MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 29 - 30)

năng lực cạnh tranh thì nó sẽ góp phần vào nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN NĂNG LỰCCẠNH TRANH CẠNH TRANH

Vào tháng 1 năm 2000, trung tâm thương mại quốc tế về lâm sản

(CINTRAFOR – Center for International Trade in Forest Products) đã nghiên cứu để xác định những nhân tố chính tác động đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp gỗ. Người trả lời phỏng vấn được yêu cầu đánh giá các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc đánh giá được thực hiện bằng cách sử dụng thang đo từ 1 đến 7, trong đó 1 là tác động tiêu cực mạnh và 7 là tác động tích cực mạnh đến năng lực cạnh tranh. Theo nghiên cứu này thì có sáu nhân tố tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gỗ, cụ thể như sau: uy tín của doanh nghiệp (sự liên hệ thường xuyên với khách hàng, quản lý chất lượng, giao hàng đúng hạn, sự nổi tiếng của công ty); sản xuất hiệu quả (trình độ nhân viên, trang thiết bị mới, lợi thế về nguyên vật liệu, sản xuất hiệu quả); sự khác biệt sản phẩm (phát triển sản phẩm mới, cung cấp sản phẩm đặc biệt, nhãn hiệu sản phẩm); hệ thống phân phối; hoạt động marketing (quảng cáo và khuyến mãi, hoạt động nghiên cứu thị trường, sử dụng các biện pháp xúc tiến thương mại mới); sở hữu nguồn lực (sở hữu rừng).

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố do GS.TS Võ Thanh Thu chủ nhiệm mang tên “Nghiên cứu các chính sách, biện pháp nhằm phát huy những lợi thế cạnh tranh các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu này đã cho ta thấy rằng các yếu tố ngoại sinh có tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ở trong một môi trường kinh doanh thuận lợi, các chính sách kinh tế rõ ràng, minh bạch, các thủ tục hành chính nhanh gọn... là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy tốt nội lực của mình. Do đó, nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ chú ý cải thiện bản thân doanh nghiệp mà còn phải tích cực góp phần hoàn thiện thể

chế chính sách nhằm phát huy tốt hơn nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ, đặc biệt là đối thủ bên ngoài biên giới quốc gia.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 29 - 30)