1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện hiệp định thương mại tự do asean trung quốc

214 656 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 214
Dung lượng 29,94 MB

Nội dung

Với việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế cùng với việc thực thi các cơ chế bổ trợ khác, các sản phẩm hàng hoa và dịch vụ của Việt Nam - một thành viên của ASEAN- sẽ được mở rộng

Trang 2

BỘ T H Ư Ơ N G MẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Si—

Đ Ề TÀI NCKH CẤP B Ộ

GIẢI PHÁP N Â N G CAO N Ă N G Lực CẠNH TRANH CỦA CÁC N G À N H DỊCH v ụ TRONG Bối CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẼ'VÀ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH

Trang 3

T H Ư Ơ N G MẠI Tự DO ASEAN-TRUNG QUỐC

Mã số: 2005-78-004

Chủ nhiệm đề tài:

Thư ký đề tài:

Các thành viên tham gia:

PGS.TS Nguyễn Hữu Khải ThS Vũ Thị Hiền

ThS Nguyễn Xuân Nữ ThS Phạm Hồng Yên ThS Lê Thị Ngọc Lan ThS Đào Ngọc Tiên ThS Hoàng Trung Dũng

CN Vũ Đức Cường

CN Trần Nguyên Chất

Hà nội, 2006

Trang 4

I M F International Moneytary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

W T O World Trade Organization

Trang 5

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỘT số VÂN ĐỂ LÝ LUẬN VẾ NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA CÁC

NGÀNH DỊCH v ụ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TÊ QUỐC TÊ Ì

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM Cơ BẢN Ì

1.1.1 Khái niệm dịch vụ và thương mại dịch vụ Ì

Ì Ì 2 Khái niệm năng lực cạnh tranh 7

1.1.3 Tiêu chí đánh giá nàng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ 9

1.2 HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG LĨNH vực DỊCH v ụ CỦA VIỆT NAM

VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC NGÀNH DỊCH vụ 12

1.2.1 Cam kết về dịch vụ của Việt Nam trong khuôn khậ Hiệp định khung về dịch vụ

của ASEAN (AFAS) 12

1.2.2 Tiến trình thực hiện các cam kết của Việt Nam về thương mại dịch vụ trong

Hiệp định thương mại Việt - Mỹ 14

1.2.3 Bản chào cam kết về thương mại dịch vụ của Việt Nam trong đàm phán gia

nhậpWTO ' ' „ * 18

1.2.4 Hội nhập về dịch vụ trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do

ASEAN - Trung Quốc ' 20

1.2.5 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện ACFTA đối với các ngành

dịch vụ của Việt Nam 22

1.3 KINH NGHIỆM N Â N G CAO NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA C Á C NGÀNH

DỊCH V Ụ CỦA MỘT số NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 26

1.3.1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực canh tranh của ngành dịch vụ viễn thông của

Mỹ: tự do hoa và các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ 26

1.3.2 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ bảo hiểm ở các

nước EU 30 1.3.3 Dịch vụ ngân hàng - tự do hoa nửa vời và con đường nâng cao năng lực cạnh

tranh ngành dịch vụ ngân hàng nhiều gập ghềnh của Hàn Quốc 32

1.3.4 M ô hình lấy phát triển dịch vụ làm chủ đạo: trường hợp ngành dịch vụ ÍT của

An Đ ộ 37 1.3.5 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 38

CHƯƠNG Ù: ĐÁNH GIÁ NÀNG Lực CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÀNH DỊCH vụ

CỬA VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN so SÁNH VỚI CÁC NƯỚC ASEAN VA

2 Ì 2 Năng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ điển hình của Việt Nam 46

2.2 THỰC TRẠNG NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÀNH ĐÍCH vu CỦA

CÁC NƯỚC ASEAN, TRUNG QUỐC " 73

2.2 Ì Năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ của ASEAN 73

2.2.2 Năng lực cạnh tranh các ngành dịch vụ của Trung Quốc 94

Trang 6

2.3 SO SÁNH N Ă N G Lực CẠNH TRANH CỦA MỘT SÔ PHÂN N G À N H DỊCH v ụ

TIÊU BIÊU C U A VIỆT N A M VỚI C Á C N Ư Ớ C A S E A N V À TRUNG Q U Ố C 109

2.3.1 Những so sánh chung về môi trường cạnh tranh 109

2.3.2 Những phân ngành dịch vụ Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao 113

2.3.2 Những phân ngành dịch vụ Việt Nam kém khả năng cạnh tranh so với A S E A N

và Trung QuỰc 11°

C H Ư Ơ N G ni: GIẢI P H Á P N Â N G C A O N Ă N G L ự c C Ạ N H T R A N H C Ủ A C Á C

N G À N H DỊCH vụ V I Ệ T N A M T R O N G B Ố I C Ả N H H Ộ I N H Ậ P V À T H Ự C HIỆN

HIỆP ĐỊNH T H Ư Ơ N G M Ạ I T ự DO A S E A N - T R U N G Q U O C 123

3.1 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC N G À N H DỊCH v ụ CỦA VIỆT

N A M TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP 123

3.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chủ động hội nhập kinh tế quỰc tế và

Phụ lụcl: Các hình thức dịch vụ xuất khẩu của Việt Nam, theo GATS 173

Phụ lục 2: SỰ lượng khách du lịch quỰc tế và nội địa tại Việt Nam từ 2000 đến

Phụ lục 3: Xếp hạng một sỰ nền kinh tế theo chỉ sỰ năng lực dịch vụ tài chính (2003) 175

Phụ lục 4: So sánh các sân bay của Việt Nam vói các nước trong khu vực

và thế giới 176 Phụ lục 5: Các chỉ tiêu về du lịch của các nước A S E A N 177

Phụ lục 6: Các chỉ tiêu về vận tải của các nước A S E A N 179

Phụ lục 7: Các chỉ tiêu về dịch vụ của Trung QuỰc 180

Phụ lục 8: L ợ i nhuận ròng trung bình trên một doanh nghiệp, tính theo lĩnh vực

hoạt động kinh tế: 2000-2002 (triệu đồng) 182

Phụ lục 9: K h ả năng sinh lòi của một sô ngân hàng trên thế giới n ă m 2002 183

Trang 7

DANH M Ụ C BẢNG Bảng 1-1: Giao dịch thương mại dịch vụ theo phương thức cung cấp 6

Bảng 1-2: Bản chào về dịch vụ đẩu tiên của Việt Nam trong ASEAN 13

Bảng 1-3: Các cam kết của 112 nước đã cam kết về du lịch dịch vụ trong WTO 19

Bảng 1-4: Tài sản của các tổ chức tài chính Hàn quốc 34

Bảng 1-5: So sánh phân ngành dịch vụ ở Việt Nam và Ân Đ ộ 1995-2001 37

Bảng 2-1: So sánh tốc độ tăng trưởng dịch vụ và GDP của Việt Nam 42

Bảng 2-2: Kim ngạch xuất, nhựp khẩu dịch vụ Việt Nam giai đoạn 1995-2005 44

Bảng 2-3: Tốc đô tăng kim ngạch xuất, nhựp khẩu dịch vụ và cán cân xuất, nhựp khẩu

dịch vụ ' .7 45

Bảng 2-4: Số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1990-2005 46

Bảng 2-5: Thị phần và biến động về lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam 47

Bảng 2-6 : Giá trị nhựp khẩu đối với khách du lịch Việt Nam

ra nước ngoài năm 2000 51 Bảng 2-7 : Quy m ô vốn tự có của các ngân hàng thương mại Việt Nam 53

Bảng 2-8: Quy m ô vốn tự có của một số ngân hàng thương mại trên thế giới 53

Bảng 2-9: Tinh hình huy động vốn của hệ thống NHTM Việt Nam 54

Bảng 2-10: Lợi nhuựn sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) 55

Bảng 2-11: Lợi nhuựn sau thuế trên tổng tài sản có (ROA) 55

Bảng 2-12: Tình hình xuất, nhựp khẩu dịch vụ ngân hàng năm 2000 57

Bảng 2-13: Kết cấu thị trường bảo hiểm giai đoạn 1993-2005 58

Bảng 2-14: Ước tính giá trị dịch vụ bảo hiểm hàng hoa xuất khẩu, nhựp khẩu 61

Bảng 2-15: Khả năng thương thuyền của ngành vựn tải biển Việt Nam 62

Bảng 2-16: Kết quả vựn chuyển hàng hoa của H K V N từ 1995 đến 2003 64

Bảng 2-17: Đánh giá chất lượng dịch vụ hàng hoa của một số hãng hàng không 65

Bảng 2-18: Số lượng khách du lịch đến các nước ASEAN (tính theo nước) 78

Bảng 2-19 : Thu nhựp từ du lịch quốc tế của các nước ASEAN 78

Bảng 2-20: Một số chỉ số viễn thông quan trọng ở các nước thành viên ASEAN 81

Bảng 2-21: Xuất khẩu dịch vụ du lịch y tế của một số nước ASEAN 89

Bảng 2-22: So sánh về giá dịch vụ y tế (2001) 90

Bảng 2-23: Xếp hạng về Vựn tải đường hàng không các nước ASEAN 94

Bảng 2-24: Tỉ trọng dịch vụ trong GDP của Trung Quốc và tốc độ tăng trưởng của

ngành qua các năm 95 Bảng 2-25: Cơ cấu ngành dịch vụ của Trung Quốc 97

Bảng 2-26: Giá trị thương mại dịch vụ quốc tế của Trung Quốc qua các năm 98

Trang 8

Bảng 2-27: Các nước đứng đầu về thu nhập từ du lịch

Bảng 2-28 : Tăng trưởng số lượng doanh nghiệp bảo hiểm nhãn thọ

của Trung Quốc 103 Bảng 2-29: Chỉ số về môi trường kinh tế vĩ m ô của Việt Nam, Trung Quốc

trong tổng giá trị thương mụi dịch vụ thế giới 111

Bảng 2-34: Tỷ trọng trong GDP của một số ngành dịch vụ của Trung quốc, Việt Nam

và một số nước ASEAN, 1995-2001 (%) 112

Bảng 2-35: Thị phần và biến động về lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam

so với khu vực ASEAN và thế giới 113

Bảng 2-36: So sánh về mức độ phát triển cơ sở hụ tầng cho vận tải đường sắt giữa

Việt Nam, Trung Quốc và các nước ASEAN 116

Bảng 2-37: So sánh về mức độ phát triển cơ sở hụ tầng cho vận tải đường hàng không

giữa Việt Nam, Trung Quốc và các nước ASEAN 116

Bảng 2-38: So sánh về mức độ phát triển cơ sở hụ tầng cho vận tải đường thủy giữa

Việt Nam, Trung Quốc và các nước ASEAN 116

Bảng 2-39: Dự đoán về số lượng công-ten-nơ thông quan

tụi các cảng khu vực ASEAN 117

Bảng 2-40: So sánh năng lực cụnh tranh của khu vực tài chính - ngân hàng Việt Nam

vói Trung Quốc và các nước ASEAN 118

Bảng 2-41: Tỷ lệ tiền mặt/GDP của hệ thống ngân hàng Việt Nam so vói các nước

trong khu vực (%) 119

Bảng 2-42: Lượng sản phẩm dịch vụ do hệ thống ngân hàng Việt Nam cung cấp 119

Bảng 2-43: Phí bảo hiểm bình quân đầu người của Việt Nam, Trung Quốc và các nước

ASEAN 120 Bảng 2-44: So sánh các chỉ số ngành viễn thông của Việt Nam, Trung Quốc và các

nước ASEAN 121 Bảng 2-45: So sánh cơ cấu doanh thu lĩnh vực viễn thông

của Trung Quốc và Việt Nam 121

iv

Trang 9

DANH M Ụ C HÌNH

Hình 1-1: Các nước xuất khẩu dịch vụ hàng đầu thế giới năm 2002 26

Hình 1-2: Xuất nhập khẩu dịch vụ viễn thông của Mỹ: giao dịch qua biên giới 27

Hình 2-1: Cán cân thương mại dịch vụ của Việt Nam 45

Hình 2-2: Mối quan hệ giữa dịch vụ du lịch và các dịch vụ khác 49

Hình 2-3: Tăng trưởng doanh thu phí bỷo hiểm 1996-2004 59

Hình 2-4: So sánh khối lượng hàng hoa chuyên chở của Vietnam Airlines với các

hãng hàng không quốc tế khai thác tại Việt Nam 66 Hình 2-5: Xu thế tăng chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục ở Việt Nam giai đoạn

1993-2002 7 ' 72

Hình 2-6: Tỷ lệ lưu học sinh phân theo khu vực địa lý giai đoạn 1993 - 2002 72

Hình 2-7: Tỷ trọng dịch vụ trong GDP của các nước ASEAN năm 2002 73

Hình 2-8: Kim ngạch xuất, nhập khẩu dịch vụ của khu vực ASEAN 74

Hình 2-9: Các quốc gia xuất nhập khẩu dịch vụ chính của Asean 75

Trang 10

L Ờ I NÓI Đ Ầ U

Ị Tính cấp thiết của đề tài

Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 5 tại Bruney (6/11/2001), Trung Quốc và ASEAN đã ký Hiệp định khung thành lập khu vực thương mại tự do dự định

thực hiện trong vòng 10 năm Việc thiết lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc là một bước tiến lớn trong quan hệ giờa hai khu vực kinh tế quan trọng ở châu A,

tạo ra một "sân chơi", một thị trường với 1,7 tỷ người tiêu dùng với tổng thu nhập quốc nội xấp xỉ 2 nghìn tỷ USD và kim ngạch trao đổi thương mại khoảng Ì ,23 nghìn tỷ USD, giúp các nước trong khu vực có điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường khả năng đối phó với các rủi ro kinh tế và giảm sự lệ thuộc quá nhiều vào thị trường các nước phát triển Mặc dù quy m ô kinh tế không lớn như EU hay NAFTA, song Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc vẫn được đánh giá là khu vực năng động nhất thế giới

Với việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế cùng với việc thực thi các cơ chế bổ trợ khác, các sản phẩm hàng hoa và dịch vụ của Việt Nam - một thành viên của ASEAN- sẽ được mở rộng cửa hơn để thâm nhập không nhờng vào thị trường các nước ASEAN mà còn tiến vào thị trường Trung Quốc rộng lán, trong đó thương mại dịch vụ của Việt Nam được nhận định rằng sẽ có bước đột phá quan trọng Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực nhạy cảm đối với nền kinh tế và chưa phát triển mạnh nên dịch vụ của Việt Nam đang vấp phải nhờng khó khăn vô cùng lớn khi cạnh tranh ngay cả với các nước ASEAN và đặc biệt là Trung Quốc - một nước có tiềm lực vê quy mô, kinh nghiệm và nghệ thuật thương mại được tích lũy hàng ngàn năm, hơn nờa lại đang có nhờng điều kiện giao lưu thương mại với cấc nước trên thế giới thuận lợi hơn Việt Nam nhờ vào tiến trình hội nhập mạnh mẽ

Để nền kinh tế Việt Nam có thể phát triển mạnh và vờng bước trong quá trình hội nhập nói chung và quá trình thực hiện Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung quốc nói riêng, yêu cầu cấp bách hiện nay là cần phải nhìn nhận lại tổng thể sự phát triển của khu vực dịch vụ của Việt Nam, của các nước ASEAN và Trung Quốc, đánh giá được năng lực cạnh tranh về thương mại dịch vụ của Việt Nam trong tương quan so sánh với các nước ASEAN và Trung quốc, để từ đó tìm ra nhờng giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh về thương mại dịch vụ của Việt Nam

Trang 11

tranh của hàng hoa và dịch vụ Việt Nam" do UBQG về hợp tác quốc tế thực hiện năm 2003; đề tài "Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngán hàng thương mại Việt Nam trong xu thế hội nhập" do PGS.TS Nguyễn Thị Quy làm chủ nhiệm; đề tài "Tác động

của việc thành lập Khư vực thương mại tự do ASEAN Trung Quốc đối với kinh tẻ thươìig mại Việt Nam" do Bộ Thương mại thực hiện năm 2004; dự án VIE 02/009 "Mội

-số lựa chọn và kiến nghị cho chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tê" do Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới và

Công ty tư vấn tăng trưởng dịch vụ (Canada) thực hiện, nghiệm thu năm 2006, Ngoài

ra, còn rất nhiều các cuộc hội thảo, bài viết đăng tải trên các tạp chí, các luận văn thạc

sỹ, luận án tiến sỹ liên quan đến vấn đề nàng lực cạnh tranh của các ngành và vấn đỉ

thương mại dịch vụ trong quá trình hội nhập Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu là

đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngành sản xuất hàng hoa hữu hình, hoặc chỉ giới

hạn trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngành dịch vụ đơn lẻ chứ chưa có

công trình nào đánh giá tổng thỉ về năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ, đặc

biệt là đi sâu nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ trong bối cảnh hội

nhập và thực hiện Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc

3 M ú c tiêu nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ Việt Nam

trong tương quan so sánh với các nước ASEAN và Trung Quốc, những thách thức và cơ

hội đối với các ngành dịch vụ của Việt Nam khi hội nhập và thực hiện Hiệp định

thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc

- Làm rõ các phân ngành dịch vụ m à Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao và

những phân ngành dịch vụ kém khả năng cạnh tranh so vói ASEAN và Trung Quốc

- Kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao năng lực canh tranh của các ngành

dịch vụ của Việt Nam

4 Đ ố i tương nghiên cứu

- Những lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ

- Thực tiễn năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ của Việt Nam, các nước

ASEAN và Trung Quốc

- Các quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến khu vực dịch vụ; các chính

sách phát triỉn các ngành dịch vụ của Việt Nam; Quan điỉm và định hướng phát triỉn

các ngành dịch vụ của Đảng và Nhà nước

- Các điều ước quốc tế về dịch vụ m à Việt Nam đã và sẽ tham gia

- Nâng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ tiêu biỉu của một số nước chon

lọc;

Trang 12

4 P h à m vi nghiên cứu

- M ộ t số phân ngành dịch vụ tiêu biểu của Việt Nam, A S E A N và Trung Quốc Việc lựa chọn các phân ngành dịch vụ tiêu biểu của Việt Nam dựa trên ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ được trình bày trong Chỉ thị số 49/2004/CT-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2004 về phát triển dịch vụ trong k ế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 Đ ó là những ngành dịch vụ hoặc có l ợ i thế so sánh trong quan hệ thương mại với các nước như du lịch, vận tỹi,., hoặc là những ngành có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành khác trong nền kinh tế như ngân hàng, bỹo hiểm, giáo dục, y tế, viễn thông

- Việc nghiên cứu kinh nghiệm các nước trên thế giói được giới hạn trong một

số nước chọn lọc kể cỹ các nước phát triển và các nước đang phát triển có k h ỹ năng phát triển mạnh về thương mại dịch vụ như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Â n Đ ộ

- Khoỹng thời gian được lựa chọn để nghiên cứu là từ n ă m 1995 đến nay, những định hướng và giỹi pháp đề xuất hướng đến giai đoạn từ nay đến 2010

5 Phương pháp nghiên cứu

- Đ ề tài sử dụng phương pháp thu thập và hệ thống hoa các số liệu về các ngành dịch vụ của Việt Nam, các nước ASEAN, Trung Quốc cũng như của các nước thuộc đối tượng nghiên cứu

- Đ ề tài sử dụng phương pháp phán tích thống kê, so sánh, tổng hợp để đưa r a các đánh giá, nhận định trên quan điểm duy vật lịch sử và duy vật biện chứng

viii

Trang 13

C H Ư Ơ N G 1: M Ộ T số V Â N Đ Ể L Ý L U Ậ N V Ề N Ă N G Lực C Ạ N H T R A N H

CỦA CÁC NGÀNH DỊCH vụ TRONG Bối CẢNH HỘI NHẬP KINH TÊ

Q U Ố C T Ế 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM Cơ BẢN

Theo T ừ điển Bách khoa Việt nam, dịch vụ là những hoạt động phục vụ nhằm thoa mãn nhu cẩu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt Ví dụ như phục vụ nhu cáu sinh

hoạt có dịch vụ giải trí, y tế, giáo dục, ; phục vụ nhu cầu sản xuữt k i n h doanh có dịch

vụ vận tải, dịch vụ thông tin, dịch vụ tư vữn, N h ư vậy, dịch vụ ở đây được quan n i ệ m

là những hoạt động phục vụ

D ư ớ i quan điểm của các nhà nghiên cứu, dịch vụ được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp khác nhau Theo nghĩa rộng, dịch vụ được coi là ngành k i n h tế thứ ba, tức là cữc hoạt động k i n h tế nằm ngoài hai ngành công nghiệp và nông nghiệp Đi theo quan điểm này có nhà kinh tế A l l a n Fisher và CoỊin Clark Clark định nghĩa dịch vụ là "các

dạng hoạt động kinh tế không được liệt kê vào ngành thứ nhất và thứ hai (nông nghiệp

và công nghiệp)" Tuy nhiên định nghĩa này gặp một trở ngại là do không có sự phân biệt rõ ràng giữa các ngành nên có những hoạt động không được thống nhữt phải xếp vào ngành nào, ví dụ hoạt động xây dựng từ trước người ta vẫn liệt vào ngành công nghiệp nhưng đến nay người ta lại chuyển chúng sang ngành dịch vụ G A T S cũng đồng quan điểm xếp hoạt động xây dựng vào ngành dịch vụ Rữt nhiều nước đang phát triển thường thống kê hoạt động xây dựng vào ngành công nghiệp, c h ứ không phải là dịch

vụ, khiến cho tỷ trọng của k h u vực dịch vụ trong GDP lại càng có khoảng cách x a hơn

so v ớ i các nước phát triển Hoặc các dịch vụ bổ sung cho các lĩnh vực như nông nghiệp, đánh cá, lâm nghiệp, khai thác mỏ, c h ế tạo, được coi là cữc dịch v ụ thương mại được, trong k h i đó trong hệ thống tài khoản quốc gia, các hoạt động này thường được xếp vào n h ó m sản xuữt hàng hoa

Trang 14

Theo nghĩa hẹp, dịch vụ được hiểu là phần mềm của sản phẩm hữu hình, gắn liền với quá trình sản xuất, trao đổi hàng hoa hữu hình Chẳng hạn, dịch vụ bảo hành sản phẩm của hãng Honda là dịch vụ đi kèm với viỗc bán sản phẩm xe máy, thực hiỗn sau khi bán hàng nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động bán hàng,

Để tạo ra một cách hiểu nhất quán về khái niỗm dịch vụ nhằm xây dựng chính sách chung điều chỉnh lĩnh vực này trong phạm vi các nước thành viên, một số tổ chức quốc tế như IMF, WTO, đã hướng đến một định nghĩa thống nhất về dịch vụ Tuy vậy cho đến nay, điều này vẫn chưa thực hiỗn được Và họ đã tiếp cận khái niỗm này bằng cách xác định phạm vi những lĩnh vực được coi là dịch vụ và liỗt kê danh mục phân loại các ngành dịch vụ Hướng đi này là hoàn toàn hợp lý trong hoàn cảnh hiỗn tại

Như vậy, khái niỗm về dịch vụ chưa được thống nhất một cách rộng rãi Ớ đây, trong phạm vi nghiên cứu về dịch vụ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả tiếp cận khái niỗm dịch vụ trong mối quan hỗ phân biỗt với khái niỗm hàng hóa hữu hình, và dịch vụ có thể được định nghĩa như sau:

Dịch vụ lả những hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẩn đến việc chuyển quyên sở hữu nhằm

Quáng ta có thể hiểu rõ hơn về khái niỗm dịch vụ thông qua nghiên cứu các thuộc

tính của dịch vụ {41)

- Tính chất vô hình {Intangibility)

Dịch vụ có tính không hiỗn hữu hay còn gọi là tính vô hình, tính phi vật chất Sản phẩm dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật thể nên không thể nhìn thấy, cầm nắm, do vậy người ta không thể biết được chất lượng của dịch vụ trước khi tiêu dùng nó Một bà

mẹ không thể biết được chất lượng của dịch vụ trông trẻ của một nhà trẻ nếu không gửi con tại đó, hay một học viên không thể đánh giá được chất lượng giảng dạy nếu không trực tiếp tham dự khóa học, Đ ể tìm đến những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn nhu cầu của mình, người tiêu dùng chỉ có thể tìm kiếm các dấu hiỗu chứng tỏ chất lượng dịch vụ cung ứng đó, như thương hiỗu, danh tiếng người cung ứng, biểu tượng, giá cả hay qua sự

mô tả về dịch vụ đó của các khách hàng khác đã tiêu dùng dịch vụ hoặc qua thông tin quảng cáo

- Tính không đổng nhất và khó xác định chất lượng (Inconsistency)

Chất lượng các dịch vụ thường khó xác định bởi vì các dịch vụ phụ thuộc vào con người cung cấp chúng Chất lượng dịch vụ không đồng nhất, nó tuy thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ như người cung ứng, thòi gian, địa điểm cung ứng Ví dụ, chất lượng đào tạo ngoại ngữ của một trung tâm có thể khác nhau khi nó được giảng dạy bởi những giáo viên có trình độ khác nhau Ngay cả khi cùng một người giáo viên giảng dạy, bài giảng

2

Trang 15

có thể thành công với lớp học này nhưng lại không thành công với lớp học khác do mức

độ thành còng của nó không chỉ phụ thuộc vào trình độ của giáo viên m à còn phụ thuộc vào các phương tiện kỹ thuật trợ giúp và tám lý của họ ở những thời điểm khác nhau,

- Tính không thể tách rời ựnsaparability)

Dảch vụ có tính đặc thù ở chỗ việc tiêu dùng sản phẩm dảch vụ song trùng với việc cung ứng dảch vụ Một dảch vụ được tiêu dùng khi nó đang được tạo ra và k h i ngừng quá trình cung ứng có nghĩa là việc tiêu dùng dảch vụ ấy cũng ngừng lại

- Tính không lưu trữ được ựnventory)

Dảch vụ không thể lưu giữ được, tức là sản phẩm dảch vụ không thể sản xuất sẵn rồi lưu vào kho chờ tiêu thụ Dảch vụ không thể tách rời nguồn gốc, trong k h i hàng hoa vật chất tổn tại không phụ thuộc vào sự vắng mật hay có mặt nguồn gốc của nó T u y nhiên đặc tính này chi mang tính tương đối do một số sản phẩm dảch vụ có thể mang hình thái vật chất như đối với dảch vụ thiết k ế thì các bản vẽ là hữu hình và có thể lưu trữ được

Chỉ có kỹ năng cung ứng dảch vụ là còn lun lại và không mất đi sau k h i đã cung ứng Sau k h i thực hiện một ca phẫu thuật thành công, bác sỹ không mất đi k h ả năng phẫu thuật Sau một bài giảng thành công, giảng viên không mất đi khả năng giảng bài cũng như kỹ năng sư phạm của mình Sự thành công của bác sỹ trong phẫu thuật, sự thành công trong bài giảng của giảng viên tổn tại và hướng tới sự hoàn thiện hơn trong việc lặp đi lạp lại hoạt động của mình

1.1.1.2 Phân loai đích vu

Trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều cách phân loại dảch vụ khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia và từng tổ chức kinh tế quốc tế với những mục tiêu cụ thể H ệ thống

Phân loại theo ngành tiêu chuẩn quốc íế(Intemational Standard Industrial Classiíícation

- ISIC) theo Phiên bản 3 (năm 1985) và Phăn loại các sản phẩm chủ yếu (Central

Products Classiíĩcation - CPC) là hai cách phân loại của ú y ban thống kê của Liên hiệp quốc hiện đang được các quốc gia và các tổ chức kinh tế quốc tế trên t h ế giới sử dụng rộng rãi Phân loại các giao dảch dảch vụ quốc tế của I M F là cơ sở để thống kê thương mại dảch vụ quốc tế Còn phân loại dảch vụ theo Hiệp đảnh chung về thương m ạ i dảch vụ (GATS) của WTO, về cơ bản cũng dựa trên CPC, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho đ à m phán t ự

do hóa lĩnh vực thương m ạ i dảch vụ GATS chia toàn bộ lĩnh vực dảch vụ r a thành 12 ngành M ỗ i ngành dảch vụ được chia thành các phân ngành

Trong các hệ thống phân loại trên, H ệ thống CPC là hệ thống phân loại cả hàng hóa và dảch vụ dựa trên nguồn gốc ngành kinh t ế và là hệ thống phân loại đầy đủ nhất về hàng hóa và dảch vụ Riêng đối v ớ i dảch vụ, CPC chia các sản phẩm dảch vụ thành 5 nhóm theo loại sản phẩm cuối cùng:

Trang 16

1 Tài sản vô hình; đất đai; công trình xây dựng; dịch vụ xây dựng;

2 Dịch vụ thương mại; dịch vụ chõ ở; dịch vụ phục vụ ăn uống; dịch vụ vận tải; dịch vụ phàn phối điện, nước, khí đốt;

3 Dịch vụ tài chính; dịch vụ bất động sản; dịch vụ thuê và cho thuê;

4 Dịch vụ liên quan đến sản xuất và kinh doanh;

5 Dịch vụ cá nhân, cộng đổng và xã hội

V ớ i mục tiêu nghiên cứu về hoạt động thương mại dịch vụ trong x u thế hội nhập của Việt Nam, nhóm tác giả chọn cách phân loại dịch vụ theo GATS Cách lựa chọn này thuận tiện cho việc nghiên cứu và đề xuất các chính sách phát triỹn thương mại dịch vụ cho phù hợp với thực tiễn của Việt N a m và hướng đến thực hiện Hiệp định thương m ạ i Việt - M ỹ cũng như hội nhập các tổ chức khu vực và đàm phán thành công gia nhập WTO

LI.1.3 Thương mai đích vu (Trade in Services)

Dịch vụ ngày càng tham gia sâu rộng vào thương mại Điều này không chỉ xuất phát từ nhu cầu của các đơn vị sản xuất k i n h doanh với mong muốn trực tiếp tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của mình trong lưu thông m à còn xuất phát từ sự phân công lao động xã hội khiến cho dịch vụ trở thành các ngành sản xuất độc lập với sản phẩm là các dịch vụ chuyên nghiệp V à dịch vụ đã trở thành đối tượng của thương m ạ i v ớ i tỷ trọng trong thương m ạ i ngày càng tăng

Trong Hiệp định GATS, không có điều khoản nào nói rõ bản chất của thương mại dịch vụ m à thương mại dịch vụ được định nghĩa bằng cách liệt kè 4 phương thức cung cấp Nhưng nếu dựa vào định nghĩa thương m ạ i hàng hoa, có thỹ định nghĩa thương m ạ i dịch vụ như sau:

Thương mại dịch vụ là sự trao đổi về dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức vì mục đích thương mại

Cần nhấn mạnh mục đích thương m ạ i trong định nghĩa trên vì m ộ t dịch vụ có thỹ được trao đổi m à không mang mục đích này Chẳng hạn, bác sỹ có thỹ chữa bệnh cho bệnh nhân trên cơ sở từ thiện K h i đó bác sỹ đã cung cấp dịch vụ chữa bệnh bệnh nhân sử dụng dịch vụ này và không phải trả tiền, do vậy việc cung cấp và sử dụng dịch

vụ trên không được tiến hành trên cơ sở thương mại

Sự trao đổi dịch vụ vì mục đích thương m ạ i k h i vượt r a k h ỏ i phạm v i m ộ t quốc

gia sẽ trở thành thương mại dịch vụ quốc tế (International Trade in Services) Ví d u

một người Pháp tới V i ệ t N a m đỹ hưởng dịch vụ du lịch và phải trả tiền cho dịch vụ này Cùng v ớ i quá trình toàn cầu hóa, thương m ạ i dịch vụ quốc t ế ngày càng phát triỹn mạnh mẽ

4

Trang 17

Trên cơ sở định nghĩa về thương mại dịch vụ ở trên, ta có định nghĩa về thương mại dịch vụ quốc tế

Thương mại dịch vụ quốc tế là sự trao đổi về dịch vụ giữa pháp nhân hoặc thể nhân trong nước vói pháp nhân hoặc thể nhân nước ngoài vì mục đích thương mại

Cần chú ý rằng, do bản chất của GATS là để điều chỉnh các m ố i quan hệ thương mại giữa các nước về dịch vụ, và xét theo 4 phương thức cung cấp dịch vụ đườc dùng

để định nghĩa về nó (đườc giới thiệu dưới đây) thì thương m ạ i dịch vụ đườc nhắc đến trong Hiệp định này chính là thương mại dịch vụ quốc tế chứ không phải hoạt động thương mại dịch vụ m à nhà cung cấp và người tiêu dùng bó hẹp trong phạm v i m ộ t quốc gia

Quan điểm về thương mại dịch vụ quốc tế theo tiêu chí G A T S khác v ớ i quan điểm truyền thống đườc sử dụng trong số liệu thống kê cán cân thanh toán ở V i ệ t nam

Số liệu thống kê cán cân thanh toán dựa trên các giao dịch giữa người thường trú và không thưởng trú; do vậy, k h i một người nước ngoài có tư cách pháp nhân trở thành

người thường trú ở Việt Nam, việc sản xuất dịch vụ của người đó trở thành m ộ t phần của nền kinh tế trong nước Theo GATS, tính chất xác định chính là quốc tịch M ộ t người nước ngoài có tư cách pháp nhân dù thường trú ở Việt N a m vẫn sẽ tiếp tục là một nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài ở Việt Nam

Các phương thức cung cấu đích vu

Điều Ì, khoản 2 của Hiệp định G A T S liệt kê 4 phương thức (mode) cung cấp dịch vụ như là định nghĩa về thương mại dịch vụ

Bốn phương thức cung cấp dịch vụ đó là:

ì Cung cấp Qua biên giới (Cross border-Mode lì: Dịch vụ đườc cung cấp t ừ

lãnh thổ của một nước thành viên này vào trong lãnh thổ của m ộ t nước thành viên khác Trong phương thức này, chỉ có dịch vụ đườc chuyển qua biên giới còn người cung cấp dịch vụ thì không dịch chuyển Ví dụ như việc cung cấp thông t i n và tư vấn qua fax hoặc thư điện tử hoặc việc vận chuyển hàng hoa N g ư ờ i cung cấp dịch v ụ không xuất hiện trên lãnh thổ của nước thành viên tiêu dùng dịch vụ đó

ũ Tiêu thu ở nước nsoài (Consumvtion abroad - Mode 2): Hình thức này liên

quan tói các dịch vụ đườc tiêu thụ bởi công dân của m ộ t nước thành viên trên lãnh t h ổ của một nước thành viên khác (nơi m à dịch vụ đườc cung cấp) Nói cách khấc dịch v u đườc cung cấp cho người tiêu dùng ở ngoài lãnh thổ m à người tiêu dùng đó cư trú thường xuyên Điển hình cho hình thức này là dịch vụ d u lịch, hoặc dịch vụ sửa chữa tài sản của người tiêu dùng như sửa chữa tàu biển ở nước ngoài

Trang 18

Hi Hiên diên thương mai (Commerciítl preseiìce - Mode 3): Trong hình thức

này dịch vụ được cung cấp bởi người cung cấp dịch vụ của một thành viên, qua sự

"hiện diện thương m ạ i " trong lãnh thổ của bất cứ thành viên nước nào khác Đ ể cung cấp dịch vụ theo hình thức này người cung cấp dịch vụ phải thành lốp một cõng ty, một chi nhánh, một vãn phòng đại diện, hay là một liên doanh, v.v tại nước tiêu thụ dịch vụ

để cung cấp dịch vụ

iv Hiên diên cửa thể nhân (Presence of natural person - Mode 4ì: Hình thức

này chỉ áp dụng với nhà cung cấp dịch vụ là các thể nhân, trong đó các thể nhân này sẽ hiện diện trực tiếp ở nước tiêu thụ để cung cấp dịch vụ Đày là trường hợp cung cấp dịch vụ của những người tự kinh doanh hay những người làm việc cho các nhà cung cấp dịch vụ

Đ ố i với hai phương thức đầu, người cung cấp dịch vụ không d i chuyển đến lãnh thổ của nước tiêu dùng dịch vụ, còn 2 hình thức sau, người cung cấp dịch vụ làm việc ở nước thành viên m à dịch vụ được cung cấp Khác với thương m ạ i hàng hoa, trong phần lớn các ngành dịch vụ, phương thức Ì được giao dịch với một khối lượng khiêm tốn C ó thể nói phương thức quan trọng nhất là phương thức 3 (Hiện diện thương mại), song trước đây nó lại thường không được thống kê vào số liệu chung H i ệ n nay người ta đã

sử dụng các số liệu liên quan đến dầu tư trực tiếp nước ngoài ( F D I ) và số liệu thống kê

về thương m ạ i của các tổ chức nước ngoài (Foreign Affiliates Trade Statistics - FATS) nhằm thống kê cho phương thức 3 T u y nhiên phạm v i bao trùm của các số liệu thống

kê này vẫn chưa đầy đủ cho từng nước và từng ngành Đ ố i với một số nước và tổ chức như Mỹ, N A F T A , để thuốn tiện cho công tác thống kê và hoạch định chính sách, việc cung cấp dịch vụ được chia thành 2 phương thức: thứ nhất là cung cấp qua biên giới (cross-border trade) bao gồm tất cả các hình thức cung cấp dịch vụ trừ việc cung cấp liên quan đến hình thức hiện diện thương mại; thứ hai là cung cấp dịch vụ

Bảng 1-1: Giao dịch thương mại dịch vụ theo phương thức cung cấp, 1997 Phương thức

cung cấp

N h ó m Giá trị

(tỷ đôla)

Tỷ trọng tích lũy

Phương thức 1 Dịch vụ thương m ạ i

(không kể l ữ hành)

Phương thức 3 Tổng sản lượng của các

cơ sở nước ngoài

Trang 19

1.1.2 Khái n i ệ m năng lực cạnh t r a n h

1.1.2.1 Canh tranh (Comnetition)

Khái niệm "cạnh tranh" (được hiểu là "cạnh tranh kinh tế") xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoa Cạnh tranh là một trong những quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường N ó là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến hoạt động sản xuất - kinh doanh, đổi m ố i công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sàn phẩm Vì vậy, cạnh tranh cũng là động lực nâng cao hiệu quả hoạt động của m ỗ i nền kinh tế

Theo tù điển kinh tế, cạnh tranh được hiểu là quá trình ganh đua hoặc tranh giành giữa ít nhất hai đối thủ nhằm có được những nguồn lực hoặc ưu thế về sản phẩm hoặc khách hàng về phía mình, đạt được lợi ích tối đa

M ộ t cách chung nhất, cạnh tranh là quan hệ kinh tế giữa các chủ thể k i n h tế của nền k i n h tế thị trường, cùng theo đuổi mục đích tối đa hoa lợi ích Trong cạnh tranh, cấc chủ thể ganh đua nhau tìm m ọ i biện pháp để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường các mục tiêu này là chiếm lĩnh thị trường, đành giật khách hàng, cũng như các điểu kiện sản xuất và k h u vực thị trường có l ợ i nhất M ụ c đích cuối cùng của các chủ thể trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoa l ạ i ích V ố i người sản xuất, đó là l ợ i nhuận; còn đối vối người tiêu dùng, đó là lợi ích tiêu dùng và sự tiện l ợ i " '

Cạnh tranh kinh tế quốc tếlầ cạnh tranh giữa chủ thể k i n h tế trên thị trường t h ế

giối K h i tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế, chủ thể cạnh tranh có thể là m ộ t quốc gia, ngành kinh tế, doanh nghiệp hoạt động trong ngành hay sản phẩm của ngành

1.1.2.2 Năns lực canh tranh (Comvetitiveness)

Năng lực cạnh tranh là một trong những khái niệm chưa có sự thống nhất Khái niệm năng lực cạnh tranh được áp dụng vối cả hai cấp độ: cấp vĩ m ô bao g ồ m năng lực cạnh tranh của quốc gia và thậm chí là của m ộ t k h u vực và cấp v i m ô bao g ồ m năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của các ngành k i n h doanh và của sản phẩm

Năns lực canh tranh quốc Bia

Theo D i ễ n đàn K i n h tế T h ế g i ố i ( W E F ) n ă m 1997, "năng lực cạnh tranh quốc

gia là năng lực của nền kinh tế quốc dân đạt và duy trì mức tăng trưởng cao về kinh

tế, thu

yếu t ố chính ( v ố i 155 chỉ tiêu) bao gồm: Đ ộ m ở của n ề n k i n h tế; V a i trò và h i ệ u l ự c của Chính phủ; H ệ thống tài chính, tiền tệ; Trình độ phát triển công nghệ; C ơ sở h ạ

' Chu Vãn Cấp (chù biên, 2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nưốc ta trong quá trình hội nháp Kinh

tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr 8,9

Trang 20

tầng; Trình độ quản lý của doanh nghiệp; Số lượng và chất lượng lao động và Trình

độ phát triển của thể chế

Năne lúc canh tranh cùa doanh nghiệp/ngành

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo cách đơn giản nhất có thê hiêu là

"khả năng nám g i ữ thị phần nhất định v ớ i mức độ hiệu quả chấp nhận được, vì vậy k h i thị phần tăng lên cho thấy năng lực cạnh tranh được nâng cao" Năng lực cạnh tranh cùa doanh nghiệp là khả năng hãng đã bán được hàng nhanh, nhiều hơn so với đôi thủ cạnh tranh trên một thị trưỷng cụ thể về một loại hàng cụ thể Quan điểm này có thê áp dụng đối v ớ i từng doanh nghiệp, cũng như đối v ớ i một ngành công nghiệp của một quốc gia trong cuộc cạnh tranh trên thị trưỷng k h u vực và thế giới

Trong quản trị chiến lược, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là k h ả nàng của một doanh nghiệp đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành2

Khái niệm này chỉ rõ bản chất của l ợ i t h ế cạnh tranh là hướng t ớ i mục tiêu l ợ i nhuận nhưng lại không giúp nhiều cho việc phân tích các yếu t ố tạo nên năng lực cạnh tranh, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp ( H L F I C ) của O E C D định nghĩa năng lực cạnh tranh là "khả năng của các doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia hoặc k h u vực tạo r a thu nhập tương đối cao han và mức độ sử dụng lao động cao hơn, trong k h i vẫn đối mặt với cạnh tranh quốc tế" Đây là một cách định nghĩa đã kết hợp cả cấp độ doanh nghiệp, ngành

và cấp độ quốc gia

Xét ở góc độ ngành, m ộ t ngành k i n h tế được c o i là có năng lực cạnh tranh khi các doanh nghiệp trong ngành và sản phẩm chủ đạo của ngành có năng lực cạnh tranh trên thị trưỷng Các y ế u t ố quyết định năng lực cạnh tranh của m ộ t ngành k i n h

tế bao gồm: l ợ i t h ế so sánh của ngành, môi trưỷng k i n h t ế vĩ m ô và môi trưỷng k i n h doanh của ngành, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành và năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ đặc thù của ngành

Năm lực canh tranh của sản phẩm

Năng lực cạnh tranh của một loại sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ nào đó trên thị trưỷng trong nước và quốc tế là sự thể hiện tính ưu việt hay tính hơn hẳn của nó cả về định tính và định lượng v ớ i các chỉ tiêu như: Chất lượng sản phẩm, thương hiệu, mức

độ vệ sinh công nghiệp hay vệ sinh thực phẩm; k h ố i lượng và sự ổ n định chất lượng của sản phẩm; k i ể u dáng, mẫu m ã sản phẩm; mõi trưỷng thương mại, mức độ giao dịch và uy tín của sản phẩm trên thị trưỷng; sự ổn định về môi trưỷng k i n h tế vĩ m ô và chính sách thương m ạ i như thuế, tỷ giá, tín dụng, đầu tư, mức độ bào hộ, và cuối cùng là chi tiêu về giá thành và giá cả sản xuất

2 Hill/Jones 1995, "Strategic management: A n integrated approach" Houghton Mifflin p.105

8

Trang 21

Cùng với quá trình tăng trưởng và phát triển của m ỗ i nền kinh tế thì các quan hệ thương mại cũng phát triển, theo đó diễn ra sự m ở rộng thị trường trao đổi hàng hoa và dịch vụ M ỗ i sản phẩm do tứng nhà sản xuất đưa ra thị trường sẽ được người tiêu dùng phản ứng với các mức độ cao thấp khác nhau Sự phản ứng của người tiêu dùng thể hiện qua việc mua hay không mua sản phẩm đó là biểu hiện tổng quát cuối cùng về năng lực cạnh tranh của sản phẩm đó

Nói cách khác, cạnh tranh giữa các sản phẩm trên một thị trường là quá trình thể hiện khả năng hấp dẫn tiêu dùng của các sản phẩm đối với khách hàng trên một thị trường cụ thể và trong một thời gian nhất định Năng lực cạnh tranh của sản phẩm có thể gắn với một doanh nghiệp, một quốc gia cụ thể hoặc xét chung cho tất cả các quốc gia, các doanh nghiệp

Đ ố i với một doanh nghiệp hoặc một ngành, một sản phẩm, năng lực cạnh tranh gắn với mục tiêu duy trì sự tồn tại và thu được l ợ i nhuận trên thị trường (nội địa và quốc tế) và nó được thể hiện cụ thể bằng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm T u y nhiên, năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành có m ố i quan hệ phụ thuộc lẫn nhau M ộ t quốc gia hay nền kinh tế có năng lực cạnh tranh tốt

sẽ giúp cho cấc doanh nghiệp/ngành tạo dựng được năng lực cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới Nói cách khác, năng lực cạnh tranh quốc gia là một nguồn hình thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành K h i các doanh nghiệp/ngành có năng lực cạnh tranh, nó sẽ góp phần vào việc nâng cao thu nhập và tác động tích cực đến môi trường cạnh tranh và do đó nó góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc

gia

1.1.3 Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ

Thực tế, rất khó có thể đưa r a những chỉ tiêu đánh giá được chính xác năng lực cạnh tranh của m ộ t ngành, đặc biệt là ngành dịch vụ do còn có những quan n i ệ m khác nhau về nâng lực cạnh tranh cũng như những khó khăn trong việc xác định các

số liệu liên quan T u y nhiên, sau đây là m ộ t số chỉ tiêu thường gặp và được chấp nhận để đo lường năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ m ộ t cách tương đối

a Tỷ suất lợi nhuận ngành

Tỷ suất l ợ i nhuận ngành là m ộ t chỉ tiêu tổng hợp, nó không chỉ phản ánh

t i ề m năng cạnh tranh của ngành m à còn thể h i ệ n tính hiệu quả trong sản x u ấ t k i n h doanh của ngành ấy N ế u chỉ tiêu này thấp chứng tỏ cạnh tranh trên thị trường này

là rất gay gắt N g ư ợ c l ạ i , nếu chỉ tiêu này cao thì điều đó có nghĩa là ngành đang

k i n h doanh rất thuận l ợ i

L ợ i nhuận là khái n i ệ m phức tạp Đ ơ n giản nhất, l ợ i nhuận được tính bằng thu nhập trứ đi c h i phí T u y nhiên có rất nhiều vấn đề nảy sinh k h i tính toán và xác

Trang 22

định l ợ i nhuận, ví dụ có nhiều cách để hạch toán phần tài sản cố định, r ồ i các báo cáo l ợ i nhuận luôn được lập sao cho nộp thuế " t ố i ưu" nhất Bén cạnh đó, nhiều doanh nghiệp không công bố số liệu nên rất khó tính toán, so sánh T h ậ m chí ngay

cả k h i được cung cấp số liệu thì thường là số liệu gộp chung trong k h i doanh nghiệp

có thể hoạt động trong nhiều ngành Do vậy, rất khó có được số liệu đáng t i n cậy về lợi nhuận

b Giá trị gia tăng

Giá trị g i a tăng có thể được dùng thay cho l ợ i nhuận Giá trị gia tăng là giá trị tăng thêm đối với sản phẩm hàng hoa hay dịch vụ do cơ sở sản xuất, chế biến, cung ứng tác động vào nguyên vật liệu thô hay hàng hoa, dịch vụ mua vào, làm cho giá trị của chúng tăng lên Hay nói cách khác giá trị gia tăng là số chênh lệch giữa

"giá đầu r a " và "giá đầu vào" do đơn vị k i n h tế tạo ra trong quá trình sản xuất, k i n h doanh hàng hoa, dịch vụ Tỷ lệ giữa giá trị gia tăng trên số lượng lao động hay tiền lương có thể dùng để đánh giá k h ả năng sinh lãi cừa ngành M ộ t khía cạnh hấp dẫn cừa việc dùng giá trị gia tăng để tính toán là nó cung cấp thông t i n về tiến bộ cừa ngành trong c ố gắng chuyển t ừ k h u y n h hướng c h i phí thấp sang phân biệt hoa N ế u phân biệt hoa thành công, phần chênh lệch tăng lên, có thể thấy rõ bằng cách biểu thị giá trị gia tăng bằng tỉ lệ phần trăm doanh thu

c Hệ số tham gia vào thị trưởng quốc tế (thị phần)

H ệ số tham gia vào thị trường quốc t ế cừa m ộ t ngành dịch vụ được xác định bằng tổng giá trị xuất khẩu cừa ngành dịch vụ đó trên tổng giá trị xuất k h ẩ u cừa dịch vụ đó cừa t h ế giới H ệ số này xác định thị phần vì vậy được dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh cừa ngành

Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm một ngành dịch vụ ( X ) nào đó cừa quốc gia đang chiếm lĩnh

K i m ngạch xuất khẩu dịch vụ ( X ) cừa quốc gia Thị phần =

Tổng k i m ngạch xuất khẩu dịch vụ ( X ) toàn thế g i ớ i

ả Hệ số lợi thế so sánh biểu hiện (RCA)

Theo D i ễ n đàn thương m ạ i quốc tế ITC, l ợ i thế so sánh biểu hiện ( R C A ) được

đo bằng tỉ lệ giá trị xuất khẩu ngành trong tổng giá trị xuất khẩu cừa quốc gia trên tỷ l ệ giá trị xuất khẩu ngành dịch vụ đó cừa thế giói trong tổng giá trị xuất khẩu cừa t h ế giới

Wj/W

lo

Trang 23

Trong đó:

X i j k i m ngạch xuất khẩu dịch vụ i của nước j

X j tổng k i m ngạch xuất khẩu của nước j ,

W i là tổng k i m ngạch xuất khẩu dịch vụ i của thế giới,

N ế u R C A > 2,5 sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao

Hệ số này có ưu điểm là tính toán tương đối đơn giản, sử dụng ít số liệu thống

kê phức tạp, nhưng hạn chế lớn nhất của nó là chậ áp dụng được cho những sản phẩm

đã được bán ra trên thị trường thế giới, thậm chí m u ố n chính xác hơn lại phải có cả một

hệ thống số liệu nhiều năm Điều đó là không thể áp dụng được đối với các nước đi sau, nơi các sản phẩm m ớ i đưa vào thị trường hoặc đang chuẩn bị chào hàng lần đầu

e Giá cả

Giá cả cũng là một trong các chậ tiêu định lượng để đánh giá năng lực cạnh tranh Trong cơ c h ế cạnh tranh trên thị trường thế giới hiện nay, giá cao không đồng nghĩa với năng lực cạnh tranh thấp Giá cao thể hiện sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích và họ sẩn sàng trả giá cao cho sản phẩm đó

Nghiên cứu giá cả dịch vụ cho thấy, có trường hợp lượng xuất khẩu tăng mạnh, trị giá xuất khẩu tăng mạnh nhưng do giá giảm nên hiệu quả xuất khẩu sẽ không cao Ngược l ạ i , có trường hợp lượng xuất khẩu g i ả m nhưng trị giá xuất khẩu tăng do giá tăng mạnh nên vẫn có thể có hiệu quả xuất khẩu

f Chất lương sản phẩm đích vu chủ yếu của mành

Chất lượng dịch vụ là một chậ tiêu định tính, có tính khái quát cao, và khó đánh giá hơn so v ớ i chất lượng hàng hoa do tính chất vô hình của nó M ỗ i loại dịch vụ l ạ i sử dụng những chậ tiêu khác nhau để đánh giá chất lượng, do vậy có m ộ t phương pháp dễ

Trang 24

tiếp cận hơn đó là xem xét phản ứng của người tiêu dùng dịch vụ Tuy nhiên một ngành dịch vụ có thể có rất nhiều loại sản phẩm, do vậy việc đánh giá chỉ có thể dành cho một

số những dịch vụ chủ yếu hoớc đớc thù của ngành

1.2 HỘI NHẬP KINH TẾ Quốc TẾ TRONG LĨNH vực DỊCH vụ CỦA VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG ĐEN CÁC N G À N H DỊCH vụ

1.2.1 Cam kết về dịch vụ của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định khung về dịch vụ của ASEAN (AFAS)

Với mục tiêu hướng tới việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN, hợp tác trong lĩnh vực thương mại giữa các nước thành viên của ASEAN hiện nay đang ngày càng trở nên chớt chẽ hem Bên cạnh thương mại hàng hoa, thương mại dịch vụ được bàn đến như một vấn đề mang tính thời sự, và được xem như một đòn bẩy để nâng cao năng lực

cạnh tranh của các nước thành viên cũng như của toàn khu vực Việc ra đời Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ - AFAS là một mốc son đánh dấu quan hệ hợp tác và tự do

hoa thương mại giữa các nước thành viên trong lĩnh vực dịch vụ Tuy nhiên, thực tiễn đang đớt ra những đòi hỏi hợp tác ở mức cao hơn và toàn diện hơn Chính vì vậy, các nước thành viên đã kỳ vọng xây dựng một cơ chế hợp tác mà theo đó, luồng di chuyển

dịch vụ sẽ được chảy tự do giữa các nước thành viên, đó chính là Khu vực thương mại dịch vụ tự do ASEAN

Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) được ký vào ngày 15 tháng 12

năm 1995 tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN kỳ họp lần thứ 5 diễn ra tại Bangkok, Thái Lan

Đối với Việt Nam, AFAS là cơ hội để Việt Nam phát triển lĩnh vực dịch vụ của mình Thông qua tự do hóa việc tiếp cận thị trường và giành ưu đãi đối xử quốc gia cho các nước thành viên, cũng như tăng cường hợp tác về dịch vụ trong ASEAN, Việt Nam

sẽ có điều kiện thuận lợi để thu hút vốn FDI từ khu vực này do FDI có mối quan hệ chớt chẽ với các dịch vụ cung cấp qua biên giói (như viễn thông và dịch vụ máy tính) cũng như sự di chuyển của các lao động có trình độ cao Hiện tại 2/3 lượng FDI từ các nước ASEAN vào Việt Nam là đầu tư vào khu vực dịch vụ Hơn nữa, sự hợp tác sâu rộng của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ với ASEAN sẽ giúp Việt Nam có những bước đi vững chắc hơn khi gia nhập vào WTO và GATS

Bản chào ban đầu của Việt Nam trong AFAS tương đối hạn chế về quy m ô và mức độ mở cửa thị trường Việt Nam chỉ cam kết trong 2 lĩnh vực: viễn thông và du lịch Do vậy lợi ích m à AFAS có thể mang lại là không nhiều Những cam kết của Việt Nam lại không có tính bắt buộc nên có thể bị thay đổi bải những qui định chớt chẽ hem sau này Bên cạnh đó, chính sách của Việt Nam vẫn giành ưu tiên cho đầu tư nước

12

Trang 25

ngoài (Phương thức 3 - hiện diện thương mại ) và hạn chế về đãi ngộ quốc gia (Phương thức 4 - hiện diện của thể nhân)

Do AFAS không buộc phải đưa ra các hình thức cam két có tính đinh lượng và các bản chào này mang tính tự nguyện rất cao nên dẫn đến xu hướng là các nước sẽ thực hiện mức độ tối thiểu nhất đưa ra trong bản chào Điều này càng thấy rõ trong

trường hợp của Việt Nam - nước chưa áp dụng các tiêu chí của GATS -plus Chỉ có duy

nhất một qui đễnh mà Việt Nam đã nới lỏng đáng kể đó là qui đễnh về visa cho công dãn các nước thành viên ASEAN

Bảng 1-2 : Bản chào về dễch vụ đầu tiên của Việt Nam trong ASEAN

STT Lĩnh vực Các hoạt động cụ thể

1 Viễn thông

Dễch vụ thư thoại điện tử Trao đổi dữ liệu điện tử Dễch vụ điện tín

2 Du lễch Kinh doanh khách sạn quốc tế

Nguồn: Vietnam and ASEAN Services Cooperation, UNDP (1995)

Hiện nay cùng với nỗ lực chung của toàn khối, những cam kết của Việt Nam đã bao trùm nhiều lĩnh vực và chi tiết hơn Tuy nhiên, số lượng các ngành dễch vụ được đưa vào cam kết còn rất hạn chế (chưa có những cam kết về dễch vụ y tế, dễch vụ giáo dục, dễch vụ phân phối, dễch vụ kinh doanh tour du lễch và đại lý du lễch; đối với dễch

vụ viễn thông, chỉ cam kết một số dễch vụ viễn thông cơ bản, dễch vụ viễn thông GTGT (mail, trao đổi dữ liệu điện tử); đối với dễch vụ kinh doanh mới chỉ cam kết các dễch vụ pháp lý, kế toán và kiểm toán, tư vấn thuế, dễch vụ cơ khí Thêm vào đó, xét theo các phương thức trong mỗi loại dễch vụ, các cam kết còn hết sức thận trọng hoặc không có

ý nghĩa, ví dụ như:

- Dễch vụ vận tải hàng không: phương thức Ì và 2 - không hạn chế, phương thức

3 và 4 - không cam kết;

- Dễch vụ du lễch - khách sạn và nhà hàng: phương thức 1,2- không hạn chế, phương thức 3 và 4 - không cam kết hoặc ràng buộc chặt chẽ về hình thức hiện điện thương mại (chỉ cho phép thành lập liên doanh)

- Dễch vụ tài chính: khá thận trọng, đối với hầu hết các phân ngành trong ngành dễch vụ tài chính, phương thức Ì và 2, 4 đều không cam kết, phương thức 3 - không cam kết cho phép thành lập mới

Trang 26

- Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng: phương thức Ì, 2 và 4 không cam két, phương thức 3 chi cho phép các nhà cung cấp là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài chỉ có thể tham gia dưới hình thức hợp đổng hợp tác kinh doanh

1.2.2 Tiến trình thực hiện các c a m kết của V i ệ t N a m về thương m ạ i dịch vụ t r o n g Hiệp định thương m ạ i V i ệ t - M ỹ

Sau 9 vòng đàm phán, Hiệp định Thương mại Việt nam - M ỹ (gọi tầt là B T A ) đã được ký kết ngày 13/7/2000, có hiệu lực từ ngày 10/12/2001 Hiệp định đã thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt Nam - M ỹ lên một bước mới, m ở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường M ỹ rộng lớn và tạo điều kiện cho Việt Nam hoàn thiện môi trường kinh doanh phù hợp vói các thông lệ quốc tế phổ biến nhất Do B T A được đàm phán trên cơ sở các nguyên tầc của W T O nên B T A cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc Việt Nam gia nhập WTO Cùng với những lợi ích mang lại, Hiệp định cũng đặt nền kinh tế Việt Nam trước những thách thức cạnh tranh mới hết sức quyết liệt

Hiệp định đề cập đến các vấn đề thương mại hàng hoa, thương m ạ i dịch vụ, đầu

tư và sở hữu trí tuệ, Những cam kết của hai bên về lĩnh vực thương m ạ i dịch vụ là một nội dung quan trọng của Hiệp định

Về phía Việt Nam, những cam kết trong lĩnh vục thương m ạ i dịch vụ của V i ệ t

Nam đối với M ỹ bao gồm:

- Việt Nam cam kết dành cho M ỹ quy chế M F N và Quy chế NT

- Việt Nam cam kết m ở rộng đáng kể thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ

M ỹ trong hơn 20 lĩnh vực, bao gồm:

a Các dịch vụ kinh doanh như: các dịch vụ pháp lý, k ế toán/kiểm toán, tư vấn thuế, k i ế n trúc, kỹ thuật, v i tính và các dịch vụ liên quan, quảng cáo, nghiên cứu thị trường và tư vấn quản lý;

b Các dịch vụ thông tin liên lạc như: các dịch vụ viễn thông (giá trị gia tăng, intemet, dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ diện thoại) và các dịch vụ nghe nhìn;

c Các dịch vụ xây dựng và các dịch vụ đổng bộ có liên quan;

d Các dịch vụ phân phối như: dịch vụ bán buôn bán lẻ, dịch vụ m ư ợ n danh;

Trang 27

Phần lớn các cam kết này có lộ trình thực hiện bắt đầu từ năm thứ 2 (tháng 12/2003) cho tới năm thứ 7 (tháng 12/2008), chỉ có một cam kết có lộ trình thực hiện đến năm thứ 10 (tháng 12/2011) Để đảm bảo hiệu quả của những cải cách này, Hiệp định yêu cầu phải có những qui định quốc gia minh bạch và khách quan đối với các loại dịch vễ, với các qui định hạn chế để tránh sự lạm dễng vị trí độc quyền của các nhà cung cấp và khách hàng độc quyền Nó cũng bao gồm nhiều nghĩa vễ chủ chốt của Hiệp định chung về thương mại và dịch vễ (GATS) của WTO và đưa vào toàn bộ Phễ lễc của Hiệp định GATS về viễn thông, Tài liệu tham chiếu về viễn thông của WTO, Phễ lễc của GATS về dịch vễ tài chính và Phễ lễc của GATS về di chuyển thể nhân Các cam kết cơ bản trong một số lĩnh vực chính như sau:

- Đối với dịch vụ bảo hiểm: 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực mới được thành

lập liên doanh 5 0 % vốn nước ngoài và 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực mới cho phép thành lập công ty 100% vốn Mỹ Việt Nam không cam kết dành chế độ đối xử quốc gia trong dịch vễ bảo hiểm bắt buộc, chỉ cho phép liên doanh kinh doanh bảo hiểm bắt buộc sau 3 năm và công ty 100% vốn nước ngoài kinh doanh sau 6 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực Việt Nam không cho làm dịch vễ đại lý bảo hiểm

- Đối với dịch vụ ngân hàng: Các nhà cung cấp dịch vễ tài chính của Hoa Kì

được phép cung cấp 12 phân ngành dịch vễ Trong vòng 3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, hình thức pháp lí duy nhất mà các nhà cung cấp dịch vễ Mỹ được phép hoạt động là liên doanh với đối tác Việt Nam 9 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực mới cho phép thành lập ngân hàng con 100% vốn Mỹ

- Đối với dịch vụ viễn thông: Việt Nam cam kết một lộ trình từ 2 - 6 năm mới

cho phép thành lập liên doanh 4 9 % với dịch vễ viễn thòng cơ bản, 5 0 % vói dịch vễ viễn thông trị giá gia tăng

Vói những cam kết của mình trong lĩnh vực thương mại dịch vễ, Việt Nam đã

mở rộng thị trường này cho các nhà cung cấp dịch vễ Mỹ, dẫn đến sự cạnh tranh nhiều hơn từ phía các công ty Mỹ trong một số lĩnh vực dịch vễ quan trọng như ngán hàng, khu vực tài chính phi ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, và các ngành kinh doanh khác (pháp lý, kế toán, kỹ sư, các ngành liên quan đến máy tính và xây dựng), Tuy nhiên

do lĩnh vực dịch vễ trong nước còn kém phát triển nên việc mở rộng thị trường dịch vễ cho các nhà cung cấp dịch vễ Mỹ - các nhà cung cấp dịch vễ hàng đầu thế giói là rất nguy hiểm, bởi các nhà cung cấp dịch vễ Mỹ hoàn toàn có khả năng chiếm lĩnh và chi phối thị trường dịch vễ Việt Nam, làm cho các nhà cung cấp dịch vễ trong nước không phát triển được ở thị trường của nước mình Do đó, phần lớn các cam kết của phía Việt Nam đều có lộ trình thực hiện trong nhiều năm nhằm kéo dài thời gian cho các nhà cung cấp dịch vễ trong nước phát triển hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vễ của mình

và chiếm lĩnh thị trường nội địa, sau đó mới mở cửa hoàn toàn thị trường dịch đối với

Trang 28

các nhà cung cấp dịch vụ Mỹ Hiệp định thương mại Việt Nam - M ỹ về bản chất pháp

lý là một hiệp định bình đẳng, ràng buộc song phương, nhưng cân cứ vào thực trạng và những cam kết của Việt nam có thể thấy rằng, phía Việt nam chịu nhiều thách thức hơn, kể cả mất hẳn thị trường và cõng nghệ dịch vụ vào phía bên kia nếu không kịp chuợn bị khả năng cạnh tranh trong thời hạn cho phép

Cho đến nay, Hiệp định m ớ i có hiệu lực hơn 4 năm - một thời hạn ngắn để có thể đánh giá xem Việt Nam đã thực hiện được gì, song một điều đáng ghi nhận là V i ệ t Nam đã và đang cố gắng thực hiện các cam kết của mình thông qua việc xây dựng, sửa đổi bổ sung cấc văn bản pháp luật trong từng lĩnh vực dịch vụ, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng cho các hoạt động ngân hàng và tín dụng khác, xây dựng Luật xây dựng đối với các dịch vụ kiến trúc, kỹ thuật và xây dựng, ban hành các văn bản thi hành Pháp lệnh viễn thông và các quy định của Bộ k ế hoạch và đầu tư

về giới hạn đối với sở hữu nước ngoài

V ớ i việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, V i ệ t Nam không những tạo cơ sở pháp lý và tạo môi trường thuận l ợ i cho các nhà đầu tư M ỹ yên tâm k h i đầu tư vào các ngành dịch vụ Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu cam kết của Hiệp định

m à còn góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khác, thậm chí đã cho phép m ở cửa thị trường nhiều ngành dịch vụ sớm hơn so với l ộ trình cam kết trong hiệp định Đ ế n nay, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư H o a Kì nói riêng đã được phép đầu tư trong hầu hết các ngành dịch vụ quan trọng

- Dịch vụ nhập khợu và phân phối: Cam kết về việc cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư của M ỹ nhập khợu các hàng hoa để phục vụ cho hoạt động của d ự án đầu tư tại Việt Nam đã được thực hiện trước k h i B T A có hiệu lực Đ ố i với d ự án k i n h doanh nhập khợu và phân phối, mặc dù là lĩnh vực đầu tư có điều kiện và hiện chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, nhưng vói chủ trương làm thí điểm, đến nay đã có 8 d ự án kinh doanh siêu thị (bấn buôn) được cấp giấy phép đầu tư tại H à Nội, H ồ Chí M i n h và Đ ổ n g Nai

- Dịch vụ bảo hiểm: Đ ế n nay đã có l i d ự án đầu tư nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm và môi giói bảo hiểm tại V i ệ t Nam, trong đó có m ộ t doanh

nghiệp bảo hiểm 100% vốn của Mỹ N h ư vậy, cam kết về việc cho phép nhà cung cấp dịch vụ M ỹ thành lập doanh nghiệp bảo h i ể m 100% v ố n đầu tư nước ngoài đã được

thực hiện trước k h i H Đ T M V i ệ t - M ỹ có hiệu lực

- Dịch vụ ngân hàng: Trong lĩnh vực này, hiện đã có 4 ngân hàng liên doanh và

22 chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động t ạ i V i ệ t Nam, trong đó có 4 c h i nhánh ngân hàng của Mỹ Trong k h i đó, theo quy định của H Đ T M V i ệ t - Mỹ, trong vòng 3 năm, ngân hàng M ỹ chỉ được nhận t h ế chấp giá trị quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp có v ố n đầu tư nước ngoài N h ư vậy, hạn c h ế này đã được x o a bỏ trước

khi H Đ T M V i ệ t - M ỹ có hiệu lực

16

Trang 29

- Dịch vụ kiểm toán, tư vấn thuế: H Đ T M Việt - M ỹ quy định, trong vòng 2 năm đối với dịch vụ kiểm toán, kế toán và 5 năm đối với dịch vụ tư vấn thuế, doanh nghiệp

có vốn đâu tư của M ỹ chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án được tài trợ từ nguồn vốn nước ngoài Tuy nhiên, đến nay đã

có Ì doanh nghiệp liên doanh và 6 doanh nghiệp 1 0 0 % vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt đứng với mục tiêu cung cấp dịch vụ với phạm v i rứng, gồm cả kiểm toán, k ế toán,

tư vấn thuế, tư vấn tài chính cho doanh nghiệp thuức các thành phần kinh tế, trừ doanh nghiệp nước ngoài

- Dịch vụ y tế: Lĩnh vực này thu hút Ì dự án liên doanh và 15 d ự án 1 0 0 % vốn đấu tư nước ngoài, trong đó có Ì dự án của Mỹ

- Dịch vụ giáo dục: Theo quy định của H Đ T M Việt - Mỹ, trong 7 năm đầu, Việt Nam chỉ cam kết cho phép nhà đầu tư M ỹ cung cấp dịch vụ giáo dục trong ngành khoa học tự nhiên và công nghệ dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh Tuy nhiên, đến nay đã có 29 dự án đầu tư nước ngoài đang hoạt đứng trong lĩnh vực giáo dục, trong đó có 2 dự án của Mỹ

- Dịch vụ du lịch l ữ hành: Đ ế n nay đã có 2 dự án 1 0 0 % vốn đầu tư nước ngoài, 8

dự án liên doanh và Ì dự án hợp đổng hơp tác kinh doanh đang hoạt đứng vói mục tiêu cung cấp dịch vụ hướng dẫn, vận chuyển khách du lịch, tổ chức tour du lịch V ớ i kết quả này, Việt Nam đã mở cửa thị trường này với phạm v i thông thoáng hơn so với quy định của H Đ T M Việt - Mỹ

- Dịch vụ xây đựng: Theo quy định của BTA, trong vòng 3 năm kể từ k h i thành lập, doanh nghiệp 1 0 0 % vốn M ỹ chỉ được cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Hiện nay, có gần 70 dự ấn đầu tư nước ngoài, trong đó có 3 dự án của M ỹ được phép hoạt đứng với phạm v i phù hợp với quy định của H Đ T M V i ệ t - Mỹ

- Dịch vụ tư vấn kỹ thuật: Theo quy định của H Đ T M V i ệ t - Mỹ, trong vòng 2 năm kể từ k h i thành lập, doanh nghiệp 1 0 0 % vốn Hoa Kì chỉ được cung cấp cho doanh nghiệp đáu tư nước ngoài Trên thực tế, hiện có 57 dự án đầu tư nước ngoài, trong đó

M ỹ có Ì dự án, đang hoạt đứng tại Việt Nam vói các phạm v i k i n h doanh phù họp với quy định của H Đ T M V i ệ t - Mỹ

- Dịch vụ tư vấn quản lí: Khoảng 14 d ự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này

đã được cấp phép với điểu kiện thông thoáng hơn so với quy định của H Đ T M V i ệ t

-M ỹ (chỉ được cung cấp dịch vụ thòng qua liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác k i n h doanh; sau 5 n ă m được phép thành lập doanh nghiệp 1 0 0 % v ố n đầu tư nước ngoài)

- Dịch vụ m á y tính: Theo quy định của HĐĨP M 'Việt - Mỹ, trong vòng 2 n ă m kể

T H Ứ V I Ê N r

từ khi thành lập, doanh nghiệp 1 0 0 % v ố n của M } Ì

doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Đ ế n nay, đã có

17

«hỉ ìt đií<j(C h ẹÌỊ Ìg c ấ p dịch v ụ c h o các

gái " rớữ 'rđứ j án có vốn đầu tu nước

Trang 30

ngoài được cấp giấy phép đẩu tư Trong số các dự án đang hoạt động nói trên, Mỹ có tới 23 dự án với tổng vốn đãng kí 47 triệu USD

- Dịch vụ nghiên cứu, thăm dò thị trường: đã có 17 dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài và 2 dự án liên doanh, trong đó có một dự án cửa Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam với phạm vi hoạt động không hạn chế

Ngoài các lĩnh vực nói trên, Việt Nam đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường một số ngành dịch vụ chưa cam kết mở cửa hoặc phải tuân thử các điều kiện chặt chẽ hơn theo quy định cửa H Đ T M Việt - Mỹ, như dịch vụ chứng khoán, tài chính, vận tải, giao nhận, giám định hàng hoa, đại lí vận tải, dịch vụ giải trí, 1.2.3 Bản chào cam kết về thương mại dịch vụ cửa Việt Nam trong đàm phán gia nhập WTO

Việc Việt Nam quyết định gia nhập WTO là một quyết định đúng đắn, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế cửa Việt Nam và xu thế toàn cầu hóa kinh tế đang diễn

ra mạnh mẽ trên thế giới Việt Nam có thể gia nhập WTO vào năm 2006 Nếu trở thành thành viên cửa WTO, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cửa Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để phát triển Theo nguyên tắc "đãi ngộ tối huệ quốc", các nước cam kết dành cho nhau những ưu đãi đối với mọi lĩnh vực dịch vụ, ngoại trừ các lĩnh vực dịch vụ đã được đưa vào danh mục loại trừ tạm thời Các nhà cung cấp dịch vụ cửa Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường rộng lớn gồm 150 nước một cách bình đẳng với nhà cung cấp dịch vụ cửa các nước thành viên Ngược lại Việt Nam cũng phải đối xử bình đẳng với các nhà cung cấp dịch vụ cửa các nước thành viên khác Điều này tạo cơ hội lán cho Việt Nam nâng cao vị thế cửa mình trong thương mại quốc tế, mở rộng thị trường tới những nước bạn hàng quan trọng như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, song cũng đặt ra không

ít thách thức cho Việt Nam

Để đàm phán thành công cho việc gia nhập WTO, Việt Nam đã đưa ra Bản chào cam kết trong lĩnh vực dịch vụ Nội dung cửa bản chào lần thứ ba vào tháng 12/2003 bao gồm các cam kết chung về 4 phương thức cung cấp dịch vụ và các cam kết cụ thể đối với từng ngành và phân ngành dịch vụ Các cam kết chung chỉ liên quan đến phương thức cung cấp dịch vụ 3 và 4, còn phương thức Ì và 2 được qui định cụ thể trong từng ngành và phân ngành dịch vụ Đ ố i vói phương thức 3 - hiện diện thương mại, về hạn chế tiếp cận thị trường, theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, công ty nước ngoài được phép hiện diện thương mại tại Việt nam dưới các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cũng được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, các văn phòng đại diện sẽ không được phép kinh doanh sinh lợi trực tiếp về hạn chế đối xử quốc gia, Việt Nam chưa cam kết đối với các khoản trợ cấp dành cho các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam Đ ố i với phương thức 4 - hiện diện cửa thể nhân, Việt

18

Trang 31

Nam chưa cam kết, trừ các biện pháp liên quan đến nhập cảnh và lưu trú tạm thời của các thể nhân là các nhà quán lý, giám đốc điều hành và các chuyên gia mà người Việt nam khống thể thay thế của một công ty nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt nam hoặc tham gia vào hoạt động của một hiện diện thương mại tại Việt nam, thời gian cư trú ban đầu là 3 năm, sau đó được gia hạn phụ thuộc vào thời hạn hợp đổng làm việc của hẩ và của hiện diện thương mại này

Trong cam kết của từng ngành và phân ngành cụ thể, cam kết đối vói dịch vụ kinh doanh, dịch vụ du lịch,., được nới lỏng hơn cả, phẩn lớn không tạo ra những hạn chế tiếp cận thị trường và hạn chế đối xử quốc gia đối với phương thức Ì và 2 Đối với phương thức 3, những hạn chế cam kết thường liên quan đến việc hình thành pháp nhân

và tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài, ví dụ: đối với dịch vụ quảng cáo (CPC 871, trừ dịch vụ quảng cáo rượu và thuốc lá), sau khi gia nhập, các nhà đầu tư nước ngoài được thành lập liên doanh hay hợp đổng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh các dịch vụ quảng cáo, phần góp vốn của phía nước ngoài không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh; sau Ì năm kể từ thời điểm gia nhập, hạn chế này sẽ

là 5 1 % ; sau 3 năm kể từ thời điểm gia nhập sẽ không có hạn chế về tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh

Đối với một số dịch vụ như dịch vụ viễn thông, dịch vụ vãn hóa, giải trí, nhiều nội dung Việt Nam chưa đưa ra cam kết của mình hoặc có cam kết thì cũng hết sức hạn chế, thường chỉ cho hiện diện thương mại dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc khống chế số vốn góp trong liên doanh, ví dụ, đối với dịch vụ viễn thông trị giá gia tăng, hiện điện thương mại chỉ được thông qua hợp đổng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với đối tác Việt Nam, phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 5 0 % vốn pháp định

Bảng 1-3: Các cam kết của 112 nước đã cam kết về dịch vụ du lịch trong WTO

Cam kết toàn bô một phần Cam kết

Không cam kết

1 Cung cấp

qua biên giói

33 (29%)

49 (44%) (37%) 30 (33%) 37

48 (43%)

37 (42%)

2 Tiêu dùng

ở nước ngoài

55 (49%)

47 (42%)

10 ( 9 % )

58 (52%)

42 (38%) (11%) 12

3 Hiện diện

thương mại

25 (22%)

86 (77%)

1 ( 1 % )

49 (44%)

61 (54%)

2 ( 3 % )

4 Hiện diện

của thể nhân

1 ( 1 % )

105 (94%)

6 ( 5 % )

12 (11%)

90 (80%) ( 9 % ) 10

Nguồn: WTO (2003)

Trang 32

1.2.4 H ộ i n h ậ p về dịch vụ t r o n g tiến trình thực hiện H i ệ p định thương m ạ i t ự do

A S E A N - T r u n g Quốc

1.2.4.1 Khái quát chung về Khu vực thương mai tưdoASEAN - Trung Quốc (ACFTA)

A S E A N và Trung Quốc là những nước đang phất triển và đang ở những giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau song cùng đang phải đối mặt với những cơ h ộ i và thách thức trong một thế giới nhiều thay đằi và cạnh tranh khốc liệt Ý tưởng về sự phát triển m ố i quan hệ của hai khu vực thân thiện về mặt địa lý này đã hình thành từ lâu, song có ý kiến cho rằng sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc sẽ gây nên mối đe dọa đối vói A S E A N và chắc rằng A S E A N sẽ dựng lén những rào cản tự vệ để chốns lại hàng hóa của Trung Quốc và triển khai các biện pháp để đối phó v ớ i sự lớn mạnh Trung Quốc Song một con đường đi hoàn toàn mái đã m ở ra, và người ta đã đánh giá rằng con đường này sẽ đem đến những cơ hội phát triển m ớ i cho cả hai bên

Ý tưởng về việc thành lập một k h u vực mậu dịch tự do giữa Trung Quốc và

A S E A N xuất phát từ đề xuất của Cựu T h ủ tướng Trung Quốc Chu Dung C ơ tại H ộ i nghị thượng đỉnh không chính thức A S E A N lần t h ứ 4 tằ chức vào tháng 11/2000 Trong bối cảnh đang có sự phát triển mạnh mẽ của các k h u vực mậu dịch tự do ( F T A ) trên toàn cầu, cùng với sức mạnh kinh tế m ớ i của Trung Quốc và sự hấp dẫn của k h u vực kinh tế nàng động A S E A N và trên cơ sở những thành tựu hợp tác giữa A S E A N và Trung Quốc trong thời gian qua, tại H ộ i nghị giữa những nhà lãnh đạo A S E A N - T r u n g Quốc tằ chức vào ngày 6/11/2001 tại Banda Seri Begavvan (Brunei), các nhà lãnh đạo

Trung Quốc và 10 nước A S E A N đã đi đến nhất trí về việc thành lập Khu mậu dịch tự

do ASEAN - Trung Quốc ( A C F T A ) trong vòng l o năm, đằng thời chính thức u y quyền

cho các bộ trưởng và quan chức của hai bên đ à m phán về vấn đề này

Vói những nỗ lực của cả hai bên, ngày 4/11/2002, tại H ộ i nghị thượng đỉnh

A S E A N lần t h ứ 8 diễn ra ở thủ đô Phnompenh (Campuchia), các nhà lãnh đạo A S E A N

và Trung Quốc đã chính thức ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc (Framework Agreement ôn ASEAN-China Comprehensive Economic

ASEAN-Cooperation - F A A C C E C ) , m ở đường cho việc thiết lập K h u vực m ậ u dịch t ự do

A S E A N - Trung Quốc ( A C F T A ) trong 10 n ă m tới Đ â y là m ộ t sự k i ệ n quan trọng, đánh dấu bước phát triển mói của quan hệ A S E A N - Trung Quốc trong thế kỷ này

M ụ c tiêu của Hiệp định:

- Tăng cường và m ở rộng hợp tác k i n h tế, thương m ạ i và đẩu tư giữa A S E A N và Trung Quốc;

- Xúc tiến thương m ạ i hàng hoa, dịch vụ, cũng như cơ c h ế đầu tư thông thoáng

rõ ràng;

20

Trang 33

- Khai thác các lĩnh vực mới và thiết lập các biện pháp thích hợp cho hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn giữa các bên;

- Tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế có hiệu quả hơn của các nước thành viên mói của ASEAN và tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các bên

Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc gồm tẩng cộng 16 điều và 4 phụ lục kèm theo Nội dung chính của hiệp định được chia làm

3 phần: Phẩn Ì (từ điều 3 đến điều 6) đề cập đến thương mại hàng hoa, thương mại dịch vụ, đầu tư và chương trình thu hoạch sớm; Phần 2 (điều 7) là về hợp tấc kinh tế trên các lĩnh vực khác; Phẩn 3 (từ điều 8 đến điều 16) cũng là phần cuối cùng gồm các quv định về khung thời gian của các chương trình hợp tác, về chế độ đãi ngộ MFN, các ngoại lệ chung, cơ chế giải quyết tranh chấp, kế hoạch đàm phán và một số điều khoản khác liên quan đến sự sửa đẩi, hiệu lực, của Hiệp định

1.2.4.2 Quy đinh về thương mai đích vu trong Khu vực

Để tăng cường mở rộng thương mại dịch vụ, các bên đồng ý sẽ tiến hành đàm phán để tích cực tự do hoa thương mại dịch vụ về cơ bản hầu hết các lĩnh vực Các vòng đàm phán sẽ trực tiếp đề cập đến các vấn đề:

- Cơ bản loại bỏ các đối xử phân biệt giữa các bên và nghiêm cấm tạo ra các biện pháp phân biệt đối xử mới liên quan tới thương mại dịch vụ giữa các bén, ngoại trừ các biện pháp được phép theo Điều khoản V(l)(b) của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO;

- Phát triển theo chiều sâu và mở rộng phạm vi tự do hoa thương mại dịch vụ theo hướng các nước ASEAN và Trung Quốc cam kết trong khuôn khẩ GATS;

- Hợp tác dịch vụ được mở rộng giữa các bên nhằm cải thiện tính hiệu quả và sự cạnh tranh, cũng như làm phong phú nguồn cung cấp và phân phối dịch vụ của các bên

Từ đầu năm 2004, ASEAN và Trung Quốc đã khôi động quá trình đàm phán về thương mại dịch vụ và dự kiến sẽ ký kết Hiệp định khung về dịch vụ cùng với gói cam kết đầu tiên Hiệp định này sẽ qui định nhiều nội dung cụ thể và chặt chẽ hơn so với Hiệp định AFAS của nội khối ASEAN và GATS của WTO Hiệp định khung về dịch

vụ sẽ gồm 3 phẩn: Hiệp định khung, Phụ lục của một số ngành dịch vụ quan trọng như tài chính, viễn thông, vận tải và Danh mục các cam kết cụ thể của các nước thành viên

và các ngoại trừ tối huệ quốc Trong Hiệp định khung, dự kiến có 34 điều với các qui định cơ bản không thể thiếu được như minh bạch hoa, qui định trong nước, công nhận lẫn nhau, các biện pháp tự vệ, thanh toán và chuyển quyền quốc tế, các ngoại lệ chung trợ cấp, cơ chế giải quyết tranh chấp, cung cấp dịch vụ độc quyền, tăng cường sự tham gia của các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanma, Việt Nam), nguyên tắc WTO tiếp cận thị trường, đối xử quốc gia, lịch trình các cam kết cụ thể và cơ chế rà soát

Trang 34

1.2.5 Tác động cùa hội nhập kinh tế quốc tê và thực hiện ACFTA đối với các ngành dịch vụ của Việt Nam

Việc tham gia của Việt Nam vào ACFTA sẽ đòi hỏi Việt Nam cởi mở và hoa nhập sâu hơn trong các hoạt động hợp tác kinh tế khu vực và tự do hoa thương mại Điều này mang đến cho các ngành dịch vụ Việt Nam những cơ hội và cả những thách thức

Cơ hôi:

- Thúc đấy tăng trưởng thương mại dịch vụ song phương

Trước hết, thị trường hơn 1,3 tỷ dân của Trung Quốc mở ra theo cơ chế ACFTA

sẽ là một thị trường vô cùng rộng lớn cho thương mại dịch vụ của Việt Nam Ngoại thương Trung Quốc tăng trưởng trong bối cảnh ra đời ACFTA sẽ rất có lợi cho các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam Đặc biệt, điều kiện gần gũi về địa lý, về tập quán tiêu dùng và văn hoa kinh doanh giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ tạo cho các doanh nghiệp hai nước có nhiều cơ hội để xuất khấu các dịch vụ như du lịch, y tế, giáo dục, vận tải, Ví dụ, ngành công nghiệp du lịch của Việt Nam sẽ có nhiều khả năng được lợi từ việc hội nhập kinh tế với Trung Quốc Mỗi năm Trung Quốc có 8,4 triệu người tham gia các tuyến du lịch quốc tế Do vị trí địa lý gần kề Trung Quốc, từ chỗ chiếm 5% tổng số khách du lịch quốc tế vào Việt Nam năm 1995 và 2 5 % vào năm 2000, đến nay, số khách du lịch Trung Quốc đã chiếm gần 3 0 % tổng số khách du lịch Việt Nam Trong tương lai, chắc chắn con số này sẽ tăng hơn nữa khi Trung Quốc đấy mạnh tự do hoa trong khuôn khổ của WTO và xa hơn nữa là ACFTA Trong khi một số dịch vụ của Việt Nam chưa đủ khả năng xuất khấu đi các thị trường quốc tế đòi hỏi cao về chất lượng, tiêu chuấn, phương thức giao dịch, điều kiện kỹ thuật, thì vị trí của thị trường Trung Quốc là hết sức quan trọng

Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc được ký kết cũng sẽ nâng cao năng lực thâm nhập thị trường Trung Quốc của doanh nghiệp Việt Nam Vói việc ký kết hiệp định khung này, Trung Quốc đã cam kết cho Việt Nam được hưởng ngay lập tức và đầy đủ sự đãi ngộ MEN theo các chuấn mực của WTO liên quan đến cắt giảm thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ Với điều kiện thuận lợi hơn về mặt địa lý và được bình đẳng hay ưu đãi trên thị trường Trung Quốc, lúc này doanh nghiệp Việt Nam thực sự có một cơ hội tốt thâm nhập thị trường Trung Quốc ngay cả trong thời kỳ chưa là thành viên chính thức của WTO

- Tăng đầu tư, chuyển giao cõng nghệ và họp tác đào tạo nguồn nhân lực

Theo nhận định của ông Trần Đức Minh, Phó tổng thư ký ASEAN, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc một khi được thành lập sẽ thu hút lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài rất lớn vì đây là "một thị trường thống nhất, khả nâng rủi ro, bất ổn

22

Trang 35

giảm đi đáng kể so với tổng thị trường riêng lẻ Tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh

tế quy m ô lớn sẽ là động lực mạnh mẽ để các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy các sáng kiến công nghệ" A C F T A có sức thu hút FDI từ bên ngoài, vì các nhà đầu tư có thể tránh bị đánh thuế bằng cách xây dựng các

cơ sờ sản xuủt trong khu vực mậu dịch tự do

Trong trường hợp của Việt Nam, A C F T A cũng sẽ thúc đẩy đầu tư và các m ố i quan hệ hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa Trung Quốc với Việt Nam Đ ủ y là chưa kể nguồn FDI từ các nước khác trong khối vào Việt Nam cũng sẽ tâng lên để tranh thủ thám nhập thị trường Trung Quốc

Những thuận lợi trong lĩnh vực đầu tư của Việt Nam không chỉ nằm ở khả năng hủp dẫn nguồn vốn từ bên ngoài khu vực và từ Trung Quốc, m à còn ở chỗ một k h i Trung Quốc m ở cửa k h u vực dịch vụ, các nhà cung củp dịch vụ chuyên nghiệp của ASEAN, trong đó có Việt Nam, sẽ có cơ hội khai thác lĩnh vực này Đ ặ c biệt, cơ h ộ i tìm kiếm việc làm cho các nhà chuyên m ô n trong lĩnh vực dịch vụ như tư vủn pháp luật, quản lý, kiến trúc sư, giáo viên, k ế toán và cán bộ ngân hàng cũng sẽ tăng lên

- Đ ộ n g lực thúc đẩy sự đổi m ớ i của các doanh nghiệp trong nước, nâng cao hiệu quả của khu vực dịch vụ

Không chỉ thúc đẩy thương mại, đầu tư và du lịch, việc tham gia vào K h u vực mậu dịch tự do A S E A N - Trung Quốc còn giúp Việt Nam tự do hoa hơn nữa k h u vực dịch vụ và gắn chặt với quá trình cải cách Cạnh tranh tăng buộc V i ệ t N a m phải tập trung vào các ngành dịch vụ có lợi thế cạnh tranh lớn nhủt Những người nhận được l ợ i ích to lớn của quá trình tự do hoa thương m ạ i của V i ệ t N a m đã, đang và sẽ là chính những doanh nghiệp Việt Nam Nói cách khác, cải cách thương m ạ i theo A C F T A sẽ cho phép các doanh nghiệp Việt Nam có được sự tiếp cận lớn nhủt đối vói các cơ h ộ i trên toàn cầu

Bên cạnh đó, m ố i quan hệ gần g ũ i hơn giữa Việt Nam và Trung Quốc trong khuôn khổ A C F T A sẽ cho phép Việt Nam học hỏi những k i n h nghiệm cải cách k i n h tế của Trung Quốc Việt Nam và Trung Quốc có điểm tương đồng ở chỗ hai nước trước đây từng là những nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và hiện đang dần chuyển sang nền k i n h

tế thị truồng để đưa nền kinh tế thu nhập thắp của mình tới m ộ t mức độ thịnh vượng nhủt định V i ệ t N a m có thể học tập Trung Quốc trong việc d u y trì và cải thiện môi trường đầu tư thuận l ợ i để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, m ở cửa thị trường trong nước để tăng sự cạnh tranh về đáu tư, cải cách k h u vực dịch vụ tài chính và k h u vực doanh nghiệp nhà nước, phát triển và tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn

từ đó góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoa - hiện đại hoa nền k i n h tế

- Nâng cao vị thế của V i ệ t N a m trong các vòng đ à m phán song phương và đa

phương

Trang 36

Việc tham gia của Việt Nam vào Khu vực mậu dịch tự do A S E A N - Trung Quốc

sẽ giúp Việt Nam có thèm kinh nghiệm trong đàm phán thương mại và cho phép Việt Nam có sức mạnh lớn hơn trong việc tạo ảnh hưởng đối với các chương trình nghị sự thương mại quốc tế nói chung và việc đàm phán thương mại đa phương nói riêng Trước đó Việt Nam đã có được một số kinh nghiệm từ việc tham gia vào A F T A và APEC m à Việt Nam có thể tận dụng khi tham gia đàm phán về việc thực hiện ACFTA Việc tham gia vào K h u vực mậu dịch tự do A S E A N - Trung Quốc có thể được xem là một

"bài diữn tập hội nhập kinh tế" cho Việt Nam và là một quá trình m à Việt Nam đang thực hiện để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu M ộ t điểm quan trọng nữa là sự tham gia của Việt Nam vào A C F T A sẽ hỗ trợ quá trình xin gia nhập W T O của Việt Nam và làm táng lòng tin của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

và cơ cấu dịch vụ trao đổi dữ dẫn đến tình trạng Việt Nam tiếp tục nhập siêu nhiều hơn

từ Trung Quốc và các nước ASEAN

- Sức ép cạnh tranh trên thị trường nội địa Việt N a m sẽ càng thêm nặng nề

K h i m ở cửa, thực hiện cam kết ACFTA, sẽ có thể có hai tình huống M ộ t là, các dịch vụ của Việt Nam có thể trụ vững và vươn ra ngoài, chiếm lĩnh trên thị trường H a i

là, các doanh nghiệp Việt Nam có thể bị mất thị phần, phải liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài và phụ thuộc vào họ để sống

So sánh v ớ i các q u y định của GATS được lấy làm cơ sở cho việc hình thành ACFTA, có thể thấy k h u vực dịch vụ của Việt N a m còn chịu nhiều quy định không thích hợp N h i ề u lĩnh vực độc quyền chỉ có m ộ t doanh nghiệp nhà nước duy nhất được phép hoạt động như bưu chính viữn thông, hàng không, hoặc phải trải qua m ộ t quá trình cấp phép chưa được minh bạch, công khai Bên cạnh đó, hàng loạt dịch vụ hiện nay hầu như chưa t ổ n tại như một dịch vụ thương mại, có tỷ trọng tương xứng, ví d ụ dịch vụ nghiên cứu thị trường, tiếp thị, dịch vụ k ế toán qua mạng,., cần được phát triển gấp, nếu không sẽ bị doanh nghiệp Trung Quốc chiếm lĩnh

D u lịch V i ệ t N a m tuy có k h ả năng tăng trưởng nhất định, chủ yếu n h ờ vào ưu thế thiên nhiên, t r u y ề n thống văn hoa, lịch sử song không thể quá lạc quan vì sản phẩm

du lịch còn thiếu sự đa dạng, chất lượng chưa cao và giá cả chưa phải hấp dẫn so v ớ i các nước trong k h u vực, tỷ lệ khách quay l ạ i lần thứ hai rất ít so v ớ i các nước khác như

24

Trang 37

Thái Lan và Trung Quốc Dịch vụ ngân hàng tuy có nhiều tiến bộ song năng lực cạnh tranh còn thấp, nhất là năng lực đánh giá d ự án, giám sát tín dụng Hệ thống bảo hiêm cũng gặp khó khăn tương tự Các loại hình dịch vụ khác như tư vấn pháp lý, tư vấn quản lý, kiểm toán, kế toán còn khá mới mẻ đối với Việt Nam Kết quả điểu tra của D ự

án phát triển Mekong (MPDF) 1998 về sử dụng 7 loại dịch vụ khác nhau cho thấy nhiều doanh nghiệp vừa và nhậ của Việt Nam chưa có đủ tài chính và cũng chưa quen sử dụng các dịch vụ như kế toán, vi tính, tư vẫn, quảng cáo, Trong khi đó, ở Trung Quốc, các ngành nghề này đã và đang phát triển rất mạnh mẽ, do vậy sẽ tạo ra khoảng cách chênh lệch khá lớn khi các cam kết về dịch vụ được thực hiện trong khuôn khổ ACKTA

Dịch vụ chữa bệnh, kết hợp Đông y với Tây y như châm cứu, bấm huyệt và các bài thuốc Đông y đạc hiệu có tiềm năng phát triển, song trình độ còn yếu, chưa thích hợp để tiếp nhận khách quốc tế Do vậy, k h i A C F T A hình thành, có khả năng tầng lớp trung lưu ở Việt Nam sẽ sang Thái Lan hay Trung Quốc để chữa bệnh và thị trường của dịch vụ này ở Việt Nam có thể bị các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm lĩnh

T ó m lại, năng lực cạnh tranh và trình độ phát triển của k h u vực dịch vụ của Việt Nam tương đối thấp K h u vực mậu dịch tự do A S E A N - Trung Quốc sẽ m ở r a thị trường rộng lớn nhưng cạnh tranh gay gắt, trong đó Trung Quốc sẽ là một đối thủ cạnh tranh mạnh trên hầu hết các loại hình dịch vụ N ế u không có sự chuẩn bị năng động, có

hệ thống và đồng bộ cho từng loại hình dịch vụ, sức ép cạnh tranh sẽ ập đến các loại hình dịch vụ của Việt Nam và thời gian đẩu của thời kỳ m ở cửa trong khuôn k h ổ

A C F T A sẽ rất khó khăn

- Những nguy cơ trong thu hút đầu t u

K h i A C F T A được hình thành, sức thu hút của Trung Quốc đối với đầu tư và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ càng lớn hơn so vói A S E A N nói chung và Việt N a m nói riêng Không chỉ thu hút 8 0 % nguồn v ố n FDI, Trung Quốc còn đang thu hút số lớn các ngân hàng nước ngoài, cấc chi nhánh của các công t y đa quốc gia và các nước khác đang hoạt động trong k h u vực về lãnh thổ của mình K h i A C F T A

mở ra cho Trung Quốc những điều kiện thuận l ợ i hơn để thâm nhập thị trường hàng hoa và dịch vụ của các nước ASEAN, Việt N a m và cấc nước A S E A N khác sẽ càng khó cạnh tranh hơn trong việc thu hút các nguồn lực đó Thậm chí đối với V i ệ t Nam, do sự kém hấp dẫn của môi trường đầu tư so với Trung Quốc và so v ớ i ngay cả chính các nước thành viên A S E A N khác nên việc g i ữ chân các nhà đầu tư, các công t y nước ngoài đang có mặt ở Việt Nam để họ k h ậ i chuyển đi những nơi có môi trường k i n h doanh tốt hơn trong k h u vực cũng không phải là điều dễ dàng

Nói tóm lại, trong cạnh tranh thương m ạ i quốc tế luôn có được và có mất, đó là một thực tế Tham gia vào K h u vực mậu dịch tự do A S E A N - Trung Quốc trước hết phải thấy được những l ọ i ích rõ rệt m à nó mang l ạ i cho t ự do hoa thương mại, x o a bậ

Trang 38

dần những rào cản trong buôn bán, tăng cường hoạt động kinh tế, thúc đấy thực hiện các quy chế của WTO, Đó là những điều mà Việt Nam đang rất cần trong tiến trình gia nhập tổ chức này Cũng như các cuộc tranh chấp thương mại luôn xảy ra giữa các

"ông lớn" như Mỹ - EU, Mỹ - Nhật Bản, Trung Quốc - Nhật Bản, Trung Quốc - Mỹ,

sự đối địu giữa ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng với Trung Quốc trong một FTA mà tất cả các thành viên đang hướng tới là hoàn toàn có thể diễn ra Các nhà hoạch định chính sách thương mại và các doanh nghiệp Việt Nam cần đặt ra cho mình một đích đến khả quan để có thể trụ vững trong cuộc cạnh tranh này

1.3 KINH NGHIỆM N Â N G CAO N Ă N G Lực CẠNH TRANH C Ủ A C Á C N G À N H

DỊCH V Ụ CỦA MỘT số NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

1.3.1 Kinh nghiệm nàng cao nàng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông của Mỹ: tự do hoa và các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ

Mỹ luôn là một nước dẫn đầu thế giới về xuất khịu dịch vụ và trong hầu hết các ngành dịch vụ, Mỹ cũng luôn dẫn đầu về năng lực cạnh tranh N ă m 2005 dịch vụ chiếm khoảng 7 8 % GDP tạo ra từ khu vực kinh tế tư nhân của Mỹ (khoảng 8,51 nghìn

tỷ USD) N ă m 2002 xuất khịu dịch vụ của Mỹ (không tính tới dịch vụ được cung cấp bởi cơ sở có vốn địu tư nước ngoài - íoreign affiliates) chiếm 17,4% thế giới, đứng đầu thế giới về xuất khịu dịch vụ, bỏ xa nước đứng thứ hai là Anh với tỷ trọng 7,8% N ă m

2005, xuất khịu dịch vụ của Mỹ đã vượt con số 323 tỷ USD và cán cân thương mại dịch vụ thặng dư khoảng 65 tỷ USD3

Hình 1-1 : Các nước xuất khịu dịch vụ hàng đầu thế giới năm 2002

Ausli1a2-2%

"' - \

Other37.7%

T o t a l = $ 1 6 trlllíon

1 Total may nót e q i a l 100 percent đ u e to rounđlng

Note."Exdudes PU3IIC sector Iransactions

source: Worlđ Trade Orgartzauon wom Exports ÓT Comnerctal servtc&s úy Selecteơ Region arơ Economy 200Ĩ

found át Internet address rtfrpyAiwiv.ivio.org/, retrleved J a a 13.2004

3 Nguồn: u.s Bureau oỊEconomic Analysìs & u.s Bureau oịLabor Statistics

26

Trang 39

Dịch vụ viễn thông là dịch vụ m à hiện nay các nhà cung cấp M ỹ đang chiếm g i ữ

vị trí hàng đầu thế giới xét vé chỉ tiêu doanh thu Mức doanh thu của các nhà cung cấp

dịch vụ viễn thông của M ỹ năm 2000 đạt trên 292 tỷ USD, chiếm 3 2 % doanh thu của

dịch vụ này toàn thế giới Dịch vụ viền thông bao gồm các dịch vụ cơ bản và dịch vụ

giá trị gia tăng, cả hai loại hình dịch vụ này đều có thở được cung cấp theo hai phương

thức theo cách tiếp cận của Mỹ: cung cấp qua biên giới và cung cấp bởi các tố chức

nước ngoài Cung cấp qua biên giới là phương thức thương mại chủ yếu, trong k h i đó

cung cấp bởi các tổ chức nước ngoài cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn do các

nước tiến hành tư nhân hoa các lĩnh vực m à trước đây nhà nước nắm độc quyền và

giảm bói những hạn chế đối với đầu tư nưóc ngoài, tạo điều kiện cho sự tham gia của

các nhà cung cấp dịch vụ M ỹ trên thị trường nước ngoài

N ă m 2001, k i m ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông cùa M ỹ đạt mức 4,8 tỷ

USD và với k i m ngạch nhập khẩu là 4,3 tỷ USD, mức thặng dư tương ứng là 500 triệu

USD Xuất khẩu trong giai đoạn 1996-2000 tăng trung bình 10%/năm trong k h i đó

nhập khẩu không ngừng giảm (năm 2001 giảm 2 2 % , giai đoạn 1996-2000 giảm trung

bình 1 0 % năm), chủ yếu là do giảm tỷ lệ phân chia phí cuộc g ọ i theo l ộ trình của

Tự do hoa dịch vụ viễn thông và mức độ cạnh tranh khốc liệt trên thị trường Mỹ

Trên thị trường M ỹ có tới trên 700 công ty cung cấp dịch vụ điện thoại đường

dài, và khoảng 1300 công ty cung cấp dịch vụ điện thoại trong nước T u y nhiên, hem

4 Hệ thống này thiết lập một khung khổ cho khoảng thời gian 5 nam, trong dó phí thanh toán cho các nước sẽ

được giảm xuống 0,15$/phút cho nhũng nước có thu nhập cao, 0,19$/phút cho những nước có thunhập trung bình

và 0,23$/phút cho nhang nước có thu nhập thấp

Trang 40

9 0 % doanh thu từ ngành viễn thông của M ỹ lại được tạo ra từ 3 còng ty cung cấp dịch

vụ đường dài và 4 công ty điều hành khu vực (Regional Ben Operating Companies RBOCs) Trẽn thị trường dịch vụ điện thoại không dây, 8 nhà cung cấp dịch vụ thống trị thị trường, chiếm 8 4 % tổng số thuê bao điện thoại không dây tại M ỹ trong n ă m

-2001 Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông không dây của M ỹ ngày càng phải đối mặt vội áp lực cạnh tranh lộn hơn từ các phương tiện thông tin thay thế và từ các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường Cạnh tranh trên thị trường dịch vụ viễn thông đường dài đã dẫn đến việc giảm giá cưộc cho người tiêu dùng T h ê m vào đó, các sản phẩm thay thế như email và công nghệ không dày đã khiến cho số lượng cuộc gọi giảm và chuyển sang các dạng khác có giá cả rẻ hơn, gây ảnh hưởng đến doanh thu của các nhà cung cấp dịch vụ Ví dụ, trong quý 4 n ă m 2001, doanh thu của A T & T vội các loại hình dịch vụ đã giảm từ 1 5 % đến 1 8 %

Mặc dù Quốc hội M ỹ đã nỗ lực m ở rộng cạnh tranh trên thị trường dịch vụ điện thoại trong nưộc bằng Đ ạ o luật viễn thông 1996 song RBOCs vẫn thống trị thị trường dịch vụ điện thoại trong nưộc, kiểm soát 7 8 % doanh thu Kể từ k h i Đ ạ o luật viễn thông

1996 ra đời, thị trường viễn thông đã chứng kiến sự hợp nhất nhanh chóng Verizon Communications, công ty RBOC có doanh thu lộn nhất, là kết quả của sự hợp nhất giữa Ben Atlantic và N Y N E X n ă m 1997 và sau đó, vái G T E n ă m 2000 SBC Communications, R B O C lộn thứ hai của Mỹ, được hình thành từ việc Southwestem Ben mua lại Paciíic Telesis n ă m 1997 và mua lại Ameritech n ă m 1999 V à o tháng 6 năm 2000, nhà cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài Qwest Communications đã mua lại us West vội giá 35 tỷ USD Đ ạ o luật n ă m 1996 cho phép các RBOCs duy trì quyền

sở hữu của mình đối vội hệ thống mạng trục trong nưộc, đồng thời cho phép các đối thủ cạnh tranh có thể đ à m phán để dành quyền tiếp cận T u y nhiên, các RBOCs vẫn lẩn lũa trong việc đ à m phán này khiến cho họ nhiều lần bị các nhà chức trách phạt

Đến n ă m 2001, trong k h i 5 công ty cung cấp dịch vụ viễn thông hữu tuyến nưộc ngoài có doanh thu lộn nhất là Nippon Telegraph and Telephone (NÍT) (Nhật Bản), Deutsche Telekom (Đức), France Telecom, Teleíonica (Tây Ban Nha), và Telecom Italia có tổng doanh thu 224 tỷ USD, chiếm 2 4 % thị trường toàn cầu, thì 5 công ty viễn thông hàng đầu đặt tại M ỹ đã có mức tổng doanh thu là 225 tỷ USD

Do giá thuê mạng trục khá cao, nhiều đối thủ cạnh tranh trong nưộc (CLECs) đã

bị đẩy vào tình trạng phá sản H ọ cạnh tranh trong điều kiện phải m u a vói giá mua buôn từ các RBOCs để tiếp cận hệ thống mạng và bán cho người tiêu dùng vói giá bán

lẻ Tuy nhiên, các RBOCs đã tìm cách loại các đối thủ của h ọ ra k h ỏ i thị trường bằng cách duy trì giá thuê mạng trục khá cao, làm giảm sự chênh lệch giữa giá m u a buôn và giá bán lẻ, khiến cho các đối thủ không thể có được l ợ i nhuận H ơ n nữa, k h i thị trường tài chính gặp khó khăn sau n ă m 2000, các đối thủ cạnh tranh của RBOCs thấy khó có

28

Ngày đăng: 10/12/2013, 18:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w