1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quan hệ trung quốc với lào từ năm 2003 đến năm 2012

9 531 11

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 458,15 KB

Nội dung

Quan hệ Trung Quốc với Lào từ năm 2003 đến năm 2012 TRẦN THỊ HẢI YẾN Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Thạc sĩ. Quan hệ quốc tế: 60 31 02 06 Nghd: TS. Dương Văn Huy Năm bảo vệ: 2014 Keywords: Quan hệ quốc tế; Trung quốc; Lào; Quan hệ ngoại giao Contents: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bước sang thế kỷ XXI, Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, trở thành một cường quốc khu vực và đang trên con đường trở thành cường quốc toàn cầu. Quốc gia này hiện đang nỗ lực gia tăng ảnh hưởng tại châu Á và đặc biệt là Đông Nam Á, nhằm biến khu vực này thành “sân sau” an toàn cho mình. Là một quốc gia láng giềng phía Nam của Trung Quốc, Lào đang đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển hướng xuống phía Nam của quốc gia này. Trong quá trình gia tăng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, Lào được xem như một chiếc cầu nối giữa quốc gia này với ASEAN lục địa. Không chỉ vậy, khi bước vào quá trình toàn cầu hóa, Lào trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn trên bàn cờ địa chính trị, và Trung Quốc trở thành một trong các nhân tố có tác động mạnh mẽ nhất trong cuộc đua tranh tại đây. Do đó, nghiên cứu mối quan hệ một chiều này giúp chúng ta có được cái nhìn đầy đủ hơn về chiến lược gia tăng cũng như cạnh tranh tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực ASEAN. Bên cạnh đó, Lào và Trung Quốc là hai nước láng giềng có những mối quan hệ lịch sử hết sức chặt chẽ với Việt Nam. Việc nghiên cứu về hai quốc gia này nói chung và quan hệ Trung Quốc đối với Lào nói riêng nhằm lý giải được nhiều vấn đề học thuật quan trọng, cũng như hiểu được mối quan hệ này chúng ta có cơ sở khoa học quan trọng để giúp ích cho Đảng và Chính phủ đưa ra những chính sách ngoại giao phù hợp với diễn biến tình hình rất phức tạp hiện nay. Mặc dù chúng ta cũng có một số nghiên cứu được công bố, nhưng thiếu vắng những công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có tính hệ thống, làm rõ bản chất và xu thế vận động của quan hệ Trung Quốc với Lào, cũng như những tác động cụ thể đối với Việt Nam trên những phương diện cụ thể. Nhất là trong bối cảnh, nhu cầu tìm hiểu về những vấn đề mang tính toàn cầu, quan hệ quốc tế khu vực, và nhất là thực trạng và xu thế phát triển các quốc gia xung quanh chúng ta, ngày càng gia tăng, khiến cho chúng ta càng cần phải có sự quan tâm nghiên cứu một cách bài bản và có tính chiến lược dài hơi. Chính vì nghiên cứu mối quan hệ Trung Quốc với Lào vừa có giá trị khoa học và giá trị thực tiễn sâu sắc, cho nên tôi đã lựa chọn đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình là: Quan hệ Trung Quốc với Lào từ năm 2003 đến 2012. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung phân tích những tiến triển trong mối quan hệ Trung Quốc với Lào từ khi Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền (từ 2003) đến năm 2012 trên các phương diện cụ thể. Luận văn phân tích từ góc độ Trung Quốc, tức là nhìn nhận việc tiến trình Trung Quốc gia tăng quan hệ với Lào trong chiến lược gia tăng ảnh hưởng chung của quốc gia này đối với khu vực. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích mối quan hệ Trung Quốc với Lào trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến 2012. Tuy nhiên, luận văn cũng khái quát mối quan hệ này trước năm 2003. - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích một số vấn đề chính như sau: (i) tập trung phân tích những nhân tố tác động đến sự gia tăng trong quan hệ của Trung Quốc đối với Lào; (ii) phân tích những chuyển biến cụ thể trong mội quan hệ Trung Quốc – Lào trên các phương diện như: chính trị ngoại giao, kinh tế, quốc phòng an ninh và văn hoá – xã hội; (iii) đánh giá một số tác động và triển trọng của mối quan hệ giữa hai nước. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung vào những mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu như sau: Mục tiêu nghiên cứu: - Nhận diện đánh giá lợi ích chiến lược của Trung Quốc trong việc gia tăng quan hệ với Lào; - Làm rõ những tiến triển trong quan hệ Trung Quốc với Lào trên các phương diện như chính trị - ngoại giao, kinh tế thương mại và đầu tư, quốc phòng, giao lưu văn hoá xã hội, v.v; - Đánh giá tác động của mối quan hệ này đối với bản thân hai nước, Việt Nam cũng như khu vực và quốc tế. Đồng thời, đánh giá triển vọng mối quan hệ Trung Quốc với Lào trong thời gian tới; - Cung cấp một số bằng chứng khoa học cho công tác hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam với các nước láng giềng và cung cấp tư liệu có tính hệ thống cho công tác giảng dạy và nghiên cứu. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Luận văn đi vào phân tích làm rõ yếu tố quốc tế, khu vực, cũng như hai nước Lào và Trung Quốc có tác động đến mối quan hệ một chiều này như thế nào, nhất là tìm hiểu xem lợi ích chiến lược của Trung Quốc trên đất Lào như thế nào để Trung Quốc quyết định ngày càng thắt chặt quan hệ với Lào; - Tiếp đến, luận văn đi vào phân tích thực trạng trong quan hệ Trung Quốc với Lào trên các lĩnh vực cụ thể như: chính trị, kinh tế, hợp tác quốc phòng – an ninh và văn hóa giáo dục - Bên cạnh đó, luận văn cũng đi vào phân tích quá trình Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm khác đối với Lào; - Cuối cùng, luận văn tiến hành đánh giá những triển vọng và tác động của mối quan hệ này đến bản thân mỗi nước, đến Việt Nam, khu vực và quốc tế. 4. Tình hình nghiên cứu - Những nghiên cứu trong nước: Trong những năm gần đây, sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tới Lào ngày một mạnh mẽ, tuy nhiên những nghiên cứu trong nước đối với mối quan hệ này còn tương đối khiêm tốn, mặc dù vậy giới học giả trong nước cũng công bố một số nghiên cứu nhất định. Chẳng hạn như, Trương Duy Hòa đã công bố công trình với tiêu đề “Một số vấn đề về xu hướng chính trị - kinh tế ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” [4] trong công trình này, ngoài việc tác giả trình bày về tình hình chính trị - kinh tế của Lào trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, tác giả cũng đề cập đến sự gia tăng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Lào trên các phương diện từ kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh – quốc phòng, v.v. Nhất là tác giả đã khai thác được những tư liệu từ tiếng Lào, và có thể coi đây là một trong những đóng góp quan trọng của công trình nghiên cứu này. Đồng thời, tác giả Trương Duy Hòa trong bài viết “Vị thế của CHDCND Lào trong cạnh tranh chiến lược hiện nay ở Đông Nam Á giữa các nước lớn” [15] cũng đề cập đến vị trí của Lào trong cạnh tranh chiến lược của Trung Quốc đối với khu vực. Bên cạnh đó, Dương Văn Huy cũng cho công bố hai công trình là “Một số vấn đề về người Hoa trong đời sống văn hoá – xã hội Lào” [6] và “Tác động của quan hệ Trung – Lào đến hoạt động kinh tế của cộng đồng người Hoa ở Lào từ sau năm 1989” [7], trong hai công trình này, ngoài việc đi sâu phân tích sự phát triển của cộng đồng người Hoa ở Lào thì tác giả cũng phân tích vai trò của cộng đồng người Hoa ở Lào giống như một “kênh” để Trung Quốc gia tăng sự hiện diện của mình tại Lào. - Những nghiên cứu ngoài nước: Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đối với mối quan hệ Trung Quốc với Lào không nhiều. Một số tác giả Trung Quốc đã công bố những nghiên cứu của mình đối với mối quan hệ kinh tế thương mại như: Trương Thụy Côn (2010), Quan hệ Trung Lào từ khi bình thường hóa quan hệ tới nay; [27] hay Bảo Kiến Vân (2007), Đặc điểm phát triển mậu dịch song phương Trung Quốc và Lào và phân tích những vấn đề tồn tại [18]; An Ni (2012), Tìm hiểu những vấn đề mậu dịch song phương Trung Lào và đối sách [17], Trương Thụy Côn (2001), Phát triển “mô hình Vân Nam” đối với thị trường Lào [26]; Magnus Andersson, Anders Engvall, Ari Kokko (2009), In the shadow of China: Trade and growth in Lao PDR[21] v.v. Bên cạnh đó, cũng có một số tác giả cũng nghiên cứu về cộng đồng người Hoa ở Lào như, Trang Quốc Thổ (2004), Lược bàn về sự thay đổ địa vị người Hoa ở Lào từ sau thế chiến II [24], Lim Boon Hock (2009), China and the Chinese Migrants in Laos: Recent Developments[20] v.v. Rõ ràng là cho đến nay, nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc vào Lào nói chung còn khá khiêm tốn so với nhu cầu về nhận thức hiện nay. Nghiên cứu về sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tới Lào ngày càng cấp thiết hơn đối với chúng ta trong giai đoạn hiện nay, trong khi đó lại thiếu vắng hẳn những nghiên cứu toàn diện và hệ thống về mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng quan trọng của Việt Nam này. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược các nước trên các phương diện ngày càng gia tăng, nhìn nhận và nghiên cứu về mối quan hệ này và tác động của chúng đối với nước ta như thế nào vẫn đang là vấn đề đáng quan tâm. 5. Hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 5.1. Hướng tiếp cận: Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi có cách tiếp cận hệ thống chủ yếu dựa trên các lý thuyết về quan hệ quốc tế, nhất là địa – chính trị học; đồng thời sử dụng một cách thích hợp các phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành của khoa học xã hội như lịch sử, kinh tế - chính trị học, địa lý học, xã hội học v.v… để xem xét vấn đề. Ngoài ra, học thuyết Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc gia, dân tộc và quan hệ quốc tế cũng được coi là cơ sở lý luận chung cho nghiên cứu này. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: - Về phương pháp tư liệu, luận văn tiến hành thu thập, tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa các loại hình tư liệu; - Luận văn cũng sử dụng các phương pháp điều tra, phỏng vấn trao đổi quan điểm nghiên cứu với các chuyên gia nhằm tìm ra những yếu tố mấu chốt của vấn đề nghiên cứu đang quan tâm; - Bên cạnh đó, luận văn kết hợp nghiên cứu lý thuyết với khảo cứu các nguồn tài liệu, đặc biệt là tài liệu gốc. Đưa ra khung phân tích hợp lý dựa trên cách tiếp cận nêu trên. 6. Nguồn tài liệu sử dụng 6.1. Nguồn tài liệu cấp 1 (tài liệu gốc) chủ yếu bao gồm: - Các tài liệu mang tính pháp quy như Luật pháp, các Quyết định của chính phủ Trung Quốc và Lào liên quan đến các hoạt động ngoại giao, thương mai, đầu tư, v.v.; - Các báo cáo của chính phủ, chính quyền các cấp, các tổ chức chính tri-xã hội, các doanh nghiệp, các tài liệu thống kê hàng năm của hai nước; 6.2. Nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm chủ yếu là: - Các công trình khoa học đã được công bố, bao gồm các bài viết đăng ở các tạp chí chuyên ngành, các sách tham khảo, các công trình nghiên cứu khác nhau băng các thứ tiếng. - Các luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu khoa học chưa được công bố, các bài viết dành cho các cuộc Hội thảo liên quan đến đề tài. - Các lời phát biểu, phỏng vấn báo chí của các nhân vật hoạt động chính trị, các nhà doanh nghiệp và các tầng lớp khác v.v. 6.3. Các loại tư liệu khác: chủ yếu là các thông tin từ các báo chí chính thống, các website của Trung Quốc, Lào, Việt Nam và các nước khác. 7. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận văn 7.1. Ý nghĩa khoa học của luận văn: - Đây là một đề tài nghiên cứu tương đối mới, có nhiều vấn đề khoa học cần phải làm rõ nhất là trong bối cảnh nước ta đang gia tăng quan hệ toàn diện và sâu sắc với các quốc gia láng giềng, chính vì vậy càng cần phải được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện. Luận văn làm rõ thực chất của mối quan hệ Trung Quốc với Lào trên các phương diện, từ đó nhằm nhận diện chiến lược của Trung Quốc đối với khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng thông qua Lào. Qua việc phân tích các nội dung nêu trên, luận văn mong muốn làm rõ hệ luỵ mối quan hệ này đối với bản thân mỗi nước Trung Quốc và Lào và những tác động đối với Việt Nam, khu vực và quốc tế. Cho nên, việc đánh giá đúng được thực trạng cũng như xu hướng trong quan hệ giữa các quốc gia láng giềng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu đưa ra những luận điểm khoa học phục vụ cho công tác đối ngoại của chúng ta hiện nay. - Luận văn góp phần cụ thể hóa và làm rõ hơn nhiều vấn đề mang tính lý luận về quan hệ quốc tế cũng như bổ sung những kiến thức chuyên ngành về quan hệ quốc tế với khu vực. 7.2. Những đóng góp của luận văn: - Góp phần hệ thống hóa và cập nhật tư liệu về mối quan hệ Trung Quốc với Lào từ khi Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền (2003) tới 2012. - Trên cơ sở phân tích thực trạng và những tiến triển trong quan hệ hai nước, bước đầu đưa ra đánh giá những tác động, nhất là đối với Việt Nam, cũng như nhận định về triển vọng của mối quan hệ này trong những năm tới; - Cung cấp thêm luận cứ khoa học có tính tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam trong việc đưa ra chính sách đối ngoại phù hợp với sự gia tăng quan hệ Trung Quốc với Lào trong giai đoạn hiện nay; - Công trình sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và những người nghiên cứu về Trung Quốc và Lào nói chung và quan hệ Trung Quốc với Lào nói riêng. 8. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận ra thì luận văn được chia làm ba chương cụ thể như sau: Chương 1: Những nhân tố tác động đến quan hệ Trung Quốc với Lào Chương 2: Những tiến triển trong quan hệ Trung Quốc với Lào trên các lĩnh vực Chương 3: Tác động và xu hướng quan hệ Trung Quốc với Lào TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt: 1. Nguyễn Thu Mỹ (2012), Lịch sử Đông Nam Á – tập IV, Nxb Khoa học Xã hội, 774 trang. 2. Phạm Bình Minh (2010), Cục diện thế giới đến 2020, Nxb Chính trị Quốc gia, 599 trang. 3. Sở Thụ Long – Kim Uy (cb) (2013), Chiến lược và chính sách ngoại giao của Trung Quốc, Nxb chính trị quốc gia, 613 trang. 4. Trương Duy Hòa (cb) (2012), Một số vấn đề về xu hướng chính trị - kinh tế ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Khoa học Xã hội, 247 trang. 5. Chử Bích Thu, (2013), Văn hóa Trung Quốc năm 2012, những vấn đề nổi bật, Nghiên cứu Trung Quốc, số 3. 6. Dương Văn Huy (2012), Một số vấn đề về người Hoa trong đời sống văn hoá – xã hội Lào, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7 (148), tr. 30-38 7. Dương Văn Huy (2012), Tác động của nhân tố Trung Hoa tới hoạt động kinh tế người Hoa ở Lào, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10 (151), tr. 41-50 . Quan hệ Trung Quốc với Lào từ năm 2003 đến năm 2012 TRẦN THỊ HẢI YẾN Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Thạc sĩ. Quan hệ quốc tế: 60. mối quan hệ Trung Quốc với Lào vừa có giá trị khoa học và giá trị thực tiễn sâu sắc, cho nên tôi đã lựa chọn đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình là: Quan hệ Trung Quốc với Lào từ năm 2003 đến. tác động đến quan hệ Trung Quốc với Lào Chương 2: Những tiến triển trong quan hệ Trung Quốc với Lào trên các lĩnh vực Chương 3: Tác động và xu hướng quan hệ Trung Quốc với Lào

Ngày đăng: 13/01/2015, 12:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w