6. Bố cục của khóa luận
2.5. SO SÁNH VỚI SỰ VIỆN TRỢ CỦA MỸ CHO NHẬT BẢN
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tại khu vực Đông Bắc Á không chỉ có Hàn Quốc, Nhật Bản cũng là nước nhận được viện trợ kinh tế từ phía Mỹ vì Mỹ muốn biến hai nước này trở thành đồng minh của mình ở khu vực châu Á. Tuy nhiên, việc Mỹ viện trợ kinh tế cho cả Nhật Bản và Hàn Quốc có những điểm tương đồng và khác biệt xuất phát từ đặc điểm riêng của từng nước.
73
Đầu tiên, sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ với sức mạnh và tiềm lực của mình đã ấp ủ tham vọng bá chủ toàn cầu, tuy nhiên Mỹ cũng phải đối mặt với thử thách không nhỏ đó là sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa đã khiến cho Mỹ phát động Chiến tranh lạnh trên phạm vi toàn cầu để ngăn chặn sức ảnh hưởng cũng như tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Để làm được điều này Mỹ ra sức tìm kiếm đồng minh cho mình, trong đó Hàn Quốc và Nhật Bản không thoát khỏi mục tiêu này của Mỹ. Năm 1948 Hiệp nghị quân sự Mỹ - Hàn được ký kết Hàn Quốc chính thức trở thành đồng minh của mỹ, còn ở Nhật Bản khi bị Mỹ chiếm đóng Mỹ đã triển khai quân sự cho Nhật với mục đích xây dựng đất nước này thành căn cứ quân sự cho Mỹ. Đến năm 1951, Nhật ký với Mỹ Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật nhằm khẳng quan hệ của hai nước. Như vậy, thông qua việc ký kết các hiệp định giữa hai bên Hàn Quốc và Nhât Bản đã chính thức trở thành đồng minh và là căn cứ quân sự của Mỹ.
Về mục đích, việc Mỹ tiến hành rót một lượng tiền không hề nhỏ vào Nhật và Hàn Quốc đều vì mục đích xây dựng hai nước này thành những “đồng minh đủ mạnh” để “chia sẻ” trách nhiệm với Mỹ trong việc ngăn chặn sức mạnh của phe xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó Nhật Bản và Hàn Quốc cũng muốn dựa vào Mỹ để đưa đất nước vượt qua khó khăn bởi lúc này cả Nhật Bản và Hàn Quốc đang gặp khó khăn nghèo nàn về kinh tế Mặt khác họ cũng muốn dựa vào sức mạnh của Mỹ để phát triển đất nước. Như vậy, trở thành bạn đồng minh của nhau cả bên cho và bên nhân đều có phần lợi trong đó.
Song đối với nước Mỹ lại có những mục đích riêng do vị trí vai trò của từng nước đối với Mỹ có phần khác nhau.
Đối với Nhật bản là một nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Đồng thời lại có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng ở khu vực châu Á, Nhật Bản
74
như cửa ngõ để tiến vào Trung Quốc một đất nước rộng lớn và có nhũng nguồn tài nguyên khổng lồ mà Mỹ trong thế kỷ trước và bấy giờ luôn muốn có được, cũng như tiếp giáp với Liên Xô một thành trì của chủ nghĩa cộng sản, kẻ thù số một của Mỹ cần phải tiêu diệt. Vì vị trí đó nên Mỹ đã muốn biến Nhật trở thành căn cứ quân sự quan trọng nhất mình.
Còn với Hàn Quốc lại có vị trí quan trọng không thể thiếu trong chiến lược tiêu diệt chủ nghĩa xã hội của Mỹ. Chiến tranh lạnh bùng nổ, bán đảo Triều Tiên trở thành điểm nóng trong suốt thời kỳ chiến tranh. Vì vậy, Hàn Quốc trở thành nơi đối đầu trực tiếp của Mỹ và Liên Xô mà điển hình là cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) mà thực chất đây là sự đối đầu giữa một bên là Mỹ còn bên kia là Liên Xô. Do vậy, việc Mỹ viện trợ cho Hàn Quốc còn muốn biến nước này thành mặt trận xung kích đi đầu tham gia chiến tranh dưới sự giật dây của Mỹ.
Tiếp theo về hình thức viện trợ, cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều nhận được những khoản viện trợ về tài chính từ Mỹ dưới hình thức cho không hoặc cho vay, ngoài ra Mỹ còn cung cấp cung cấp cả lương thực thực phẩm, thuốc men, đồ dùng sinh hoạt, phương tiện máy móc cho hai nước. Tuy nhiên, đối với Nhật Bản Mỹ còn cung cấp cho cả tài nguyên để phát triển kinh tế như: dầu mỏ, quặng sắt, than…
Nhận được nguồn viện trợ từ Mỹ cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều sử dụng vào mục đích khôi phục và phát triển kinh tế tuy nhiên việc tận dụng và sử dụng nguồn vốn này một cách có hiệu quả vào mục đích kinh tế thì Nhật Bản đã tận dụng lợi thế này tốt hơn. Trong giai đoạn đầu sau chiến tranh hai miền rõ ràng Hàn Quốc nhận được nguồn vốn rất lớn từ Mỹ nhưng nước này đã không tận dụng hiệu quả vào phát triển kinh tế thông qua chính sách phát triển công nghiệp dựa vào thị trường nội địa không đem lại hiệu quả của Tổng thống Lý Thừa Văn. Phải đến khi
75
Park Chung Hee lên cầm quyền với việc đưa ra chính sách mới nền kinh tế Hàn Quốc mới có hiệu quả và phát triển.
Ngược lại, Nhật Bản sau chiến tranh đất nước bị tàn phá hầu như hoàn toàn, đất nước lại vô cùng nghèo nàn về tài nguyên thế nhưng chỉ sau vài thập kỷ sau chiến tranh nhất là vào đầu thập niên 1970 nền kinh tế Nhật Bản phát triển thần kỳ vượt qua tât cả các nước tư bản khác và chỉ đứng thứ hai sau Mỹ. Có được kết quả này chủ yếu từ chính phủ và nhân dân Nhật Bản. Nhưng ngoài yếu tố nội lực có ý nghĩa quyết định thì yếu tố ngoại lực đóng vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển. Nhật Bản đã sử dụng nguồn viên trợ từ bên ngoài hợp lý, hiệu quả, đầu tư vào các ngành nghề mang lại hiệu quả cho nền kinh tế. Khi Nhật Bản trở thành một nước công nghiệp thứ hai thế giới thì Hàn Quốc mới là một nước công nghiệp mới đứng thứ 13 thế giới kém hơn nhiều so với Nhật.
2.6. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Về VIỆC THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VIỆN TRỢ TỪ NƢỚC NGOÀI ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƢỚC