Nguồn số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 38 - 39)

ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1.2.Nguồn số liệu sơ cấp

- Chọn mẫu điều tra

Đến tại thời điểm nghiên cứu, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 36 doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến gỗ, với 20 doanh nghiệp nằm ở khu công nghiệp Quảng Phú, khu công nghiệp Tịnh Phong và khu kinh tế Dung Quất, số còn lại nằm rải rác ở các địa phương: huyện Trà Bồng, Sơn Hà, Ba Tơ, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Bình Sơn, Sơn Tịnh, thành phố Quảng Ngãi… Với số lượng mẫu không lớn nên đề tài đã tiến hành điều tra toàn bộ bằng cách gửi cho mỗi doanh nghiệp một phiếu khảo sát để thu thập các thông tin liên quan, sau đó tiến hành phân tích trên cơ sở phân tổ theo vị trí, theo thị trường tiêu thụ sản phẩm để có được những đánh giá chi tiết, phục vụ cho việc đề xuất giải pháp.

Bảng 2.1: Quy mô, cơ cấu mẫu điều tra Tiêu thức phân tổ Số doanh nghiệp

hiện có Cơ cấu %

Số mẫu điều tra Vị trí Trong KCN, KKT 20 55,6 20 Ngoài KCN, KKT 16 44,4 16 Tổng cộng 36 100 36 Thị trường tiêu thụ sản phẩm Nội địa 19 52,8 19 Xuất khẩu 5 13,9 5

Nội địa và xuất khẩu 12 33,3 12

Tổng cộng 36 100 36

Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát các doanh nghiệp chế biến gỗ Quảng Ngãi 2007

- Nội dung tổng quan của phiếu khảo sát:

Để phản ánh đầy đủ những thông tin cần thiết cho việc xác định năng lực cạnh tranh của các các doanh nghiệp, phiếu khảo sát được thiết kế nhằm thu thập những thông tin mà nguồn số liệu thứ cấp không cung cấp đủ, đặc biệt là các tiêu thức định lượng. Nội dung khảo sát gồm những thông tin chủ yếu sau:

+ Một số thông tin cơ bản của mẫu điều tra: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, năm thành lập, sản phẩm chính, diện tích đất đai nhà xưởng, tên và chức vụ của người trả lời…

+ Bên cạnh các thông tin định lượng, phiếu khảo sát được thiết kế nhằm thu thập các thông tin định tính trên cơ sở đánh giá các nhận định bằng cách cho điểm từ 1 đến 5 (thang đo Likert): nhận định về các chính sách của Nhà nước, vai trò của Hiệp hội ngành cũng như những ưu tiên Nhà nước cần thực hiện nhằm mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp; nhận định về trình độ công nghệ, chi phí sản xuất, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên cơ sở so sánh với đối thủ cạnh tranh trong ngành; công tác xúc tiến thương mại…

+ Bên cạnh các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, phiếu khảo sát còn dành một phần để các doanh nghiệp đánh giá đối thủ, xác định lợi thế của mình, trên cơ sở đó đề tài tổng hợp và nhìn nhận tổng quan những mặt mạnh, mặt yếu nhằm có những giải pháp hợp lý nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là chỉ tiêu định lượng tổng hợp trên cơ sở thu thập ý kiến của các doanh nghiệp, với điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5, tổng hợp và tính bình quân, thể hiện trên đồ thị để dễ dàng cho việc phân tích.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 38 - 39)