1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi

94 576 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

Thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên đề, luận văn, khóa luận, đề tài

PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, ngành chế biến gỗ Việt Nam đã phát triển cả về quy mô sản xuất, khối lượng, giá trị xuất khẩu. Sản phẩm gỗ Việt Nam đã có mặt tại hơn 120 quốc gia trên thế giới, trong đó Mỹ, Nhật Bản và EU là 3 thị trường chính. Ngoài ra, các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông . cũng đầy tiềm năng. Tuy nhiên, với việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO, bên cạnh lợi thế là không ít khó khăn nếu không có sự chuẩn bị chu đáo. Là một trong mười mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước, nhưng sự tăng trưởng của mặt hàng gỗ xuất khẩu được đánh giá là thiếu bền vững và dễ bị tổn thương bởi các tác động bên ngoài. Gia nhập WTO là cơ hội lớn để vươn tới các thị trường tiềm năng. Các doanh nghiệp sẽ dễ dàng thu hút đầu tư nước ngoài, đầu tư công nghệ chế biến tiên tiến, hiện đại; được hưởng thuế ưu đãi từ các nước thành viên . Bên cạnh đó cũng đặt ra cho các doanh nghiệp nhiều thách thức lớn như chưa có khả năng tiếp nhận những đơn hàng lớn, mẫu mã sản phẩm chưa phong phú, đa dạng, công nghệ chế biến còn thô sơ và mang nặng tính thủ công, giá thành sản phẩm cao, áp lực cạnh tranh nặng nề . Do thực hiện một số chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ, sự quan tâm chỉ đạo điều hành của các ngành và địa phương, sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc sản xuất và tìm kiếm thị trường, các doanh nghiệp chế biến gỗ Quảng Ngãi những năm qua đã có bước phát triển mới; vươn lên thành một ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu đáng kể của tỉnh; góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, tiêu thụ sản phẩm cho nghề rừng. Tuy vậy, những hạn chế mà ngành đang đối mặt đã tác động không nhỏ đến khả năng cạnh tranh: năng lực cung ứng sản phẩm gỗ cho xuất khẩu chưa cao; nguồn nguyên liệu trong nước chưa ổn định, mới đáp ứng được ở mức độ thấp cả về số lượng và chất lượng; qui mô sản xuất, chế biến còn nhỏ, phân tán; máy móc, thiết bị và công nghệ lạc hậu; trình độ tổ chức quản lý kinh doanh và tay nghề yếu của đội ngũ lao động; sản phẩm, mẫu mã chưa đa dạng; 1 công tác thị trường, xúc tiến thương mại, tổ chức quản lý, phân công, hợp tác trong lĩnh vực này còn yếu… Trong một môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp chế biến gỗ Quảng Ngãi phải có sự chuẩn bị về lực và định hướng chiến lược phát triển. Nếu doanh nghiệp không có đủ lực, thờ ơ với cạnh tranh thì sẽ bị loại bỏ ra khỏi thị trường. Do đó đặt ra yêu cầu cần phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh, nghiên cứu những nhân tố đã và đang tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp. Xuất phát từ nhận thức lý luận và thực tiễn như vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu những mục tiêu chính sau: - Tổng quan lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, trong đó có so sánh với ngành chế biến gỗ một số địa phương. - Đề xuất giải pháp vi mô và vĩ mô để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về thời gian: Việc phân tích tổng quan phát triển ngành chế biến gỗ được giới hạn trong giai đoạn 2004-2006. Ngoài ra, để thực hiện việc đánh giá các nhân tố tác động đến năng lực cạnh của doanh nghiệp chế biến gỗ Quảng Ngãi, đề tài tiến hành khảo sát toàn bộ 36 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành trên địa bàn tỉnh. Thời gian khảo sát bắt đầu vào tháng 9 năm 2007 nên số liệu thu thập từ phía doanh nghiệp từ năm 2004 đến năm 2006. 2 Phạm vi về không gian: Địa bàn nghiên cứu là tỉnh Quảng Ngãi, một số chỉ tiêu nhất định có khả năng mang tính khác biệt sẽ được nghiên cứu theo phân tổ vị trí hoặc thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. 4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Đúc kết kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến gỗ ở một số địa phương khác. - Đánh giá vai trò của các chính sách trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ. - Đánh giá nhận thức về cạnh tranh, về thị trường và hội nhập của các doanh nghiệp chế biến gỗ tại địa bàn nghiên cứu. - Xác định lợi thế cũng như yếu thế cạnh tranh mang tính nội sinh, những cơ hội và nguy cơ của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. - Đề xuất hệ thống giải pháp ở tầm vi mô và vĩ mô để các doanh nghiệp chế biến gỗ Quảng Ngãi có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. 5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 4 chương : Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANHNĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP Chương 1 trình bày khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranhcác cấp độ quốc gia, doanh nghiệp, ngành và sản phẩm. Đồng thời tìm hiểu về các yếu tố cấu thành và nhóm nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương này cũng nêu lên một số nghiên cứu thực tiễn liên quan, giới thiệu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định và rút ra bài học. Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 2 giới thiệu về ngành chế biến gỗ, về quá trình phát triển qua các giai đoạn của ngành chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi, đồng thời sơ lược tình hình sản xuất kinh doanh. Ở chương này cũng xác định các phương pháp phục vụ cho việc thực hiện đề tài. 3 Chương 3: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI Chương 3 bắt đầu bằng phân tích khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Để đánh giá những nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của đối tượng nghiên cứu, chương này thực hiện nghiên cứu trên hai nhóm yếu tố: vi mô và vĩ mô. Về những yếu tố vĩ mô, chương 3 đã trình bày các chính sách tác động đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi như chính sách huy động vốn, chính sách hỗ trợ kỹ thuật, chính sách xúc tiến thương mại . Đồng thời chương này cũng đi vào đánh giá tác động của hội nhập ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu như thế nào. Về yếu tố vi mô, chương 3 đã phân tích các chỉ tiêu tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi như: quy mô doanh nghiệp, đất đai, nhà xưởng, nguồn nguyên liệu, trình độ lao động, trình độ công nghệ sản xuất, chi phí, sản phẩm, thị trường đầu ra, xúc tiến thương mại và nhận thức về cạnh tranh. Dựa trên phân tích trên, đề tài đã xác định được những nhân tố mà các doanh nghiệp chế biến gỗ đang có lợi thế hay bất lợi. Chương 4: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH Chương này đề tài đã đề xuất hai nhóm giải pháp chính: đối với doanh nghiệp và đối với Nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 4 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANHNĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HOÁ 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh 1.1.1.1. Cạnh tranh Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hoá, là một động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế. Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn .để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng. Cạnh tranh xuất hiện từ nửa sau thế kỷ XVIII, xuất phát từ “tự do kinh tế” mà Adam Smith đã phát hiện. Nhờ cạnh tranh mà xã hội loài người ngày càng phát triển. Cạnh tranh kích thích lòng tự hào, ý chí vươn lên, ham muốn làm giàu, ham muốn khám phá… nhờ đó mà thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển, làm cho mọi ngành kinh tế, mọi doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh để khẳng định sự tồn tại của mình. Cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế, tuỳ thuộc vào cách tiếp cận mà có những quan niệm khác nhau. Về mặt thuật ngữ, có thể dẫn ra đây một số khái niệm như sau: Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”[12]. Ở đây, Các Mác đã đề cập tới vấn đề cạnh tranh trong xã hội tư bản chủ nghĩa, mà đặc trưng của chế độ này là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Do vậy, theo quan niệm này thì cạnh tranh có nguồn gốc từ chế độ tư hữu. 5 Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì thuật ngữ này được định nghĩa: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”[23]. Trong cuốn Từ điển rút gọn về kinh doanh thì: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”[1]. P.Samuelson trình bày trong cuốn Kinh tế học của mình: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường”[16]. Các tác giả của cuốn Các vấn đề pháp lý về thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh thì cho rằng: “Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể”[26]. Thực tế còn rất nhiều khái niệm khác nhau về thuật ngữ cạnh tranh dùng trong kinh doanh, và ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Từ việc tiếp cận thuật ngữ cạnh tranh qua các khái niệm trên, ta có thể rút ra rằng: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi. 1.1.1.2. Năng lực cạnh tranh Cũng như cạnh tranh, khái niệm về năng lực cạnh tranh (còn gọi là sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh) cũng rất phức tạp, được xem xét trên nhiều góc độ, cấp 6 độ khác nhau: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpnăng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. Có thể trình bày ở đây một số định nghĩa như sau: Theo OCED thì “năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp, các ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”[2]. Hội đồng về sức cạnh tranh của Mỹ đưa ra định nghĩa: Năng lực cạnh tranhnăng lực kinh tế về hàng hoá và dịch vụ của một nền sản xuất có thể vượt qua thử thách trên thị trường thế giới trong khi mức sống của dân chúng có thể được nâng cao một cách vững chắc, lâu dài. Như vậy, trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh thì rõ ràng cần thiết phải nhận biết và phân loại theo từng cấp độ khác nhau, từ đó tạo ra nhận thức đúng đắn và đầy đủ về khái niệm năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp. a. Cấp độ quốc gia Theo các chuyên gia kinh tế, để xác định khả năng tăng trưởng bền vững, thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước, đảm bảo ổn định xã hội, cải thiện đời sống người dân trong nền kinh tế toàn cầu hoá, khái niệm năng lực cạnh tranh quốc gia đã được hình thành như một khái niệm phức hợp, dựa trên một chùm các yếu tố khác nhau ở tầm kinh tế vĩ mô và năng lực quản lý của các doanh nghiệp. Theo định nghĩa của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF – World Economic Forum) thì năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế vững bền tương đối và các đặc trưng kinh tế khác[27]. Qua khái niệm này ta thấy năng lực cạnh tranh của quốc gia được xác định trước hết bằng mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, các yếu tố tác động trong dài hạn hay ngắn hạn đến khả năng tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Tuy nhiên, có thể nhận thấy khái niệm này đã bỏ qua một số yếu tố quan trọng khác tác 7 động đến tiềm năng tăng trưởng dài hạn của quốc gia như sự tiến bộ về giáo dục, khoa học công nghệ… Một số nhà kinh tế khác lại đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của quốc gia dựa trên năng suất lao động, cụ thể là M.Porter: “Khái niệm có ý nghĩa nhất về năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia là năng suất lao động”[13]. Trong lý luận của mình, Porter dành cho chính phủ và công ty vai trò mới có tính chất hợp tác và khả thi trong tiến trình nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Đối với chính phủ thì nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tích cực tạo ra môi trường nâng cao năng suất. Có những lĩnh vực chính phủ cần phải tích cực đầu tư như nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở… Nói khác đi, chính phủ cần tạo ra môi trường thuận lợi cho cạnh tranh chứ không phải trực tiếp tham gia vào cạnh tranh. Đối với bên công ty, Porter chỉ ra rằng nhiều lợi thế cạnh tranh nằm ở bên ngoài và nó bắt nguồn từ vị trí địa lý và sự tụ họp trong một ngành. Khái niệm năng suất do Porter khởi xướng đã biểu thị cho năng lực cạnh tranh, được giới học thuật chấp nhận một cách rộng rãi. Còn với Fagerberg thì năng lực cạnh tranh quốc gia như là “khả năng của một đất nước trong việc nhận thức rõ mục đích của chính sách kinh tế tập trung, nhất là đối với tăng trưởng thu nhập và việc làm, mà không gặp phải các khó khăn trong cán cân thanh toán”[22]. Từ việc nghiên cứu tìm hiểu các quan niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh quốc gia, có thể đúc rút và hiểu rằng: năng lực cạnh tranh của quốc gia là năng lực của một nền kinh tế từ tổng hoà những yếu tố tác động đến khả năng tăng trưởng trong môi trường kinh tế đầy biến động trên thị trường thế giới. b. Cấp độ Doanh nghiệp Ở cấp độ doanh nghiệp, phần lớn các tác giả đều gắn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với ưu thế sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường hoặc gắn với vị trí của doanh nghiệp trên thị trường theo thị phần mà nó chiếm giữ thông qua khả năng tổ chức, quản lý điều hành nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra như cắt giảm chi phí, duy trì hay gia tăng lợi nhuận… 8 Năng lực cạnh tranh theo quan điểm của Fafchamps chính là khả năng doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi bình quân thấp hơn giá củatrên thị trường, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương đương với sản phẩm cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất, nhưng với chi phí thấp hơn thì được coi là có năng lực cạnh tranh cao[18]. Dunning lại cho rằng năng lực cạnh tranh là khả năng cung ứng sản phẩm của chính doanh nghiệp trên các thị trường khác nhau mà không phân biệt vị trí bố trí của doanh nghiệp đó[18]. Còn với Philip Lasser, sức cạnh tranh của một công ty trong một lĩnh vực được xác định bằng những thế mạnh mà công ty có hoặc huy động được để có thể cạnh tranh thắng lợi. Năm 1992, Markusen đã đưa ra khái niệm: “Một nhà sản xuất cạnh tranh nếu như nó có một mức chi phí đơn vị trung bình bằng hoặc thấp hơn chi phí đơn vị của các nhà cạnh tranh quốc tế”[6]. Như vậy, ta thấy rằng thực tế tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Có quan niệm gắn sức cạnh tranh với ưu thế sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường, có quan niệm gắn sức cạnh tranh của doanh nghiệp theo thị phần mà nó chiếm giữ, có tác giả lại đồng nghĩa năng lực cạnh tranh với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp… Từ nhận thức lý luận và thực tiễn, cần hiểu rằng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ có từ thực lực và lợi thế của bản thân nó mà còn chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác. Trong thực tế, có nhiều doanh nghiệp thực lực rất nhỏ nhưng vẫn duy trì được vị trí của mình trên thương trường so với các đối thủ cạnh tranh bằng cách huy động ngoại lực, vay mượn tạm thời… Về mặt khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể dẫn ra đây rất nhiều quan điểm khác nhau nữa. Song, đúc kết từ lý luận đã nghiên cứu, có thể hiểu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo nghĩa chung là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ, chi phí sản xuất thấp, chiếm phần lớn thị trường, tạo ra thu nhập cao cho người lao động và duy trì khả năng phát triển bền vững. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ta có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau: thị phần, doanh 9 thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, thu nhập bình quân, phương pháp quản lý, uy tín với thị trường, tài sản, nguồn nhân lực… c. Cấp độ ngành, sản phẩm Ở cấp độ ngành, năng lực cạnh tranh là khả năng của các công ty cùng hoạt động sản xuất kinh doanh ở một lĩnh vực nhất định trong nước thành công hơn so với các đối thủ nước ngoài. Nói cách khác, năng lực cạnh tranh ngành được đánh giá bằng cách so sánh giữa những công ty trong nước với các công ty nước ngoài hoạt động trong cùng một ngành. Ở đây cần hiểu rằng những công ty nước ngoài có thể hoạt động trên cùng lãnh thổ với công ty trong nước hoặc là ở quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Năng lực cạnh tranh ngành được đánh giá theo hai phương pháp sau: - Thông qua chi phí và năng suất của những nhân tố đầu vào: một ngành được xem là có năng lực cạnh tranh khi tổng năng suất các yếu tố đầu vào bằng hoặc cao hơn các đối thủ nước ngoài cùng ngành, hoặc có chi phí trung bình bằng hoặc thấp hơn các đối thủ nước ngoài. - Thông qua yếu tố thương mại: phương pháp này dựa vào tỷ lệ xuất nhập khẩu của ngành. Theo phương pháp này, một ngành được xem là có năng lực cạnh tranh cao hơn đối thủ nước ngoài nếu ngành đó có tỷ lệ xuất khẩu cao hơn hoặc tỷ lệ nhập khẩu thấp hơn. Ở cấp độ sản phẩm, cho đến nay các nhà nghiên cứu kinh tế vẫn chưa đưa ra một định nghĩa thống nhất về năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nhìn chung thì các khái niệm chúng ta tiếp cận đều dựa trên khái niệm về năng lực cạnh tranh của quốc gia, của doanh nghiệp. Một số quan điểm cho rằng năng lực cạnh tranh của sản phẩm là sự vượt trội ở một số chỉ tiêu nhất định so với sản phẩm cùng loại do các đối thủ cung cấp trên cùng một thị trường. Định nghĩa rõ ràng hơn, một số tác giả cho rằng: năng lực cạnh tranh của sản phẩm chính là năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần của loại sản phẩm do chủ thể sản xuất và cung ứng nào đó đem ra để tiêu thụ so với sản phẩm cùng loại của các chủ thể sản xuất, cung ứng khác đem đến tiêu thụ ở cùng một khu vực thị trường và thời gian nhất định. Nhìn chung, hai khái niệm này cho thấy việc xác định 10 . về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn. của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. - Đề xuất hệ thống giải pháp ở tầm vi mô và vĩ mô để các doanh nghiệp chế biến gỗ Quảng Ngãi

Ngày đăng: 22/08/2013, 23:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Các kết nối trong chuỗi giá trị - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Hình 1.1 Các kết nối trong chuỗi giá trị (Trang 24)
Hình 1.1: Các kết nối trong chuỗi giá trị - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Hình 1.1 Các kết nối trong chuỗi giá trị (Trang 24)
Hình 1.2: Quá trình đổi mới và sự giá tăng giá trị của doanh nghiệp - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Hình 1.2 Quá trình đổi mới và sự giá tăng giá trị của doanh nghiệp (Trang 25)
Hình 1.2: Quá trình đổi mới và sự giá tăng giá trị của doanh nghiệp - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Hình 1.2 Quá trình đổi mới và sự giá tăng giá trị của doanh nghiệp (Trang 25)
Bảng 2.1: Quy mô, cơ cấu mẫu điều tra Tiêu thức phân tổ Số doanh nghiệp - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Bảng 2.1 Quy mô, cơ cấu mẫu điều tra Tiêu thức phân tổ Số doanh nghiệp (Trang 38)
Bảng 2.1: Quy mô, cơ cấu mẫu điều tra Tiêu thức phân tổ Số doanh nghiệp - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Bảng 2.1 Quy mô, cơ cấu mẫu điều tra Tiêu thức phân tổ Số doanh nghiệp (Trang 38)
3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ (Trang 41)
Bảng 3.1: Tổng số doanh nghiệp, tổng lao động, lao động bình quân và thu nhập Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2005/2004 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Bảng 3.1 Tổng số doanh nghiệp, tổng lao động, lao động bình quân và thu nhập Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2005/2004 (Trang 41)
Bảng 3.2: Tình hình vốn, doanh thu và lợinhuận Chỉ tiêuĐVT 200420052006 2005/2004 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Bảng 3.2 Tình hình vốn, doanh thu và lợinhuận Chỉ tiêuĐVT 200420052006 2005/2004 (Trang 42)
Bảng 3.2: Tình hình vốn, doanh thu và lợi nhuận - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Bảng 3.2 Tình hình vốn, doanh thu và lợi nhuận (Trang 42)
Bảng 3.3: Số doanh nghiệp kinh doanh có lãi hoặc lỗ - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Bảng 3.3 Số doanh nghiệp kinh doanh có lãi hoặc lỗ (Trang 43)
Qua bảng 3.9, kết quả kiểm định phương sai cho thấy vấn đề thiếu thông tin về trình độ công nghệ giữa các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm ở các thị trường khác nhau là có sự khác biệt có ý nghĩa, trong đó đánh giá thiếu nhất là các doanh nghiệp nội địa với - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
ua bảng 3.9, kết quả kiểm định phương sai cho thấy vấn đề thiếu thông tin về trình độ công nghệ giữa các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm ở các thị trường khác nhau là có sự khác biệt có ý nghĩa, trong đó đánh giá thiếu nhất là các doanh nghiệp nội địa với (Trang 50)
Bảng 3.9: Kiểm định sự khác biệt trong nhận định của các doanh nghiệp về chính sách hỗ trợ kỹ thuật - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Bảng 3.9 Kiểm định sự khác biệt trong nhận định của các doanh nghiệp về chính sách hỗ trợ kỹ thuật (Trang 50)
Bảng 3.15: Tình hình chuẩn bị cho hội nhập của các doanh nghiệp - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Bảng 3.15 Tình hình chuẩn bị cho hội nhập của các doanh nghiệp (Trang 60)
Bảng 3.15: Tình hình chuẩn bị cho hội nhập của các doanh nghiệp - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Bảng 3.15 Tình hình chuẩn bị cho hội nhập của các doanh nghiệp (Trang 60)
Bảng 3.21: Trình độ lao động của các doanh nghiệp chế biến gỗ Quảng Ngãi - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Bảng 3.21 Trình độ lao động của các doanh nghiệp chế biến gỗ Quảng Ngãi (Trang 69)
Bảng 3.22: Trình độ lao động theo vị trí doanh nghiệp Trình độTổng số - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Bảng 3.22 Trình độ lao động theo vị trí doanh nghiệp Trình độTổng số (Trang 70)
Bảng 3.22: Trình độ lao động theo vị trí doanh nghiệp Trình độ Tổng số - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Bảng 3.22 Trình độ lao động theo vị trí doanh nghiệp Trình độ Tổng số (Trang 70)
Bảng 3.24: Tỷ lệ trình độ máy móc thiết bị - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Bảng 3.24 Tỷ lệ trình độ máy móc thiết bị (Trang 73)
Bảng 3.28: Đánh giá chi phí sản xuất so với các doanh nghiệp trong nước - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Bảng 3.28 Đánh giá chi phí sản xuất so với các doanh nghiệp trong nước (Trang 78)
Bảng 3.28: Đánh giá chi phí sản xuất so với các doanh nghiệp trong nước - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Bảng 3.28 Đánh giá chi phí sản xuất so với các doanh nghiệp trong nước (Trang 78)
Bảng 3.29: Đánh giá chi phí sản xuất so với các doanh nghiệp nước ngoài - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Bảng 3.29 Đánh giá chi phí sản xuất so với các doanh nghiệp nước ngoài (Trang 80)
Bảng 3.29: Đánh giá chi phí sản xuất so với các doanh nghiệp nước ngoài - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Bảng 3.29 Đánh giá chi phí sản xuất so với các doanh nghiệp nước ngoài (Trang 80)
Bảng 3.31: Số doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ĐVT: doanh nghiệp - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Bảng 3.31 Số doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ĐVT: doanh nghiệp (Trang 83)
Bảng 3.31: Số doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ĐVT: doanh nghiệp - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Bảng 3.31 Số doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ĐVT: doanh nghiệp (Trang 83)
Bảng 3.32: Đánh giá lợi thế của các doanh nghiệp về chất lượng, mẫu mã ĐVT: % người trả lời - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Bảng 3.32 Đánh giá lợi thế của các doanh nghiệp về chất lượng, mẫu mã ĐVT: % người trả lời (Trang 85)
Bảng 3.32: Đánh giá lợi thế của các doanh nghiệp về chất lượng, mẫu mã ĐVT: % người trả lời - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Bảng 3.32 Đánh giá lợi thế của các doanh nghiệp về chất lượng, mẫu mã ĐVT: % người trả lời (Trang 85)
Bảng 3.33: Số lượng mẫu tự thiết kế trong hai năm qua Doanh nghiệp - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Bảng 3.33 Số lượng mẫu tự thiết kế trong hai năm qua Doanh nghiệp (Trang 86)
Bảng 3.33: Số lượng mẫu tự thiết kế trong hai năm qua - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Bảng 3.33 Số lượng mẫu tự thiết kế trong hai năm qua (Trang 86)
Bảng 3.34: Đánh giá lợi thế về giá sản phẩm của các doanh nghiệp - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Bảng 3.34 Đánh giá lợi thế về giá sản phẩm của các doanh nghiệp (Trang 87)
Hình thức quảng bá - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Hình th ức quảng bá (Trang 92)
Hình thức quảng bá - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Hình th ức quảng bá (Trang 92)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w