Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI

6 416 10
Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI Nguyễn Thị Loan Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Quan hệ quốc tế; Mã số: 60 31 02 06 Người hướng dẫn: TS. Lê Văn Mỹ Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quan hệ quốc tế; Quan hệ ngoại giao; Năng lượng; Thế kỷ 21; Trung Quốc Content Mục đích, ý nghĩa của đề tài Bước sang thế kỷ XXI, thế giới chứng kiến sự ―trỗi dậy‖ mạnh mẽ của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là phát triển kinh tế. Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ bình quân xấp xỉ 2 chữ số. Năm 2010, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ. Một trong những nhân tố quan trọng làm nên kỳ tích này chính là năng lượng. Đối với Trung Quốc, dù nước này có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nhưng những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân, thì nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng cao, trong khi nguồn cung trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao như hiện nay. Ngoài than đá, khí đốt, thì dầu lửa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của Trung Quốc. Trung Quốc đã trở thành một nước nhập khẩu dầu lửa vào năm 1993 và đến năm 2003 đã vượt Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu dầu lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Do khai thác và sử dụng quá nhiều năng lượng để phát triển kinh tế, nên nguồn năng lượng ở Trung Quốc đang dần cạn kiệt. Để bù đắp sự thiếu hụt nguồn năng lượng trong nước, Trung Quốc đã và đang ráo riết tìm kiếm nguồn năng lượng bên ngoài đảm bảo cho sự ―trỗi dậy‖ của mình. Để đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định từ bên ngoài cho nền kinh tế đang phát triển nhanh, mạnh và liên tục, Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành ―ngoại giao năng lượng‖. Ngoại giao năng lượng là thông qua hoạt động ngoại giao để đạt được các thỏa thuận về dầu mỏ và khí đốt. Đây là một hướng chính sách đối ngoại mới của Trung Quốc, được khởi xướng từ thế hệ lãnh đạo thứ 4 của Trung Quốc, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và được tiếp tục bởi thế hệ lãnh đạo thứ 5 do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lãnh đạo. Đây là bước chuyển biến lớn về chiến lược của Trung Quốc nhằm đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định từ bên ngoài, cùng với đó là xác lập và tăng cường vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Để đảm bảo nguồn cung năng lượng, đặc biệt là dầu khí, Trung Quốc đã đề ra một loạt biện pháp để tìm kiếm nguồn dầu mỏ và khí đốt tự nhiên từ nước ngoài cung ứng cho thị trường trong nước. Trước hết, Trung Quốc hướng tới các nước láng giềng như Nga và các nước khu vực Trung Á, Đông Nam Á và xa hơn nữa là các nước khu vực Trung Đông, châu Phi và Mỹ La-tinh. Năng lượng gồm nhiều loại, tuy nhiên ở đây chủ yếu nói đến nguồn dầu mỏ và khí đốt. Đây là hai nguồn tài nguyên chính góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của các quốc gia nói riêng cũng như thế giới nói chung. Thực tế, dầu mỏ và khí đốt đã được quan tâm từ lâu, đến nay vấn đề này lại nổi lên và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Qua nghiên cứu nhiều tài liệu cho thấy, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia để tranh ngành nguồn dầu mỏ và khí đốt diễn ra ngày càng nhiều. Tuy nhiên, xu hướng hợp tác song phương và đa phương về dầu mỏ và khí đốt đang gia tăng, bởi nhu cầu của các quốc gia về năng lượng ngày càng lớn để phát triển kinh tế, nhưng việc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên này như thế nào là điều đáng quan tâm. Để phần nào thấy được chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc, tôi đã chọn đề tài ―Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI‖ làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Mục tiêu nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu nhu cầu năng lượng và nguồn cung cấp năng lượng của Trung Quốc hiện nay, chiến lược ngoại giao năng lượng của Trung Quốc, đồng thời thấy được chiến lược ngoại giao năng lượng của Trung Quốc tác động đến tình hình an ninh khu vực và những ảnh hưởng trực tiếp đối với Việt Nam như thế nào. Chính vì vậy, luận văn này muốn trình bày về chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc. Ngoài việc triển khai chiến lược khai thác năng lượng trong nước, Trung Quốc còn thực thi chính sách ngoại giao năng lượng nhằm tìm kiếm nguồn cung mới về năng lượng, đa dạng hóa nguồn cung năng lượng để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao của nước này. Những tác động, ảnh hưởng đến khu vực và Việt Nam từ việc triển khai chiến lược ngoại giao năng lượng của Trung Quốc. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc là một đề tài ít nhiều đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu tại Việt Nam, Trung Quốc cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về ngoại giao năng lượng Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Về tài liệu tiếng Việt, Cuốn sách ―Ngoại giao Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hai mươi năm đầu thế kỷ XXI‖ của TS Lê Văn Mỹ, nhà xuất bản Khoa học Xã hội Việt Nam đã đề cập đến ngoại giao của Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ XXI và dự báo cho 10 năm tiếp theo trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngoại giao năng lượng của Trung Quốc. Tác giả đã nhấn mạnh đến cơn khát năng lượng của Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và những kết quả đạt được sau chuyến công du của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đến các nước giàu tài nguyên năng lượng. Cuốn sách ―Chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc: tác động và ảnh hưởng‖ của TS. Đỗ Minh Cao do Viện Nghiên cứu Trung Quốc và Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành quý II/2014 được coi là ấn phẩm mới nhất đề cập đến ba vấn đề lớn trong chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Một là, sự phát triển trong tư tưởng chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc. Đó là những chủ trương quan trọng nhất trong chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc, tập trung vào những thay đổi mới trong chiến lược này hướng tới tương lai của Trung Quốc. Hai là, phân tích những biện pháp và hoạt động cụ thể của Trung Quốc nhằm thực hiện chiến lược an ninh năng lượng. Trung Quốc khai thác các nguồn năng lượng truyền thống trong nước; triển khai khai thác những nguồn năng lượng mới, tái tạo, sạch (nhấn mạnh đến chính sách tiết kiệm năng lượng và việc thực hiện, tối ưu hóa các nguồn năng lượng…). Ba là, một số tác động chính và những ảnh hưởng của việc thực hiện chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc tới tình hình năng lượng quốc tế và Việt Nam. Bên cạnh đó, những bài viết trên trang mạng nghiên cứu Biển Đông đánh giá về ngoại giao năng lượng của Trung Quốc. Bài ―Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc đối với khu vực Trung Á những năm đầu thế kỷ XXI‖ đã đánh giá rất sâu sát nhu cầu, biện pháp triển khai hoạt động ngoại giao năng lượng của Trung Quốc. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện ngoại giao năng lượng ở khu vực này, kết quả đạt được và những tác động đối với cả Trung Quốc và khu vực Trung Á. Về tài liệu tiếng Trung, bắt đầu từ phiên họp Quốc hội vào tháng 3 năm 2000, Trung Quốc đã đưa ra chính sách ―Tây tiến‖ nhằm thúc đẩy phát triển các tỉnh miền Tây bằng cách khai thác năng lượng ở khu vực này, sau đó chuyển tới các vùng đô thị khác của Trung Quốc. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ 11 về phát triển kinh tế xã hội, đề xuất xây dựng xã hội theo mô hình tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Đến nay, Chính phủ Trung Quốc đã xác định quy hoạch phát triển năng lượng trung và dài hạn ―ưu tiên tiết kiệm năng lượng, kết cấu đa nguyên, bảo vệ môi trường, khai thác cả thị trường trong và ngoài nước‖. Trong kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc quyết định cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính bằng cách giảm tiêu thụ dầu mỏ và than đá. Sách trắng về chính sách năng lượng năm 2012 đã cụ thể hóa về chính sách phát triển năng lượng của Trung Quốc và thúc đẩy phát triển năng lượng tái sinh. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là ngoại giao, phạm vi nghiên cứu là Trung Quốc và lĩnh vực nghiên cứu là năng lượng. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp lịch sử và quan hệ quốc tế. Nguồn tài liệu chủ yếu qua sách báo, tin tham khảo hàng ngày và mạng In-tơ-net. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương. Chương 1: Tình hình năng lượng của Trung Quốc hiện nay. Trong đó, đề cập đến nhu cầu năng lượng, thực trạng và chiến lược năng lượng của Trung Quốc. Chương 2: Chiến lược ngoại giao năng lượng của Trung Quốc 10 năm đầu thế kỷ XXI với các khu vực Trung Á, Trung Đông, Mỹ La-tinh, châu Phi và các nước láng giềng, đặc biệt với Nga. Chương 3: Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc thập niên thứ 2 của thế kỷ XXI và những tác động đến khu vực, đặc biệt là Việt Nam. References Tiếng Việt 1. Quỳnh Chi, Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở hành lang phía bắc, mạng Hà nội mới http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/The-gioi/618242/trung-quoc-gia-tang-anh-huong-o-hanh-lang- phia-bac, 13.09.2013 2. Chiến lược năng lượng của Trung Quốc trong bối cảnh toàn cầu hoá, ―Báo cáo về địa vị quốc tế của Trung Quốc – 2006‖ – Nhà xuất bản văn hiến khoa học xã hội Bắc Kinh 3. Chính sách năng lượng của Bắc Kinh là thách thức chính trị toàn cầu, mạng Năng lượng Việt Nam http://nangluongvietnam.vn/news/vn/du-bao/chinh-sach-nang-luong-cua-bac-kinh-la- thach-thuc-chinh-tri-toan-cau.html, 28.11.2012 4. Chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc, ĐCSVN online, 29.10.2007 5. Cơn khát năng lượng Trung Quốc: Nguyên nhân những cuộc đụng độ trên Biển Đông, mạng Năng lượng Việt Nam http://nangluongvietnam.vn/news/vn/du-bao/con-khat-nang-luong-trung-quoc-nguyen- nhan-nhung-cuoc-dung-do-tren-bien-dong.html, 22.11.2012 6. Nguyễn Anh Chương, An ninh năng lượng Trung Quốc: thách thức và những chiến lược http://www.inas.gov.vn/666-an-ninh-nang-luong-trung-quoc-thach-thuc-va-nhung-chien- luoc.html, 11.08.2014 7. Đức Dương, Trung Quốc, Nga hoan hỉ với cú bắt tay 400 tỷ USD, mạng Vnexpress http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/trung-quoc-nga-hoan-hi-voi-cu-bat-tay-400-ty- usd-2994497.html, 23.05.2014 8. Thanh Hải, Cơn ―khát‖ lượng của Trung Quốc ở Mỹ La-tinh http://vneconomy.vn/the-gioi/con-khat-nang-luong-cua-trung-quoc-o-my-latin- 20131121092511377.htm, 21.11.2013 9. Nguyễn Vinh Hiển, Tham vọng mới của Trung Quốc, mạng vietnamnet http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2013-10-30-tham-vong-moi-cua-trung-quoc, 30.10.2013 10. Hướng đi của ngành năng lượng Trung Quốc http://nangluongvietnam.vn/news/vn/du-bao/huong-di-cua-nganh-nang-luong-trung- quoc.html, 03.09.2012 11. Vương Gia Khu (2001), Dầu lửa và an ninh quốc gia, Nxb Địa chấn, Bắc Kinh 12. Di Lân, Cuộc chơi lớn ở Trung Á http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/BinhLuan/2012/10/6EFA7994B7123AB3, 12.10.2012 13. Nguyễn Kim Lân (2005), ―Dầu lửa – vũ khí lợi hại trong quan hệ quốc tế‖, Toàn cảnh sự kiện – dư luận, (số 185), tr. 55-56. 14. Phương Loan, ―Trung Quốc và ―ngoại giao vết dầu loang‖ http://tuanvietnam.net/2009-10-11-trung-quoc-va-ngoai-giao-vet-dau-loang-, 13.10.2009 15. ―Mặt trái chiến lược trong chính sách ngoại giao ―ống dầu‖ Trung Quốc‖ http://nangluongvietnam.vn/news/vn/du-bao/mat-trai-chien-luoc-trong-chinh-sach-ngoai- giao-ong-dau-trung-quoc.html, 23.03.2013 16. Đức Minh, Trung Quốc tiến sâu thêm vào ―sân sau‖ của Mỹ http://bienphong.com.vn/baobienphong/news/trung-quoc-tien-sau-them-vao-san-sau-cua- my/26000.bbp, 17.07.2014 17. Trịnh Minh (2007), Hiện trạng phát triển năng lượng Trung Quốc và thách thức đối mặt, Tạp chí Văn tụy Lãnh đạo, số 6. 18. TS. Lê Văn Mỹ (2011), ―Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hai mươi năm đầu thế kỷ XXI‖, Nxb từ điển Bách Khoa, Hà Nội 19. Ngoại giao năng lượng - Trụ cột mới trong chính sách đối ngoại của nhiều quốc gia, Bản tin kinh tế số 7, Bộ Ngoại giao http://www.fad.danang.gov.vn/default.aspx?id_NgonNgu=VN&id_ThucDon_Sub=200& TinChinh=0&id_TinTuc=2846&TrangThai=BanTin, 20.04.2012 20. Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc ở Trung Á http://www.petrotimes.vn/news/vn/dau-khi-toan-cau/su-kien-binh-luan/ngoai-giao-nang- luong-cua-trung-quoc-o-trung-a.html, 05.10.2013 21. Ngoại giao Con đường Tơ lụa của Trung Quốc http://sngv.thuathienhue.gov.vn/?gd=1&cn=28&newsid=10-28-1288, 30.10.2013 22. Trường Sơn, ―Cuộc chiến năng lượng ở Trung Á ngày một khốc liệt‖ http://www.baomoi.com/Cuoc-chien-nang-luong-o-Trung-A-ngay-mot-khoc- liet/119/4272802.epi, 17.05.2010 23. Đức Vinh, Nga khởi công xây dựng đường ống dẫn khí sang Trung Quốc http://www.anninhthudo.vn/su-kien/nga-khoi-cong-xay-dung-duong-ong-dan-khi-sang- trung-quoc/568572.antd, 01.09.2014 24. TS Lê Tuấn Thanh, ―Chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc đối với các nước Trung Á những năm đầu thế kỷ 21‖ http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-trung-quoc/2365-chinh-sach-ngoai-giao-nang- luong-cua-trung-quoc-doi-voi-trung-a-nhung-nam-dau-the-ky-21, 08.02.2012 25. Mộc Thạch, Gua-đa - Con bài chiến lược của Trung Quốc tại Nam Á http://antg.cand.com.vn/vivn/sukien/2013/3/80159.cand, 01.03.2013 26. Thu Thủy, Ngoại giao năng lượng, Tạp chí tài chính http://tapchitaichinh.vn/Tai-chinh-quoc-te/Ngoai-giao-nang-luong/6859.tctc, 07.04.2012 . nhu cầu năng lượng và nguồn cung cấp năng lượng của Trung Quốc hiện nay, chiến lược ngoại giao năng lượng của Trung Quốc, đồng thời thấy được chiến lược ngoại giao năng lượng của Trung Quốc tác. nghiên cứu Biển Đông đánh giá về ngoại giao năng lượng của Trung Quốc. Bài Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc đối với khu vực Trung Á những năm đầu thế kỷ XXI đã đánh giá rất sâu sát nhu. chuyên sâu về ngoại giao năng lượng Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Về tài liệu tiếng Việt, Cuốn sách Ngoại giao Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hai mươi năm đầu thế kỷ XXI của TS Lê Văn

Ngày đăng: 17/07/2015, 10:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan