6. Bố cục của khóa luận
2.1. CHÍNH SÁCH TÌM KIẾM ĐỒNG MINH CỦA MỸ Ở KHU VỰC
Á - THÁI BÌNH DƢƠNG TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH LẠNH
Châu Á - Thái Bình Dương là khái niệm mới xuất hiện từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai để chỉ một khu vực địa lý với bao gồm một phần châu Á và các nước trong vành đai Thái Bình Dương. Có ý kiến cho rằng châu Á- Thái Bình Dương bao gồm một khu vực địa lý lớn khoàng gần 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 2,4 tỉ dân sinh sống. Nhiều học giả khác lại cho rằng châu Á - Thái Bình Dương bao gồm Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á, Ôxtrâylia, Châu Đại Dương và khu vực Bắc Mỹ. Đây là khu vực có tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nền văn hóa đa dạng.
Một đặc điểm nổi bật của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là cả năm nước lớn là Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ đều có lợi ích ở khu vực này và lợi ích của họ đan xen nhau rất phức tạp. Mối quan hệ phức tạp giữa các nước lớn này có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh, chính tri, kinh tế của khu vực. Tính từ đầu thế kỷ XX đến năm 1990, cả năm nước này đã từng trực tiếp gây ra cuộc chiến tranh nóng với nhau hoặc đối đầu với nhau trong Chiến tranh lạnh như: Chiến tranh Nga - Nhật năm 1905; Mỹ, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai; cuộc đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh lạnh hay Mỹ và Liên Xô đụng độ nhau trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) [22; 16-17].
Là siêu cường hàng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa, Mỹ có lợi ích to lớn về chính trị tại, an ninh ở khu vực này, mục tiêu chính sách cơ bản của Mỹ sau Chiến
51
tranh thế giới thứ hai là ngăn chặn đi đến tiêu diệt Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tự do hàng hóa, duy trì tiếp cận thương mại đối với các nền kinh tế trong khu vực, đảm bảo hòa bình, ổn định nhằm duy trì và củng cố quan hệ an ninh với các nước trong khu vực.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với sự thay đổi cục diện trên thế giới cộng thêm tiềm lực hùng mạnh về kinh tế, quân sự đã kích thích tham vọng bá chủ toàn cầu của Mỹ. Mỹ cho rằng với sức mạnh kinh tế, quân sự, chính trị của mình trong lúc các nước đồng minh đối thủ đều bị suy kiệt trong chiến tranh Mỹ có khả năng khống chế các nước trên thế giới trong quỹ đạo của mình, dành giật thuộc địa của các nước tư bản cằn cỗi nhằm áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, mở rộng sự khống chế của mình trên thế giới. Mặt khác nhằm ngăn chặn, đẩy lùi, tiêu diệt chủ nghĩa xã hội, lực lượng hòa bình, dân chủ và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới hoàn thành sứ mệnh bá chủ toàn cầu của mình. Các nhà lãnh đạo Mỹ đã đưa ra bốn mục tiêu trong chiến lược toàn cầu là:
Phát triển nước Mỹ hùng mạnh về kinh tế, quân sự, chính trị, làm chỗ dựa cho việc thưc hiện tham vọng bá chủ thế giới.
Thực hiện “đối đầu” và “ngăn chặn” chống Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân và Xã hội chủ nghĩa, chống phong trào cộng sản quốc tế.
Khống chế các nước đồng minh phương Tây trong quỹ đạo của Mỹ, tăng cường vị trí khống chế, thống trị của mình với nền kinh tế và hệ thống tư bản trên thế giới.
Ngăn chặn, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, giành giật thuộc địa của các nước tư bản phát triển suy yếu biến thành thuộc địa kiểu mới của mình [30; 22].
52
Để thực hiện mục tiêu của mình Hoa Kỳ đã phát động cuộc Chiến tranh lạnh với học thuyết Truman năm 1947, đây là kế hoạch mang tầm vóc toàn cầu có âm mưu tính toán sâu xa nhằm phục vụ lợi ích kinh tế, chính trị và quân sự của mình trên toàn thế giới.
Thực hiện tham vọng của mình, Mỹ ráo riết chạy đua vũ trang với Liên Xô, đồng thời vời mưu đồ khống chế thế giới của mình Mỹ ra sức dùng sức mạnh kinh tế, quân sự của mình biến các nước đồng minh, phụ thuộc trở thành căn cứ quân sự và thuộc đia kiểu mới của Mỹ trên phạm vi toàn cầu.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng không nằm ngoài chiến lược bá chủ toàn cầu của Mỹ, đây là khu vực tồn tại cả hai hệ thống đối lập nhau Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa, sau chiến tranh phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực cũng diễn ra vô cùng mạnh mẽ vì vậy nó có vị trí chiến lược đối với Mỹ. Tại đây Mỹ ra sức chống phá Liên Xô và hệ thống chủ nghĩa xã hội, đồng thời cũng ra sức xâm chiếm thuộc địa tại khu vực này. Mỹ thực hiện chính sách ngoại giao dựa trên sức mạnh để lôi kéo các đồng minh và chư hầu tham gia các liên minh đa phương, song phương do Mỹ nắm quyền chủ chốt. Đầu tiên sau thế chiến thứ hai, Mỹ chiếm đóng Nhật Bản, Mỹ cho rằng Nhật Bản giữ vai trò tiền đờn về kinh tế và quân sự chống lại Liên Xô. Mỹ cũng chiếm đóng Nam Triều Tiên, và áp đặt chế độ ở đây theo ý của mình, tiếp đến Hoa Kỳ tổ chức liên minh tay đôi với nhiều nước như Liên minh Mỹ - Nhật, Mỹ - Nam Triều Tiên, Mỹ - Đài Loan… Để lôi kéo các nước đồng minh Hoa Kỳ thực hiện viện trợ ồ ạt về kinh tế quân sự nhằm có được những đồng minh thân cận, thực chất là biến họ thành những căn cứ quân sự để thực hiện tham vọng của mình. Mỹ sử dụng kinh tế như là một công cụ để khống chế về kinh tế chính trị quân sự tại các nước được coi là đồng minh của Mỹ để họ có thể chia sẻ trách nhiệm chống Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản tại khu vực này đồng thời biến
53
những nước này thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Ngoài ra Mỹ còn có nhiều can dự mạnh mẽ vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương bằng hai cuộc chiến tranh nóng của Triều Tiên và Việt Nam đối đầu trực tiếp với Liên Xô.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn giữ vai trò quan trọng đối với Mỹ. Tuy nhiên, do cục diện thế giới thay đổi buộc Mỹ phải điều chỉnh chiến lược ở tại khu vực. Mỹ vận dụng quan điểm của chiến lược toàn cầu cam kết và mở rộng xác định mục tiêu cơ bản trong chiến lược cơ bản châu Á - Thái Bình Dương là đảm bảo vai trò lãnh đạo của mình ở khu vực này. Với sự lớn mạnh về kinh tế của khu vực đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… trở thành đối thủ cạnh tranh với Mỹ và Mỹ ngày càng phụ thuộc hơn vào thị trường khu vực này. Bill Clinton đã nói “châu Á ngày càng trở nên quan trọng hơn vì chúng ra không thể trở nên giàu có trong nước nếu không có thị trường và tài nguyên của châu Á.” [30; 258]
Nói đến quan hệ Mỹ - Hàn chúng ta xem xét ở khoảng cách xa hơn năm 1948, nghĩa là lúc bấy giờ Triều Tiên chưa bị chia cắt thành hai miền. Từ thế kỷ XIX, Mỹ đã biết đến và đặt quan hệ với Hàn Quốc. Ngày 22 tháng 5 năm 1882 Hiệp ước hòa bình hữu nghị, thương mại và hàng hải giữa Hàn Quốc và Mỹ được ký kết, đây là mốc đánh dấu mở đầu quan hệ giữa Triều Tiên và Mỹ và đây cũng là hiệp ước đầu tiên Triều Tiên ký với một nước phương tây là Mỹ. Trước đó từ những năm 1830 Mỹ đã từng muốn thiết lập quan hệ với Triều Tiên. Ngược lại, chính Triều Tiên cũng có ý muốn “mời gọi” các cường quốc khác vào như một đối trọng với hai nước láng giềng là Nhật và Nga vốn có mối thù hằn với mình.
Sau Hiệp ước năm 1882, quan hệ giữa Trều Tiên và Mỹ bắt đầu có những bước phát triển tốt đẹp. Trong thời gian từ năm 1882 đến năm 1895, Mỹ dẫn đầu trong các ngành công nghiệp chính ở Triều Tiên như: Khai thác mỏ, giao thông
54
vận tải, điện. Vào năm 1885 Mỹ trực tiếp quản lý vàng Unsan, xây dựng đường tàu lửa đầu tiên nối Seoul và Chemulp’o, nhà máy điện đầu tiên cũng được xây dựng bởi công ty Edison Electric của Mỹ vào năm 1885 [10; 1].
Trong những năm cuối thế kỷ XIX, Triều Tiên cũng thu hút được khá đông giới kinh doanh Mỹ vào đầu tư và phát triển quan hệ buôn bán, quan hệ thương mại giữa hai nước lúc này có thể nói đã có những bước phát triển đáng kể, tổng giá trị mà Triều Tiên nhập từ Mỹ đạt khoảng 10%. Những mặt hàng chủ yếu là dầu lửa, nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, giao thông vận tải, trong đó dầu lửa là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất chiếm 1/3 số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ. Ngoài ra, Triều Tiên cũng xuất khẩu sang Mỹ một số mặt hàng nhưng không đáng kể [14; 11].
Trong khi quan hệ thương mại giữa Triều Tiên và Mỹ đang phát triển tốt đẹp thì ngày 27/7/1905, Mỹ đã ký với Chính phủ Nhật Bản thỏa thuận xung quanh vấn đề Philippin, Viễn Đông và Triều Tiên nhằm mong muốn quản lý các hòn đảo ở Philippin do đó Mỹ chấp nhận từ bỏ những cố gắng trong quan hệ hai nước để đạt được tham vọng ở Philippin. Theo thỏa thuận này Mỹ thừa nhận Nhật Bản được quyền ảnh hưởng ở Triều Tiên, đổi lại Nhật Bản để Mỹ tự do hoạt động ở Philippin. Sau thỏa thuận này hầu hết các nhà kinh doanh Mỹ đã rút khỏi Triều Tiên.
Sau khi Nhật Bản thôn tính Triều Tiên (1910-1945), quan hệ Triều Tiên và Mỹ vẫn tiếp tục nhưng chiếm tỉ lệ rất thấp, hầu hết quan hệ thương mại giữa hai nước phải qua trung gian là Nhật Bản. Nhìn chung quan hệ Mỹ - Hàn trước năm 1945 vẫn chỉ ở mức khởi đầu, chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực buôn bán trao đổi, trong lĩnh vực an ninh, chính trị giữa hai nước chưa có gì đặc biệt.
55
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, lợi dụng danh nghĩa quân đồng minh vào giải giáp vũ khí quân đội Nhật. Đồng thời với mục tiêu ngăn chặn Liên Xô mở rộng ảnh hưởng Mỹ đã nhảy vào Nam Triều Tiên chiếm đóng thông qua các hội nghị giữa các nước lớn sau chiến tranh, theo thỏa thuân Maxcơva Mỹ đã nhanh chóng chiếm đóng Nam Triều Tiên từ vĩ tuyến 38 trở xuống [10; 12 - 13].