Từ đó, đề xuất một số kiến nghị về đối sách của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Trung Quốc khi cả hai nước cùng tham gia ACFTA, và các giải pháp về phía nhà nước, về phía doanh ngh
Trang 1Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc
và những tác động đến quan hệ thương mại
Việt – Trung Nguyễn Văn Thái
Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế thế giới & Quan hệ KTQT; Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: TS Phạm Thái Quốc
Năm bảo vệ: 2008
Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình thành khu vực mậu dịch tự
do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) Luận giải vai trò của ACFTA đối với quá trình phát triển kinh tế của các nước trong khu vực Tập trung nghiên cứu những tiến triển của ACFTA và tác động của ACFTA, phân tích những cơ hội và thách thức do ACFTA đem lại đối với quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc, kể từ khi bắt đầu có đàm phán
để ký kết Hiệp định khung ACFTA tháng 11/2002 – cuối năm 2007 Từ đó, đề xuất một
số kiến nghị về đối sách của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Trung Quốc khi cả hai nước cùng tham gia ACFTA, và các giải pháp về phía nhà nước, về phía doanh nghiệp, nhằm cải thiện quan hệ thương mại Việt - Trung trong điều kiện thực hiện ACFTA
Keywords: Khu vực mậu dịch tự do; Quan hệ kinh tế quốc tế; Thương mại; Trung Quốc;
ASEAN
Content
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tháng 11 năm 2002, Hiệp định khung về khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) đã được ký kết Qua quá trình hình thành và phát triển, ACFTA có tác động nhiều mặt đối với sự phát triển kinh tế thương mại của các nước thành viên ASEAN trong đó có Việt Nam Mục tiêu của ACFTA là thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc thông qua việc giảm các rào cản thương mại và đầu tư, thông qua các dự án hợp tác kinh tế và kỹ thuật Bên cạnh đó, ACFTA cũng sẽ tạo ra một cơ chế hỗ trợ quan trọng cho ổn định kinh tế ở khu vực Đông Á, giúp ASEAN và Trung Quốc có tiếng nói lớn hơn trong các diễn đàn thương mại quốc
tế và những vấn đề hai bên có chung lợi ích
Trang 2Trung Quốc là quốc gia láng giềng với Việt Nam và đang từng bước khẳng định là một cường quốc kinh tế thế giới Do đó, thúc đẩy quan hệ kinh tế nói chung và thúc đẩy quan hệ thương mại với Trung Quốc nói riêng đã và đang trở thành tâm điểm trong chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam
Với ý nghĩa đó, tác giả đã chọn vấn đề "Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc và
những tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung" để nghiên cứu
2 Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, cuộc Hội thảo khoa học do Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức ngày 22 – 6 –
2002 là một trong những hội thảo đầu tiên về vấn đề ACFTA kể từ khi Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN – Trung Quốc phê chuẩn đề xuất thành lập ACFTA Đến tháng 10 năm 2005, Hội thảo Quốc tế „Quan hệ ASEAN – Trung Quốc với phát triển thị trường và thương mại Việt Nam‟ được tổ chức tại Hà Nội Ngoài ra còn có một số công trình, bài viết trên các tạp chí chuyên
ngành thời gian gần đây như: PGS.TSKH Võ Đại Lược với bài Một số ý kiến về ACFTA , TS
Đỗ Tiến Sâm với bài Bước đầu tìm hiểu về ACFTA (tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 6 –
2002); Nguyễn Hoàng Giáp – Sự phát triển quan hệ Trung Quốc – ASEAN tác động đến quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 1 – 2005),
Hồ Châu, Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế đồng chủ biên – Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN – Trung Quốc: quá trình hình thành và triển vọng, (NXB Lý luận chính trị, 2006) Các
hội thảo khoa học, các công trình, bài viết nêu trên đã đề cập một số vấn đề về nội dung, về những thuận lợi, khó khăn, triển vọng và ảnh hưởng của ACFTA đối với Việt Nam và các nước trong khu vực Trên cơ sở đó tác giả đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện hơn về ACFTA, góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quá trình hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc cũng như những tác động đến quan hệ thương mại Việt – Trung, đồng thời đưa ra một số kiến nghị chính sách của Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt – Trung trong bối cảnh thực hiện ACFTA
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
- Làm rõ thực chất, nội dung của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc và những tác động của nó đối với quan hệ thương mại Việt – Trung
- Đề xuất một số kiến nghị chính sách nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt – Trung trong bối cảnh thực hiện ACFTA
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Luận giải vai trò của ACFTA đối với quá trình phát triển kinh tế của các nước trong khu vực
- Phân tích, đánh giá những cơ hội và thách thức do ACFTA đem lại đối với quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc
- Đề xuất một số kiến nghị về đối sách của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Trung Quốc khi cả hai cùng tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là mối liên hệ ACFTA và quan hệ thương mại Việt – Trung
Phạm vi nghiên cứu là từ khi bắt đầu có đàm phán để ký kết Hiệp định khung ACFTA (tháng 11 năm 2002) cho đến cuối năm 2007
Trang 35 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong đề tài là phân tích, tổng hợp, thống kê,
so sánh…kết hợp với thu thập và xử lý các thông tin, dữ liệu về khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc từ đó đánh giá các tác động đối với quan hệ thương mại Việt – Trung và kiến nghị một số chính sách của Việt Nam nhằm cải thiện quan hệ thương mại Việt – Trung trong điều kiện thực hiện ACFTA
6 Những đóng góp của luận văn
Dự kiến luận văn có những đóng góp sau:
- Làm rõ quá trình hình thành và những tiến triển mới đây của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc
- Đánh giá tác động của việc thành lập ACFTA đối với quan hệ thương mại Việt – Trung
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại Việt – Trung khi
cả hai nước tham gia ACFTA
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 - Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc
Chương 2 – Những tiến triển của ACFTA và tác động đối với quan hệ thương mại Việt – Trung
Chương 3 – Những giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại Việt – Trung trong bối cảnh thực hiện ACFTA
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SỰ HÌNH THÀNH KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN - TRUNG QUỐC
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Các lý thuyết về tự do hoá thương mại
1.1.1.1 Lý thuyết về thương mại quốc tế
Do có sự khác nhau trong cung ứng các yếu tố giữa các nước, nên mỗi nước sẽ chuyên môn hoá vào việc sản xuất mặt hàng nào cần nhiều yếu tố chuyên biệt mà nó sẵn có (nước có nhiều vốn sẽ tập trung sản xuất hàng công nghiệp, còn nước có nhiều đất đai thì sản xuất hàng thực phẩm) Khi đó, thông qua thương mại, các nước có thể trao đổi với nhau những hàng hoá mà họ
có điều kiện sản xuất tốt hơn
1.1.1.2 Mô hình thương mại chuẩn
Trong mô hình thương mại chuẩn, chuyên môn hoá không hoàn toàn đã được sử dụng để xác định khả năng sản xuất của các nước Điều này có nghĩa là, mỗi nước sẽ sản xuất nhiều hơn những mặt hàng mà nó có lợi thế so sánh, trong khi nó vẫn sản xuất những mặt hàng khác nhưng với số lượng hạn chế Trong mô hình này, giả thuyết nhu cầu tương đối là không đổi đã bị loại
bỏ, nó được xác định từ sở thích tiêu dùng của các cá nhân và bị giới hạn bởi khả năng thu nhập của họ
Qua các mô hình thương mại quốc tế, có thể đi đến kết luận rằng các nước buôn bán với nhau hoặc vì họ khác biệt về các nguồn lực, về công nghệ, hoặc vì họ khác biệt nhau về lợi thế
Trang 4kinh tế nhờ qui mô, hoặc vì cả hai lý do đó Thương mại luôn mang lại lợi ích cho các nước tham gia và các lợi ích này là tiềm tàng
1.1.1.3 Lý thuyết về chủ nghĩa khu vực mở
Từ những năm 1980 quá trình liên kết và hợp tác kinh tế ở các khu vực và trên phạm vi toàn cầu phát triển mạnh, tự do hoá kinh tế, thương mại và đầu tư trở thành xu hướng bao trùm
Lý thuyết Chủ nghĩa khu vực mở được APEC khởi xướng đã trở thành một trào lưu kinh tế được rất nhiều nước thực hiện
Tổ chức APEC ra đời như một đáp ứng đúng lúc đối với yêu cầu và lợi ích của của các nền kinh tế ở Châu Á- Thái Bình Dương vốn đang ngày càng tuỳ thuộc lẫn nhau hơn Không giống như các tổ chức khu vực khác (đặc biệt là EU), ngay từ ban đầu, APEC không nhấn mạnh đến mục tiêu tạo lập hệ thống ưu đãi thuế quan, liên minh thuế quan hay thị trường chung, mà nhấn mạnh tới việc tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở
1.1.2 Khái niệm về khu vực mậu dịch tự do
1.1.2.1 Khu vực mậu dịch tự do
Khu vực mậu dịch tự do là một hình thức liên kết thương mại của hai nước hay nhiều nước với nhau Thông qua khu vực mậu dịch tự do, các nước mở rộng trao đổi buôn bán và mở rộng các hình thức hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế Ngày nay khái niệm thương mại có nội hàm rộng hơn nhiều, không chỉ bó hẹp ở lĩnh vực thương mại hàng hoá, mà nó còn liên quan đến đầu tư, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, thậm chí đã mở rộng đến cả các vấn đề như: lao động, điều chỉnh việc làm, vấn đề môi trường, thương mại điện tử Nội hàm của thương mại quốc tế không chỉ được
mở rộng mà nội dung ngày càng sâu sắc thêm
1.1.2.2 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là một hình thức liên kết thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Trước đây đàm phán, thoả thuận, thực hiện cắt giảm thuế quan,
hạ thấp và xoá bỏ hàng rào phi quan thuế là nội dung trọng tâm của AFTA Nhưng từ cuối những năm 1990, AFTA đã thể hiện rõ ràng xu hướng mở rộng nội dung sang các vấn đề lớn của quan
hệ kinh tế quốc tế như đầu tư, dịch vụ, sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại, thương mại điện
tử và những vấn đề khác
1.1.2.3 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) là hình thức liên kết thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc Trong Hiệp định khung, hai bên khẳng định việc thành lập ACFTA có ý nghĩa quan trọng, không chỉ tăng cường hợp tác kinh tế vốn có giữa hai bên mà còn giúp mở rộng cơ hội mậu dịch và đầu tư song phương Nội dung hợp tác của ACFTA được thoả thuận trên rất nhiều lĩnh vực Đó cũng là xu hướng chung của các khu vực mậu dịch tự do trên thế giới, nó không nằm ngoài khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
Mục tiêu của AFTA cũng như của ACFTA là thúc đẩy sự hợp tác kinh tế, trao đổi buôn bán giữa các bên tham gia nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các nước trong khu vực và trên thị trường thế giới Thông qua đó nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nâng cao khả năng huy động và phân bổ nguồn lực giữa các nền kinh tế nhằm thích ứng với những chuyển biến và những điều kiện chung của thương mại thế giới, thúc đẩy nền kinh tế của các nước thành viên
Trang 51.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CHO SỰ RA ĐỜI ACFTA
1.2.1 Sự thay đổi của bối cảnh quốc tế
Trong những năm gần đây, toàn cầu hoá đã là một xu thế bao trùm của nền kinh tế thế giới Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày nay không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực thương mại quốc tế,
mà nó còn bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội Do đó, để phát triển, mọi nước trên thế giới cần phải chấp nhận nó và cố gắng cải cách nền kinh tế của mình sao cho có thể tranh thủ được tối đa các lợi ích mà quá trình này mang lại Quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá được tăng cường rất mạnh mẽ trong lĩnh vực thương mại quốc tế
1.2.2 Những yếu tố nội tại từ sự phát triển của ASEAN
Quan điểm ủng hộ tự do hoá thương mại của các nước thành viên ASEAN được củng
cố, khi họ quyết định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN và ủng hộ triệt để tư tưởng chủ đạo của APEC về “Chủ nghĩa khu vực mở” Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã được ra đời tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ tư 1-1992 tại Singapore, đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình hợp tác kinh tế khu vực Theo “Tuyên bố Singapore” mậu dịch
tự do trong nội bộ khu vực sẽ được thực hiện vào năm 2008 và sau đó được đẩy lên sớm hơn vào năm 2003 Mục tiêu cơ bản là “tăng cường khả năng cạnh tranh của ASEAN như một cơ
sở sản xuất quốc tế nhằm cung cấp hàng hoá ra thị trường thế giới”
Sự ra đời của AFTA là phù hợp với xu thế chung của nền kinh tế thế giới, phù hợp với diễn biến tình hình chính trị và an ninh trong khu vực, đáp ứng những đòi hỏi của liên kết kinh tế khu vực trong kỷ nguyên sau chiến tranh lạnh
1.2.3 Những yêu cầu trong tiến trình phát triển của Trung Quốc
Đối với Trung Quốc, xét về góc độ kinh tế, ASEAN là thị trường cho các ngành công nghiệp đang trỗi dậy của họ Trong khi Trung Quốc tiến hành cơ cấu lại các ngành công nghiệp của mình, một số cơ sở công nghiệp có thể được di chuyển sang các nước Đông Nam Á Một vấn
đề mà Trung Quốc đang gặp khó khăn trên con đường phát triển là nguồn nguyên, nhiên liệu Do
đó, hợp tác, liên kết kinh tế, thành lập Khu vực mậu dich tự do Trung Quốc – ASEAN sẽ là điều kiện để Trung Quốc tiếp cận với nguồn nguyên liệu như dầu mỏ, gỗ, các sản phẩm nhiệt đới vốn là thế mạnh của nhiều nưóc ASEAN Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư, xuất khẩu, khai thác tiềm năng thị trường nguyên liệu và du lịch của ASEAN
1.2.4 Nhu cầu hợp tác kinh tế trong khu vực Đông Á
Ngày nay, Bắc Mỹ, Châu Âu và Đông Á đã trở thành ba trụ cột của nền kinh tế thế giới Nhưng trong đó Đông Á lại l à khu vực duy nhất còn lại trên thế giới mà chưa có một khối kinh
tế khu vực như EU hoặc NAFTA Mức độ hợp tác kinh tế ở Đông Á lại bị xếp vào loại thấp nhất
so với EU và NAFTA Vì vậy, gần đây nhu cầu hợp tác khu vực Đông Á đã được quan tâm Nhu cầu này được bắt nguồn từ sự phát triển của chủ nghĩa khu vực, từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Á và xu hướng tăng cường các mối quan hệ cá nhân tại khu vực Đông Á Hiện nay, nhiều Hiệp định mậu dịch tự do giữa các nước trong khu vực đã được ký kết, qua đó có thể thấy việc thành lập những khu vực mậu dịch tự do ở qui mô khu vực được các nước coi như một chính sách thương mại mang tính chiến lược hơn là chính sách để đảm bảo an toàn trong trường hợp hệ thống thương mại toàn cầu không phát huy được tác dụng Sự tham gia tích cực vào khu vực mậu dịch tự do của các nước cũng giúp các thành viên tích luỹ kinh nghiệm về toàn cầu hoá
Trang 6thông qua hội nhập kinh tế
1.2.5 Những lợi ích của ASEAN và Trung Quốc khi hình thành ACFTA
Việc thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc là một cột mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc, nó không chỉ đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế cho hai thực thể mà còn tạo điều kiện tăng cường quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao và các lĩnh vực khác Đối với Trung Quốc, ACFTA mang cả mục đích kinh
tế lẫn chính trị, một mặt Trung Quốc tích cực thúc đẩy đàm phán đa phương, dựa trên cơ sở đàm phán khu vực mậu dịch tự do song phương để đạt được lợi ích kinh tế, mặt khác lại đẩy mạnh quan hệ với cả khối ASEAN nhằm thực hiện lợi ích về mặt chính trị Về phía các nước ASEAN, trong chiến lược phát triển của mình, ASEAN coi trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc, việc thắt chặt quan hệ với Trung Quốc giúp ASEAN cân bằng chiến lược với các cường quốc khác ở khu vực
CHƯƠNG 2 NHỮNG TIẾN TRIỂN CỦA ACFTA VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – TRUNG 2.1 ACFTA và những tiến triển của ACFTA
2.1.1 Sự ra đời của Hiệp định khung ACFTA
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN- Trung Quốc 6/11/2001 tại Brunây, các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã phê chuẩn đề nghị việc một Hiệp định hợp tác kinh tế khung và thiết lập một khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc trong 10 năm Trong đó các nhà lãnh đạo cũng xác định năm lĩnh vực ưu tiên để hợp tác trong tương lai là Nông nghiệp, Công nghệ thông tin viễn thông, đầu tư tương hỗ và phát triển Lưu vực Mê-Kông
Với những nỗ lực của hai bên qua một năm, ngày 4/11/2002, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8 diễn ra tại Phnom Penh- Cămpuchia, Trung Quốc và 10 nước ASEAN đã ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN Sự kiện này có ý nghĩa rất quan trọng, nó chính thức đánh dấu sự bắt đầu của quá trình thành lập ACFTA- khu vực mậu dịch tự do lớn nhất trên thế giới với gần 1,8 tỷ dân và cũng là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất của các nước đang phát triển Đây là lần đầu tiên Trung Quốc cam kết thành lập khu vực mậu dịch tự do với các nước khác trên thế giới, đặc biệt lại là với một tổ chức khu vực của 10 nước ASEAN ACFTA được coi là một mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ kinh tế, chính trị Trung Quốc- ASEAN, mở ra thời kỳ phát triển mới cho quan hệ hợp tác giữa hai bên trên các lĩnh vực, trước hết là trên lĩnh vực kinh tế- thương mại
2.1.2 Nội dung cơ bản của Hiệp định khung ACFTA
Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002 gồm tổng cộng 16 điều và 4 phụ lục kèm theo Nội dung chính của hiệp định được chia làm 2 phần: Phần 1 từ điều 3 đến điều 6 đề cập đến thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và EHP; Phần 2 là điều 7 đề cập đến hợp tác kinh tế trên các lĩnh vực khác Còn lại từ điều 8 đến điều 16 gồm các qui định khung về thời gian của các chương trình hợp tác, về chế độ đãi ngộ MFN, các ngoại lệ chung, cơ chế giải quyết tranh chấp, kế hoạch đàm phán và một số điều khoản khác liên quan đến sự sửa đổi, hiệu lực của Hiệp định
Trang 72.1.3 Những tiến triển của ACFTA
2.1.3.1 Ký hiệp định thương mại hàng hóa
Ngày 29/11/2004, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Viêng Chăn, ASEAN và Trung Quốc đã ký Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 1/7/2005 Đây là bước tiến quan trọng thúc đẩy tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và Trung Quốc, bước đầu hiện thực hóa mục tiêu của các nhà lãnh đạo nêu lên trong Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN năm 2002 Theo đó, ngày 20/7/2005, hai bên khởi động kế hoạch giảm thuế đồng loạt đối với trên 7000 loại hàng hóa Trung Quốc và 6 nước thành viên cũ sẽ giảm hầu hết thuế quan của các loại hàng hóa thuộc danh mục thông thường xuống mức bằng 0 vào năm 2010, bốn nước thành viên mới được kéo dài thời gian giảm thuế đến năm
2015
2.1.3.2 Ký Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp
Tháng 11 – 2004, Trung Quốc và ASEAN đã ký “Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp” Cơ chế này được ký kết tạo ra sự bảo đảm về mặt pháp luật cho ACFTA, nếu không có cơ chế này, cả hai bên sẽ không thể giải quyết được mọi vấn đề phát sinh trong khi thực hiện “Hiệp định khung”, và do vậy, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên sẽ không được phân chia rõ ràng và
có sự bảo đảm pháp luật, điều đó gây ảnh hưởng xấu tới quan hệ song phương trong tương lai Nguyên tắc cơ bản, phạm vi, trình tự… trong cơ chế giải quyết tranh chấp về cơ bản đều giống với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc thống nhất
và phù hợp với các qui định quốc tế, tạo ra khung pháp lý bảo đảm quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN
2.1.3.3 Ký Hiệp định thương mại dịch vụ
Tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – ASEAN lần thứ 10 tổ chức tại Cebu tháng 1 –
2007, hai bên đã đạt được thỏa thuận ký kết Hiệp định mậu dịch dịch vụ, hiệp định có hiệu lực từ tháng 7 – 2007, theo đó, hai bên sẽ mở của hơn nữa các thị trường dịch vụ lẫn nhau Đồng thời, Trung Quốc sẽ mở cửa 26 lĩnh vực thuộc 5 ngành dịch vụ gồm: xây dựng, bảo vệ môi trường, vận tải, thể thao và trao đổi hàng hóa với các nước ASEAN Các nước ASEAN cũng cam kết mở cửa 67 lĩnh vực thuộc 12 ngành: tài chính, y tế, du lịch, vận tải…cho Trung Quốc Hiệp định đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ACFTA và đặt nền móng cho việc hoàn thành đầy đủ và đúng thời hạn các kế hoạch đã đặt ra Ngoài ra, hai bên cũng đang tích cực triển khai các hoạt động đàm phán nhằm đi đến ký kết hiệp định về tự do đầu tư Từ những kết quả trên đây có thể thấy một khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN toàn diện gồm cả tự do
về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư đang dần dần hình thành
2.1.3.4 Chương trình thu hoạch sớm (EHP)
Với mục tiêu sớm thực hiện hoá hiệu quả hợp tác của các bên, ASEAN và Trung Quốc nhất trí về một EHP với việc cắt giảm thuế quan nhanh đối với một số mặt hàng và tiến hành ngay các chương trình hợp tác trong một số lĩnh vực
Việc cắt giảm thuế quan, các nước ASEAN và Trung Quốc sẽ cùng cắt giảm nhanh đối với các mặt hàng nông sản từ Chương 1 đến 8 của biểu thuế nhập khẩu, trừ một số mặt hàng mà mỗi nước có thể tạm thời không tham gia Nếu một nước loại trừ một mặt hàng mà mỗi nước có thể
ra khỏi EHP thì sẽ không được hưởng các ưu đãi của các nước khác đối với mặt hàng đó Ngoài
ra, từng nước ASEAN có thể thoả thuận song phương với Trung Quốc cắt giảm thuế quan nhanh với một số mặt hàng cụ thể nằm ngoài các chương trình từ Chương 1 đến 8
Trang 82.1.3.5 Quan hệ thương mại ASEAN-Trung Quốc sau khi ACFTA thành lập
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 10 được tổ chức tại Vientiane, tháng 11/2004, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Trung Quốc đã ký kết một Hiệp định Thương mại Hàng hóa (TIG) nằm trong khuôn khổ Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc Sự kiện này là một bước tiến quan trọng hướng tới việc hiện thực hóa một Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Trung Quốc về hàng hóa được dự định sẽ thành lập vào năm 2010 đối với các nước ASEAN 6 (Singapore, Malaixia, Thái Lan, Philipin, Inđônêxia và Brunêy) và Trung Quốc, và vào năm 2015 đối với các nước thành viên mới của ASEAN
2.2 Tác động của ACFTA đối với quan hệ thương mại Việt – Trung
2.2.1 Đánh giá tác động trên lý thuyết
2.2.1.1 Những cơ hội
a Mở rộng quy mô thị trường, thúc đẩy trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc hoàn thành sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới Một thị trường ASEAN - Trung Quốc thống nhất sẽ làm tăng khối lượng trao đổi thương mại của các nước thành viên nhờ giảm được chi phí kinh doanh, tận dụng được lợi thế nhờ quy mô, đồng thời phát huy được lợi thế tương đối do tính bổ sung lẫn nhau của các sản phẩm xuất khẩu
b Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu thương mại
Việc thành lập ACFTA cũng góp phần tạo động lực để chuyển đổi cơ cấu thương mại theo hướng tập trung khai thác các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu Khu vực mậu dịch tự do sẽ giúp chuyên môn hoá hơn trong sản xuất dựa trên các lợi thế so sánh Chuyên môn hoá xảy ra khi một
số sản phẩm nội địa của một thành viên của Khu vực mậu dịch tự do được thay thế bởi việc nhập khẩu với giá thấp hơn từ thành viên khác Vì thế mà thu nhập thực tế do nguồn tài nguyên được tối ưu hoá trong phân phối có thể sẽ được tăng lên Cạnh tranh khốc liệt sẽ đòi hỏi mức độ chuyên môn hoá cao hơn, từ đó làm tăng hiệu quả cho nền kinh tế
c Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và nâng cao năng lực cạnh tranh
Một khu vực mậu dịch tự do thống nhất sẽ là môi trường thuận lợi cho các hoạt động thương mại và đầu tư, mà ở đó các nước tham gia sẽ phát huy tối đa lợi thế tương đối của mình Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc được hình thành về cơ bản dựa trên những nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), do vậy sẽ tạo ra một môi trường bình đẳng cho các bên tham gia trao đổi thương mại Mặc dù còn có nhiều sự khác biệt, nhưng các quốc gia khu vực đang nỗ lực để tạo dựng một sân chơi mang lại lợi ích thương mại cho mỗi thành viên Chẳng hạn, các nước phát triển hơn trong khu vực đã dành cho các nước ASEAN - 4 những ưu đãi đặc biệt và khác biệt trong quá trình thực hiện ACFTA như kéo dài thời hạn thực hiện cam kết, hỗ trợ về kỹ thuật, thực hiện chương trình thu hoạch sớm
d Xây dựng các cơ sở cho các quan hệ song phương và đa phương
Sự hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc không chỉ đem lại những lợi ích kinh tế mang tính tình mà cả những lợi ích kinh tế mang tính động Lý thuyết về hợp tác kinh tế khu vực cho thấy một trong những động cơ chính của việc khởi xướng hợp tác kinh tế khu vực là nhằm tạo ảnh hưởng đến việc xác lập các lợi ích mang tính chính trị, mà cụ thể ở đây là quyền đưa ra các quy định kinh tế quốc tế Thành viên của mọi tổ chức hợp tác kinh tế đều cần phải có quan điểm thống nhất trong việc tạo ra ảnh hưởng này, bởi việc tham gia vào quá trình đề ra các quy định kinh tế quốc tế là cách quan trọng để bảo vệ lợi ích của bất cứ nước nào dù lớn hay nhỏ, trong
Trang 9các hoạt động kinh tế quốc tế Trong một thế giới toàn cầu hoá, sự thống nhất và tính chất bắt buộc của các quy định điều tiết nền kinh tế quốc tế buộc các nước phải chú trọng đến quyền đề ra các quy định đó Trong giai đoạn hiện nay, không một nước nào, kể cả Mỹ, có thể độc quyền quyết định đối với các quy định kinh tế toàn cầu Do vậy, việc tăng cường sức ảnh hưởng thông qua các tổ chức liên kết kinh tế khu vực đã trở thành sự lựa chọn đối với các nước, trong đó có ASEAN và Trung Quốc
e Rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các nước
Một thực tế khách quan được thừa nhận rằng Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
là tất yếu nhưng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam hiện còn thấp, có nguy cơ tụt hậu
xa hơn về kinh tế trong quá trình hội nhập Những khó khăn phức tạp đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập đều bắt nguồn từ khoảng cách phát triển khá xa về kinh tế Mặc dù kinh tế Việt Nam những năm qua đã có sự tăng trưởng với tốc độ cao nhưng Việt Nam còn phải vượt một khoảng cách rất dài mới đuổi kịp các nước
2.2.1.2 Những thách thức đối với quan hệ thương mại Việt - Trung
a Gia tăng áp lực cạnh tranh
Việc Trung Quốc gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ làm gia tăng
áp lực cạnh tranh tới khu vực Châu Á trong đó có Việt Nam Việt Nam có khá nhiều tương đồng với Trung Quốc và các nước ASEAN khác (như tài nguyên, cơ cấu sản phẩm), do vậy sẽ gặp khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hoá vào thị trường thế giới, đặc biệt là các thị trường lớn như
Mỹ, EU, Nhật Trung Quốc gia nhập ACFTA khiến cho lượng hàng hoá xuất khẩu của nước này tăng mạnh, đồng thời lại có điều kiện cọ xát với thị trường thương mại hàng hoá và dịch vụ thế giới sớm hơn, nên có điều kiện tăng cường năng lực và sức cạnh tranh Chính điều này đã và
sẽ làm tăng sức ép đối với Việt Nam trong việc giữ và mở rộng thị phần
b Thể chế, chính sách kinh tế còn bất cập
Cũng giống như các nước phát triển, Việt Nam có nguy cơ trở thành vật lót đường nếu chúng ta không lường trước được những thách thức của quá trình hội nhập phức tạp này
Có thể khẳng định rằng yếu kém lớn nhất của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực cũng như toàn cầu là năng lực cạnh tranh xét trên cả ba cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp
và sản phẩm trong đó khả năng cạnh tranh quốc gia đóng vai trò trọng yếu Nó được hiểu là việc xây dựng môi trường cạnh tranh kinh tế chung để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời đảm bảo việc phân bổ các nguồn lực để nền kinh tế duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững, nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế Môi trường cạnh tranh kinh tế chung do nhiều yếu tố quyết định nhưng các yếu tố cơ bản là: môi trường pháp lý, thị trường, kết cấu cơ sở hạ tầng
c Làm nảy sinh nhiều vấn đề chính trị, xã hội phức tạp
Hoạt động của khu vực ACFTA sẽ tạo điều kiện để các nước hợp tác giải quyết các vấn đề
xã hội của khu vực như: bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước, rừng, ngăn chặn tình trạng gây ô nhiễm môi trường qua biên giới, tăng cường hợp tác chống ma tuý, phá bỏ các đường dây buôn bán ma tuý qua biên giới, hợp tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, ngăn ngừa các dịch bệnh lây lan qua biên giới
2.2.2 Đánh giá tác động trên thực tế đến thương mại Việt - Trung
2.2.2.1 Tác động tới thương mại
Trang 10Về mặt thực tiễn, thực hiện “Chương trình thu hoạch sớm”, từ ngày 1/1/2004 Trung Quốc
đã thực hiện cắt giảm dần 536 dòng thuế nhập khẩu từ Việt Nam xuống thuế suất 0% trước 1/1/2006 Ngày 25 tháng 2 năm 2004, Chính phủ Việt Nam cũng đã có Nghị định số 99/2004/NĐ-CP về ban hành Danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam cho các năm 2004-2008 để thực hiện Chương trình thu hoạch sớm của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc với việc cắt giảm dần 484 dòng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc xuống mức bằng 0% trước 1/1/2008 Danh mục loại trừ giữa Việt Nam và Trung Quốc có 26 mặt hàng như trứng, thịt gia cầm, hoa quả…
Ngày 12/6/2006, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Quyết định 35/2006/QD-BTC và thông tư 52/2006/TT-BTC về danh mục hàng hóa và hướng dẫn thực hiện Hiệp định về Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc từ ngày 01/01/2006 đối với danh mục hàng hóa thông thường (các mặt hàng từ chương 9 đến chương 24) gồm trên 7000 sản phẩm Việt Nam đã bắt đầu xúc tiến việc hoàn thuế nhập khẩu cho các lô hàng được nhập khẩu vào Việt Nam trong khuôn khổ ACFTA từ 01/01/2006 và đề nghị Trung Quốc và các nước ASEAN khác cũng cho Việt Nam hưởng ưu đãi ACFTA từ 01/01/2006
Với việc thực hiện cắt giảm thuế, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng lên nhanh chóng kể từ khi ASEAN – Trung Quốc tiến hành thực hiện hiệp định khung ACFTA
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc
giai đoạn 2001 – 2007
Đơn vị: triệu USD
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Xuất
khẩu 1.417 1.518 1.883 2.899 3.228 3.030 3.357
Nhập
khẩu 1.606 2.159 3.139 4.595 5.859 7.391 12.502
Tổng
kim
ngạch
xuất
nhập
khẩu
3.023 3.677 5.022 7.494 9.087 10.421 15.859
Nếu năm 2001 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc là 3.023 triệu USD thì năm 2003 đã tăng lên 5.022 triệu USD Một năm sau khi thực hiện cắt giảm thuế theo Chương trình thu hoạch sớm, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đạt 7.494 triệu USD Con số này năm 2005 là 9.087 triệu USD và năm 2007 là 15.859 triệu USD, vượt mức 15
tỷ USD trước 3 năm so với dự kiến Những con số trên cho thấy việc thực hiện Chương trình thu