Quá trình phát triển của ngành chế biến gỗ Quảng Ngã

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 35 - 37)

ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.2.Quá trình phát triển của ngành chế biến gỗ Quảng Ngã

Ngành chế biến gỗ Việt Nam bắt đầu phục hồi vào cuối những năm 90 và đã có những chuyển biến cơ bản. Tại khu vực Đông Nam Á, sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam có những nét riêng, mang tính truyền thống, không trùng lắp với sản phẩm của các nước khác. Xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan, kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng mạnh, từ chỗ sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là gỗ sơ chế, đến nay sản phẩm gỗ chế biến đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Có được thành tích này là nhờ sự nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp chế biến gỗ cả nước nói chung, và cũng

có một phần nhỏ của Quảng Ngãi nói riêng. Tuy ngành chế biến gỗ của Quảng Ngãi không có quy mô rộng lớn và phổ biến như ở một số tỉnh thành khác mà điển hình là thành phố Hồ Chí Minh, Bình Định, Bình Dương… nhưng cũng đã góp phần không nhỏ vào giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh nhà, đồng thời góp mặt cùng các đơn vị khác trong ngành trên thị trường thế giới.

Quá trình phát triển của ngành chế biến gỗ Quảng Ngãi có thể chia thành các giai đoạn :

Từ năm 1991 trở về trước: Ngành chế biến đồ gỗ Quảng Ngãi chỉ sản xuất gỗ cưa xẻ dùng trong xây dựng cơ bản và gỗ sơ chế, sản lượng sản xuất đồ gỗ tinh chế rất ít. Có thể nói đây là thời kỳ khai thác và sử dụng lãng phí nguồn nguyên liệu gỗ thiên nhiên, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng của đất nước. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ sơ chế. Sản xuất mộc tinh chế (ghế xếp, bàn…), mộc cao cấp (giả cổ có điêu khắc, chạm trổ …), mộc mỹ nghệ (tượng gỗ…) đã bắt đầu phát triển.

Giai đoạn từ năm 1992 đến nay: Nền kinh tế thị trường làm đa dạng hoá các thành phần kinh tế tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển. Các doanh nghiệp tư nhân thấy được tiềm năng của mặt hàng này nên mạnh dạn mở rộng đầu tư, đặc biệt khi tỉnh quy hoạch các khu công nghiệp, khu kinh tế thì các nhà kinh doanh lại càng mạnh dạn mở rộng sản xuất kinh doanh và đưa sản phẩm với công nghệ phát triển làm cho chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, mẫu mã ngày càng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Bắt đầu từ năm 2000, ngành chế biến gỗ Quảng Ngãi phát triển mạnh với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu như Việt Tiến, Nam Phong, Hoàn Vũ…Năm 2004, cả tỉnh chỉ có 3 doanh nghiệp đủ năng lực xuất khẩu với giá trị đạt 3.739.779 USD thì đến chín tháng đầu năm 2007 con số doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu đã là 10 với giá trị đạt 6.627.131 USD chiếm 16,3% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh.

Ngành chế biến gỗ trong những năm qua trải qua nhiều thăng trầm, số cơ sở sản xuất luôn biến động lúc tăng, lúc giảm. Có thể nói, loại cơ sở sản xuất cá thể chiếm đa phần trong tổng số cơ sở chế biến gỗ của Quảng Ngãi (hơn 97%). Đây là

loại hình sản xuất nhỏ, thường không ổn định và hay biến động. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, đây sẽ là một trong những điều yếu thế trong cạnh tranh cần có biện pháp khắc phục kịp thời. Cụ thể theo Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2004, 2005, 2006 của Cục Thống kê Quảng Ngãi thì chỉ có một doanh nghiệp có vốn nằm trong nhóm từ 10 – 50 tỷ đồng, còn phổ biến là ở nhóm 0,5 đến dưới 1 tỷ đồng và 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng. Điều này cho thấy hoạt động của các doanh nghiệp chế biến gỗ vẫn còn nhiều hạn chế và đứng trước những khó khăn, thách thức nhất định. Các doanh nghiệp còn sử dụng vốn vay ngân hàng là chính, còn ảnh hưởng lối làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu thông tin về thị trường, giá cả, trình độ tay nghề, ý thức, tác phong công nghiệp của lao động địa phương không cao vì không được đào tạo (đa số là nông dân). Tất cả những điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp. Trong khi đó xu thế hiện nay là hướng đến việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ngày càng nhiều khách hàng tiêu dùng nước ngoài chỉ chọn mua sản phẩm đồ gỗ của những doanh nghiệp đã được chứng nhận hệ thống quản lý nguồn gốc gỗ theo tiêu chuẩn COC (chain of Costudy), tiêu chuẩn về chuỗi hành trình sản phẩm do Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) ban hành... Hàng loạt những vấn đề cần được phân tích mổ xẻ để khắc phục nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, nhất là khi cảng biến Dung Quất hoàn thành, cơ hội giao thương ngày càng rộng mở và thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 35 - 37)