1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam.doc

130 539 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam

Trang 1

Lời nói đầu

Trong những năm 1990, tốc độ toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế đã nhanhchóng trở thành một hiện tượng gây ra sự lo ngại rộng rãi trong nền kinh tế thế giới.Đây là những đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển của xã hội loài người trongthế kỷ 20, một xu hướng không thể đảo ngược vào thế kỷ 21 Những đặc điểm nàydẫn tới những mối quan hệ gần gũi hơn giữa tất cả các nước và khu vực cũng như sựphụ thuộc lẫn nhau và cạnh tranh lớn hơn trên quy mô toàn cầu Vì vậy, liệu một nướccó thể duy trì được tăng trưởng kinh tế liên tục và lành mạnh hay không được quyếtđịnh bởi việc nước này có thể đối phó lại với xu hướng phát triển kinh tế thế giới đúnglúc và điều chỉnh hướng phát triển của mình.

Trong bối cảnh sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng sâu sắc ở tầm khu vựcvà toàn cầu và việc các nước ASEAN đã gần thực hiện xong Khu vực mậu dịch tự doASEAN (AFTA), câu hỏi đặt ra là liệu ASEAN sẽ đi theo định hướng hội nhập khuvực nào sau AFTA Trong khi đó, mối quan hệ hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốcngày càng phát triển, việc Trung Quốc gia nhập WTO, những gần gũi về địa lý và vănhoá giữa ASEAN và Trung Quốc, thì sự lựa chọn thiết lập một Khu vực mậu dịch tựdo giữa ASEAN và Trung Quốc – ACFTA (ASEAN – China Free Trade Area) có thểlà một câu trả lời về một trong những định hướng hợp tác phát triển kinh tế tiếp theocủa ASEAN

Thật vậy, ASEAN và Trung Quốc là những nước đang phát triển và đang ởnhững giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau song cùng đang phải đối mặt với nhữngcơ hội và thách thức trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng Việc thành lậpmột hiệp định thương mại tự do và tăng cường quan hệ song phương là một quyếtđịnh sáng suốt của hai bên trong quá trình theo đuổi những cơ hội phát triển mới.Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại và nhiều năm suy thoái củacường quốc kinh tế khu vực Nhật Bản, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - TrungQuốc sẽ đặc biệt có lợi đối với tiềm năng tăng trưởng kinh tế của hai bên Hơn nữa,điều này sẽ tạo ra một cơ chế quan trọng nhằm bảo đảm sự ổn định kinh tế ở khu vựcvà cho phép ASEAN và Trung Quốc có tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề thươngmại quốc tế Bên cạnh những cơ hội đó, việc thiết lập Khu vực mậu dịch tự doASEAN - Trung Quốc trong vòng 10 năm tới chắc chắn sẽ tạo ra nhiều thách thức lớnđối với các nước tham gia, đặc biệt đối với các thành viên mới của ASEAN trong đócó Việt Nam Chính vì vậy, việc nghiên cứu những cơ hội và thách thức của Khu vực

Trang 2

mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc là một trong những vấn đề có tính thời sự và cóý nghĩa thiết thực trong bối cảnh hiện nay để có thể giúp các nước thành viên, nhất làViệt Nam, có thể chuẩn bị đầy đủ để tham gia có hiệu quả vào Khu vực mậu dịch tựdo này

Do vậy, em mạnh dạn chọn đề tài "Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung

Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam” với mong muốn đề tài

này sẽ góp phần làm sáng tỏ những mảng sáng tối của bức tranh kinh tế các nướcASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong bối cảnh một khu vực mậu dịch tự dođược thiết lập giữa ASEAN và Trung Quốc, từ đó giúp Việt Nam hội nhập thành côngvào khu vực này.

Khoá luận sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu bao gồm phươngpháp lý luận biện chứng, phương pháp nghiên cứu tài liệu, có sự tổng hợp, phân tíchvà so sánh, nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.

Bố cục của khoá luận, ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham

khảo và Phụ lục, bao gồm 3 chương chính:

Chương 1 phân tích những nhân tố thúc đẩy sự ra đời của Khu vực mậu dịch tự

do ASEAN - Trung Quốc và tóm tắt quá trình hình thành khu vực này, đồng thời kháiquát hoá những nội dung cơ bản nhất của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàndiện ASEAN - Trung Quốc (FAACCEC).

Chương 2 đi sâu phân tích những cơ hội và thách thức nói chung của Khu vực

mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đối với các nước thành viên

Chương 3 là chương cuối cùng, tập trung vào những tác động của Khu vực mậu

dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đối với Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị đểthúc đẩy sự hội nhập của Việt Nam vào Khu vực mậu dịch tự do này

Dựa trên cơ sở nghiên cứu tài liệu và tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh,khoá luận đã có những cố gắng nhất định nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quan vềnhững cơ hội và thách thức đối với các nước thành viên, đặc biệt là đối với Việt Nam,một khi Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc được thành lập, từ đó đưa ramột số đề xuất để tăng cường sự hội nhập của Việt Nam vào Khu vực mậu dịch tự donày

Trang 3

Tuy vậy, do tính mới mẻ của đề tài cũng như những hạn chế về thời gian, kiếnthức và tài liệu nghiên cứu, khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rấtmong nhận được ý kiến đóng góp của của các thầy cô và các bạn Qua đây, em xin gửilời cảm ơn chân thành đến cô giáo, Tiến sĩ Vũ Thị Kim Oanh, đã hướng dẫn và chỉbảo tận tình cho em trong suốt thời gian thực hiện khoá luận Em cũng xin gửi lời cảmơn đến các cô, chú và anh, chị đang công tác tại Vụ hợp tác kinh tế đa phương (BộNgoại giao), Trung tâm thông tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm thông tin tư liệuthuộc Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), và Trung tâm nghiên cứuTrung Quốc đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.

Hà nội, tháng 12/ 2003Sinh viên

Đinh Thị Việt Thu

Trang 4

Chương 1: Quá trình hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN Trung Quốc (ACFTA)

-1.1 Những nhân tố thúc đẩy sự hình thành ACFTA

1.1.1 Sự phát triển mạnh mẽ của các khu vực mậu dịch tự do (FTA) trên toàncầu

Nền kinh tế thế giới đã trải qua sự biến đổi chưa từng thấy trong nửa cuốinhững năm 1990 Đặc biệt, các hoạt động của các tập đoàn đã được toàn cầu hoámạnh mẽ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sự sáp nhập và mua lại(M&As) xuyên biên giới và thông qua các kênh giao dịch quốc tế khác nhau Cùngvới cuộc cách mạng công nghệ thông tin, luật chơi mới về cạnh tranh đã được thiết lậpở các lĩnh vực như kiểm soát quản lý, quản lý công nghệ, nội địa hoá và mối quan hệgiữa các hãng, tìm kiếm các nguồn lực bên ngoài và sử dụng các chính sách thươngmại quốc tế.

Mục đích và nội dung của các thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA) cũng đãthay đổi mạnh mẽ Trong quá trình hình thành khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ(NAFTA) và Liên minh Châu Âu (EU) vào nửa đầu những năm 1990, cuộc thảo luậnkinh tế về những quan điểm thuận và chống PTA phần lớn chỉ giới hạn ở những đánhgiá mang tính lý thuyết và chiêm nghiệm về sức sáng tạo thương mại của J Viner [1]và các tác động méo mó của thương mại Tuy nhiên, không khí xung quanh ý tưởngchủ nghĩa khu vực đã thay đổi mạnh mẽ vào nửa cuối những năm 1990.

Một đối tác tích cực là EU Sau khi hoàn thành sự hội nhập sâu sắc giữa cácnước thành viên, EU bắt đầu đàm phán một loạt khu vực mậu dịch tự do (FTA – FreeTrade Area) với một số thành viên của Hội đồng thương mại tự do Châu Âu (EFTA),với các nước Đông Âu và các nước ven Địa Trung Hải Các đối tác tích cực khác lànhững nước tương đối nhỏ bao gồm Mehico, Chile và Singapore Những nước này đãđàm phán và ký kết một số FTA với cả những nước trong khu vực cũng như nhữngnước cách xa về địa lý Bị kích thích bởi các bước phát triển này, trong suốt nhữngnăm 80, Mỹ đã tích cực theo đuổi khả năng thành lập khu vực mậu dịch tự do với cácnước khác ở khu vực Châu á - Thái Bình Dương Bước đi đầu tiên của nước này làviệc đưa ra đề nghị thành lập khu vực mậu dịch tự do với Australia Năm 1987, MikeMansfield - đại sứ Mỹ tại Nhật Bản đã đưa ra đề nghị nghiên cứu khả năng thành lậpKhu vực mậu dịch tự do Mỹ – Nhật Bản Năm 1989, báo cáo cuối cùng về “Sáng kiếnASEAN – Mỹ” đã được cùng nghiên cứu và đưa ra kêu gọi thành lập khu vực mậu

Trang 5

dịch tự do giữa ASEAN và Mỹ Gần đây hơn, năm 1997, Mỹ đã đưa ra đề nghị thànhlập khu vực mậu dịch tự do P5 (Pacific 5 – nhóm 5 nước ở Thái Bình Dương, baogồm Australia, Chile, New Zealand, Singapore và Mỹ) Sang đến năm 2002, quá trìnhthành lập các khu vực mậu dịch tự do đã được Mỹ đẩy mạnh Ngoài những FTA vớiMehico, Canada, Jordan và Israel, trong năm 2003, Mỹ đã ký FTA với Singapore,Chile và các hiệp định khung về thương mại và đầu tư với Thái Lan, Philippines vàIndonesia Đầu tháng 6/ 2003, Mỹ cũng bắt đầu thương thảo để ký FTA với Liên hiệpquan thuế miền nam châu Phi (gồm các nước Nam Phi, Boswana, Lesotho, Namibiavà Swaziland) Ngoài ra, Mỹ cũng đang xem xét khả năng ký kết FTA với Colombia

Mỹ và Canada (NAFTA), EU,EFTA, Chile,Israel, Các nước thuộc khối tam giác phía bắc (El Salvador,Honduras,Nicaragoa),Dominica,Nicaragoa,Costa Rica,Bolivia, G3.

Canada, Mehico, Trung Mỹ (Costa Rica, El Salvador, Honduras, Guatamela,Nicaragoa),

Venezuela, Columbia, Equdor, MERCOSUR,Peru, Bolivia

Canada và Mehico (NAFTA),Israel, Jordan

Malta, Cyprus,Andora, Thổ NhĩKỳ, Thuỵ Sỹ, Liechtenstein,Ireland, Norway,Séc, Hungary, BaLan, Slovak, Rumania, Bulgaria,Lithuania, Estonia,Latvia, Faeroes, Slovenia, Mehico,Chile, Palestine, Tunisia, Israel, Jordan

Các khu mậu dịch tự do đang đàm phán hay có kế hoạch bắt đầu đàm phán

Mỹ, Mehico,Canada, Australia

Mỹ, EU, EFTA,Hàn Quốc, Panama, Cuba, MERCOSUR

Chile, FTAA,Singapore

MERCOSUR,Các nước khốiAndean (Bolivia, Columbia, Peru, Venezuela)

Các khu mậu dịch tự do đang ở giai đoạn đề xuất

Chile, EU, HànQuốc, Pacific 5

Nhật, NewZealand

Nhật, Singapore,

Pacific 5 Pacific 5

Trang 6

Nguồn: Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), 2001,

Theo Sách trắng về thương mại quốc tế của JETRO (Tổ chức xúc tiến thươngmại Nhật Bản), cho đến tháng 5/ 2003 đã có khoảng 250 hiệp định mậu dịch tự do(FTA) song phương và khu vực đã được thông báo cho GATT/ WTO, trong đó có 130hiệp định được thông báo sau tháng 1/ 1995 Khoảng trên 170 FTA đang có hiệu lựcvà 70 FTA khác đã có hiệu lực mặc dù chưa được thông báo cho WTO Dự kiến đếncuối năm 2005, sẽ có 300 hiệp định mậu dịch tự do song phương và khu vực có hiệulực [2] Chính tổng giám đốc WTO Sapuchai Panitchpakdhi cũng phải thừa nhận xuthế đàm phán hiệp định mậu dịch tự do song phương và khu vực đã trở nên phổ biến,và nghi ngại rằng xu thế này có thể phá vỡ các hoạt động đa phương trong khuôn khổWTO [3].

ở khu vực Đông á, tính đến tháng 12/ 2002 chỉ có 4 khu vực như vậy được ký

kết (tham khảo Phụ lục 1), nhưng điều cần nói là xu hướng này mới chỉ xuất hiện ở

Đông á từ năm 1999 Vào cuối năm 1998, Hàn Quốc đã đề nghị Nhật Bản nghiên cứukhả năng thành lập khu vực mậu dịch tự do giữa hai nước Tháng 9/ 1999, Singapoređã nhất trí với New Zealand về việc bắt đầu đàm phán thành lập khu vực mậu dịch tựdo, nước này cũng đưa ra đề nghị tương tự đối với các nước Chile, Mehico và HànQuốc Tháng 10 năm đó, Singapore đã đưa ra đề nghị thiết lập quan hệ giữa Khu vựcmậu dịch tự do ASEAN (AFTA) với Hiệp định quan hệ kinh tế gần gũi hơn giữaAustralia và New Zealand (CER) Tháng 11 năm đó, Singapore bắt đầu đàm phán vớiChile và tháng 12, nước này đề nghị đi đến một hiệp định với Nhật Bản.

Chỉ đến năm 1999 và 2000, các cuộc đàm phán và nghiên cứu ở cấp chính phủmới thật sự có được động lực, và đi tiên phong là Singapore khi nước này đưa ra sángkiến đàm phán và nghiên cứu về khu vực mậu dịch tự do với một loạt các nước kháctrong khu vực Khái niệm về khu vực mậu dịch tự do đại Đông á (EAFTA) đã đượcđưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 tổ chức vào tháng 12/ 2000 vàcác nước đã đi đến nhất trí thành lập một nhóm nghiên cứu về vấn đề này Năm 2001,Singapore và New Zealand đã đạt được thoả thuận và đó là khu vực mậu dịch tự dođầu tiên ở Đông á phù hợp với Điều 24 của Hiệp định chung về thuế quan và mậudịch (GATT) Tháng 11 năm đó, ASEAN và Trung Quốc đã đi đến thoả thuận vềnguyên tắc đối với việc thành lập 1 khu vực mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN vàTrung Quốc trong vòng 10 năm

Trang 7

Lý do khiến cho hàng loạt FTA nói trên được ký kết là bởi lẽ thực tế đãcho thấy, ở một mức độ nhất định, nguồn lợi mà FTA mang lại cho các quốc gialà rất lớn:

Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh, các FTA gần như bao gồm toàn bộ các lĩnhvực trong quan hệ kinh tế thương mại giữa các thành viên: không chỉ thương mại hànghoá, thương mại dịch vụ, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, … mà cảcác vấn đề khác như du lịch, thương mại điện tử, doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát thanh

truyền hình … (tham khảo Phụ lục 2) Với phạm vi bao quát rộng như vậy, FTA sẽ

đem lại nhiều lợi ích như mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, xúc tiếnđầu tư và chuyển giao công nghệ, tăng cường đàm phán đối với một nước thứ ba Hơnthế nữa, tự do thương mại thông qua FTA sẽ càng làm tăng sức cạnh tranh của các nhàxuất khẩu và các tổ chức thương mại của các nước thành viên, tạo điều kiện cho họ dễdàng thành công trong các vòng đàm phán đa phương Với ý nghĩa như vậy, FTAchính là cánh cửa để một nước hội nhập thương mại với thế giới, khởi đầu cho quátrình tự do hoá cạnh tranh, từ đó các nước có nhiều cơ hội để lựa chọn đối tác thíchhợp.

Thứ hai, mức độ điều chỉnh của các FTA sâu rộng hơn rất nhiều so với WTO,với những ưu đãi cao nhất, tạo điều kiện thuận lợi tiến tới tự do hoá tối đa và triệt tiêuhoàn toàn những trở ngại đối với thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, đặc biệt làvấn đề triệt tiêu thuế suất nhập khẩu xuống 0% và các ưu đãi mở cửa thị trường đầutư Ngoài ra, bản chất của các FTA không chỉ đơn thuần là việc tự do hoá thương mại,mà còn bao gồm cả việc hợp tác trong tất cả các lĩnh vực ngoài thương mại, ví dụ: hợptác trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, hợp tác trong việc phát triển công nghệthông tin, đơn giản hoá thủ tục hải quan, xúc tiến thương mại và đầu tư, hỗ trợ cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ, … Nói cách khác, do hầu hết các FTA, đặc biệt là nhữngFTA mới được ký kết gần đây, đã đa dạng hoá nội dung bên cạnh nội dung loại bỏthuế quan và tự do hoá khu vực dịch vụ nên mỗi khi con đường đa phương bị tắcnghẽn hay cản trở, các nước liền tìm đến những dàn xếp song phương hay khu vực

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là các FTA luôn đi ngược lại với tiếntrình của các vòng đàm phán đa phương, bởi cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nàochứng minh được các Khu vực mậu dịch tự do hỗ trợ hay ngăn cản tự do hoá thươngmại trên phạm vi toàn cầu Nhưng có thể thấy thành viên của hai khối mậu dịch tự dolớn nhất là EU và NAFTA đều là thành viên của WTO mà nguyên tắc cơ bản của tổ

Trang 8

chức này là tối huệ quốc (không phân biệt đối xử) được nêu rõ ở điều khoản I, nênkhả năng các FTA ngăn cản tiến trình tự do hoá toàn cầu là khó xảy ra

Thật vậy, tuy GATT và WTO đề cao nguyên tắc không phân biệt đối xử trongngoại thương nhưng vẫn có những điều khoản cụ thể cho phép các thành viên thamgia FTA, với điều kiện phải thông báo về những FTA đó Điều 24 của GATT quyđịnh về việc thành lập và hoạt động của FTA và liên hiệp thuế quan đối với trao đổihàng hoá Điều 5 của GATS (Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ) cho phéplập các FTA về trao đổi dịch vụ Ngoài ra còn có một điều khoản đặc biệt cho phép kýkết FTA về trao đổi hàng hoá giữa các thành viên là nước đang phát triển Các quyđịnh này có thể không bắt buộc trong các vụ giải quyết tranh chấp nhưng có tác dụngnhư là nguyên tắc ứng xử ở một chừng mực nào đó Tuy nhiên, còn vượt xa phạm vicủa những điều khoản này là việc không tồn tại bất kỳ một quy định chính sách nàokhác được quốc tế thừa nhận Vì thế, các thoả thuận khu vực có thể chứa đựng hầu hếtcác vấn đề vượt xa thương mại hàng hoá và dịch vụ Nói cách khác, ở một mức độnhất định, các FTA có tính bổ sung cho WTO trong việc tự do hoá thương mại Chínhvì vậy, giới học giả Nhật cho rằng các FTA nên theo mô hình WTO – cộng, nghĩa làbao gồm nhiều lĩnh vực hơn và mức độ sâu rộng hơn Tại Hội nghị thách thức và cơhội đối với việc hợp tác khu vực APEC ngày 16/ 5/ 2003 tại Tokyo (Nhật Bản), Đại

sứ Singapore tại Nhật Bản cũng nêu rõ: “Tự do hoá thương mại theo WTO không có

được nhiều bước tiến trong những năm gần đây do WTO có quá nhiều thành viên.Trong bối cảnh như vậy, các hiệp định tự do khu vực và song phương sẽ là cơ chế bổsung tốt cho tiến trình đa phương” [3] Như vậy, FTA là cách tiếp cận tốt thứ nhì đối

với tự do hoá mậu dịch nhưng là giải pháp khả thi nhất trong một thế giới đa dạng.Tuy nhiên, FTA chỉ trở thành những viên đá lát đường cho toàn cầu hoá khi nó phảiđảm bảo rằng ảnh hưởng do thương mại tăng lên (trade creation) lớn hơn ảnh hưởngdo thương mại giảm đi (trade diversion) [1] Đến khi đó, FTA sẽ có thể trở thành mộtđòn bẩy thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và tự do thương mại toàn cầu và cuối cùng,chủ nghĩa khu vực mới sẽ đi vào liên kết kinh tế theo chiều sâu.

Một điểm lợi nữa của FTA là trong quá trình hình thành mạng lưới các FTA,mối liên hệ với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và cải cách kinh tế trong nước đãđặc biệt được chú trọng Các FTA được xem như là các công cụ chính sách để giớihạn hay thúc đẩy cải cách trong nước cũng như thu hút FDI hơn là trông chờ có đượccác tác động trực tiếp to lớn của giảm thuế quan Trên thực tế, Mehico đã được hưởngnhững tác động tích cực rõ ràng của NAFTA đối với cả việc thu hút FDI và việc giới

Trang 9

hạn cải cách cơ cấu trong nước Các nước Đông Âu đã cố gắng giới hạn quá trìnhchuyển đổi mạnh mẽ các hệ thống kinh tế của họ và một số nước trong số họ đã rấtthành công trong việc thu hút FDI.

Thêm vào nữa, các nước đã bắt đầu cảm nhận được rằng cái giá của việc khôngphải là thành viên của bất kỳ thoả thuận khu vực nào là có thật Giá ở đây gồm sự mấtđi thế đàm phán trong các cuộc đàm phán đa phương, bỏ lỡ các cơ hội hưởng lợi từbên ngoài và sự chậm trễ nói chung trong việc sử dụng hiệu quả làn sóng toàn cầuhoá Mehico, Chile và Singapore muốn rằng họ trở thành trung tâm mạng lưới FTA vàhưởng lợi ích của sự kết nối Một nước trung tâm có các lợi thế tiềm năng đối với cácnước khác ở đầu bên kia trong việc hình thành các luồng thương mại và mạng lưới sảnxuất thông qua FDI Một tài sản quan trọng của các thoả thuận FTA trong bối cảnhnày là một nước (ví dụ Mehico) có thể ký kết một FTA mới (ví dụ với EU) mà khôngcần thay đổi bất cứ thoả thuận FTA cũ nào (ví dụ NAFTA).

Nói tóm lại, chính do những lợi điểm kể trên mà việc mở rộng liên kết, thiết lậpcác Khu vực mậu dịch tự do đã trở thành hướng đi được các nước chú trọng nhằmkhai thác tốt nhất lợi thế so sánh của từng quốc gia, tạo ra sân chơi hấp dẫn đầy tiềmnăng đáp ứng lợi ích của tất cả các bên có liên quan.

Tuy vậy, các FTA cũng đặt ra 1 số vấn đề đáng quan tâm:

Thứ nhất, các chính phủ hiện theo đuổi FTA như là 1 công cụ trong chính sáchthương mại gồm nhiều tầng nấc đan xen nhau, gồm cả song phương, khu vực và đaphương Đối với từng chính phủ, chính sách này đòi hỏi rất nhiều nguồn lực, kể cảcon người và vật chất, do đó có thể trở thành gánh nặng, nhất là đối với các nước đangphát triển; còn đối với WTO, quá nhiều FTA mà không có sự điều phối thoả đáng thìđiều này có thể đe dọa sẽ làm đổ vỡ tiến trình Doha Chính vì vậy, Tổng giám đốc

WTO, Tiến sĩ Sapuchai Panitchpakdhi, đã phải thừa nhận rằng: “FTA là con dao hai

lưỡi và là nguyên nhân làm chậm tiến trình toàn cầu hoá” [4].

Thứ hai, hầu như tất cả các FTA hình thành trong thời gian gần đây đều có nộidung toàn diện, không chỉ giải quyết các rào cản tại biên giới quốc gia như các FTAtruyền thống mà còn bao trùm các lĩnh vực dịch vụ và sở hữu trí tuệ, đặc biệt cả đầutư và thương mại điện tử, … là những lĩnh vực chưa có quy định quốc tế chung Câuhỏi đặt ra là liệu các cam kết mang tính ràng buộc trong những lĩnh vực mới đó cóthật sự phù hợp và thuận lợi, hay trên thực tế chúng lại đặt ra những rào cản mới chocác nước bên ngoài và tác động tiêu cực đến tiến trình đàm phán đa phương về các

Trang 10

lĩnh vực này Ngoài ra, còn phải kể đến những vấn đề truyền thống đặt ra cho FTA nóichung, nhất là về khả năng tác động giảm bớt thương mại của các nước không thamgia FTA.

Thứ ba, nhiều nước tham gia FTA dường như chỉ nhằm mục đích tự vệ để tránhbị gạt ra ngoài, chứ hoàn toàn không theo 1 chiến lược bài bản, khiến tình hình FTAnói chung trên thế giới ngày càng phức tạp, đặc biệt tại Đông á Nhật Bản và Malaysiacách đây không lâu còn rất bàng quan, giờ đã trở thành những nước ráo riết tìm kiếmFTA song phương, chủ yếu vì lo ngại các nước khác có FTA sẽ chiếm mất thị trườngtruyền thống của họ.

Thứ tư, mặc dù các FTA song phương nhìn chung đều mang tính mở cửa hơnso với WTO, song vẫn không giải quyết được những lĩnh vực hoặc những ngành hàngnhạy cảm của từng nước Nông – lâm – ngư nghiệp của Nhật Bản là 1 thí dụ rõ rệtnhất Nhật Bản đã chọn Singapore làm đối tác đàm phán FTA đầu tiên vì quốc đảoĐông Nam á này hầu như không xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, vậy mà xuấtkhẩu cá vàng (gold fish) của Singapore vẫn là một vấn đề lớn trong tiến trình đàmphán giữa 2 nước Liên quan đến vấn đề này, cũng cần chỉ ra rằng vì các FTA songphương thường được thiết kế sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của hai nước liênquan, cho nên chúng rất khó có thể mở cho các nước khác cùng tham gia, trừ khi làphải xây dựng một hiệp định mới.

Thứ năm, liên quan đến thương mại hàng hoá là lĩnh vực quan trọng nhất songhầu hết các FTA quy định về xuất xứ trong các hiệp định thường rất khác nhau Nếumột nước tham gia nhiều FTA song phương, mà quy tắc xuất xứ của một loại hànghoá nào đó lại khác nhau trong từng hiệp định, thì doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàngđó chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn; về phía chính phủ, cơ quan hải quan cũng sẽ vấtvả

Nói tóm lại, lợi ích của các FTA, ngay cả trong ngắn hạn, luôn gắn liền vớithương mại và đầu tư Do đó, chừng nào lượng việc làm do đầu tư nước ngoài tạo racòn bù được cho những mất mát của các ngành công nghiệp không cạnh tranh đượcvới hàng nhập khẩu thì tham gia FTA vẫn có thể có ích cho toàn xã hội

1.1.2 Sức mạnh kinh tế mới của Trung Quốc và sự hấp dẫn của khu vực kinhtế năng động ASEAN.

Đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự hình thành củaKhu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc Tăng trưởng kinh tế đã từng là thành

Trang 11

tích đầy ấn tượng của Trung Quốc và phần lớn các nước ASEAN trong 3 thập kỷ vừaqua Cả Trung Quốc và ASEAN đều theo đuổi chiến lược tăng trưởng hướng về xuấtkhẩu và đã đạt được các tỷ lệ tăng trưởng cao hơn nhiều tỷ lệ trung bình của thế giới

Kể từ khi mở cửa ra bên ngoài, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt hơn10% hàng năm Vào những năm 90, Trung Quốc tăng trưởng ở mức cao nhất trên thếgiới Tổng tiết kiệm nội địa và tổng đầu tư trong thập kỷ cuối đạt lần lượt hơn 40% và34% GDP Thành tích trong khu vực đối ngoại cũng rất gây ấn tượng, xuất khẩu tăngở mức trung bình hàng năm hơn 15%, dự trữ quốc tế của Trung Quốc năm 1997 đạthơn mức nhập khẩu tương đương của 12 tháng Vốn nước ngoài chủ yếu là đầu tư trựctiếp nước ngoài, đã tăng 275 lần trong giai đoạn từ năm 1983 đến 1986 [5] Thâm hụtngân sách và tỷ lệ lạm phát khá cao trong nửa đầu những năm 90 do sự thịnh vượng

kinh tế, đã dần hạ xuống từ năm 1996 Các yếu tố vĩ mô cơ bản ( xem bảng 2), cùng

với việc không quy đổi của đồng tiền đã lý giải tại sao Trung Quốc không bị tác độngtrực tiếp của khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 giống như các nướcchâu á khác.

Bảng 2: Một vài chỉ số kinh tế vĩ mô của Trung Quốc

Đơn vị: %

Tỷ lệ tăng

trưởng199019911992 1993 1994 1995 1996 1997 1998*

GDP thực3.849.1914.2413.4912.6610.559.548.807.80Lạm phát3.063.546.3414.6024.2016.908.302.80-0.90Xuất khẩu19.20 14.3618.078.7635.5624.9117.9320.91

Nhập khẩu -13.28 18.4728.3234.0610.3815.5219.523.73*: cho đến tháng 11/ 1998

Nguồn: J.Lim, “Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và hệ luỵ của nó đối với ASEAN” – Báo

cáo nghiên cứu của Hệ thống các trung tâm nghiên cứu APEC của Philippines (PASCN), 2001.

Từ bảng trên có thể thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc tăng khá đềuqua các năm, bình quân đạt 7 – 8%/ năm, đặc biệt vào năm 1997 – 1998, trong khi cácnước Châu á đang điêu đứng vì khủng hoảng thì Trung Quốc vẫn duy trì được tốc độtăng trưởng cao và ổn định Xuất khẩu và nhập khẩu đều có sự tăng trưởng theohướng cán cân thương mại ngày càng nghiêng về phía xuất khẩu Cùng với sự tăngtrưởng cao của GDP và ngoại thương, tốc độ lạm phát cũng được điều tiết khá hiệuquả, giảm dần qua các năm, cho thấy chính sách quản lý vĩ mô của Trung Quốc rấttốt Tính chung trong cả giai đoạn kể từ khi bắt đầu thực hiện chính sách cải cách và

Trang 12

mở cửa vào năm 1978 đến năm 2001, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của TrungQuốc là 9.3%/ năm, và tăng trưởng thương mại đạt 15%/ năm Nói cách khác, trong23 năm qua, GDP và ngoại thương của Trung Quốc đã tăng tương ứng 8 và 25 lần [6].Dự trữ ngoại tệ năm 2001 vượt 250 tỷ USD, đứng thứ hai trên thế giới Cơ cấu ngànhnghề biến đổi nhanh: tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn 15% trong GDP, dịch vụ đã lên tới33.6%; dự trữ lương thực, dầu thô tăng đáng kể [7] Hiện nay, Trung Quốc đã trởthành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới tính theo tỷ giá hối đoái chính thức, và lớn thứ 2nếu tính theo sức mua [6] Nhờ kinh tế tăng trưởng nhanh, Trung Quốc đã giảm mạnhđược số người sống dưới ngưỡng nghèo đói Đồng thời, Trung Quốc đã không chỉphát triển được nền kinh tế của mình mà còn có nhiều đóng góp đối với các nền kinhtế Châu á Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á 1997, Trung Quốcđã không phá giá đồng NDT và do vậy đã giúp các nước bị ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng tránh được tình trạng phá giá để cạnh tranh, phần nào giúp các nướcnhanh chóng phục hồi sau khủng hoảng.

Bước sang năm 2002, một năm sau khi Trung Quốc chính thức gia nhập WTO,mặc dù bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều nhân tố bất lợi cho sự phát triển nhưng nềnkinh tế Trung Quốc vẫn có một năm đầy sức sống với những thay đổi tích cực của đầu

tư, tiêu dùng và xuất khẩu (xem biểu đồ 1).

Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng các chỉ số kinh tế vĩ mô của Trung Quốc năm 2002

GDPFDIXuÊt khÈuDù tr÷ ngo¹i tÖ

Nguồn: Cục Thống kê Trung Quốc (NBS) [8].

Từ biểu đồ trên có thể thấy, mức tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2002 đạt8%, cao hơn so với mức dự báo đầu năm là 7% và mức tăng 7.3% của năm 2001 Đặcđiểm của sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2002 là mức tăng trưởng GDP theo

Trang 13

quý khá đều đặn: quý I tăng 7.6%; quý II tăng 8%; quý III tăng 8.1% Tổng GDPtrong cả năm đạt 10,000 tỷ NDT, tương đương 1,248 tỷ USD [8]

Cùng với sự tăng trưởng của GDP, kim ngạch ngoại thương của Trung Quốcnăm 2002 cũng tăng gấp khoảng 30 lần so với cách đây 24 năm, khi nước này bắt đầucải cách và mở cửa Năm 1978, kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc đạt 20.6 tỷUSD, đứng thứ 32 trong danh sách ngoại thương toàn cầu Năm 2001, với 509.8 tỷUSD, Trung Quốc trở thành nước buôn bán lớn thứ 6 trên thế giới Sau một năm gianhập WTO, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc năm 2002 tăng 22.3% so với nămtrước, đạt 325.57 tỷ USD, lần đầu tiên vượt ngưỡng 300 tỷ USD Tổng kim ngạchngoại thương năm 2002 đạt 620.79 tỷ USD, tăng 17.6%, xếp hàng thứ 5 thế giới;trong đó thặng dư mậu dịch là 30.35 tỷ USD, tăng 34.6 %, mức cao nhất trong 4 nămqua [9].

Thu hút vốn FDI tăng bình quân 14.2%/ năm, liên tục 9 năm liền đứng hàngđầu các nước đang phát triển, đã có 400 trên tổng số 500 công ty hàng đầu thế giới đặtcơ sở tại Trung Quốc [7] Trong những năm 1980, FDI vào Trung Quốc chỉ là 2 – 3 tỷUSD/ năm FDI chỉ bắt đầu tăng mạnh từ những năm 1992 – 1993, Trung Quốc trở

thành nước tiếp nhận FDI lớn nhất trong số các nước đang phát triển (tham khảo Phụ

lục 3) Năm 2002, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 8.7%, lần đầu tiên vượt Mỹ, đạt

mức kỷ lục 52.7 tỷ USD, Trung Quốc trở thành nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp nướcngoài nhiều nhất thế giới Tính trung bình cả giai đoạn, Trung Quốc thu hút khoảng45 tỷ USD vốn/ năm, đứng đầu trong các nước đang phát triển và đứng thứ hai thếgiới, chỉ sau Mỹ [6].

Sự tăng trưởng liên tục của xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đem lạicho Trung Quốc một nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào Tính đến cuối năm 2002, dự trữngoại hối của Trung Quốc đạt 274 tỷ USD, tương đương tổng giá trị nhập khẩu của cảnước trong 10 tháng, tăng xấp xỉ 30% so với mức 212.1 tỷ USD vào cuối năm 2001[8] Tính trung bình trong thời gian 5 năm (1997 – 2002), dự trữ ngoại tệ của TrungQuốc đã tăng 104.7%, từ 139.9 tỷ USD lên tới 286.4 tỷ USD, đưa nước này trở thànhnước có mức dự trữ ngoại tệ lớn thứ hai trên thế giới, sau Nhật Bản [10] Nguồn dữtrữ ngoại tệ lớn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với một quốc gia đang phát triểnnhư Trung Quốc, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi tỷ giá hối đoái của đồng NDTtrên thị trường thế giới rất thấp và không thể chuyển đổi thành vàng được

Bên cạnh đó, nợ nước ngoài của Trung Quốc tiếp tục giảm Tính đến cuốitháng 6/ 2002, số dư nợ đứng ở mức 160 tỷ USD Số tiền gửi tiết kiệm của cư dân vào

Trang 14

cuối tháng 10/ 2002 đạt 9,200 tỷ NDT (tương đương 1,100 tỷ USD) Tiền gửi của cưdân tăng do thu nhập tăng nhanh: mức GDP bình quân theo đầu người của TrungQuốc tăng từ 787 USD năm 1999 lên 853 USD năm 2000 và đạt 961 USD năm 2002(tăng 6%) [8].

Cùng với Trung Quốc, các nước ASEAN cũng bắt đầu thực hiện việc nới lỏngchính sách và các biện pháp tự do hoá trong những năm 1990 ASEAN là tổ chức đầutiên tại Đông á thực hiện các FTA khu vực, đầu tiên là dưới hình thức PTA rồi sau đólà khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) để đáp lại các thách thức của các thịtrường đang được toàn cầu hoá nhanh chóng Tuy khá toàn diện hơn so với PTA, songbản chất tự nguyện của AFTA tiếp tục gạt ra ngoài những khu vực nhạy cảm về chínhtrị như nông nghiệp và ô tô Không có bước tiến hay mục tiêu cụ thể nào được đề rađể đạt được ranh giới thời gian 15 năm của AFTA So với những FTA khu vực khác,như thoả thuận dày hơn 1000 trang của NAFTA, AFTA chỉ có 15 trang Một số nhữngngười chỉ trích ban đầu hoài nghi chủ trương “Nhất trí trước, đàm phán sau” (AFTA –Agree first, Talk after) sẽ có hiệu quả; chỉ có ít người hy vọng vào thành công củaAFTA

Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, AFTA đã chứng tỏ rằng, tuy khởi đầu uể oải,song nó đã có thể và sẵn sàng thích nghi với nền kinh tế thế giới đang thay đổi liên tụccũng như những tình huống nội bộ AFTA trước tiên đã thay đổi tốc độ sau hai diễnbiến quan trọng bên ngoài: việc ký kết Thoả thuận chung về thuế quan và các vòngđàm phán mậu dịch Uragoay năm 1993 và Tuyên bố Bogor năm 1994 về cam kết tựdo hoá thương mại và đầu tư của các nước thành viên APEC, lần lượt vào năm 2010và 2020, cho các nền kinh tế phát triển và đang phát triển ASEAN đã đẩy nhanh mụctiêu thành lập AFTA từ ngày 1/ 1/ 2005 sang ngày 1/ 1/ 2003 Sự thay đổi tiếp theo làsau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 Bất chấp những động cơ chính trịmạnh mẽ đòi đảo ngược tiến trình tự do hoá, năm 1998, tổ chức đang phải vất vả đểđối phó với hậu khủng hoảng về kinh tế này vẫn thông qua một loạt biện pháp táo bạo,trong đó có thoả thuận của 6 nước đầu tiên ký AFTA đẩy sớm lên một năm nhiềukhoản cắt giảm thuế quan trước đó đã được hoạch định vào năm 2003 Hơn nữa, 5nước ASEAN gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan cùng kýkết Hiệp định công nghệ thông tin (ITA) và vì thế có kế hoạch giảm thuế MFN đốivới một số mặt hàng có sự tăng trưởng nhanh nhất trong tổng thương mại của họ Nhưvậy, bức thông điệp của ASEAN gửi tới thế giới đầy quyết tâm và rõ ràng: họ muốnthương mại tự do cả trong hoàn cảnh thuận lợi và khó khăn

Trang 15

Sự quyết tâm đó của ASEAN đã đem lại những kết quả đáng kể Mức thuếquan trung bình giữa các nước ASEAN được giảm từ 111.4% năm 1993 xuống còn3.2% năm 1998 [11] Tổng số vốn đầu tư nước ngoài ASEAN thu hút trong giai đoạnnày đạt 132 tỷ USD Đầu tư nước ngoài vào ASEAN năm 2000 đã tăng 30% so với

năm 1999, từ 21.8 tỷ USD lên 28.4 tỷ USD [12] (tham khảo thêm Phụ lục 3)

Cùng với triển vọng về đầu tư bước đầu được cải thiện, thương mại củaASEAN năm 2000 cũng tăng 19.9% với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 423.6 tỷ USDso với 353.3 tỷ USD của năm 1999; tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 22.8%, đạt 360.1

tỷ USD so với 293.1 tỷ USD của năm 1999 (xem bảng 3) Xuất khẩu trong nội bộ

ASEAN tăng 27%, đạt 97.8 tỷ USD năm 2000 [11]

Trang 16

Bảng 3: Tổng giá trị ngoại thương của ASEAN (1999 – 2000)

Đơn vị: triệu USD

Nước (*)

Bruney 2,240.7 2,169.1 -71.6-3.2 1,720.4 1,067.6 -652.8 -37.9Indonesia48,665.5 62,124.0 13,458.5 27.724,003.3 33,514.8 9,511.5 39.6Malaysia84,287.9 98,154.5 13,866.6 16.563,677.8 79,647.5 15,969.7 25.1Myanmar 738.0 1,193.8 455.8 61.8 1,883.0 2,219.4 336.4 17.9Philippines 35,036.9 38,078.2 3,041.3 8.730,742.5 31,387.4 644.9 2.1Singapore 114,625.1 138,352.5 23,727.4 20.7110,998.0 134,680.1 23,682.1 21.3Thái Lan56,110.9 69,254.1 13,143.2 23.4 48,318.0 61,905.8 13,587.8 28.1Việt Nam11,541.0 14,308.0 2,767.0 24.0 11,742.0 15,635.0 3,893.0 33.2

Tổng 353,346.0 423,634.0 70,288.0 19.9 293,085.0 360,057.6 66,972.6 22.9(*): Thiếu số liệu của Campuchia và Lào

Nguồn: Hội nghị lần thứ 15 của Hội đồng AFTA về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, tháng 9/

2001 (bản tiếng anh), Ban thư ký ASEAN (www.aseansec.org).

Mặc dù năm 2000 thương mại của ASEAN tăng trưởng rất khả quan so với thờikỳ khủng hoảng năm 1997 song bước sang năm 2001, do ảnh hưởng của khủng hoảngkinh tế ở Mỹ và EU cũng như sự suy thoái của cường quốc kinh tế khu vực Nhật Bản,xuất khẩu của ASEAN năm 2001 giảm xuống còn 366.8 tỷ USD [13].

Năm 2002, mặc dù kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp nhưng các nền kinh tếASEAN vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao Theo đánh giá của Ngân hàng phát triểnChâu á (ADB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế của toàn khu vựcĐông Nam á là 4.1%, tăng khoảng 2 lần so với mức tăng 2% của năm 2001 và gần đạt

mức tăng 4.6% của năm 2000 [8] (xem biểu đồ 2)

Cùng với sự tăng trưởng của GDP, năm 2002, tổng kim ngạch xuất khẩu củacác nước ASEAN cũng tăng 2.9%, đạt trên 381 tỷ USD và tổng kim ngạch nhập khẩutăng 2.5%, đạt trên 325 tỷ USD Riêng quý I/ 2003, tổng xuất khẩu tăng gần 15.7% sovới cùng kỳ năm 2002, đạt 86.76 tỷ USD [14].

Trang 17

Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2002 của các nước ASEAN

Đơn vị: %

ThÕ giíiASEANMalaysiaTh¸i LanCampuchiaSingaporePhilippineViÖt NamBruneyIndonesia

Nguồn: ADB; IMF World Economic Outlook, 2002

Thương mại nội khối ASEAN cũng có xu hướng tăng Tuy xuất khẩu nội khốitrong 3 quý đầu năm 2002 giảm 1.5% và nhập khẩu nội khối tăng 3% [13] song sựtăng trưởng mạnh của thương mại nội khối trong quý 4 đã làm thay đổi cả diện mạocủa ngoại thương ASEAN năm 2002 Xuất khẩu nội khối trong cả năm tăng 2.2%, đạt86.34 triệu USD và nhập khẩu nội khối tăng 8.1%, đạt 73.12 triệu USD [14].

Trong các đối tác thương mại của ASEAN, Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc(bao gồm cả Hồng Kông) và Hàn Quốc là các thị trường xuất khẩu lớn nhất củaASEAN Về nhập khẩu thì Nhật Bản là nước nhập nhiều nhất từ ASEAN, sau đó đếnMỹ, EU, Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) và Hàn Quốc Trong 3 quý đầu năm2002, xuất khẩu của ASEAN sang Mỹ, EU và Nhật Bản giảm đi trong khi xuất khẩusang Trung Quốc và Hàn Quốc lại tăng lên rất cao, lần lượt là 18.7% và 3.3% [13],cho thấy vai trò của Trung Quốc nói riêng và Đông á nói chung đối với ngoại thươngcủa ASEAN ngày càng được nâng cao

1.1.3 Những thành tựu hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc 1.1.3.1 Hợp tác về thương mại:

Trung Quốc coi việc củng cố quan hệ hợp tác thương mại và kinh tế là mộtkênh quan trọng cho việc duy trì hoà bình và an ninh trong khu vực Do vậy, TrungQuốc đã và đang tích cực tham gia vào tất cả các hình thức hợp tác kinh tế khu vực vànỗ lực nhằm mở những hướng hợp tác khu vực mới với các nước ASEAN Gần đây,ASEAN và Trung Quốc đã dành được tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện các

Trang 18

chương trình hợp tác trên các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là thương mại quốc tế, mộtđộng lực to lớn đối với sự phát triển kinh tế của cả hai bên

Bảng 4: Thương mại song phương giữa ASEAN và Trung Quốc

Đơn vị: Tỷ USD

mại

Xuấtkhẩucủa Trung

Nhậpkhẩucủa TrungQuốc

Tốc độ tăng trưởng (%) Thị phần củaASEAN

trongthương mại

của TrungQuốc

Thị phầncủa TrungQuốc trongthương mạicủa ASEANTổng Kim

mại

Xuấtkhẩu

Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc [16].

Bảng 4 cho thấy bình quân hàng năm từ năm 1995 đến nay, kim ngạch ngoạithương của Trung Quốc và ASEAN tăng 15%/ năm Khối ASEAN đã trở thành đốitác thương mại lớn thứ 5 của Trung Quốc (sau Nhật Bản, Mỹ, EU và Hàn Quốc)

(tham khảo thêm Phụ lục 4) và Trung Quốc đã trở thành thị trường lớn thứ 6 của khối

ASEAN [15] Vào năm 2000, thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc đạt con số kỷlục là 39.5 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng là 45,3%.

Sang năm 2001, trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, thương mạigiữa hai bên vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng Thương mại song phương tăng5.3%, đạt 41.6 tỷ USD; trong đó xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN tăng từ 4.1tỷ USD năm 1991 tới 18.4 tỷ USD năm 2001 và nhập khẩu của Trung Quốc từ

ASEAN tăng từ 3.8 tỷ USD lên 23.2 tỷ USD trong cùng thời gian đó [16] (tham khảo

thêm Phụ lục 5) Cùng với sự tăng trưởng của kim ngạch thương mại song phương, cơ

cấu thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đã được cải thiện từng bước với tỷ trọngcác sản phẩm mới và công nghệ cao tăng dần Năm 2001, Trung Quốc đã xuất khẩu

Trang 19

4.7 tỷ USD sản phẩm công nghệ cao sang ASEAN và nhập 797 triệu USD sản phẩmcông nghệ cao từ ASEAN [15]

Năm 2002, theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, tổng kim ngạch xuất nhậpkhẩu giữa Trung Quốc với ASEAN đã đạt 54.77 tỷ USD, tăng 31.7% so với năm2001, chiếm 8.8 % tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc (tỷ lệ này năm 1991chỉ đạt 5.85%) [17] Cũng trong năm này, Trung Quốc đã tuyên bố thi hành Kế hoạchgiảm nợ cho Châu á, theo đó sẽ giảm hoặc xoá nợ cho 6 nước Châu á, trong đó cóCampuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam Điều này là minh chứng rõ ràng cho cơ sởvà tiềm năng của sự hợp tác trong tương lai

Trong 6 tháng đầu năm 2003, theo số liệu thống kê của Bộ thương mại TrungQuốc (MOC) công bố ngày 17/ 8/ 2003, kim ngạch buôn bán giữa ASEAN và TrungQuốc đạt 34.24 tỷ USD, tăng 45.3% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó xuất khẩu từASEAN sang Trung Quốc đạt 20.47 tỷ USD, tăng 55.5% và xuất khẩu của TrungQuốc sang ASEAN đạt 13.77 tỷ USD, tăng 32.4% Cũng theo dự kiến của MOC, kimngạch buôn bán ASEAN - Trung Quốc cả năm nay sẽ đạt hơn 70 tỷ USD [18].

1.1.3.2 Hợp tác về đầu tư:

i Đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc:

Biểu đồ 3: Đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc giai đoạn 1991 – 2001

Đơn vị: Tỷ USD

0.9 2.710.0

31.8 34.242.2

28.0 30.0

Tû USD

Nguồn: Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế Trung Quốc (MOFTEC) [16].

Từ biểu đồ 3 có thể thấy ASEAN là một nguồn quan trọng cung cấp FDI choTrung Quốc Từ năm 1991 đến 2000, đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc tăng trungbình 28%/ năm Năm 1991, đầu tư của ASEAN ở Trung Quốc chỉ là 90 triệu USD

Trang 20

trong khi con số này đạt 4.2 tỷ USD năm 1998 Do cuộc khủng hoảng kinh tế, đầu tưcủa ASEAN ở Trung Quốc giảm xuống 3.3 tỷ USD và 2.8 tỷ USD vào năm 1999 và2000 [16].

Nhờ vào sự phục hồi kinh tế, đầu tư của ASEAN ở Trung Quốc ngày một tăng.Theo số liệu của Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế Trung Quốc (MOFTEC), vàocuối năm 2001, tổng đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc bao gồm 17.972 dự án vớigiá trị cam kết là 53.5 tỷ USD (chiếm 7.2% tổng FDI vào Trung Quốc), và giá trị giảingân là 26.2 tỷ USD (6.1% tổng FDI của Trung Quốc) [16] (tham khảo Phụ lục 6).Tính đến cuối năm 2002, các nước ASEAN đã có 19,731 dự án đầu tư tại Trung Quốcvới tổng giá trị 58.09 tỷ USD [18].

Bảng 5: Đầu tư của từng nước ASEAN vào Trung Quốc

(tính đến cuối năm 2000)

(triệu USD)

Giá trị thực hiện(triệu USD)

Indonesia 760 1,591 837

Thái Lan 2,880 4,971 1,994Philippine1,369 2,564 1,029Việt Nam 373 375 86

Nguồn: Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế Trung Quốc (MOFTEC) [16].

Bảng trên cho thấy trong số các nước ASEAN, Singapore là nước đầu tư vàoTrung Quốc lớn nhất, chiếm tới gần 65% tổng FDI của cả ASEAN vào Trung Quốcvới số vốn FDI đạt 16.9 tỉ USD đến hết năm 2000, sau đó là Malaysia và Thái Lannhưng số FDI của hai nước này vào Trung Quốc kém hơn nhiều so với Singapore.

Trang 21

Các nước ASEAN còn lại có kim ngạch đầu tư vào Trung Quốc còn nhỏ, đặc biệt làđầu tư của Campuchia, Myanmar, Lào,Việt Nam và Brunei hầu như không đáng kể

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC), trong thời gian từ đầu năm 2003đến nay, một số nước thành viên ASEAN như Singapore, Malaysia, Thái Lan,Indonesia và Philippines đã đầu tư vào 982 dự án ở Trung Quốc với tổng giá trị camkết là 2.82 tỷ USD [18].

ii Đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN:

Về phía Trung Quốc, mặc dù đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN vẫn ở mức

thấp, chỉ đạt 135.8 tỷ USD năm 1999, chiếm gần 1% tổng FDI tại ASEAN (xem biểu

đồ 4), nhưng đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN trong những năm gần đây đã tăng

nhanh với tốc độ trung bình 60%/ năm [19].

Biểu đồ 4: Tỷ lệ FDI từ Trung Quốc trong tổng FDI vào ASEAN

Nguồn: Statistics of Foreign Direct Investment in ASEAN (Extended Data Set); ASEAN

Secretariat; World Investment Report 2001.

Theo số liệu của Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế Trung Quốc (MOFTEC),tổng đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN vào cuối năm 2001 bao gồm 740 dự án trịgiá 1.1 tỷ USD [16] và tính đến tháng 9/ 2002, Trung Quốc đã đầu tư vào 769 dự án ởcác nước ASEAN với tổng giá trị 690 triệu USD [17] Trong thời gian 6 tháng đầunăm 2003, Trung Quốc đã đầu tư vào 822 dự án của các nước ASEAN với tổng giá trịcam kết là 1.37 tỷ USD [18].

Trang 22

Trong số các nước ASEAN, nước tiếp nhận đầu tư nhiều nhất từ Trung Quốc là

Thái Lan (87.980 triệu USD), sau đó đến Campuchia, Singapore và Indonesia (xem

bảng 6) Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam, Lào và Philippines còn rất thấp so với

các nước trong khu vực, đặc biệt là Philippines với 14.600 triệu USD; tuy vậy, nếu sovới tổng FDI vào mỗi nước thì FDI của Trung Quốc lại chiếm tỷ trọng khá cao.

Bảng 6: Đầu tư của Trung Quốc vào từng nước ASEAN

(Tính đến cuối năm 2000)

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế Trung Quốc (MOFTEC) [16].

Theo đà phát triển của kinh tế, cùng với việc nâng cao năng lực kinh doanh củacủa các doanh nghiệp và sự hỗ trợ về tài chính tiền tệ và chính sách của nhà nướcTrung Quốc, sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra bên ngoài.Theo dự tính của Uỷ ban phát triển mậu dịch Liên hợp quốc (UNCTAD), các doanhnghiệp Trung Quốc đã trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhấttrong các nước đang phát triển Các nước ASEAN với vị trí địa lý láng giềng, với lịchsử và văn hoá gần gũi với Trung Quốc, chắc chắn sẽ trở thành một trong những khuvực chủ yếu đón nhận đầu tư từ các doanh nghiệp Trung Quốc

1.1.3.3 Hợp tác Tiểu vùng Mekong

ASEAN và Trung Quốc đã và đang hợp tác chặt chẽ trong các chương trình vàdự án phát triển Mekong trong các khuôn khổ khác nhau như phát triển tiểu vùngMekong mở rộng (GMS), Hợp tác phát triển lưu vực Mekong ASEAN (AMBDC) vàUỷ hội sông Mekong (MRC), trong đó phát triển tiểu vùng Mekong mở rộng là nộidung hợp tác then chốt giữa Trung Quốc và ASEAN nhằm giúp các bên đối tác khaithác những tiềm năng kinh tế đa dạng của mình và phát triển kinh tế - xã hội trên cơsở bình đẳng, tin tưởng lẫn nhau và cùng có lợi

Trang 23

Trong 10 năm vừa qua, hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mekong đã đạt được nhiềukết quả quan trọng Đã có gần 100 [15] dự án về cơ sở hạ tầng được thực thi trong cáclĩnh vực then chốt như giao thông, năng lượng, viễn thông, môi trường, du lịch, pháttriển nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy phát triển thương mại và đầutư.

Năm 2001, tại hội nghị bộ trưởng lần thứ 10, các nước Tiểu vùng Mekong đãthông qua chiến lược khung cho 10 năm tới của Chương trình hợp tác kinh tế Tiểuvùng Mekong Các nhà lãnh đạo hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mekong cũng đã xác nhậnlại kế hoạch hành động chiến lược bao gồm 11 chương trình chính trong các lĩnh vựcnhư các hành lang giao thông chính, các mạng lưới viễn thông, các mạng lưới điện,đầu tư, thương mại và du lịch

Tháng 11 năm 2002 đã diễn ra cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên về việc tiếp tụcphát triển hợp tác Tiểu vùng Mekong Tại cuộc họp này, Trung Quốc đã trình bày báocáo về việc tham gia của Trung Quốc vào việc phát triển lưu vực sông Mekong, trongđó nêu khái quát các kế hoạch và dự án chủ yếu khai thác bồn địa Mekong của TrungQuốc Hợp tác tiểu vùng Mekong được đẩy mạnh sẽ có lợi cho các nước hữu quanphát huy ưu thế riêng, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển nhanh, có lợi cho tiến trìnhnhất thể hoá và rút ngắn khoảng cách giữa các nước ASEAN, thúc đẩy kinh tế Đông átăng trưởng liên tục.

1.1.3.4 Hợp tác tài chính tiền tệ:

Sau khủng hoảng tài chính Châu á năm 1997, các nước trong khu vực đã đánhgiá rất cao vai trò của hợp tác tài chính tiền tệ Trong khuôn khổ 10 + 3 (ASEAN +Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), Trung Quốc và các nước ASEAN đã tiến hànhhàng loạt các biện pháp cụ thể để tăng cường hợp tác

Trung Quốc đã tích cực thực hiện Sáng kiến Chiang - Mai và ký kết các hiệpđịnh song biên về hoán đổi tiền với Thái Lan và Malaysia Từ năm 2001, Chính phủTrung Quốc đã tổ chức một số hội nghị mang tính kỹ thuật đối với các Ngân hàngTrung ương của các nước 10 + 3 tại Bắc Kinh và Thượng Hải

1.1.3.5 Nông nghiệp:

Trong các năm qua, hợp tác nông nghiệp Trung Quốc - ASEAN đã có nhữngtiến triển tốt Nhiều lớp đào tạo, hội thảo và hội nghị về công nghệ trong nông nghiệpvà đào tạo cán bộ đã được tổ chức tại Trung Quốc và các nước ASEAN Ngày 2/ 11/2002, Bản ghi nhớ về nông nghiệp Trung Quốc – ASEAN đã được ký kết Bản ghi

Trang 24

nhớ đã tập trung vào hợp tác nông nghiệp trung hạn và dài hạn trong những lĩnh vựcnhư lúa lai, nghề cá và thủy sản, công nghệ sinh học, sản phẩm và máy nông nghiệp

1.1.3.6 Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, tạo nền tảng cho hợptác chung giữa ASEAN và Trung Quốc trong các lĩnh vực khác Phát triển nguồnnhân lực sẽ đem lại sự hiểu biết sâu sắc hơn giữa ASEAN và Trung Quốc thông quatrao đổi và liên kết giữa các chuyên gia, quan chức Năm 2001, Trung Quốc đưa ra đềnghị 14 dự án [20] hợp tác trong các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực Hầu hết cácdự án này đã bắt đầu được thực hiện và đã cho kết quả khả quan Năm 2002, TrungQuốc đưa ra tiếp 7 đề nghị nữa [20] Tất cả các đề nghị này đã được thông qua tạicuộc gặp lần thứ 4 của Uỷ ban hợp tác chung ASEAN - Trung Quốc và hiện đangđược thực hiện.

1.1.3.7 Công nghệ thông tin và liên lạc (ICT)

Trong nền kinh tế tri thức, ICT đóng vai trò chủ đạo nhằm đảm bảo sản lượngcao giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ASEAN và Trung Quốc cho rằng hợp tác tronglĩnh vực ICT cần được coi là một công cụ để rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế.Một số dự án đã được xây dựng nhằm thúc đẩy trao đổi thông tin về xây dựng viễnthông, luật lệ và quy định mạng, bảo mật thông tin Bên cạnh đó, Trung Quốc luônủng hộ và tham gia vào chương trình phát triển ASEAN điện tử (e-ASEAN) Trongnhững năm tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trong việc đào tạo côngnghệ thông tin cho nguồn nhân lực của các nước ASEAN và tích cực tham gia vàoviệc phát triển những cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ cho công nghệ thông tin ở cácnước ASEAN.

1.1.3.8 Giao thông vận tải:

Năm 2001, tại một loạt các hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 1, Cựu Thủ tướngTrung Quốc Chu Dung Cơ đã đề nghị thành lập một cơ chế cho các cuộc gặp cấp bộtrưởng giao thông vận tải để tăng cường liên lạc và điều phối.

Ngày 2/ 5/ 2002, Trung Quốc và ASEAN đã đạt được thỏa thuận về các điềukiện tham vấn cho sự hợp tác ASEAN – Trung Quốc nhằm cải thiện giao thông đườngbộ, đường biển và đường không cùng với cơ sở hạ tầng và dịch vụ có liên quan

Tháng 9/ 2002, tại cuộc gặp cấp bộ trưởng giao thông vận tải các nước ASEANvà Trung Quốc được tổ chức tại Jakarta, các bên đã đi đến hiệp định về việc tăng

Trang 25

cường hợp tác toàn diện trong các vấn đề liên quan tới vận tải đường bộ, đường thuỷvà hàng không Trung Quốc đã cam kết đầu tư 5 triệu USD để nạo vét thượng nguồnsông Mekong, tài trợ cho 1/3 nguồn kinh phí xây dựng phần tại Lào của đường caotốc Côn Minh - Bangkok (tương đương với 30 triệu USD) [20] Ngoài ra, Trung Quốccòn hỗ trợ việc xây dựng tuyến đường sắt xuyên á nối giữa Côn Minh và Singapore

1.1.3.9 Du lịch:

Du lịch giữ vai trò quan trọng trong các nền kinh tế Đông á Hiện nay thịtrường du lịch Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới Năm 1995, có 1.1triệu du khách ASEAN thăm Trung Quốc; con số này đã tăng lên 1.8 triệu vào năm2000 và 2 triệu vào năm 2002 [15] Về phần mình, các nước ASEAN cũng trở thànhnhững điểm đến của khách du lịch Trung Quốc với số lượng du khách ngày càng tăngmỗi năm, từ 80 vạn du khách vào năm 1995 lên 2.3 triệu vào năm 2000 [21].

Trung Quốc đã có các Hiệp định hợp tác du lịch cấp chính phủ hoặc Bản ghinhớ về hợp tác du lịch với nhiều nước ASEAN, trong đó có Thái Lan, Singapore,Philippines, Việt Nam và Myanmar

Tháng 1 năm 2002, tại Yogyakarta (Indonesia) đã diễn ra cuộc họp đầu tiêngiữa các bộ trưởng du lịch trong khuôn khổ 10+3 đánh dấu sự khởi đầu chính thức củahợp tác du lịch trong khuôn khổ 10+3 Các nước ASEAN đã là những thành viên tíchcực tại hội chợ du lịch quốc tế Trung Quốc tổ chức tại Thượng Hải tháng 11/ 2002.

1.1.3.10 Chính trị ngoại giao và an ninh

Về mặt chính trị ngoại giao và an ninh, các nước ASEAN và Trung Quốc đã cótruyền thống hợp tác hữu nghị lâu đời Từ đầu những năm 90 đến nay, một số nướctrong ASEAN đã lần lượt thiết lập, khôi phục hoặc bình thường hoá quan hệ ngoạigiao với Trung Quốc, từ đó góp phần mở đường hoặc khai thông cho quan hệ kinh tếvà các quan hệ khác giữa hai bên phát triển toàn diện Giữa một số nước ASEAN vàTrung Quốc tuy vẫn còn tồn tại một số bất đồng về biên giới lãnh thổ, trong đó có vấnđề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, nhưng tại cuộc gặp gỡ ở Phnompenh tháng 11/2002, lãnh đạo cao cấp hai bên đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biểnĐông (DOC), nhằm tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), mởđường cho một giải pháp cơ bản, lâu dài đối với các tranh chấp ở biển Đông Ngoàira, hai bên đã thông qua Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về hợp tác trong lĩnhvực an ninh phi truyền thống Gần đây nhất, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9diễn ra vào đầu tháng 10/ 2003 tại Bali (Indonesia), các nhà lãnh đạo ASEAN và

Trang 26

Trung Quốc đã thông qua Tuyên bố chung về đối tác chiến lược ASEAN - TrungQuốc vì hoà bình và thịnh vượng, đồng thời Trung Quốc cũng chính thức tham giaHiệp ước thân thiện và hợp tác ASEAN (TAC) Điều này một lần nữa khẳng định vàitrò và uy tín ngày càng cao của ASEAN, mở ra triển vọng biến Hiệp ước TAC thànhBộ quy tắc ứng xử giữa ASEAN và các nước ngoài khu vực TAC sẽ là cơ sở để giảiquyết những vấn đề còn tồn tại, đồng thời xây dựng và củng cố quan hệ hợp tác hữunghị toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc Hơn thế nữa, những văn kiện trên đánhdấu sự tín nhiệm về chính trị – an ninh giữa ASEAN và Trung Quốc đã phát triển tớimột trình độ mới, tạo cơ sở và là điều kiện đảm bảo quan trọng cho việc thành lập khuvực mậu dịch tự do nói riêng và cho việc bảo vệ hoà bình, ổn định ở khu vực nóichung

Nói tóm lại, hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc đã phát triển nhanh trongthập kỷ qua trên tất cả các lĩnh vực nhằm đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững cólợi cho cả hai bên Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, các thể chế thương mại khuvực đòi hỏi phải có sự hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn giữa các bên nhằm vượt qua tháchthức và tận dụng các cơ hội Trong bối cảnh đó, ASEAN và Trung Quốc cần quyếttâm đưa ra một khuôn khổ hợp tác kinh tế toàn diện và hướng về tương lai nhằm đặtra nền tảng pháp lý cho các hoạt động hợp tác kinh tế giữa hai bên, bao gồm một khuvực mậu dịch tự do Việc thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽmang lại những cơ hội to lớn và cả những thách thức Để bảo đảm thành công, ý chíchính trị là một yếu tố quyết định, do đó cần xây dựng một lộ trình và kế hoạch hànhđộng cụ thể để Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sớm được thực hiệntheo mong muốn của các nhà lãnh đạo hai bên.

1.2 Sự hình thành ACFTA1.2.1 Các mốc thời gian chính

Đầu những năm 90 là giai đoạn hợp tác khu vực còn bị coi nhẹ nhưng trongnửa cuối thập kỷ đó, các nước đã chứng kiến những động thái thể chế hoá các dàn xếpmậu dịch tự do thông qua các khu vực mậu dịch tự do song phương và thông qua cácsáng kiến khác Nếu như những năm đầu thập kỷ 90 là giai đoạn Mỹ tăng cường candự vào khu vực này, thì nửa cuối thập kỷ chứng kiến việc tăng cường mở rộng hợp táckhu vực thông qua nhóm ASEAN + 3 (10 nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản,Hàn Quốc).

Trang 27

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á đã làm các nước trong khu vực nhậnthức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của hợp tác kinh tế trong khu vực Sự hợp tác vềtiền tệ Châu á và việc tổ chức các cuộc gặp 10 + 3 đã cho thấy, hợp tác kinh tế trongkhu vực này đã trở thành một vấn đề rất quan trọng Theo chương trình này, nhiều kếhoạch hợp tác kinh tế đã được đưa ra, như Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - TrungQuốc, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – ấn độ, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN –Hàn Quốc, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Nhật Bản, Khu vực mậu dịch tự dogiữa Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, Khu vực mậu dịch tự do Đông á, … Vấndề quan trọng nhất là việc các cường quốc kinh tế đã bắt đầu chú trọng đến phát triểnhợp tác kinh tế khu vực Nhật Bản, nước luôn theo hướng hợp tác thương mại đaphương, nay đã bắt đầu đàm phán với Hàn Quốc, Singapore và Mehico về các hiệpđịnh thương mại song phương Từ năm 1999, Trung Quốc cũng đã thay đổi thái độtrước đây của mình về hợp tác kinh tế khu vực Thực tế là Trung Quốc đã gia nhập Tổchức thương mại thế giới, tạo điều kiện để đưa hợp tác kinh tế khu vực lên mức caohơn trên cơ sở thương mại tự do theo quy định của WTO.

Mọi đề nghị về hợp tác kinh tế khu vực ở Đông á đều có thể trở thành hiệnthực, nhưng đồng thời những đề xuất này cũng vấp phải những trở ngại nhất định Xétvề mặt khả thi của các mối liên kết kinh tế khu vực, có khả năng nhất trong giai đoạnhiện nay là quan hệ hợp tác giữa 10 nước ASEAN và Trung Quốc Sự thành công củamối hợp tác kinh tế 10 + 1 này có thể sẽ được phổ biến ra các nước khác trong khuvực Đông á và làm đối trọng với khối Liên hiệp Châu Âu (EU) đã được mở rộng vàKhu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ (FTAA)

ý tưởng về việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do giữa Trung Quốc vàASEAN xuất phát từ đề xuất của Cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ tại Hộinghị thượng đỉnh không chính thức ASEAN lần thứ 4 tổ chức vào tháng 11/ 2000.Trong năm này, Trung Quốc còn thoả thuận sẽ tăng cường hợp tác và đưa ra nhữnghạng mục hợp tác cụ thể như khai thác sông Mekong, xây dựng tuyến đường sắtxuyên á…

Đến năm 2001, những thoả thuận này giữa Trung Quốc và ASEAN đã cónhững bước tiến mới Trung Quốc ủng hộ nỗ lực của ASEAN thiết lập khu vực khôngcó vũ khí hạt nhân, xem xét ký kết Hiệp định hợp tác hữu nghị Đông Nam á, cam kếtđầu tư 5 triệu USD để nạo vét sông Mekong và tài trợ 1/3 chi phí xây dựng tuyếnđường cao tốc Bankok - Côn Minh Đặc biệt, tại Hội nghị giữa những nhà lãnh đạoASEAN - Trung Quốc tổ chức vào ngày 6 /11/ 2001 tại Banda Seri Begawan

Trang 28

(Brunei), các nhà lãnh đạo Trung Quốc và 10 nước ASEAN đã đi đến nhất trí về việcthành lập Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) trong vòng 10 năm,đồng thời chính thức uỷ quyền cho các bộ trưởng và quan chức của hai bên đàm phánvề vấn đề này.

Từ sau khi đạt được thỏa thuận thành lập ACFTA, hai bên đã nỗ lực xúc tiếncác công tác thúc đẩy tiến trình ra đời của ACFTA Các tổ chức như Uỷ ban đàm phánthương mại ASEAN - Trung Quốc (TNC - Trade Negotiation Committee) và Hộiđồng thương mại ASEAN - Trung Quốc đã được thành lập Đồng thời các cuộc gặpgiữa các nhà lãnh đạo hai bên để đàm phán về phát triển hợp tác kinh tế thương mạiđã diễn ra liên tục trong năm qua như: Cuộc gặp giữa các quan chức kinh tế cao cấpASEAN - Trung Quốc (SEOM - Senior Economic Officials Meeting) lần thứ 3 hồitháng 5/ 2002 tại Bắc Kinh, Hội thảo quốc tế về hợp tác trong thương mại, đầu tư vàphát triển ASEAN - Trung Quốc diễn ra vào tháng 6 tại Côn Minh Trung Quốc, Diễnđàn về hợp tác ASEAN - Trung Quốc vào tháng 8 tại Kuala Lumpur (Malaysia), Hộinghị bộ trưởng kinh tế ASEAN - Trung Quốc lần thứ nhất vào tháng 9 tại Brunei,cuộc gặp giữa các quan chức kinh tế cấp cao của hai bên vào tháng 10 tại Singapore,… Bên cạnh đó, còn có rất nhiều các cuộc viếng thăm của các nhà lãnh đạo cũng nhưcủa các nhóm khảo sát của hai bên đến cả Trung Quốc và ASEAN để tìm hiểu tìnhhình thị trường và tìm kiếm cơ hội hợp tác

Với những nỗ lực của cả hai bên, ngày 4/ 11/ 2002, tại Hội nghị thượng đỉnhASEAN lần thứ 8 diễn ra ở thủ đô Phnompenh (Campuchia), các nhà lãnh đạoASEAN và Trung Quốc đã chính thức ký bản hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàndiện ASEAN - Trung Quốc (Framework Agreement on Asean–China ComprehensiveEconomic Cooperation - FAACCEC), mở đường cho việc thiết lập Khu vực mậu dịchtự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) trong 10 năm tới Đây là một sự kiện quantrọng, đánh dấu bước phát triển mới của quan hệ ASEAN - Trung Quốc trong thế kỷnày.

ý nghĩa của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN Trung Quốc

-Trước đây, không phải không có những lo ngại về ý tưởng thành lập khối kinhtế chung giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam á vốn có xu hướng cạnh tranhhơn là hợp tác, thậm chí còn có ý kiến cho rằng sự trỗi dậy của nền kinh tế TrungQuốc, với tỷ lệ tăng trưởng liên tục đạt khoảng 7% [5], sẽ gây nên mối đe dọa đối vớiASEAN Trong bối cảnh đó, theo thông lệ, người ta trông đợi rằng ASEAN sẽ dựng

Trang 29

lên những rào cản tự vệ để chống lại hàng hóa của Trung Quốc và triển khai các biệnpháp bảo hộ mậu dịch để đánh bật sự thách thức của Trung Quốc Tất nhiên, đấy làmột giải pháp Nhưng ASEAN đã chọn giải pháp khác, mang tính thách thức hơn, đólà gần gũi hơn và mở cửa nền kinh tế của tổ chức này với Trung Quốc trên cơ sở có đicó lại Hơn nữa, sau cuộc khủng hoảng 1997, e sợ bị gạt ra ngoài lề công cuộc toàncầu hoá, ASEAN đã và đang nỗ lực phấn đấu trở thành khu vực kinh tế năng độngnhất thế giới Thêm vào đó, Trung Quốc đưa ra những ưu tiên nhất định – hứa hẹn mởcửa thị trường trước các nước ASEAN, đồng thời ưu đãi các nước kém phát triểntrong khối gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar Thế là ASEAN chấp thuận:

“Trung Quốc đã có thiện chí, chúng tôi cũng đáp lại” [22] – Noordin Azhari, phụ

trách hợp tác kinh tế trong Ban thư ký ASEAN đã phát biểu như vậy Tại cuộc hộithảo “Quan hệ đối tác kinh tế giữa ASEAN, Nhật Bản và Trung Quốc” tổ chức vàocuối tháng 3/ 2002 tại Singapore, Giáo sư Tommy Koh, giám đốc Viện nghiên cứu

chính sách của Singapore cũng nhận định: “Trung Quốc đã đưa ra đề nghị thành lập

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc Đây là một động thái rất thông minhcủa Trung Quốc và ASEAN đã hành động đúng khi chấp nhận đề nghị này của TrungQuốc Trung Quốc sẽ không coi ASEAN là một cỗ máy thân phương tây, tức là mangtính thù địch với những lợi ích của Trung Quốc Ngược lại, Trung Quốc coi ASEANlà một người bạn và một Đông Nam á thật sự mang tính bản địa có trách nhiệm vớivận mệnh của mình” [23].

Như vậy, Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốcra đời đã đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài của ASEAN và Trung Quốc Hiện nay,trong bối cảnh suy giảm của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là kinh tế Mỹ, các nướcASEAN nhận thấy rằng đã đến lúc họ không thể chỉ dựa vào xuất khẩu sang thịtrường Mỹ mà cần phải khai thác thị trường mới để phát triển kinh tế Từ trước đếnnay, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hầu hết các nước Đông Nam á Kimngạch xuất khẩu sang Mỹ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của các nước ASEANnên khi kinh tế Mỹ giảm sút thì nền kinh tế của các nước này cũng bị suy thoái, trongkhi đó Trung Quốc vẫn giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng khâm phục Vì vậy, cácnước Đông Nam á không những cần điều chỉnh chính sách kinh tế mà còn cần tìmmột thị trường mới để không bị quá phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ Hiệp định Khuvực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc chính là giải pháp cho vấn đề trên Hơnnữa, ASEAN và Trung Quốc là những nước đang phát triển và đang ở những giaiđoạn phát triển kinh tế khác nhau nhưng đang cùng phải đối mặt với những cơ hội vàthách thức của xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế một cách mạnh mẽ của thế

Trang 30

kỷ 21 này Các khu vực chính trên toàn cầu đều đã thiết lập các Khu vực mậu dịch tựdo như Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ, Liên minh Châu Âu Quan trọng hơn, Khuvực mậu dịch tự do đã trở thành phương thức hội nhập quốc tế song song với toàn cầuhoá Vì vậy, các nước Đông Nam á cũng cần có một giải pháp để đảm bảo lợi ích khuvực cũng như tránh tác động của sự suy giảm kinh tế toàn cầu Do đó, việc thành lậpmột hiệp định mậu dịch tự do giữa hai bên và tăng cường quan hệ song phương lúcnày là một quyết định sáng suốt của ASEAN và Trung Quốc trong quá trình theo đuổinhững cơ hội phát triển mới

1.2.2 Nội dung cam kết

Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc kíngày 4/ 11/ 2002 gồm tổng cộng 16 điều và 4 phụ lục kèm theo Nội dung chính củahiệp định được chia làm 3 phần: Phần 1 (từ điều 3 đến điều 6) đề cập đến thương mạihàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và chương trình thu hoạch sớm; Phần 2 (điều 7)là về hợp tác kinh tế trên các lĩnh vực khác; Phần 3 (từ điều 8 đến điều 16) cũng làphần cuối cùng gồm các quy định về khung thời gian của các chương trình hợp tác, vềchế độ đãi ngộ MFN, các ngoại lệ chung, cơ chế giải quyết tranh chấp, kế hoạch đàmphán và một số điều khoản khác liên quan đến sự sửa đổi, hiệu lực … của Hiệp định.

1.2.2.1 Mục tiêu của Hiệp định:

i Tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN vàTrung Quốc;

ii Xúc tiến thương mại hàng hoá, dịch vụ, cũng như cơ chế đầu tư thông thoáng, rõràng;

iii Khai thác các lĩnh vực mới và thiết lập các biện pháp thích hợp cho hợp tác kinhtế chặt chẽ hơn giữa các bên;

iv Tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế có hiệu quả hơn của các nước thành viên mớicủa ASEAN và tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các bên.

Trang 31

iv áp dụng các ứng xử đặc biệt, khác biệt và linh hoạt cho các nước thành viên mớicủa ASEAN;

v áp dụng linh hoạt cho các bên trong đàm phán FTA đối với khu vực nhạy cảmcủa lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, dựa trên nguyên tắc có đi có lại vàcùng có lợi;

vi Thiết lập các biện pháp tạo thuận lợi đầu tư và thương mại có hiệu quả, bao gồmnhưng không hạn chế việc đơn giản hoá thủ tục hải quan và các thoả thuận côngnhận lẫn nhau;

vii Mở rộng hợp tác kinh tế ra các lĩnh vực khác có thể đồng thuận được của cả haibên ASEAN và Trung Quốc, mà sẽ bổ sung vào việc làm sâu sắc thêm liên kếtđầu tư và thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc, hình thành nên các chươngtrình hành động để thực hiện các lĩnh vực hợp tác;

viii Thiết lập các cơ chế thích hợp nhằm mục đích thực hiện có hiệu quả hiệp địnhnày.

1.2.2.3 Các chương trình hoạt độngi Thương mại hàng hoá

Bên cạnh chương trình thu hoạch sớm, các bên đồng ý sẽ tiến hành đàm phánloại bỏ thuế quan và dỡ bỏ các quy định khác hạn chế thương mại đối với hầu hếtthương mại hàng hoá giữa các bên (ngoại trừ các mặt hàng cần thiết phù hợp với quyđịnh của Điều 24 (8) (b) của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan của WTO).

Các mặt hàng thuộc chương trình cắt giảm thuế và loại bỏ thuế quan theo điềukhoản này sẽ bao gồm các mặt hàng không tham gia chương trình thu hoạch sớm vàsẽ được phân chia theo 2 danh mục:

Danh mục mặt hàng thông thường (NT - Normal Track): Những mặt hàng

được liệt kê trong danh mục này sẽ có thuế suất MFN áp dụng tương ứng bị cắt giảmdần hoặc loại bỏ phù hợp với lịch trình và mức thuế suất (sẽ được các bên cùng thoảthuận) trong suốt thời gian từ 01/ 01/ 2005 đến 2010 đối với ASEAN 6 (bao gồmBruney, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) và Trung Quốc; từ01/ 01/ 2005 đến 2015 với ngưỡng thuế suất khởi điểm cao hơn và bước cắt giảmkhác đối với các thành viên mới của ASEAN (bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia vàMyanmar) Đối với những dòng thuế đã được cắt giảm nhưng chưa cắt giảm xuống

Trang 32

0% trong giai đoạn kể trên, thuế suất của những mặt hàng đó sẽ được loại bỏ tích cựctrong phạm vi thời gian do các bên thoả thuận.

Danh mục mặt hàng nhạy cảm (ST – Sensitive Track): Những mặt hàng

được liệt kê trong danh mục ST sẽ có thuế suất MFN áp dụng tương ứng bị cắt giảmphù hợp với thuế suất cuối cùng vào ngày cuối cùng hoàn thành cắt giảm do các bênthoả thuận; và nếu có thể áp dụng được, sẽ tiến tới loại bỏ thuế trong phạm vi thờigian do các bên thoả thuận.

ii Thương mại dịch vụ:

Để tăng cường mở rộng thương mại dịch vụ, các bên đồng ý sẽ tiến hành đàmphán để tích cực tự do hoá thương mại dịch vụ về cơ bản hầu hết các lĩnh vực Cácvòng đàm phán sẽ trực tiếp đề cập đến các vấn đề:

 Cơ bản loại bỏ các đối xử phân biệt giữa các bên và nghiêm cấm tạo ra cácbiện pháp phân biệt đối xử mới liên quan tới thương mại dịch vụ giữa các bên, ngoạitrừ các biện pháp được phép theo Điều khoản V(1)(b) của Hiệp định chung về thươngmại dịch vụ (GATS) của WTO;

 Phát triển theo chiều sâu và mở rộng phạm vi tự do hoá thương mại dịch vụtheo hướng các nước ASEAN và Trung Quốc cam kết trong khuôn khổ GATS;

 Hợp tác dịch vụ được mở rộng giữa các bên nhằm cải thiện tính hiệu quả vàsự cạnh tranh, cũng như làm phong phú nguồn cung cấp và phân phối dịch vụ của cácbên.

iii Đầu tư

Để thúc đẩy đầu tư và thiết lập một cơ chế đầu tư cạnh tranh, tự do, thuận lợi vàminh bạch, các bên thoả thuận:

 Tiến hành đàm phán nhằm tích cực tự do hoá cơ chế đầu tư;

 Tăng cường hợp tác về đầu tư, tạo thuận lợi cho đầu tư và cải thiện tínhminh bạch của các quy định và quy chế đầu tư;

 Đưa ra cơ chế bảo hộ đầu tư.

iv Các lĩnh vực hợp tác khác :

5 lĩnh vực hợp tác ưu tiên được các bên đưa ra là: nông nghiệp; công nghệthông tin và viễn thông; phát triển nguồn nhân lực; đầu tư; và phát triển lưu vực sôngMekong Ngoài 5 lĩnh vực trên, hợp tác giữa các bên sẽ được mở rộng ra cho các lĩnh

Trang 33

vực khác, bao gồm nhưng không hạn chế các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, du lịch,công nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hộ sở hữu trí tuệ, doanhnghiệp vừa và nhỏ (SMEs), môi trường, công nghệ sinh học, ngư nghiệp, lâm nghiệp,khai khoáng, năng lượng và phát triển tiểu vùng.

Các biện pháp để đẩy mạnh hợp tác giữa các bên sẽ bao gồm những biện phápnhư: thúc đẩy và thuận lợi hoá thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và đầu tư;tăng cường tính cạnh tranh của SMEs; thúc đẩy thương mại điện tử; nâng cao nănglực; chuyển giao công nghệ Các bên cũng đồng ý thực hiện các chương trình trợ giúpphát triển và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước, đặc biệt là các thành viên mới của ASEAN,nhằm giúp các nước này điều chỉnh cơ cấu kinh tế và mở rộng quan hệ thương mại,đầu tư với Trung Quốc.

v Khung thời gian thực hiện :

Hiệp định khung quy định khung thời gian cụ thể cho mỗi chương trình hoạtđộng:

 Đối với thương mại hàng hoá, các cuộc đàm phán về cắt giảm và bãi bỏthuế quan và các vấn đề khác như trong điều 3 của Hiệp định sẽ bắt đầu từ đầu năm2003 và kết thúc vào 30/6/2004 để thiết lập ACFTA trong thương mại hàng hoá vàonăm 2010 đối với các nước ASEAN 6 và Trung Quốc, và vào năm 2015 đối với cácthành viên mới của ASEAN Các cuộc đàm phán về Quy tắc xuất xứ đối với thươngmại hàng hoá sẽ được hoàn thành không muộn hơn tháng 12/ 2003.

 Đối với thương mại dịch vụ và đầu tư, các đàm phán về các thoả thuậntương ứng sẽ bắt đầu vào năm 2003 và kết thúc càng sớm càng tốt theo khung thờigian được các bên thoả thuận, có xét đến những lĩnh vực nhạy cảm của các bên vànhững đối xử đặc biệt, khác biệt và linh hoạt đối với các thành viên mới của ASEAN  Đối với các lĩnh vực hợp tác khác, các bên sẽ tiếp tục xây dựng cách thức vàbước đi có thể chấp thuận được đối với tất cả các bên có liên quan

vi Đãi ngộ tối huệ quốc (MFN)

Đây là điều khoản ưu tiên đặc biệt của Trung Quốc dành cho các nước ASEANchưa phải là thành viên của WTO bao gồm Lào, Campuchia và Việt Nam TrungQuốc đồng ý dành cho các nước này đối xử tối huệ quốc phù hợp với những nguyêntắc và cam kết của Trung Quốc với WTO kể từ ngày kí kết Hiệp định này Như vậy làmặc dù chưa được gia nhập WTO, 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia vẫn được

Trang 34

hưởng những ưu đãi của WTO trong quan hệ với Trung Quốc Đây là điều kiện thuậnlợi để các nước này đẩy nhanh hơn quá trình gia nhập ACFTA, theo kịp những nướcphát triển hơn trong khối.

vii Chương trình thu hoạch sớm (Early Harvest Programme – EHP):

Đây là nội dung được đề cập kỹ nhất và cụ thể nhất trong Hiệp định khung,cũng là một điểm đặc biệt của Hiệp định khung này Vì như trên đã nêu, thời gianthoả thuận hoàn thành ACFTA là trong vòng 10 năm, kết thúc vào 2010 đối với TrungQuốc và ASEAN 5 (riêng Philippines không tham gia vào Chương trình thu hoạchsớm), vào 2015 đối với 4 nước ASEAN mới Tuy nhiên, các bên đã linh động trongđàm phán đưa ra một chương trình thực hiện sớm một số lĩnh vực trong khuôn khổhợp tác nhằm mang lại lợi ích ngay cho các bên trước thời hạn hoàn thành ACFTA.

Nội dung chính của Chương trình thu hoạch sớm là những thoả thuận xoá bỏhàng rào thuế quan đối với một số mặt hàng, chủ yếu là hàng nông sản cần thực hiệngiữa các nước ngay sau khi kí kết hiệp định Cụ thể như sau :

Những sản phẩm thuộc EHP : Đó là những sản phẩm thuộc mã số HS 8/9,

gồm 8 nhóm mặt hàng nông sản như :

Trang 35

01 Động vật sống

02 Thịt và các bộ phận nội tạng03 Cá

04 Sữa và các sản phẩm từ sữa

05 Các sản phẩm từ động vật khác06 Cây sống

07 Rau ăn

08 Quả ăn và các loại hạt

Tất cả các nước đều phải thực hiện EHP đối với những sản phẩm này Tuynhiên, trong số những sản phẩm trên, một số nước được đưa ra danh mục sản phẩmloại trừ (Exclusion List) được miễn đưa vào EHP Cho đến thời điểm ký Hiệp định, đãcó 2 nước đã đàm phán xong với các bên còn lại về danh mục sản phẩm loại trừ này,đó là Campuchia và Việt Nam Danh mục loại trừ của Campuchia gồm có 30 mặthàng, trong đó nhiều nhất là các mặt hàng thuộc mã 02, 07 và 08, chỉ có một loại mặthàng thuộc mã 01 và một loại mặt hàng thuộc mã 03 Danh mục loại trừ của Việt Namcó 15 mặt hàng thuộc mã 01, 02, 04 và 08 Các nước Brunei, Indonesia, Myanmar,Singapore, Thái Lan và Trung Quốc không được đưa ra danh mục loại trừ Còn lại cácnước Lào, Malaysia và Trung Quốc thì chưa hoàn thành xong việc đàm phán về danhmục loại trừ và sẽ phải hoàn thành vào 1/3/2003

Ngoài 8 nhóm mặt hàng nông sản trên, còn có một số sản phẩm riêng bao gồmcả những sản phẩm công nghiệp cũng được đưa vào EHP nhưng chỉ được áp dụnggiữa Trung Quốc với từng nước ASEAN trên góc độ song phương Các nước ASEANnày đều thuộc ASEAN 6 Cho đến nay, chỉ có Indonesia và Thái Lan đã hoàn thànhđàm phán với Trung Quốc về các sản phẩm này.

Mức giảm thuế:

Trừ những sản phẩm có mức thuế MFN 0% hoặc có mức thuế được giảmxuống 0%, mức thuế vẫn sẽ giữ nguyên là 0%, còn lại tất cả các sản phẩm thuộcchương trình EHP được chia thành 3 loại :

Loại 1: là các sản phẩm có mức thuế MFN > 15% đối với Trung Quốc và cácnước ASEAN 6, mức thuế MFN >=30% đối với các nước thành viên ASEAN mới.

Loại 2: là các sản phẩm có mức thuế >= 5% và <= 15% đối với Trung Quốc vàASEAN 6, mức thuế >=15% và < 30% đối với các nước ASEAN mới.

Loại 3: là các sản phẩm có mức thuế < 5% đối với Trung Quốc và các nướcASEAN 6, mức thuế < 15% đối với các nước thành viên ASEAN mới.

Lộ trình giảm thuế:

Trang 36

Chương trình EHP sẽ được bắt đầu thực hiện không muộn hơn 1/1/2004 với lộtrình cắt giảm cụ thể như sau:

Bảng 7: Lộ trình giảm thuế theo EHP đối với Trung Quốc và các nước ASEAN 6

Loại sản phẩmKhông muộn hơn1/1/2004

Không muộn hơn1/1/2005

Không muộn hơn1/1/2006

Nguồn: Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc (FAACCEC), (bản

tiếng anh) – Ban thư ký ASEAN (www.aseansec.org).

Bảng 8: Lộ trình giảm thuế theo EHP đối với các nước thành viên ASEAN mới

Bảng 8a: Các sản phẩm loại 1 - thuế suất > =30%

Khôngmuộn hơn1/1/2010

Khôngmuộn hơn1/1/2010

Khôngmuộn hơn1/1/2010

Trang 37

Nguồn: Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc (FAACCEC), (bản

tiếng anh) – Ban thư ký ASEAN (www.aseansec.org).

Các quy định khác trong EHP:

Bên cạnh những thoả thuận về thuế quan đối với hàng hoá, EHP còn có nhữngquy định về nguyên tắc xuất xứ và cách áp dụng các điều khoản của WTO cho thươngmại hàng hoá Các bên cũng cam kết sẽ tìm ra những biện pháp khả thi để áp dụngEHP đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ.

Chương trình EHP cũng đề cập đến việc thực hiện các hoạt động hợp tác của 2bên trên các lĩnh vực khác như dự án đường sắt nối Singapore - Côn Minh và dự ánđường cao tốc Bankok - Côn Minh theo khuôn khổ của Chương trình hợp tác pháttriển lưu vực sông Mekong và Chương trình Tiểu vùng sông Mekong mở rộng; các kếhoạch phát triển trung và dài hạn của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS); việcký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp giữa các bên, …

viii Kế hoạch đàm phán

Uỷ ban đàm phán thương mại ASEAN - Trung Quốc (TNC) sẽ tiếp tục tiếnhành các chương trình đàm phán đã đề ra trong Hiệp định khung, và báo cáo thườngxuyên về kết quả và những tiến triển trong đàm phán của tổ chức này cho Các bộtrưởng kinh tế ASEAN (AEM) và Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tếTrung Quốc (MOFTEC) thông qua các hội nghị của các quan chức kinh tế cấp caoASEAN (SEOM) và MOFTEC Đồng thời, các bên cũng có thể thành lập các tổ chứckhác nếu thấy cần thiết cho việc hợp tác và tiến hành các hoạt động hợp tác kinh tếphù hợp với Hiệp định khung và các tổ chức này nếu được thành lập cũng sẽ có nhiệmvụ giống như TNC.

Nói tóm lại, có thể khẳng định Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diệngiữa ASEAN và Trung Quốc kí ngày 4 / 11/ 2002 có ý nghĩa rất quan trọng đối vớitiến trình hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc Với sự xác địnhrõ mục tiêu, phạm vi, biện pháp, thời gian, thời hạn thực hiện sớm, các kế hoạch chitiết liên quan đến hợp tác kinh tế, các cam kết về đãi ngộ MFN cho các nước ASEANkém phát triển và các kế hoạch đàm phán trong tương lai về thương mại hàng hoá,thương mại dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực hợp tác khác …, Hiệp định này là cơ sởpháp lý cho sự ra đời của ACFTA hay nói cách khác là một cơ sở bằng văn bản vàbằng chứng hợp pháp của quan hệ hợp tác kinh tế trong tương lai giữa ASEAN vàTrung Quốc

Trang 38

Chương 2: Tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốctới các quốc gia thành viên

2.1 Cơ hội

2.1.1 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

Trong vòng 10 năm tới, một vòng cung rộng lớn, bao quát hầu hết khu vựcĐông á sẽ hình thành nên một trong những Khu vực mậu dịch tự do lớn nhất và năngđộng nhất thế giới, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc dự định sẽ được hoàn thànhtrong vòng 10 năm Việc xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong khungthời gian này sẽ không gặp phải trở ngại, bởi ASEAN đã và đang tích cực cắt giảmthuế quan theo quy định của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA): sáu nướcthành viên cũ của ASEAN cam kết sẽ hạ mức thuế quan bình quân xuống dưới 5%vào cuối 2003; bốn nước thành viên mới là Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmarsẽ hạ mức thuế xuống dưới 5% vào cuối 2006, đồng thời sẽ bỏ tất cả thuế quan, thựchiện mậu dịch tự do vào năm 2018 Thuế quan của ASEAN hạ thấp sẽ có ảnh hưởngvô cùng thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa trong nội bộ khối, đồng thời tạo cơ sởcho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc ACFTA sớm được hình thành.Hơn thế nữa, khả năng tiếp cận lớn hơn với người láng giềng khổng lồ Trung Quốc cóthể gây tác động kích thích tiến trình tự do hoá chậm chạp của bản thân khu vực.Jonathan Anderson thuộc bộ phận nghiên cứu Châu á Thái Bình Dương của công ty

UBS Securities tại Hồng Kông lập luận: “Đông Nam á không đưa ra bất kỳ ý tưởng gì

gần với một thị trường tự do về lao động, vốn hay hàng hoá Nếu một FTA với TrungQuốc có thể buộc ASEAN phải tự do hoá hơn nữa các nền kinh tế của mình và tiếngần tới một không gian kinh tế thống nhất, điều này có thể là nguồn tạo ra sự tăngtrưởng và đầu tư mới ở trong nước, trong lĩnh vực chế tạo cũng như trong các nguồnchủ chốt” [24].

Tuy nhiên, khái niệm “10 năm” của ACFTA chỉ là một khung thời gian chứkhông phải là một khái niệm có tính tuyệt đối, và bởi vậy rất có khả năng là việc triểnkhai Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ được hoàn thành trước thờihạn đã định Ví dụ, việc triển khai Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã đượcđẩy nhanh so với khung thời gian đã được dự kiến lúc đầu là 15 năm Vào tháng 1/2002, Thủ tướng Thái Lan Thashin thậm chí còn gợi ý hoàn thành Khu vực mậu dịchtự do ASEAN - Trung Quốc trong vòng 2 năm.

Trang 39

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc một khi được hình thành nhấtđịnh sẽ phát sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của ASEAN và Trung Quốc, thậm chícủa toàn thế giới Về mặt kinh tế, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽđem lại những cơ hội tốt đẹp cho sự hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên, cụ thểlà:

2.1.1.1 Tăng cường mở rộng tiềm năng thương mại

Theo những mô phỏng mà Tổ nghiên cứu hỗn hợp của Nhóm chuyên gia vềhợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc (ASEAN – China Expert Group on Economic

Cooperation) đã tiến hành dựa trên Dự án nghiên cứu về thương mại toàn cầu (GTAP

– Global Trade Analysis Project), việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

-Trung Quốc sẽ mang lại những cơ hội lớn cho các nước tham gia với việc tạo ra mộtkhu vực thị trường lớn nhất thế giới với hơn 1.7 tỷ người tiêu dùng, tổng thu nhậpquốc nội vào khoảng 2 nghìn tỷ USD và tổng kim ngạch trao đổi thương mại ước tínhlên đến 1.23 nghìn tỷ USD [25] Tuy nhiên cần chú ý rằng mô hình GTAP không baogồm Bruney, Lào, Campuchia và Myanmar Nếu những nước này tham gia vào khuvực mậu dịch tự do và nếu họ giành được lợi nhuận thì FTA với Trung Quốc sẽ càngcó tính khả thi cao hơn.

Với phương pháp cân bằng tổng quát điện toán (Computational General

Equilibrium – CGE), Viện chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc KIEP cũng đã tiến

hành nghiên cứu về tác động của các khu vực mậu dịch tự do ở Đông á, trong đó cóKhu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc Theo mô hình CGE, lợi ích kinh tế sẽkhông lớn nếu chỉ tính riêng tự do hoá thương mại, nếu tính thêm các lợi ích của việctích luỹ vốn thì lợi ích kinh tế sẽ được mở rộng Cụ thể, khi Trung Quốc và ASEANký kết một FTA, tự do hoá thương mại sẽ làm tăng GDP của ASEAN lên 0.23%,trong khi tác động tổng hợp của tự do hoá thương mại và tích luỹ vốn sẽ làm tăng

GDP lên 2.08%, xấp xỉ 5 lần tác động riêng của tự do hoá [26] (tham khảo Phụ lục 7).

Các kết quả này cũng tương tự như nhận định mà Cựu Thủ tướng Trung Quốc ChuDung Cơ đã phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – ASEAN tại Singaporetháng 11/ 2000

Qua các số liệu được nghiên cứu từ 2 mô hình GTAP và CGE, có thể thấy, vềmặt kinh tế, việc hình thành ACFTA sẽ mang lại cục diện cùng có lợi cho Trung Quốcvà ASEAN:

Trang 40

Thứ nhất, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ góp phần tăng

trưởng GDP và xuất khẩu của cả ASEAN và Trung Quốc, nâng cao hiệu quả của nềnkinh tế nhờ tính cạnh tranh cao.

Theo nghiên cứu của Ban thư ký ASEAN, với việc thiết lập một FTA song

phương, GDP thực tế sẽ tăng lên đối với tất cả các nước ASEAN và Trung Quốc (xem

Indonesia 204,031.4 2,267.8 1.12Malaysia 98,032.3 1,135.5 1.16Philippines 71,167.1 229.1 0.33Singapore 72,734.9 753.3 1.04Thái Lan 165,516.0 673.6 0.41Việt Nam 16,110.9 339.1 2.11Trung Quốc 815,163.0 2,214.9 0.28Mỹ 7,120,465.5 -2,594.5 -0.04Nhật 5,078,704.5 -4,452.0 -0.09ROW (Rest of World) 14,657,026.0 -6,272.0 -0.05

Tổng 28,298,952.1 -5,706.9 -0.03

Nguồn: Báo cáo của Nhóm chuyên gia ASEAN – Trung Quốc về hợp tác kinh tế (ASEAN –

China Expert Group on Economic Cooperation), “Xây dựng quan hệ kinh tế ASEAN - TrungQuốc chặt chẽ hơn trong thế kỷ 21” – Ban thư ký ASEAN (www.aseansec.org), tháng 10/ 2001.

Từ bảng trên có thể thấy, sau khi ACFTA được thành lập, tổng thu nhập quốcnội thực tế của cả ASEAN và Trung Quốc sẽ tăng thêm 7.6 tỷ USD; trong đó tổng thunhập quốc nội của ASEAN tăng thêm 0.9%, tương đương với 5.4 tỷ USD Trong sốcác nước ASEAN, tốc độ tăng lớn nhất thuộc về Việt Nam với 2.11% trong khi GDPcủa Indonesia lại tăng lên nhiều nhất nếu tính theo giá trị tuyệt đối (2,267.8 triệuUSD) Trong trường hợp Trung Quốc, mặc dù GDP tăng thêm 2.2 tỷ USD nhưng tốcđộ tăng trưởng lại rất khiêm tốn, chỉ ở mức 0.28% Tuy nhiên, sự thay đổi về giá trịtuyệt đối hay tương đối không phải là quan trọng mà quan trọng hơn cả là các thay đổiđó đều theo xu hướng tích cực đối với cả ASEAN và Trung Quốc Nói cách khác, lợi

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Cỏc khu mậu dịch tự do lớn của 1 số nước Cỏc khu mậu dịch tự do đó ký kết - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam.doc
Bảng 1 Cỏc khu mậu dịch tự do lớn của 1 số nước Cỏc khu mậu dịch tự do đó ký kết (Trang 5)
Bảng 2: Một vài chỉ số kinh tế vĩ mụ của Trung Quốc - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam.doc
Bảng 2 Một vài chỉ số kinh tế vĩ mụ của Trung Quốc (Trang 11)
Bảng 3: Tổng giỏ trị ngoại thương của ASEAN (1999 – 2000) - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam.doc
Bảng 3 Tổng giỏ trị ngoại thương của ASEAN (1999 – 2000) (Trang 16)
Bảng 4 cho thấy bỡnh quõn hàng năm từ năm 1995 đến nay, kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc và ASEAN tăng 15%/ năm - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam.doc
Bảng 4 cho thấy bỡnh quõn hàng năm từ năm 1995 đến nay, kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc và ASEAN tăng 15%/ năm (Trang 18)
Bảng trờn cho thấy trong số cỏc nước ASEAN, Singapore là nước đầu tư vào Trung Quốc lớn nhất, chiếm tới gần 65% tổng FDI của cả ASEAN vào Trung Quốc  với số vốn FDI đạt 16.9 tỉ USD đến hết năm 2000, sau đú là Malaysia và Thỏi Lan  nhưng số FDI của hai nướ - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam.doc
Bảng tr ờn cho thấy trong số cỏc nước ASEAN, Singapore là nước đầu tư vào Trung Quốc lớn nhất, chiếm tới gần 65% tổng FDI của cả ASEAN vào Trung Quốc với số vốn FDI đạt 16.9 tỉ USD đến hết năm 2000, sau đú là Malaysia và Thỏi Lan nhưng số FDI của hai nướ (Trang 21)
Bảng 6: Đầu tư của Trung Quốc vào từng nước ASEAN (Tớnh đến cuối năm 2000) - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam.doc
Bảng 6 Đầu tư của Trung Quốc vào từng nước ASEAN (Tớnh đến cuối năm 2000) (Trang 23)
Bảng 7: Lộ trỡnh giảm thuế theo EHP đối với Trung Quốcvà cỏc nước ASEAN 6 Loại sản phẩmKhụng muộn hơn  1/1/2004Khụng muộn hơn 1/1/2005Khụng muộn hơn 1/1/2006 - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam.doc
Bảng 7 Lộ trỡnh giảm thuế theo EHP đối với Trung Quốcvà cỏc nước ASEAN 6 Loại sản phẩmKhụng muộn hơn 1/1/2004Khụng muộn hơn 1/1/2005Khụng muộn hơn 1/1/2006 (Trang 37)
Bảng 8: Lộ trỡnh giảm thuế theo EHP đối với cỏc nước thành viờn ASEAN mới - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam.doc
Bảng 8 Lộ trỡnh giảm thuế theo EHP đối với cỏc nước thành viờn ASEAN mới (Trang 37)
Bảng 9: Tỏc động của ACFTA tới GDP thực tế theo mụ hỡnh GTAP - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam.doc
Bảng 9 Tỏc động của ACFTA tới GDP thực tế theo mụ hỡnh GTAP (Trang 42)
Bảng 11: Cỏc khả năng trao đổi thương mại giữa Trung Quốcvà ASEAN-5 thị trường xuất khẩu cũn bỏ ngỏ - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam.doc
Bảng 11 Cỏc khả năng trao đổi thương mại giữa Trung Quốcvà ASEAN-5 thị trường xuất khẩu cũn bỏ ngỏ (Trang 48)
Bảng 12: So sỏnh đơn giỏ nhõn cụng giữa Trung Quốcvà một số nước ASEAN - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam.doc
Bảng 12 So sỏnh đơn giỏ nhõn cụng giữa Trung Quốcvà một số nước ASEAN (Trang 65)
Bảng 13: Chỉ số đặc thự của Trung Quốcvà cỏc nước ASEAN 5 trong một số ngành cụng nghiệp - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam.doc
Bảng 13 Chỉ số đặc thự của Trung Quốcvà cỏc nước ASEAN 5 trong một số ngành cụng nghiệp (Trang 66)
3.1.2.1. Về xuất nhập khẩu chớnh ngạch: - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam.doc
3.1.2.1. Về xuất nhập khẩu chớnh ngạch: (Trang 74)
Bảng 16: Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc sang Việt Nam - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam.doc
Bảng 16 Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc sang Việt Nam (Trang 75)
Bảng 15: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc (số liệu năm 2003 là dự kiến) - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam.doc
Bảng 15 Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc (số liệu năm 2003 là dự kiến) (Trang 75)
Bảng 1: Tỏc động của ACFTA tới GDP của khu vực - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam.doc
Bảng 1 Tỏc động của ACFTA tới GDP của khu vực (Trang 127)
Bảng 2: Tỏc động của ACFTA tới mức độ thịnh vượng của khu vực - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam.doc
Bảng 2 Tỏc động của ACFTA tới mức độ thịnh vượng của khu vực (Trang 127)
Bảng 3: Tỏc động của ACFTA tới xuất khẩu của khu vực - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam.doc
Bảng 3 Tỏc động của ACFTA tới xuất khẩu của khu vực (Trang 128)
Bảng 4: Tỏc động của ACFTA tới nhập khẩu của khu vực - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam.doc
Bảng 4 Tỏc động của ACFTA tới nhập khẩu của khu vực (Trang 128)
Bảng 2: Tỏc động của ACFTA đến cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam.doc
Bảng 2 Tỏc động của ACFTA đến cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN (Trang 129)
Bảng 1: Tỏc động của ACFTA đến cơ cấu xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam.doc
Bảng 1 Tỏc động của ACFTA đến cơ cấu xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc (Trang 129)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w