Quản lý chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 82 - 85)

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo chức năng nhiệm vụ, chỉ đạo thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu và

3.3.7.1. Quản lý chất lượng sản phẩm

Về vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đều thực hiện theo những tiêu chuẩn nhất định như COC, FSC và các tiêu chuẩn khác (SA8000, ISO…) trong khi các doanh nghiệp ở ngoài thì 100% hiện không quản lý theo tiêu chuẩn nào. Để giải thích vấn đề này ta xem xét trên cơ sở các doanh nghiệp phân tổ theo thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Bảng 3.31: Số doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ĐVT: doanh nghiệp

Tiêu chuẩn Toàn ngành

Vị trí doanh nghiệp Thị trường tiêu thụ

Trong KCN, KKT Ngoài KCN, KKT Nội địa Xuất khẩu Nội địa và xuất khẩu COC 15 15 0 0 5 10 FSC 13 13 0 0 5 8 Khác 12 12 0 3 2 7 Không 16 0 16 16 0 0

Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi 2007

Nhìn chung, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu phần lớn đều áp dụng những tiêu chuẩn quản lý chất lượng, trong khi đó 19 doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thì chỉ có 3 doanh nghiệp có quản lý chất lượng sản phẩm. Xu thế hiện nay là hướng đến việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Ngày càng nhiều khách hàng tiêu dùng nước ngoài chỉ chọn mua sản phẩm đồ gỗ của những doanh nghiệp đã được chứng nhận hệ thống quản lý nguồn gốc gỗ theo tiêu chuẩn COC (chain of Costudy - tiêu chuẩn về chuỗi hành trình sản phẩm do Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC- Forest Stewardship Council) ban hành, có phạm vi áp dụng trên toàn cầu mà đối tượng là các tổ chức, doanh nghiệp khai thác, chế biến kinh doanh, sản xuất đồ gỗ. FSC là công cụ để đảm bảo trách nhiệm quản lý tài nguyên rừng; FSC trong ngành chế biến gỗ giống như chứng chỉ ISO, hệ thống quản lý chất lượng quốc tế áp dụng cho các ngành nghề hoặc như HACCP, tiêu chuẩn chất lượng của ngành thuỷ sản, GMP đối với ngành dược, hoặc SA 8000 tiêu chuẩn về sử dụng lao động và trách nhiệm xã hội trong ngành giày da và dệt may...; còn chứng nhận COC là nhằm đảm bảo tính liêm chính trong chuỗi cung cấp sản phẩm, là chuỗi hành

trình gỗ từ khai thác, chế biến đến thành phẩm; từ rừng đến người tiêu dùng, bao gồm tất cả các công đoạn nối tiếp nhau trong chế biến, gia công, lắp ráp và phân phối... Nói cách khác, CoC/FSC chính là cầu nối giữa rừng với người tiêu dùng; xác định rừng đã được quản lý tốt; thiết lập kết nối trong quy trình sản xuất; tạo cơ hội cho người tiêu dùng có trách nhiệm với rừng... CoC/FSC là một chứng nhận cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp bởi vì nó đem đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích thiết thực, như tăng thị phần và tiếp cận thị trường mới; giữ vững thị trường; là biểu hiện của thương hiệu hàng đầu; kiểm tra được nguồn nguyên liệu đầu vào; đảm bảo cung cấp lâu dài sản phẩm từ rừng với chất lượng cao... Theo Hội đồng quản trị rừng quốc tế, hiện nay đã có trên 3.000 đơn vị, tổ chức có chứng chỉ FSC bao gồm công ty chế biến, chủ rừng, doanh nghiệp thương mại... Trong số đó 84 doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam có chứng chỉ FSC trong tổng số hơn 1.200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Cũng theo hội đồng này, khảo sát trên 250 công ty có chứng chỉ trên thế giới cho thấy nhờ có FSC mà doanh thu của các công ty gia tăng đáng kể và tính chung cả thị trường gỗ thế giới tăng thêm 5 tỷ USD trong năm qua. Những vấn đề tự nhiên thường dễ ảnh hưởng đến môi trường trong khi người tiêu dùng các nước phương Tây lại không muốn lựa chọn sản phẩm huỷ hoại môi trường sống, chỉ sử dụng sản phẩm bảo vệ môi trường. Chính vì thế, các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu muốn bán được sản phẩm của mình thì phải có những chứng chỉ quản lý trên.

Tuy nhiên, thông tin từ sở Thương mại tỉnh Quảng Ngãi thì hiện nay các doanh nghiệp chế gỗ Quảng Ngãi phần lớn chỉ áp dụng COC dưới sự hỗ trợ của các đơn vị mua hàng là Công ty Scancom, Cty Công nghiệp Gỗ Kaiser Việt Nam, Cty Latitude Tree, Cty Theodore Alexander… và được cấp chứng chỉ mang mã số COC chung với các Công ty này. Đây là hạn chế rất lớn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận trực tiếp khách hàng, bởi lẽ đã cung cấp sản phẩm cho các đối tác này thì không được cung cấp cho đối tác khác. Ông Tô Ngọc Giang - Chủ tịch HĐQT Công ty Lâm nghiệp Nam Phong cho biết “Mấy năm gần đây chúng tôi làm ăn được, tay nghề công nhân cũng nâng cao, có được sản phẩm chất lượng cao vì vậy cũng có nhiều bạn hàng mới ở các nước Châu Âu, Mỹ quan tâm muốn ký kết hợp đồng với

chúng tôi nhưng lại không được vì chúng tôi đã ký kết hợp đồng với Công ty Scancom rồi...mà cái chính là chúng tôi chưa có chứng chỉ COC”. Ở các tỉnh bạn, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Định… số doanh nghiệp đã đăng ký chứng chỉ COC là khá phổ biến.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w