Quan hệ Trung Quốc với các nước Trung Á những năm đầu thế kỷ XXI Nguyễn Văn Nam Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Quan hệ quốc tế; Mã số: 60 31 02 06 Người hướng dẫn: TS. Lê Văn Mỹ Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quan hệ quốc tế; Trung Quốc; Thế kỷ 21; Trung Á Content 1. Lý do chọn đề tài Những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới có những thay đổi hết sức nhanh chóng, trật tự thế giới đa cực đang hình thành rõ rệt, trong đó Trung quốc trỗi dậy và nổi lên như một siêu cường. Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục hai con số của Trung Quốc trong hai thập kỷ qua đã đưa nền kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật Bản và trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới. Để tiếp tục duy trì tốc độ phát triển nhanh chóng của mình, Trung Quốc cần môi trường hòa bình, ổn định, đặc biệt là môi trường xung quanh Trung Quốc, do đó, Trung Quốc đã thực hiện chính sách ngoại giao láng giềng hết sức linh hoạt, lôi kéo các nước xung quanh bằng sợi dây kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa. Trung Á bao gồm 5 nước là: Kazakhstan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Uzberkistan và Turmenistan. Về mặt địa lý, Trung Quốc là láng giềng gần gũi của các quốc gia này, trong đó, Trung Quốc có đường biên giới chung lên đến hơn 3300 km với Kazakhstan, Tajikistan, Kyrgyzstan. Dọc hai bên đường biên giới chung này có các dân tộc thiểu số của Trung Quốc và các nước Trung Á sinh sống đan xen. Trung Á là khu vực nằm giữa hai châu lục Á, Âu, chính là con đường giao thông thương mại huyết mạch Đông, Tây thời cổ đại – Con đường Tơ lụa. Sau khi Liên Xô giải thể, các nước Trung Á trở thành các quốc gia độc lập, chấn hưng và phát triển kinh tế đất nước, nhanh chóng hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Trung Á là khu vực được ưu đãi nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, được coi là “rốn dầu” của thế giới. Tuy nhiên, sau khi độc lập, các nước này phải đối mặt với rất nhiều nhân tố bất ổn định, đó là chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan và chủ nghĩa khủng bố. Là quốc gia có hệ thống đường biên giới dài tiếp giáp với các nước Trung Á giàu tài nguyên, Trung Quốc rất quan tâm tới khu vực đặc thù này. Năm 1992, các quốc gia Trung Á sau khi tách ra khỏi Liên bang Xô Viết và trở thành những quốc gia độc lập, Trung Quốc đã nhanh chóng thiết lập quan hệ ngoại giao với lần lượt các nước Uzberkistan, Kazakhstan, Tajikistan, Kyrgyzstan và Turmenistan. Kể từ đó, quan hệ này không ngừng được tăng cường trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội… Nghiên cứu mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Trung Á để thấy được vị trí và vai trò của các nước này trong sự ổn định và phát triển của Trung Quốc, cũng như vai trò của Trung Quốc trong quá trình chấn hưng đất nước, duy trì hòa bình ổn định và hội nhập ngày càng sâu hơn vào cộng đồng quốc tế của các quốc gia Trung Á. Mối quan hệ này còn có ảnh hưởng, tác động nhất định tới môi trường an ninh khu vực cũng như trên thế giới. Bàn về quan hệ Trung Quốc – Các nước Trung Á đã có những công trình nghiên cứu tại Việt Nam, Trung Quốc cũng như trên thế giới, đề cập trên một số lĩnh vực trong quan hệ này, tuy nhiên, chưa có một công trình nào đi sâu vào nghiên cứu một cách toàn diện về quan hệ Trung Quốc – Trung Á, đặc biệt là từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Quan hệ Trung Quốc với các nước Trung Á những năm đầu thế kỷ XXI” làm luận văn cao học cho mình. Hy vọng đề tài đóng góp được một phần nhất định vào nghiên cứu quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Trung Á những thập niên đầu thế kỷ XXI. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trung Quốc là một nước lớn đang “trỗi dậy”, vì vậy mọi động thái của Trung Quốc luôn nhận được sự quan tâm của giới học giả trên thế giới, trong đó có vấn đề quan hệ đối ngoại của Trung Quốc, do đó, quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Trung Á cũng dành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam, Trung Quốc và thế giới. Tài liệu tiếng Việt Tại Việt Nam, có nhiều tác phẩm viết về Trung Quốc như: Khi Trung Quốc làm thay đổi thế giới, Nguyễn Huy Cố & Lê Huy Thìn NXB Thế giới, 2006; Trung Quốc những chiến lược lớn, Hồ An Cương, NXB Thông tấn, 2003; Những sách lược làm thay đổi Trung Quốc, Trương Hiểu Hà, NXB Văn hóa thông tin, 2005; Trung Quốc cải cách mở cửa: những bài học kinh nghiệm, Nguyễn Văn Hồng, NXB Thế giới, 2003; Sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc: cơ hội hay thách thức, Nguyễn Văn Lập, Thông tấn xã Việt Nam, 2006; Trung Quốc - Nhìn lại một chặng đường phát triển, JUN MA, NXB Trẻ, 2002; Tập bài giảng môn Quan hệ quốc tế ở Châu Á - Thái Bình Dương, Phạm Quang Minh, 2006; Trung Quốc trỗi dậy hoà bình, Giang Tây Nguyên & Hạ Lập Bình, NXB Quân đội nhân dân, 2007; Trung Quốc trước ngã ba đường, Peter Nolan, NXB Chính trị quốc gia, 2005… Trong đó, tiêu biểu có những tác phẩm sau đây: - Trung Quốc 10 năm đầu thế kỷ XXI – Những vấn đề lý luận và thực tiễn nổi bật, Đỗ Tiến Sâm, Nghiên cứu Trung Quốc, số 7 năm 2010. Bài viết đã trình bày và phân tích một số vấn đề nổi bật về Chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội cùng với thử nghiệm cải cách ở một số địa phương Trung Quốc. - Cuốn sách Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 20 năm đầu thế kỷ XXI do Lê Văn Mỹ chủ biên, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, năm 2011. Cuốn sách đề cập đến những vấn đề nổi bật trong quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia Trung Á 10 năm đầu thế kỷ XXI và đưa ra những dự báo. - Cuốn sách Ngoại giao Trung Quốc trong quá trình trỗi dậy và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam do Lê Văn Mỹ chủ biên, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, năm 2013, đã phản ánh về tình hình ngoại giao của Trung Quốc 10 năm đầu thế kỷ XXI đảm bảo cho sự “trỗi dậy” của Trung Quốc như thế nào, đồng thời đề cập đến việc Trung Quốc ráo riết triển khai ngoại giao năng lượng đối với các nước và khu vực có nhiều nguồn tài nguyên, trong đó có các quốc gia khu vực Trung Á. - Cuốn sách Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI của tác giả Đỗ Tiến Sâm và M. L. Titarenko, NXB Từ điển Bách Khoa năm 2009 đã phân tích những khía cạnh cơ bản của đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc, xem xét, đánh giá những giai đoạn, những vấn đề quan trọng nhất của sự chuyển đổi cơ cấu chính trị và xã hội, nền kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Trung Quốc. Cung cấp cho người đọc tình hình sâu rộng và toàn diện về những vấn đề then chốt và những triển vọng của công cuộc hiện đại hóa của Trung Quốc, đồng thời chỉ ra kinh nghiệm của Trung Quốc trong giải quyết những vấn đề mới xuất hiện của nước này. - Chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc đối với các nước Trung Á những năm đầu thế kỷ XXI, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Biển Đông ngày 08/2/2012 của tác giả Lê Tuấn Thanh, đã khẳng định Dầu lửa đã, đang và sẽ trở thành câu chuyện quan trọng hàng đầu liên quan đến an ninh và phát triển của Trung Quốc. Trung Quốc tích cực thúc đẩy triển khai chính sách ngoại giao năng lượng rộng khắp các châu lục nhằm phục vụ nhu cầu năng lượng ngày càng cao. Tác giả cũng đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh và cuối cùng rút ra kết luận chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc tại khu vực Trung Á sẽ vẫn được triển khai mạnh mẽ thông qua các biện pháp như nước này đang áp dụng hiện nay, hơn thế nữa, sẽ ngày càng ráo riết hơn, cứng rắn hơn. Tài liệu tiếng nước ngoài - Quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc với Trung Á, năm 2011, Hồ Chấn Hoa, Đại học Dân tộc Trung ương Trung Quốc, tác giả đã đưa ra những đánh giá, phân tích tổng hợp quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Trung Á qua các thời kỳ khác nhau, từ thời cổ đại, thời kỳ Cách mạng Tân Hợi đến sau khi các nước Trung Á tách ra khỏi Liên Xô để trở thành các quốc gia độc lập và những năm đầu thế kỷ XXI, trên các phương diện kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa xã hội. Trong cuốn sách của mình, tác giả chủ yếu đi sâu vào ca ngợi mối quan hệ gắn bó và ngày càng chặt chẽ giữa Trung Quốc và các nước Trung Á, đồng thời đưa ra các giải pháp để thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp này. - Chiến lược Trung Á của Trung Quốc từ sau Sự kiện 11/9, năm 2006, Triệu Quốc Lực, Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Diên Biên, Trung Quốc đã phân tích nhân tố Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào tới lợi ích của các nước Trung Á, từ đó là rõ những vấn đề cụ thể trong chiến lược Trung Á của Trung Quốc, đặc biệt trên các lĩnh vực: môi trường an ninh, chiến lược ngoại giao, hợp tác kinh tế mà mũi nhọn là các hợp đồng năng lượng. - Hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc và các nước Trung Á, năm 2009, của tác giả Bành Văn Tuyển, Đại học Tế Nam Trung Quốc đã đi sâu vào vấn đề hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc và các nước Trung Á. Tác giả đã nêu ra thực trạng hợp tác song phương, những nhân tố bên trong và bên ngoài tác động tới mối quan hệ hợp tác này, đồng thời, đưa ra những nhận xét, kiến nghị về triển vọng hợp tác, các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác năng lượng giữa hai bên. - Tình hình Trung Á sau Chiến tranh Lạnh và quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc với các nước Trung Á, năm 2005 của tác giả A Nhĩ Man, Đại học Cát Lâm Trung Quốc đã nêu vị trí chiến lược của Trung Á trên bản đồ thế giới, Trung Á với vai trò là cầu nối đông tây, khu vực tiếp giáp giữa hai châu lục Á, Âu, là con đường tơ lụa cổ đại. Tác giả cũng nêu ra chiến lược Trung Á của các cường quốc như Mỹ, Nga và Trung Quốc. Đánh giá và triển vọng quan hệ Trung Quốc và các nước Trung Á trong tương lai, đặc biệt nhấn mạnh hợp tác giữa hai bên thông qua cơ chế Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). - Hợp tác an ninh, quân sự giữa Trung Quốc và các nước Trung Á sau Chiến tranh Lạnh, năm 2009, Trần Kỳ Tường, Viện Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao Trung Quốc. Tác giả tập trung nghiên cứu về môi trường an ninh khu vực và hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và các nước Trung Á sau Chiến tranh Lạnh. Tác giả cho rằng, thực chất của hợp tác quân sự an ninh song phương để duy trì ổn định tình hình khu vực và phát triển nền kinh tế tất cả các nước. Tác giả cũng dự báo về xu thế phát triển hợp tác quân sự an ninh song phương và đưa ra đánh giá những nhân tố thuận lợi, khó khăn trong phát triển mối quan hệ này. - Chiến lược năng lượng từ các nước Trung Á của Trung Quốc, năm 2009, Trương Tân Hoa, Đại học Tân Cương Trung Quốc đã tập trung phân tích về cơn khát năng lượng của các cường quốc trên thế giới trong đó có Trung Quốc, nêu lên thực trạng tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn ở khu vực, bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra chiến lược của Trung Quốc tại khu vực này để tối đa hóa lợi ích, đó chính là tăng cường xây dựng quan hệ láng giềng hữu nghị, xây dựng các đường ống dẫn dầu, giành các hợp đồng năng lượng, duy trì ổn định tình hình khu vực, nhấn mạnh hợp tác thông qua tổ chức Hợp tác tác Thượng Hải. - Ngoài ra còn các tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh như: Central Asia at the End of the Tratrisition của tác giả Boris Rumen, đăng trên tạp chí New York: Armonk N.Y. M.E. Sharpe, năm 2005 ; America ’s Information Edge của tác giả Joseph S. Nye và William Owens, đăng trên tạp chí Foreing Affairs, March/April 1996; China’s Energy Security and Geo-Economic Interest in Central Asia, của tác giả Liyan Hu, Ter-Shing Cheng đăng trên tạp chí Central European Journal of International & Security Studies, Metropolitan University Prague, Volume 2, Issue 2 (11/2008); Central Asia’s Pipelines: Field of Dreams and Reality của tác giả Edward C. Chow and Leigh E. Handrix được đăng trên tạp chí The National Bureau of Asian Research (9/2010); One step forward, two step back? The Realities of a Rising China and Implications for Russia’s Energy Ambitions của Igor Danchenco, Erica Downs đăng trên tạp chí Fiona Hill Foreign Policy at Brookings (8/2010).… đều có những nhận định, phân tích về tình hình địa chính trị các nước Trung Á. Bên cạnh đó còn có nguồn tài liệu từ TTXVN, Tài liệu Tham khảo đặc biệt của Bộ Ngoại giao và các trang báo mạng uy tín như: Nhân dân, Quân đội, Lao động, Tạp chí Nghiên cứu Biển Đông… với nhiều bài viết về quan hệ Trung Quốc - Trung Á. Thông qua các nguồn tài liệu tin cậy, quan trọng, xác thực này, mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Trung Á được phản ánh, đề cập vừa khái quát, sinh động vừa cụ thể. Đặc trưng của loại tài liệu này là đi sâu vào những sự kiện thường nhật, thời sự “nóng hổi” nhất về chính sách đối nội, đối ngoại, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Trung Quốc và các quốc gia Trung Á. Đây chính là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho việc hoàn thành Luận văn này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về không gian, luận văn đề cập tới quan hệ Trung Quốc với các quốc gia khu vực Trung Á, đặc biệt là chính sách sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc với các quốc gia khu vực này. Trung Á theo nghĩa rộng được Liên Hợp Quốc công nhận bao gồm vị trí địa lý của các nước: Afghanistan, Tây Trung Quốc, Bắc Ấn Độ, Đông Bắc Iran, Mông Cổ, Pakistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turmenistan và Uzberkistan. “Các quốc gia Trung Á” mà đề tài nghiên cứu bao gồm năm quốc gia là Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turmenistan và Uzberkistan bởi những quốc gia này đều là những nước thuộc Liên Xô cũ, là láng giềng của Trung Quốc, có ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định và an ninh khu vực Tây bắc Trung Quốc. Về thời gian nghiên cứu, đề tài giới hạn mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước khu vực Trung Á từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay. Về mặt nội dung, luận văn nghiên cứu quan hệ Trung Quốc – các quốc gia khu vực Trung Á trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, chính trị, ngoại giao, an ninh quân sự. Nhận định, đánh giá của tác giả trong triển vọng quan hệ hai bên, những tác động của mối quan hệ này đối với khu vực và thế giới. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Phân tích, làm rõ mối quan hệ và sự phát triển của mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Trung Á những năm đầu thế kỷ 21, từ đó rút ra được vị trí địa chính trị quan trọng của khu vực Trung Á đối với Trung Quốc. - Nhiệm vụ: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn. Phân tích, làm nổi bật sự phát triển, sự thay đổi của mối quan hệ này. Đánh giá kết quả mối quan hệ, rút ra tác động của mối quan hệ này đối với khu vực và thế giới, đồng thời đưa ra triển vọng mối quan hệ. 5. Phương pháp nghiên cứu Do đề tài luận văn có đề cập tới mối quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia khu vực Trung Á trong một giai đoạn nhất định nên phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu ở đây là các phương pháp nghiên cứu quốc tế. Ngoài ra, đề tài được viết dựa trên phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, logic, tổng hợp, kiểm tra, đánh giá tư liệu, hệ thống hóa nhằm rút ra những nhận định có tính tổng hợp, khái quát phục vụ cho nghiên cứu được chi tiết, xác thực hơn. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 4 chương, trình bày theo thứ tự sau: Chương 1: Bối cảnh tình hình thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI tác động tới quan hệ của Trung Quốc với các nước Trung Á Khái quát tình hình chung của thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI và những tác động tới quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia khu vực Trung Á. Làm rõ vị trí địa chiến lược của khu vực Trung Á đối với Trung Quốc. Chương 2: Quan hệ Trung Quốc với các nước Trung Á trên các lĩnh vực Chương này nêu cụ thể quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia khu vực Trung Á trên các phương diện: kinh tế, chính trị, quân sự và giao lưu văn hoá, từ đó làm nổi bật chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc với các quốc gia khu vực này. Đặc biệt đi sâu vào trình bày hợp tác giữa Trung Quốc với các quốc gia khu vực Trung Á thông qua tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Chương 3: Hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc với các nước Trung Á Trung Quốc trong quá trình “trỗi dậy” mạnh mẽ của mình có nhu cầu năng lượng rất lớn, mà các quốc gia Trung Á ngoài vị trí địa chiến lược nằm ở cửa ngõ phía Tây Trung Quốc, còn là khu vực giàu tài nguyên, cung cấp năng lượng mà Trung Quốc rất cần đến. Nội dung chương này, tác giả đi sâu vào nghiên cứu hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc với các quốc gia khu vực Trung Á, những thuận lợi, khó khăn mà hai bên phải đối mặt trong quá trình hợp tác. Chương 4: Đánh giá và triển vọng quan hệ Trung Quốc và các nước Trung Á Chương này đưa ra những đánh giá về quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Trung Á, những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ giữa hai bên. Những ảnh hưởng của quan hệ này tới khu vực và thế giới, đồng thời dự báo về triển vọng quan hệ Trung Quốc và các nước Trung Á trong những năm tiếp theo. References Sách Tiếng Việt 1. Nguyễn Huy Cố & Lê Huy Thìn (2006), Khi Trung Quốc làm thay đổi thế giới, NXB Thế giới. 2. Hồ An Cương (2003), Trung Quốc những chiến lược lớn, NXB Thông tấn. 3. Trương Hiểu Hà (2005), Những sách lược làm thay đổi Trung Quốc, NXB Văn hóa thông tin. 4. Nguyễn Văn Hồng (2003), Trung Quốc cải cách mở cửa: những bài học kinh nghiệm, NXB Thế giới. 5. Trung Quốc 2020 ( 2001), NXB Khoa học-xã hội. 6. Thế giới sau Chiến tranh Lạnh (2006), NXB Quân đội nhân dân. 7. Nguyễn Văn Lập (biên soạn), Sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc: cơ hội hay thách thức, Thông tấn xã Việt Nam. 8. JUN MA (2002), Trung Quốc - Nhìn lại một chặng đường phát triển, NXB Trẻ. 9. Phạm Quang Minh (2007), Tập bài giảng môn Quan hệ quốc tế ở Châu Á - Thái Bình Dương. 10. Lê Văn Mỹ (2007), Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Ngoại giao trong bối cảnh quốc tế mới, NXB Khoa học - xã hội. 11. Lê Văn Mỹ (2009), Ngoại giao Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 30 năm cải cách mở cửa (1978-2008), NXB Khoa học Xã hội. 12. Giang Tây Nguyên & Hạ Lập Bình (2007), Trung Quốc trỗi dậy hoà bình, NXB Quân đội nhân dân. 13. Peter Nolan (2005), Trung Quốc trước ngã ba đường, NXB Chính trị quốc gia. 14. Đỗ Tiến Sâm (2007), Báo cáo phát triển Trung Quốc: tình hình và triển vọng, NXB Thế giới. 15. Đỗ Tiến Sâm & M.L.Titarenko (2009), Trung Quốc những năm đầu thế kỷ hai mươi mốt, NXB Từ điển Bách Khoa. 16. Nghê Kiện Trung (2001), Trung Quốc trên bàn cân, NXB Chính trị Quốc gia. Tạp chí 17. Thời Ân Hồng (2004), Chiến lược đối ngoại lâu dài của Trung Quốc, Các vấn đề quốc tế (tài liệu tham khảo đặc biệt),tr.34-42. 18. Mạnh Tường Thanh (2002), Chiến lược an ninh đối ngoại và vai trò quốc tế của Trung Quốc, Các vấn đề quốc tế (tài liệu tham khảo đặc biệt), tr.13-24. 19. Chính sách ngoại giao độc tài mới của Trung Quốc, Các vấn đề quốc tế (tài liệu tham khảo đặc biệt), 11/2008, tr.1-21. 20. Trung Quốc muốn gì: ý đồ tương lai của một cường quốc đang nổi lên, Các vấn đề quốc tế (tài liệu tham khảo đặc biệt), 12/2007, tr.1-24. 21. Hơn 50 năm đường lối ngoại giao Trung Quốc, Các vấn đề quốc tế (tài liệu tham khảo đặc biệt), 7/2008, tr.48-62. 22. Chiến lược ngoại giao hòa bình phát triển của Trung Quốc, Các vấn đề quốc tế (tài liệu tham khảo đặc biệt), 4/2006, tr.24-38. 23. Quan hệ tam giác Mỹ - Ấn – Trung, Các vấn đề quốc tế (tài liệu tham khảo đặc biệt), 6/2008, tr.9-21. 24. Liệu Trung Quốc đã sẵn sàng lãnh đạo thế giới?, Tài liệu tham khảo đặc biệt, (số 072- TTX), 18/3/2010, tr.17-28. 25. Chính sách ngoại giao cận siêu cường của Trung Quốc: những triển vọng và cạm bẫy, Tài liệu tham khảo đặc biệt, (số 075-TTX), 21/3/2010, tr.1-30. 26. Hoài Nam (2003), Một số ý kiến về chiều hướng chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc sau Đại hội XVI, Nghiên cứu Trung Quốc, (số 3(49)), tr.3-7. 27. Nguyễn Huy Quý (2007), Trung Quốc năm 2006, Nghiên cứu Trung Quốc, (số 2(72)), tr.3-12. 28. Nguyễn Huy Quý (2008), Trung Quốc năm 2007, Nghiên cứu Trung Quốc, (số 2(81)), tr.3-12. 29. Đỗ Minh Cao, Trung Quốc và vấn đề Trung Á, Nghiên cứu Trung Quốc, số 4 năm 2005. 30. Đỗ Ngọc Toàn, Chiến lược “Đi ra ngoài” của Trung Quốc, Nghiên cứu Trung Quốc, số 2 năm 2005. 31. Lê Văn Mỹ, Bước đầu tìm hiểu về “ngoại giao láng giềng” của Trung Quốc từ sau Chiến tranh Lạnh, Nghiên cứu Trung Quốc, số 3 năm 2005. 32. Đỗ Minh Cao, Chiến lược năng lượng của Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI 33. Hương Thảo, Ảnh hưởng của Hồi giáo đối với văn hóa Trung Quốc, Nghiên cứu Trung Quốc, số 5 năm 2005. 34. Nguyễn Thanh Thuỷ, Quan hệ Trung - Nga trong tổ chức hợp tác Thượng Hải, Nghiên cứu Trung Quốc, số 5 năm 2005. 35. OXTROVXKIJ: Vấn đề nhiên liệu – năng lượng và sự cần thiết phải tiến hành chính sách tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường ở Trung Quốc , Nghiên cứu Trung Quốc, số 5 năm 2008. 36. Đỗ Tiến Sâm, Trung Quốc 10 năm đầu thế kỷ XXI – Những vấn đề lý luận và thực tiễn nổi bật Nghiên cứu Trung Quốc, số 7 năm 2010. Website: Tiếng nước ngoài 37. Boris Rumen (2005), Central Asia at the End of the Tratrisition, New York: Armonk N.Y. M.E. Sharpe, p.154 38. Erica Downs (2011), Inside China, Inc: China Development Bank‟s Cross-Border Energy Deals, John L. Thornton China Center Monograph Series, Brookings, Number 3, p87. . thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI tác động tới quan hệ của Trung Quốc với các nước Trung Á Khái quát tình hình chung của thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI và những tác. tới quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia khu vực Trung Á. Làm rõ vị trí địa chiến lược của khu vực Trung Á đối với Trung Quốc. Chương 2: Quan hệ Trung Quốc với các nước Trung Á trên các. hệ Trung Quốc – Trung Á, đặc biệt là từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài Quan hệ Trung Quốc với các nước Trung Á những năm đầu thế kỷ XXI làm luận văn cao