Chính điều này đã thúc đẩy quá trình hợp tác trao đổi buôn bán thương mại giữa các quốc gia với nhau trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ… Thế giới những năm đầu thế kỉ XXI đang chứng kiến s
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN KIÊN TRUNG
QUAN HÖ TRUNG QUèC - ÊN §é Tõ N¡M 2002 §ÕN N¡M 2012
HîP T¸C Vµ C¹NH TRANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Hà Nội - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN KIÊN TRUNG
QUAN HÖ TRUNG QUèC - ÊN §é Tõ N¡M 2002 §ÕN N¡M 2012
HîP T¸C Vµ C¹NH TRANH
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành lịch sử thế giới
Mã số: 60220311
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Xuân Cường
Hà Nội - 2015
Trang 3NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước lớn đông dân nhất thế giới, có nền văn minh, lịch sử lâu đời, là hai nước láng giềng có vị thế quan trọng trên thế giới và khu vực Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, mỗi sự thay đổi dù là nhỏ ở hai quốc gia này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển chung của kinh tế - xã hội toàn thế giới
Thập niên 90 thế kỷ XX chứng kiến sự sụp đổ của thế giới lưỡng cực và chuyển sang một trật tự thế giới mới phát triển theo hướng đa cực Hệ thống chính trị thế giới bị chi phối bởi nhiều cường quốc và khối cường quốc đan xen Từ đây, xu hướng hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển trở thành xu thế chủ đạo; Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra nhanh chóng đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế; Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ có nhiều điều kiện để phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết Chính điều này đã thúc đẩy quá trình hợp tác trao đổi buôn bán thương mại giữa các quốc gia với nhau trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ…
Thế giới những năm đầu thế kỉ XXI đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương Trong đó, Trung Quốc
và Ấn Độ là hai nền kinh tế được chú ý nhiều nhất, không chỉ bởi tốc độ tăng trưởng cao mà còn bởi tiềm năng to lớn của họ Rất nhiều nhà nghiên cứu đều chung quan điểm rằng sự phát triển mạnh mẽ và vai trò ngày càng quan trọng của "con Rồng" Trung Quốc và “con Voi” Ấn Độ đang tạo ra những thay đổi lớn lao cho thế giới Trong bối cảnh mới của quan hệ quốc tế, Trung Quốc và Ấn Độ được coi là hai thực thể lớn ở Châu Á sẽ góp phần quyết định sự hình thành trật tự thế giới đa cực Là hai quốc gia láng giềng, quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ trong thời gian vừa qua diễn biến phức tạp theo xu hướng vừa hợp tác vừa cạnh tranh, vừa là “đối tác hợp tác chiến lược” vừa là “đối thủ cạnh tranh chiến lược” Những tiến triển trong hợp tác giữa Trung Quốc và Ấn Độ là đáng ghi nhận nhưng vấn đề “lòng tin” giữa hai nước còn khá nặng nề
Trang 42
Quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ từ năm 2002 đến năm 2012 là một mối quan hệ phức tạp Nhiều câu hỏi được đưa ra cho cả hai người khổng lồ Châu Á: làm thế nào để phát triển và duy trì quan hệ đối tác đáng tin cậy giữa Trung Quốc và
Ấn Độ nhằm phục vụ lợi ích đôi bên và thúc đẩy khát vọng toàn cầu của họ? Liệu mối quan hệ của hai nước sẽ đơm hoa kết trái, hay chỉ là đang trải qua một điểm khởi đầu mới trên một con đường khác nhau? Và có lẽ quan trọng hơn, nhằm đáp ứng với nguyện vọng của khu vực và toàn cầu, họ sẽ chuyển hướng hợp tác, cạnh tranh, đối đầu hoặc kết hợp tất cả, và sự kết hợp này ở mức độ nào? Vì vậy, mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Trung - Ấn được xác lập và phát triển như thế nào…đang trở thành tâm điểm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới
Đối với Việt Nam, là một quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nơi các nước lớn đang cạnh tranh về vị trí, vai trò ảnh hưởng của mình trong khu vực ngày càng gay gắt, nên diễn biến của quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ tốt, xấu như thế nào đều có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh và sự phát triển của Việt Nam Hơn nữa, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều là những đối tác quan trọng của nước
ta, vì vậy việc nghiên cứu về quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong giai đoạn hiện nay đang đặt ra như một yêu cầu cấp thiết đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam bởi nó có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc
Từ những ý nghĩa nêu trên, chúng tôi đã quyết định chọn “Quan hệ Trung
Quốc - Ấn Độ từ năm 2002 đến năm 2012: hợp tác và cạnh tranh” làm đề tài
nghiên cứu luận văn của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia láng giềng, hai nền kinh tế lớn ở Châu
Á, có tầm ảnh hưởng đến các quốc gia trong khu vực và trên thế giới Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ không chỉ là sự thể hiện của mối quan hệ láng giềng thân thiện, mà còn là sự khảo nghiệm của tình hữu nghị giữa hai nước có thể chế chính trị khác nhau Mối quan hệ này có tác động lớn tới quan hệ quốc tế, đến hòa bình và ổn định của khu vực Châu Á cũng như trên toàn thế giới Vì vậy, quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ từ trước đến nay luôn là chủ đề đã được nhiều cơ quan,
Trang 53
tổ chức, chuyên gia, học giả trong và ngoài nước quan tâm, tập trung nghiên cứu và đạt được nhiều thành quả:
Tài liệu và các công trình nghiên cứu Tiếng Việt: gồm các bài viết, công trình
nghiên cứu: Hồ Châu, “50 năm quan hệ Trung - Ấn”, Tạp chí Nghiên cứu Trung
Quốc, số 6, 2000; Trần Thị Lý, Nguyễn Huy Hoàng, Bùi Minh Sơn, Đỗ Đức Định,
Nguyễn Công Khanh, “Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ từ 1991 đến
2000”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002; Hồ An Cương (chủ biên), “Trung Quốc – những chiến lược lớn”, Nxb thông tấn, Hà Nội, 2003; Phan Văn Rân, “Tam giác chiến lược Nga – Trung - Ấn và những trở ngại trong việc thực hiện hóa ý tưởng trên”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1, 2004; Nguyễn Huy Quý, “Quan hệ Trung - Ấn chuyển sang giai đoạn mới”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5,
2005; Võ Xuân Vinh, “Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc từ sau chiến tranh lạnh đến
nay”, Tạp chí Đông Nam Á, số 2, 2006; Trịnh Thị Dung, “Quan hệ giữa CHND Trung Hoa và CH Ấn Độ từ sau Chiến tranh lạnh đến năm 2006”, Luận văn Thạc sĩ,
ĐH Vinh, 2007; Đào Thị Huyền, “Quan hệ giữa Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và
Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2014”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học sư phạm
Hà Nội, 2015; Giang Tây Nguyên, Hạ Lập Bình, “Trung Quốc trỗi dậy hòa bình”, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2007”; Đặng Bảo Châu, “Liệu Ấn Độ có vượt qua
Trung Quốc?”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 2, 2006; Nguyễn Xuân Cường
(2012), Nhìn lại quan hệ đối ngoại CHND Trung Hoa từ 1949 đến nay, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 10; Trần Văn Tùng, “Con đường phát triển kinh tế ở
Trung Quốc và Ấn Độ”, Tạp chí Cộng sản, số 13, 2006; Lê Văn Mỹ (chủ biên),
“Ngoại giao Trung Quốc trong quá trình trỗi dậy và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”, Nxb Từ điển bách khoa, 2013; Lê Văn Mỹ (chủ biên), “Ngoại giao Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hai mươi năm đầu thế kỷ XXI”, Nxb Từ điển bách khoa,
2011; Ngô Xuân Bình (chủ biên), “Những vấn đề kinh tế - chính trị cơ bản của Ấn
Độ thập niên đầu thế kỷ XXI và dự báo xu hướng đến năm 2020”, Nxb Từ điển bách
khoa, 2013; Ngoài ra, cũng cần phải nhắc đến nguồn tài liệu Tham khảo đặc biệt của
TTXVN được đăng tải thường xuyên và cập nhật như: “Ấn Độ hướng Đông, Trung
Quốc hướng Tây” (22/1/2001); “Cuộc đối thoại Trung - Ấn, một bước tiến nhằm
Trang 64
tăng cường quan hệ song phương” (3/3/2001); “Chuyển động trong quan hệ Trung -
Ấn và chính sách của Mỹ” (29/5/2003); “Bức tranh quan hệ Trung - Ấn đang thay đổi” (27/6/2003); “Đánh giá khả năng hợp tác giữa con Rồng và con Voi Châu Á”
(30/10/2003); “Ấn Độ - mục tiêu trở thành cường quốc” (3/2004); “Liên minh chiến
lược Nga – Trung - Ấn: Điều phải nghĩ tới” (22/6/2005); “Năm 2006: năm có nhiều
sự kiện trọng đại trong quan hệ Trung - Ấn” (13/2/2006); “Quan hệ Mỹ - Ấn Độ và nhân tố Trung Quốc” (15/3/2006); “Trung Quốc và Ấn Độ “bắt tay” cùng xây dựng
“thế kỷ Châu Á” (1/4/2006); “Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ: cơ hội và thách thức”
(4/2007); “Leo thang căng thẳng biên giới Trung Ấn” (17/10/2009); “Trung Quốc -
Ấn Độ đối thoại quốc phòng thường niên lần thứ ba” (9/1/2010)…
Tài liệu và các công trình nghiên cứu Tiếng Trung Quốc: gồm các bài viết và
công trình nghiên cứu: Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc (2012), Sách
xanh tình hình quốc tế và ngoại giao Trung Quốc (2010-2011), NXB Tri thức thế
2010-2011),时事出版社,北京); Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc (2013),
Sách xanh tình hình quốc tế và ngoại giao Trung Quốc (2012), NXB Tri thức thế
世界知识出版社,北京); Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc (2014), Sách
xanh tình hình quốc tế và ngoại giao Trung Quốc (2013), NXB Tri thức thế giới,
世界知识出版社,北京); Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc (2015), Sách
xanh tình hình quốc tế và ngoại giao Trung Quốc (2014), NXB Tri thức thế giới,
世界知识出版社,北京); Lan Jian Xue, “Tư duy mới trong quan hệ Trung - Ấn và
“ tái cân bằng”” , Tạp chí Nghiên cứu vấn đề quốc tế, số 3/2013 (蓝建学:《中
“Xu hướng mới trong quan hệ Trung -Ấn từ chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ”,
Liêu Vọng, số 43/2013 (蓝建学:《从辛格访华看中印关系新动向》,《瞭
Trang 75
望》新闻周刊,2013 年第 43 期); Wei Ling, “nghiên cứu quan hệ Trung - Ấn sau
chiến tranh lạnh”, Nxb Chính trị pháp luật Trung Quốc, năm 2008 (卫灵《冷战后
中印关系研究》,中国政法大学出版社,2008 年); Cheng Rui Sheng: “Nhìn lại
quan hệ Trung- Ấn những năm gần đây và triển vọng” , Tạp chí Viện Nghiên cứu
Đông Nam Á, số 1/ 2009 (程瑞声:《近年来中印关系的回顾与展望》,《东南
亚研究院》2009 年第一期); Liu Xin Hua, “Vấn đề Ấn Độ Dương trong quan hệ
Trung- Ấn” , Học báo Thái Bình Dương, số 1/2010 (刘新华: 《论中印关系中的
印度洋问题》《太平洋学报》2010 年第一期); Xu Chang Wen, “Phân tích tiềm
lực phát triển quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Ấn Độ” , Tạp chí Kinh tế
Quốc tế, số 6/2012 (徐长文:《中国与印度经贸关系发展潜力分析》《国际贸
易 2002 年第 6 期); Lu Jing Qiu, “Nhìn lại lịch sử quan hệ Trung - Ấn, hiện trạng
và đối sách phát triển” Tạp chí Tọa đàm lí luận , Đại học Sư phạm Bắc Kinh, tháng
9 / 2010 (卢井秋:〈中印关系的历史回顾, 现状及发展对策〉〈北京示范大
学〉理论研讨 2010 年 9 月); Ma Jia Li, “Đặc điểm chủ yếu của quan hệ Trung -Ấn
hiện nay” , Tạp chí Hòa bình và Phát triển, số 4/2013 (马加力:《当前中印关系
的主要特点》〈和平与发展 2013 年第 4 期〉); Teng Shu Jing “Ngoại giao công
cộng và quan hệ Trung - Ấn” , Học báo hành chính Liêu Linh, số 7/2013 (滕淑
晶:〈中印关系与公共外交〉〈辽宁行政学报〉2013 年第 7 期); Wang Jin You,
“Khảo sát xây dựng cơ chế trong quan hệ Trung - Ấn”, Tạp chí nghiên cứu Nam Á,
số 1 / 2013 (王金友: 〈中印关系中机制化建设的历史考察〉〈南亚研究期
刊〉2013 年第 1 期); Du Yong, “Quan hệ Trung- Ấn trong Chiến tranh thế giới
thứ 2 và ảnh hưởng” , Tạp chí nghiên cứu Nam Á, số 2/2006 (杜勇:《第二次世
界大战时期的中印关系及其影响》〈南亚研究期刊〉2006 年第 2 期); Shang
Quan Xu, “Thách thức quan hệ Trung - Ấn thế kỷ XXI” , Học báo công nghiệp
Trùng Khánh, số 6/2016 (尚劝徐: <21 世纪中印关系面临的挑战》〈重庆 工业
学报〉2016 年 6 月); Zhuang You Ming, “Phân tích nhân tố kiềm chế phát triển
quan hệ Trung - Ấn từ những năm 90 trở lại đây”, Báo Đại học Tế Nam số 3/2006
Trang 86
(庄友明: 〈90 年代以来中印关系发展的制约因素分析〉济南大学 学报 2006
年第 3 期)
Tài Liệu và các công trình nghiên cứu Tiếng Anh: gồm các bài viết và công trình
nghiên cứu: Tarun Das Colette Mathur Frank, Jurgen Richter, “Ấn Độ - Sự trỗi dậy
của một cường quốc”, Nxb Từ điển bách khoa (sách dịch); Jing dong Yuan, The Daragon và the Elephant; Chinese and Idian relation in the 21 st century, The
Washington quarterly, Summer 2007; Chen Deming, “Indian and Chinese are tied
together”, People’s Daily, Jan.20, 2010; Departmen of policy planning Ministry of
Foreign Affairs People's Republic of China (2006), China's Foreign Affairn, Beijing: World Affairs Press; Goh, Chok Tong (2007), Asia and The Middle East:
Towards a 21 st Century Parnership, Speech at the Global Action Forum of Arab and
Asia Dialogue, Ritz Carlton, Millenia; James Bellacqua (2009), The future of
China-Russia relations, University of Kentucky Press; Surjit Mansingh (2005), India - China relations in the context of Vajpayee's 2003 visit, The Sigur center Asia
papers, The George Washington University, The Elliott School of International
Affairs Press; Robert Boardman (1994), Post - Socialist oders: Russia, China and
the UN system, NewYork: MC Millan ST Martin's Press…
Trong các bài viết, công trình nghiên cứu nêu trên, các tác giả đã tập trung nghiên cứu, đề cập đến những vấn đề cơ bản trong lịch sử quan hệ Trung - Ấn, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự điều chỉnh chính sách của Trung Quốc và Ấn Độ,
sự chuyển hướng của quan hệ Trung - Ấn diễn ra trong bối cảnh khu vực và tình hình quốc tế sau các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao giữa hai nước Đồng thời, các tác giả cũng nêu ra một số bài học kinh nghiệm, dự báo triển vọng quan hệ Trung - Ấn trong tương lai, những nhận xét về sự ảnh hưởng của mối quan hệ này tới tình hình quốc tế và khu vực Về quan hệ kinh tế thương mại, các tác giả đã tập trung nghiên cứu, đề cập tới các vấn đề về sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh, cơ chế hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước, tiềm năng và sức mạnh của “con Rồng” và “con Voi” Châu Á, thực trạng phát triển kinh tế thương mại…, đồng thời cũng đưa ra những phân tích về triển
Trang 97
vọng, cơ chế, đối sách trong quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc
và Ấn Độ
Như vậy, đã có nhiều công trình, bài viết đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ và có liên quan trực tiếp đến vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu Đây chính là nguồn tài liệu quý giá, phong phú và
bổ ích, không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin tham khảo, phương pháp nghiên cứu, mà còn gợi mở cho chúng tôi nhiều ý tưởng mới khi vận dụng để tiến hành thực hiện đề tài này
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về mối quan
hệ Trung Quốc - Ấn Độ giai đoạn 2002 – 2012 Thực hiện đề tài này, tác giả mong muốn góp phần nhỏ bé của mình trong việc tìm hiểu một cách đầy đủ hơn, hệ thống hơn về mối quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ, đặc biệt là mối quan hệ hợp tác và cạnh tranh giai đoạn 2002 – 2012 Từ đó đưa ra một số phân tích về đặc điểm và tính chất của mối quan hệ Trung - Ấn và mạnh dạn đưa ra một số nhận định của bản thân về mối quan hệ Trung - Ấn trong tương lai, cũng như rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong mối quan hệ giao lưu quốc tế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Từ những điều trình bày ở trên, chúng tôi xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn như sau:
- Về mặt thời gian:
Trọng tâm của luận văn là quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ từ năm 2002 đến năm 2012 Sở dĩ chúng tôi chọn năm 2002 làm khởi điểm cho công trình nghiên cứu của mình, bởi tháng 1/2002, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ tiến hành chuyến thăm hữu nghị Ấn Độ Đây là chuyến thăm của một Thủ tướng Trung Quốc tới Ấn
Độ sau 10 năm Vì vậy, nó đặc biệt có ý nghĩa trong tiến trình phát triển quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ, mở ra một cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước Chúng tôi chọn năm 2012 là năm kết thúc thời điểm nghiên cứu vì đây là thời điểm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội XVIII Đảng cộng sản Trung Quốc, chuyển giao thế hệ lãnh đạo mới với chiến lược mới
Trang 108
- Nội dung nghiên cứu:
1 Tìm hiểu quá trình phát triển quan hệ hai nước trên các lĩnh vực: chính trị
- ngoại giao; kinh tế, khoa học kỹ thuật; quốc phòng - an ninh; văn hóa – giáo dục
và đào tạo
2 Nhận xét, đánh giá bước đầu về quan hệ hai nước trên một số lĩnh vực
3 Triển vọng về quan hệ hợp tác giữa hai nước và tác động đối với Việt Nam
4 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
4.1 Mục đích: Thực hiện đề tài này chúng tôi muốn làm rõ một số vấn đề chủ yếu
sau:
- Làm rõ mối quan hệ Trung - Ấn từ năm 2002 đến năm 2012 một cách có hệ thống,
đi từ phân tích các nhân tố tác động đến mối quan hệ, thực tiễn các mối quan hệ
trên các lĩnh vực Từ đó đánh giá những mặt tích cực, hạn chế và một số kết quả đạt được Đồng thời luận văn luận giải chính sách của Trung Quốc đối với Ấn Độ đặc biệt là quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, quan hệ láng giềng nước lớn khi bước sang thế kỷ XXI
- Nghiên cứu về mối quan hệ Trung - Ấn từ năm 2002 đến năm 2012 cũng góp phần tìm hiểu về chính sách đối nội, đối ngoại của Trung Quốc và Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI
- Thông qua việc tìm hiểu về quan hệ Trung - Ấn từ năm 2002 đến năm 2012, đề tài còn đánh giá triển vọng và tác động của mối quan hệ này đối với Việt Nam
4.2 Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích của đề tài, nhiệm vụ mà chúng tôi phải thực
hiện đó là: sưu tầm, tập hợp các nguồn tư liệu, trên cơ sở đó tổng hợp, phân tích, đánh giá các sự kiện nhằm xác minh và phân loại Từ đó đi sâu làm rõ những nhân
tố tác động đến mối quan hệ Trung - Ấn, phân tích một cách khách quan, khoa học những chủ trương, biện pháp mà hai nước Trung - Ấn thực hiện trong quá trình hợp
tác trên các lĩnh vực Từ đó đánh giá những mặt tích cực, hạn chế và một số kết quả
đạt được, triển vọng và tác động của mối quan hệ này đối với Việt Nam
5 Nguồn tài liệu