Người cung ứng các đầu vào

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 26)

Trong thời đại của sự phân công lao động và chuyên môn hoá cao thì không một doanh nghiệp nào có thể tự lo cho mình các đầu vào được. Làm như vậy sẽ có hiệu quả thấp hoặc không có hiệu quả vì không phát huy hết lợi thế so sánh giữa các ngành hoặc giữa các quốc gia. Để kinh doanh đạt hiệu quả cao doanh nghiệp phải tìm mua các đầu vào từ bên ngoài với điều kiện là người cung ứng phải giao hàng đúng hẹn, đúng chủng loại và đảm bảo yêu cầu về chất lượng, nếu không doanh nghiệp cũng sẽ sai hẹn với khách hàng của mình và như vậy sẽ phương hại tới năng lực cạnh tranh. Cải tiến 1 Cải tiến 2 Cải tiến 3

Giá trị gia tăng của doanh nghiệp Tỷ lệ lợi nhuận Cải tiến 1 Cải tiến 2 Cải tiến 3

Giá trị gia tăng của doanh nghiệp Tỷ lệ lợi nhuận

Tỷ lệ bình quân của lợi nhuận

Để đảm bảo việc mua các đầu vào đúng hẹn, đủ chủng loại, đảm bảo yêu cầu chất lượng doanh nghiệp phải lựa chọn người cung ứng một cách cẩn thận, có nghĩa là phải điều tra các điều kiện và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà cung ứng có phù hợp cho việc cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp hay không. Mặt khác, phải thiết lập quan hệ tốt với người cung ứng, giúp đỡ nhau giải quyết khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng, tạo niềm tin cho nhau trong quan hệ bạn hàng. Việc mua đầu vào là khâu thứ ba của quá trình quản lý chất lượng (thứ nhất là marketing, thứ hai là thiết kế, thứ ba là mua hàng), nó giữ vị trí quan trọng trong quá trình hình thành chất lượng sản phẩm, đồng thời là yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm, có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 26)