những khoản viện trợ khổng lồ kiểu cho không thời kỳ này là “cứu cánh” đối với Hàn Quốc. Những chính sách cứng nhắc thiếu hiệu quả của Chính phủ làm cho nền kinh tế Hàn Quốc ngày càng trì trệ hơn vì vậy quan hệ Mỹ - Hàn không thể nào thoát ra được khỏi hình thức kẻ cho - người nhận. kiểu quan hệ một chiều này là nét đặc trưng nổi bật trong tất cả lĩnh vực [14; 51].

Một phần của tài liệu Nhân tố mỹ trong sự phát triển kinh tế của hàn quốc thời kỳ 1948 1991 (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)