Chương 2. VAI TRề CỦA MỸ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC TỪ NĂM 1948 ĐẾN 1991
2.2. HÀN QUỐC TRỞ THÀNH ĐỒNG MINH QUAN TRỌNG CỦA MỸ 55 2.3. VIỆN TRỢ KINH TẾ CỦA MỸ CHO HÀN QUỐC
2.3.4. Đầu tƣ của Mỹ vào Hàn Quốc
Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), là hình thức phổ biến được các công ty xuyên quốc gia áp dụng trong chiến lược mở rọng phạm vi hoạt động kinh doanh của mình. Hình thức đầu tư này không chỉ yêu cầu các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài bỏ vốn mà đồng thời yêu cầu nhà đầu tư phải trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý các công ty ở các nước trực tiếp nhận đầu tư [7: 103].
Từ những năm cuối thế kỷ XIX, giới kinh doanh Mỹ đã tới đầu tư và triển khai các hoạt động kinh doanh trên Bán đảo Triều Tiên, trong đó thành công nhất
66
phải kể đến hai công ty thương mại Mỹ là Jame R.Morse’s America Trading Company và Walter D.Townsend’s Townsend and Company in Chemulp’s. Chỉ tính trong một năm từ tháng 5/1883 đến tháng 5/1884 nhập khẩu của hai công ty này vào Triểu Tiên đạt 175 000 USD. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ XX do hoàn cảnh lịch sử của Triều Tiên mà các nhà đầu tư Mỹ đã rút khỏi nước này.
Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các công ty của Mỹ đã đến và mở văn phòng chi nhánh tại đây như công ty J.Mose, Evert Shipping và A.p.Paterson Shipping. Tuy nhiên, năm 1950 khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, hầu hết các công ty này đã rút khỏi Hàn Quốc. Sau khi cuộc chiến tranh này kết thúc Hàn Quốc gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế chính trị và xã hội và hậu quả thảm khốc của nó đã khiến Hàn Quốc đối mặt với hàng loạt những vấn đề nghiêm trọng.
Trong số 20 triệu người Hàn Quốc khi chiến tranh chấm dứt năm 1953, có tới 1/4 là những người phiêu tán không nhà không cửa, nền kinh tế hết sức tiêu điều, cơ sở công nghiệp hết sức ẽo ọt. Vào thập niên 1930, người Nhật đã xây dựng các nhà máy điện, các xí nghiệp hóa chất…nhưng sau khi đất nước bị chia cắt thì hầu như tất cả những công trình này đều thuộc Bắc Triều Tiên, bức tranh kinh tế vô cùng ảm đạm, tình hình chính trị thường xuyên rối loạn khiến các nhà đầu tư ở Mỹ nói riêng cũng như các nước khác đã không đầu tư vào Hàn Quốc vì họ nhận định rằng mức độ rủi do của các doanh nghiệp tại đây là rất lớn.
Từ những năm 1953-1961, chưa có một nhà doanh nghiệp Mỹ nào đầu tư vào Hàn Quốc do họ không thấy những tiềm năng kinh doanh tại đây. Vào đầu những năm 70 của thế kỉ XX Mỹ đã ngưng viện trợ cho Hàn Quốc thay vào đó trong lĩnh vực đầu tư lại có những tiến triển tốt đẹp. Ngay từ khi lên cầm quyền Park Chung Hee đã thực hiện chiến lược hướng ra bên ngoài dựa trên việc đẩy mạnh xuất khẩu.
Tuy nhiên Hàn Quốc là một quốc gia nghèo tài nguyên vì vậy để phát triển vì vậy
67
Hàn Quốc phải dựa vào nguồn vốn nước ngoài. Cùng với hình thức vay nợ Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách thu hút vốn thông qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, vào đầu. Ngay từ những năm 60, Chính phủ Hàn Quốc đã cải cách về luật pháp có liên quan trực tiếp đến việc nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Đến năm 1966, Hàn Quốc đã ban hành luật thu hút vốn đầu tư, đầu thập niên 60 mặc dù FDI vào Hàn Quốc chiếm gần 15% nhưng chúng đóng vai trò rất quan trọng. Đầu tư vào ngành chế tạo chiếm 70% FDI vào Hàn Quốc năm 1962.
Sau khi mất đi những cơ hội đầu tư sớm do cuộc chiến tranh Triều Tiên xảy ra, đến đầu thập niên 60 với những chính sách tiến bộ Hàn Quốc đã thu hút sự chú ý của giới doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào đây. Tháng 8 năm 1962, doanh nghiệp đầu tiên của Mỹ đã đầu tư trực tiếp vào Hàn Quốc đó chính là công ty Chemtex Inc, công ty này liên doanh với Korea Nylon Company Ltd để sản xuất sợi nylon với số vốn ban đầu lả 575.000USD. Năm 1965 các hợp đồng đầu tư lớn hơn đã được triển khai vào ngành lọc dầu và phân bón. Trong những năm 1962-1966, đầu tư của Mỹ vào Hàn Quốc chiếm 75,2% tổng số đầu tư trực tiếp bằng nước ngoài với 15,987 triệu USD. Đến những năm 1967-1971 chiếm tỷ trọng 33,9% với 32,664 triệu USD. Có thể nói trong những năm đầu thập niên 60, khi Chính phủ vừa bắt tay vào thực hiện chuyển đổi chiến lược phát triển kinh tế đầu tư của Mỹ luôn giữ vị trí cao điều này được thể hiện ở trong bảng 2.
68
Bảng 2: Đầu tƣ trực tiếp vào Hàn Quốc của Mỹ (1962-1979)
Đơn vị: Nghìn USD
Năm Tổng số Tỷ lệ (%)
1962-1966 15.987 75,2
1967-1971 32.664 33,9
1972-1976 87.536 15,4
1977 11.797 11,5
1978 13.832 13,8
1979 29.857 23,5
Nguồn: Economic Planning Board, White Paper on Foreign Investmen Korea, 1981.
[16; 233]
Bảng số liệu trên ta thấy tổng số đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Hàn Quốc luôn chiếm tỉ lệ cao ở giữa những năm 60 đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, tỷ lệ đầu tư trực tiếp của Mỹ trong tổng đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Hàn Quốc giảm xuống, điều này cho thấy Mỹ không còn giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư tại Hàn Quốc. Tỷ trọng đầu tư của Mỹ vào Hàn Quốc không giống với Nhật Bản cũng như những nước khác đầu tư vào đây. Mỹ chủ yếu đầu tư vào các ngành tập trung nhiều vốn vào công nghệ hơn là đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều lao động như Nhât Bản và các nước khác hơn nữa tỷ lệ đầu tư trực tiếp vào Hàn Quốc giảm là do Chính phủ Hàn Quốc ngày càng nhận thức được không thể tiếp tục tài trợ cho công cuộc công nghiệp hóa bằng hình thức vay nợ nên họ đã chú ý hơn đến hình thức sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các chế độ cho phép đầu tư nước ngoài được nới lỏng các hình thức sử dụng đầu tư đa dạng hơn các liên
69
doanh và khu chế xuất được hình thành, nhà nước phát triển cơ sở tầng và định ra các chế độ đảm bảo anh ninh để thu hút và đưa ra niềm tin cho các công ty nước ngoài. Nhờ vậy từ cuối những năm 1960 trở đi ngoài Mỹ và Nhật Bản, Hàn Quốc đã thu hút được một số lượng lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đây. Theo đó tỷ lệ đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Hàn Quốc bắt đầu giảm xuống điều này cho thấy trong quan hệ kinh tế mức độ phụ thuộc của Hàn Quốc vào Mỹ ngày càng giảm nhờ những chính sách của Chính phủ Park Chung Hee cũng như sự tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc
Tuy nhiên chiếm tỷ trọng không lớn nhưng trong thời kỳ này đầu tư vào thị trường Hàn Quốc bắt đầu có sự khởi sắc. Năm 1959 công ty mỏ Tungsteng của Hàn Quốc đã mua tài sản và thiết lập văn phòng đại diện tại New Yord vào cuối những năm 60 đầu những năm 70, đầu tư của Hàn Quốc tăng nhưng không đáng kể do chính sách kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Có thể nói rằng bằng sự can thiệp có chủ đích của mình Chính phủ Hàn Quốc đã thành công trong việc là cho FDI của nước ngoài phù hợp với mục tiêu ưu tiên cho sự phát triển một số ngành trọng điểm trong quá trình công nghiệp hóa.
Đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc kể từ năm 1975 bước sang giai đoạn mới khi phần lớn các cơ chế liên quan đến đầu tư nước ngoài bao gồm cả việc ủy quyền phê chuẩn và quản lý các hoạt động đầu tư ra nước ngoài do thống đốc ngân hàng Hàn Quốc đảm nhận. Thời kỳ 1976-1979, là thời kỳ xuất phát về vốn đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc. Đầu tư vào các ngành thương mại và xây dựng của Hàn Quốc tăng rất nhanh do quy mô mua bán được mở rộng ra toàn cầu. Đặc biệt là năm 1977, lần đầu tiên Hàn Quốc dư thừa tài khoản hiện hành với tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài là 77 triệu USD. Tính đến cuối năm 1980, đầu tư của Hàn Quốc vào Mỹ đạt khoảng 29,3 triệu USD, chiếm 31,5% trong tổng số đầu tư ra nước
70
ngoài của Hàn Quốc. So với tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc thì con số này chưa phải là lớn , đặc biệt đối với một thị trường như thị trường Mỹ, song đây chính là sự khởi đầu có ý nghĩa trong việc tại tiền đề cho giai đoạn kế tiếp.
Sang thập niên 1980, quan hệ Hàn - Mỹ về an ninh chính trị vẫn tiếp diễn trong lĩnh vực kinh tế quan hệ Hàn Mỹ đã bắt đầu xuất hiện xung đột ngay từ đầu thập niên 80. Lúc này Hàn Quốc đã trở thành một trong năm nước suất siêu hàng đầu thế giới cùng với Nhật Bản, Đức, Đài Loan và Canada. Xuất siêu của Hàn Quốc tăng từ 4,3 tỷ USD năm 1985, lên đến 9,6 tỷ USD vào năm 1987. Mỹ lúc này là đối tác buôn bán lớn nhất và chiếm hầu hết cán cân thương mại của Hàn Quốc. Quan hệ kinh tế Hàn Mỹ, các nhà kinh tế cho rằng nếu xu thế này tồn tại thì quan hệ “con nợ” và
“chủ nợ” trước đây giữa hai nước sẽ bị đảo ngược các nhà hoạch định chính sách của Mỹ kêu gọi Hàn Quốc tự do hóa thương mại. Tuy nhiên trong bối cảnh và xu thế mới mối quan hệ Hàn Mỹ cũng không còn giống trước. Giờ đây quan hệ buôn bán giữa hai nước trở thành quan hệ cạnh tranh những xung đột thương mại ngày càng tăng.
Trong quan hệ kinh tế tỷ phần của Mỹ trong tổng giá trị thương mại Hàn Quốc đạt 30% năm 1987 đã giảm xuống 21% năm 1993 đầu tư của Mỹ vào Hàn Quốc cũng giảm so với trước cho dù vậy thì Mỹ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc lúc bấy giờ.