Mục đích của việc viện trợ và nhận viện trợ

Một phần của tài liệu Nhân tố mỹ trong sự phát triển kinh tế của hàn quốc thời kỳ 1948 1991 (Trang 61 - 64)

Chương 2. VAI TRề CỦA MỸ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC TỪ NĂM 1948 ĐẾN 1991

2.2. HÀN QUỐC TRỞ THÀNH ĐỒNG MINH QUAN TRỌNG CỦA MỸ 55 2.3. VIỆN TRỢ KINH TẾ CỦA MỸ CHO HÀN QUỐC

2.3.1. Mục đích của việc viện trợ và nhận viện trợ

2.3.1.1. Mục đích chính trị

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai trước sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, phe chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ lại tiến hành những chính sách thù địch mới. Núp dưới chiêu bài chống cộng Tổng thống Truman đã đề ra

56

chính sách đối ngoại công khai thù địch với Liên Xô, các nước Đông Âu và phong trào dân chủ trên thế giới. Truman chủ trương cắt đứt quan hệ với mọi cuộc thương lượng quốc tế, xóa bỏ các nguyên tắc mà ở trong các hội nghị quốc tế trước đây đã thỏa thuận, đồng thời công khai kêu gọi chiến tranh. Với “chủ nghĩa Truman” Mỹ đã đẩy quan hệ vào một thời kỳ căng thẳng, đối địch cực kỳ phức tạp đó là thời kỳ Chiến tranh lạnh. Tháng 3/1947, tại Quốc hội Mỹ Tổng thống Truman chính thức phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào cách mạng trên thế giới và qua đó khuynh đảo, khống chế các nước đồng minh do Mỹ cầm đầu từng bước thực hiện tham vọng của mình.Từ năm 1949, Chiến tranh lạnh được mở rộng quy mô sau khi cách mạng Trung Quốc giành thắng lợi và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, để đối phó lại cả Liên Xô và Trung Quốc cũng tăng cường tiềm lực và khả năng phòng thủ ở các vị trí xung yếu, quan hệ quốc tế trở nên vô cùng phức tạp và gay gắt. Bán đảo Triều Tiên một địa bàn chiến lược quan trọng đối với các cường quốc Mỹ - Xô - Trung, trở thành điểm nóng của cuộc Chiến tranh lạnh.

Năm 1948, được sự hậu thuẫn của Mỹ và Liên Xô, ở hai miền Nam- Bắc Bán đảo Triều Tiên đã lần lượt ra đời hai nhà nước với hai chế độ chính trị đối lập nhau đó là Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc.Trong đó Hàn Quốc được sự hậu thuẫn từ phía Mỹ. Mỹ xem Hàn Quốc như một địa bàn chiến lược xung kích cản trở sự mở rộng của hệ thống xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô.

Cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc là đường phòng thủ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Bắc Á. Vì vậy Mỹ đã xây dựng nhiều chương trình viên trợ kinh tế cho nước này. Bên cạnh đó Mỹ còn duy trì một lực lượng quân sự đủ mạnh và một môi trường chính trị mà Mỹ có ảnh hưởng lớn tại Hàn Quốc.

57

Về phía Hàn Quốc, khi mới ra đời xét toàn diện Hàn Quốc thua kém miền Bắc về nhiều mặt đặc biệt là về kinh tế và tiềm lực quân sự. Miền Bắc có kinh tế mạnh hơn, khả năng vũ trang mạnh và có khả năng thống nhất bán đảo Hàn bằng biện pháp quân sự. Trong hoàn cảnh phân hòa mâu thuẫn giữa hai miền ngày càng sâu sắc, quyết liệt với đỉnh cao là bùng nổ cuộc chiến tranh năm (1950 - 1953), để tồn tại vững chắc và phát triển đất nước Hàn Quốc đã tìm cách dựa vào “chiếc ô hạt nhân” của Mỹ [14; 50].

2.3.1.2. Mục đích kinh tế

Sau chiến tranh Hàn Quốc gặp phải muôn vàn khó khăn vể kinh tế, đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề cộng thêm sự nghèo nàn vể tài nguyên thiên nhiên, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, nhiều vấn đề xã hội mới nảy sinh như: Thất nghiệp, đông dân, nền kinh tế lạc hậu công thêm những hậu quả do chiến tranh gây ra chưa được giải quyết, khiến cho đời sống nhân dân đói khổ.

Trong lúc đó Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện chính sách ngoại giao thân cận với Mỹ dựa vào sức mạnh kinh tế Mỹ đưa đất nước đi lên.

Việc xác lập quan hệ kinh tế với Hàn Quốc ban đầu xuất phát từ động cơ chính trị nhưng dần dần yếu tố này không thể thay thế được những tác nhân kinh tế, Mỹ mong muốn tạo ra một đồng minh đủ mạnh để “chia sẻ trách nhiệm” cùng Mỹ, nói cách khác Mỹ viện trợ kinh tế cho Hàn Quốc nhưng cũng làm cho Hàn Quốc ngày càng phụ thuộc chặt chẽ cả về chính trị và kinh tế, giúp Mỹ thực hiện giấc mộng của mình. Đồng thời sự phát triển kinh tế ngày một nhanh chóng buộc Mỹ ngày càng chú trọng đến yếu tố kinh tế [14; 51].

58

Một phần của tài liệu Nhân tố mỹ trong sự phát triển kinh tế của hàn quốc thời kỳ 1948 1991 (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)