6. Bố cục của khóa luận
2.3.2. Hình thức viện trợ
Viện trợ nước ngoài hay viện trợ phát triển chính thức (ODA) là một hoạt động kinh tế khá nổi bật đối với nhiều nước sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó có Hàn Quốc. Năm 1948, Hàn Quốc ra đời trong bối cảnh đất nước vô cùng khó khăn, nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn. Trong khi đó nước Mỹ lại không bị suy sụp bởi chiến tranh mà giàu lên nhanh chóng trở thành cường quốc hàng đầu về kinh tế, với sức mạnh của mình Mỹ thực hiện kế hoạch mở rộng ảnh hưởng của mình trên phạm vi toàn cầu, nước mỹ thực hiện kế hoạch này thông qua việc tăng cường viện trợ cho các nước chậm phát triển, viện trợ cung cấp nguồn vốn mang lại những lợi ích kinh tế xã hội to lớn.
Mỹ viện trợ cho Hàn Quốc thông qua hai hình thức: Viện trợ không hoàn lại (cho không) và viện trợ có hoàn lại (cho vay).
Viện trợ cho không, đây là khoản viện trợ mà Mỹ đã viện trợ cho Hàn Quốc trong giai đoạn đầu khi đất nước vừa thành lập đặc biệt sau cuộc chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên, vào thập niên 1960-1970, nguồn viện trợ này giảm dần rồi đi đến ngưng hẳn. Nguồn viện trợ Chính phủ Hàn Quốc nhận trực tiếp từ Mỹ. Hàn Quôc sử dụng các nguồn vốn này vào việc khôi phục và phát triển kinh tế, đầu tư kết cấu cơ sở vật chất, các dự án phát triển bền vững như xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, đầu tư cho các dự án kinh tế, các lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế. Hơn nữa nguồn viện trợ này còn được Chính phủ Hàn Quốc dùng vào việc giáo dục đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, năng cao năng lực lao động .Viện trợ có hoàn lại, là những khoản vay tín dụng, cho vay với các điều kiện ưu đãi, cho vay với điều kiện thuận lợi, dễ dàng với mức lãi suất thấp.