MỤC LỤC
Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế tạo thuận lợi cho việc thực hiện các công cuộc cải cách ở các quốc gia nhưng đồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối với các quốc gia trong việc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là các chính sách và phương thức quản lý vĩ mô. Qua những phân tích ở trên cho thấy, sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn đối với mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, trong điều kiện toàn cầu hoá.
Tham gia với hoạt động xúc tiến thương mại có nhiều thành phần: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức phi Chính phủ, Hiệp hội doanh nghiệp… Sự đa dạng của các thành phần tham gia và sự phong phú, nhiều vẻ của hoạt động xúc tiến thương mại đã làm cho hoạt động này trở nên sôi động và phát triển với tốc độ khá nhanh. Sự khác biệt sản phẩm: Doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thông qua việc tạo ra những sản phẩm khác biệt so với các đối thủ trong cùng ngành, sự khác biệt sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng uy tín thương hiệu.
Việc cải tiến có thể dựa vào việc nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, năng lực của người lao động, giảm chi phí, tăng chất lượng, đa dạng hoá các dịch vụ đi kèm, đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh sản phẩm. Ví dụ như những chính sách hiệu quả của chính phủ về đào tạo nguồn nhân lực, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tài chính cũng góp phần giúp doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh.
Trước tình hình đó, sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam rất khó bán không những ở thị trường nước khác mà ngay cả trên thị trường nước mình, vì sản phẩm của chúng ta nói chung chất lượng còn thấp, chi phí sản xuất cũng như chi phí đầu vào lại cao, thêm vào đó công tác xúc tiến thương mại còn yếu, thông tin thị trường và nghiên cứu thị trường còn hạn chế…làm cho hàng hoá tiêu thụ chậm với khối lượng ít. Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh khi phải ít nhất 90% sản phẩm có năng lực cạnh tranh kết hợp với một số tiêu chí khác như khả năng tài chính, nguồn nhân lực, công nghệ… Một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh khi mọi tổ chức trong nó đều có năng lực cạnh tranh; ngoài ra năng lực cạnh tranh quốc gia còn được đánh giá theo các các tiêu chí quan trọng khác như hoạt động của Chính phủ, thể chế Nhà nước, nền tài chính quốc gia, trình độ nhân lực và công nghệ, cơ sở hạ tầng, độ mở của nền kinh tế.
Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Công nghiệp và Ban quản lý các khu công nghiệp tiến hành rà soát các chính sách khuyến khích đầu tư, tạo hành lang thông thoáng cho các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tiếp tục tìm kiếm mở rộng thị trường và đa dạng hoá các mặt hàng, nhanh chóng thích nghi với yêu cầu của thị. Một là, trong tình hình gỗ nguyên liệu trong nước ngày càng khan hiếm cả về số lượng và chủng loại, việc nhập gỗ nguyên liệu gặp nhiều khó khăn ách tắc từ nước ngoài, giá đầu vào nguyên liệu gỗ nhập tăng đột biến, tỉnh có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trồng rừng trong nước và nước ngoài, nhất là liên kết trồng rừng nguyên liệu tại Lào và Cam-pu-chia. Sở Thương mại Bình Định cũng đã thực hiện nhiều giải pháp chuyên môn cụ thể và thiết thực như: cung cấp thông tin thị trường kịp thời để các doanh nghiệp chủ động trong chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, xuất khẩu; hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký thương hiệu, hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm xuất khẩu phù hợp với.
Ngành Thương mại cũng sẽ phối hợp với Hiệp hội sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Bình Định và các doanh nghiệp chế biến gỗ xúc tiến thành lập Chợ đầu mối gỗ nguyên liệu tại thành phố Quy Nhơn nhằm đảm bảo nguồn cung ứng ổn định nguyên liệu gỗ phục vụ cho sản xuất - chế biến gỗ của địa phương và khu vực.
Trong khi đó xu thế hiện nay là hướng đến việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ngày càng nhiều khách hàng tiêu dùng nước ngoài chỉ chọn mua sản phẩm đồ gỗ của những doanh nghiệp đã được chứng nhận hệ thống quản lý nguồn gốc gỗ theo tiêu chuẩn COC (chain of Costudy), tiêu chuẩn về chuỗi hành trình sản phẩm do Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) ban hành. Đến tại thời điểm nghiên cứu, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 36 doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến gỗ, với 20 doanh nghiệp nằm ở khu công nghiệp Quảng Phú, khu công nghiệp Tịnh Phong và khu kinh tế Dung Quất, số còn lại nằm rải rác ở các địa phương: huyện Trà Bồng, Sơn Hà, Ba Tơ, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Bình Sơn, Sơn Tịnh, thành phố Quảng Ngãi… Với số lượng mẫu không lớn nên đề tài đã tiến hành điều tra toàn bộ bằng cách gửi cho mỗi doanh nghiệp một phiếu khảo sát để thu thập các thông tin liên quan, sau đó tiến hành phân tích trên cơ sở phân tổ theo vị trí, theo thị trường tiêu thụ sản phẩm để có được những đánh giá chi tiết, phục vụ cho việc đề xuất giải pháp. + Bên cạnh các thông tin định lượng, phiếu khảo sát được thiết kế nhằm thu thập các thông tin định tính trên cơ sở đánh giá các nhận định bằng cách cho điểm từ 1 đến 5 (thang đo Likert): nhận định về các chính sách của Nhà nước, vai trò của Hiệp hội ngành cũng như những ưu tiên Nhà nước cần thực hiện nhằm mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp; nhận định về trình độ công nghệ, chi phí sản xuất, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên cơ sở so sánh với đối thủ cạnh tranh trong ngành; công tác xúc tiến thương mại….
Nguyên nhân chính của việc tăng giảm số lượng lao động cũng như thu nhập bình quân một lao động là sự cơ giới hoá trong sản xuất, đồng thời trong năm 2006 xuất hiện một số doanh nghiệp gia nhập ngành có quy mô lao động nhỏ và chưa triển khai hoạt động mạnh mẽ. Giải thích về vấn đề này, qua tìm hiểu thực tế và phỏng vấn sâu một số chủ doanh nghiệp thì theo tôi, nguyên nhân là năm 2005, các nước EU và Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão Katrita, thiệt hại cơ sở vật chất phục vụ du lịch biển là rất lớn, trong khi đó, sản phẩm ta xuất khẩu sang các thị trường này chủ yếu là bàn ghế gỗ ngoài trời. Năm 2006, có thêm sự tham gia của hai đơn vị là Công ty TNHH chế biến lâm sản xuất khẩu Hồng Phước và Công ty TNHH Tân Hải nên kim ngạch xuất khẩu tăng thêm 34,18% so với năm 2005, đạt 46.348.000USD, nhưng tỷ trọng so với toàn tỉnh chỉ còn chiếm 13,51%, nguyên nhân là do thời điểm này, các doanh nghiệp ở các ngành khác thuộc khu kinh tế Dung Quất đi vào hoạt động, góp phần không nhỏ vào tỷ trọng xuất khẩu của tỉnh, cho nên mặc dù số tuyệt đối là tăng nhưng số tương đối lại giảm đi.
Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi 2007 Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các ngân hàng trong thời gian gần đây, việc tiếp cận các nguồn vốn vay là điều không khó, hơn 80% doanh nghiệp được khảo sát không đồng ý với quan điểm đưa ra là hiện nay đang thiếu các kênh thu hút vốn; về chi phí vốn thì có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng phần đông cho rằng hợp lý, một số cho rằng lãi suất để có được vốn vay là cao (41,6%). Qua bảng 3.9, kết quả kiểm định phương sai cho thấy vấn đề thiếu thông tin về trình độ công nghệ giữa các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm ở các thị trường khác nhau là có sự khác biệt có ý nghĩa, trong đó đánh giá thiếu nhất là các doanh nghiệp nội địa với điểm trung bình 3,11, còn các doanh nghiệp xuất khẩu do ý thức được vai trò công nghệ, đồng thời là yêu cầu cần thiết cho sản xuất quy mô lớn nên thông tin đã nhận được nhiều hơn, điểm trung bình đánh giá chỉ ở mức 2,4. Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi 2007 Về cơ sở hạ tầng, phần lớn ý kiến tập trung phàn nàn về đường sá vận chuyển, nguyên nhân là hiện nay cảng Dung Quất vẫn chưa hoạt động nhiều, việc nhập xuất chủ yếu qua cảng Quy Nhơn hoặc Đà Nẵng nên quãng đường vận chuyển khá dài, cộng với đường vào các khu công nghiệp Tịnh Phong và Quảng Phú đang sụt lún, mùa mưa rất lầy lội, khó khăn cho các xe tải trọng nặng đi vào.