Nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 64 - 68)

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo chức năng nhiệm vụ, chỉ đạo thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu và

3.3.3. Nguồn nguyên liệu

Cơ cấu nguồn gốc nguyên vật liệu của các doanh nghiệp chế biến gỗ giai đoạn 2004-2006 tuỳ thuộc vào đặc trưng sản xuất sản phẩm cho thị trường nội địa hay xuất khẩu mà có sự khác nhau rõ nét. Đối với thị trường nội địa, do yêu cầu không quá khắt khe về nguồn gốc gỗ, có thể sử dụng nguồn nguyên liệu trong vùng hay vùng lân cận nên các doanh nghiệp không cần phải nhập khẩu. Quảng Ngãi là một tỉnh duyên hải trung bộ, với 6 huyện miền núi, những năm gần đây khai thác mỗi năm trung bình khoảng 150.000m3, có thể đáp ứng nhu cầu cho các đơn vị trong tỉnh và vùng lân cận. Điều đó lý giải vì sao các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tiêu dùng nội địa chỉ sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, cụ thể hơn là trong tỉnh, đặc biệt là ở gần nơi doanh nghiệp đặt cơ sở. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ thì phần lớn nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài, theo thông tin từ Sở thương mại tỉnh Quảng Ngãi thì trong năm 2004, tổng giá trị nhập khẩu của ngành là 1.741.153 USD, năm 2005 tăng lên 2.929.742 USD, năm 2006 là 2.322.890 USD, và 9 tháng đầu năm 2007 đã đạt 3.396.187 USD. Nguyên liệu gỗ chế biến vẫn là một vấn đề cơ bản mà các doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất. Trong cơ cấu sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất bàn ghế gỗ ngoài trời xuất khẩu thì nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng khá cao và tăng dần qua các năm. Theo số liệu điều tra từ phiếu khảo sát thì năm 2004 các đơn vị này nhập khẩu trung bình 56,67%, đến năm 2005 tăng lên 90,00% và năm 2006 là 96,67%. Tỷ trọng gỗ nhập khẩu có sự khác biệt ở các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, thường dao động ở mức trên

dưới 50%, bởi lẽ các doanh nghiệp này sử dụng nguồn trong nước cho thị trường nội địa, nguồn nước ngoài cho thị trường xuất khẩu. Nhìn chung thì hiện nay các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu từ chỗ dựa vào rừng tự nhiên là chính đã chuyển sang dựa vào nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng, trong đó gỗ nhập khẩu chiếm trên 95%.

Bảng 3.19: Cơ cấu nguồn nguyên liệu chính giai đoạn 2004-2006 Năm Chỉ tiêu ĐVT

Thị trường tiêu thụ

Nội địa Xuất khẩu

Nội địa và xuất khẩu 2004

Số doanh nghiệp DN 12 3 5

Tỷ lệ nguyên liệu trong nước % 100,00 43,33 76,60 Tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu % 0,00 56,67 24,34

2005

Số doanh nghiệp DN 14 3 7

Tỷ lệ nguyên liệu trong nước % 100,00 10,00 62,86 Tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu % 0,00 90,00 37,14

2006

Số doanh nghiệp DN 17 3 12

Tỷ lệ nguyên liệu trong nước % 100,00 3,33 42,08 Tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu % 0,00 96,67 57,92

Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi 2007

Trong khi đó, giá gỗ nguyên liệu trên thị trường thế giới luôn biến động và có xu hướng ngày một tăng. Hiện tại giá nhập khẩu gỗ nguyên liệu đã tăng thêm 10% – 30%, nhưng giá xuất khẩu sản phẩm tinh chế lại không thay đổi khiến cho nhiều doanh nghiệp đã khó khăn lại thêm khó khăn bởi giá thành sản xuất tăng nhưng giá bán lại không tăng (thậm chí lại giảm do cạnh tranh) gây nên tình trạng thua lỗ làm cho nhiều doanh nghiệp nhỏ bị phá sản. Sự khan hiếm của gỗ nguyên liệu ngày càng nóng bỏng bởi nhiều nước xuất khẩu gỗ trong khu vực đang có chính sách hạn chế dần việc khai thác và xuất khẩu gỗ tròn. Sở thương mại Quảng Ngãi cho biết nguồn gỗ nhập khẩu của các doanh nghiệp là từ các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia thường không ổn định do chính sách lâm sản của các quốc gia này luôn thay đổi, trong khi nguồn nhập khẩu từ các các vùng khác như Braxin, Nam Phi lại cách xa về địa lý nên giá thành nguyên liệu bị đội lên rất cao, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Để xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước ngoài thì nguyên liệu phải nhập khẩu thì mới đáp ứng được những yêu cầu quản lý chất lượng. Đây là vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp bởi hiệu ứng kéo theo là chi phí tăng cao. Xem xét giữa giá trị nhập khẩu gỗ nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm gỗ, ta thấy năm 2004, kim ngạch xuất khẩu là 3.739.779 USD thì chi phí cho việc nhập khẩu hết 1.741.153 USD, năm 2005 là 4.601.655/2.929.742 (USD), năm 2006 là 6.259.451/3.233.890 (USD). Tỷ trọng gỗ nhập khẩu cao dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên, nhưng đầu ra sản phẩm lại phụ thuộc vào nhiều trung gian nên lại càng thêm khó khăn cho các doanh nghiệp. Đây chính là yếu điểm lớn nhất hiện nay không chỉ của các doanh nghiệp gỗ Quảng Ngãi mà còn của cả nước. Hơn nữa, cả tỉnh có trên 15 doanh nghiệp xuất khẩu thì cũng có chừng đó đầu mối nhập nguyên liệu, do không tập trung nên số lượng các đơn hàng thường nhỏ lẻ, phải trải qua nhiều trung gian, phụ thuộc vào thời gian giao hàng của đối tác, tốn nhiều công sức, tiền bạc… Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi, diện tích rừng tự nhiên hiện có của tỉnh là 296.086,9ha, trong đó diện tích có rừng là 188.801,6ha. Để bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững, Chính phủ đã giới hạn khai thác gỗ từ những rừng tự nhiên tại địa phương chỉ khoảng 300.000m3 mỗi năm trong giai đoạn 2000 đến 2010, chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu xây dựng, sản xuất đồ gỗ trong nước (250.000m3) và sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu (50.000m3).

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có khu rừng nào có chứng chỉ rừng (FSC), trong khi đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ ngày một cao ở hầu hết các thị trường lớn. Để phát huy hết tiềm năng của ngành chế biến gỗ, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp cần hết sức chú ý đến xu hướng "môi trường hoá" thương mại đồ gỗ. Với 3 xu hướng nguyên liệu chính: gỗ nhân tạo, gỗ có chứng nhận FSC và gỗ tái chế, các tiêu chuẩn về môi trường sẽ được thị trường đặt ra ngày càng nhiều cho thương mại đồ gỗ, kể cả việc xác định tính hợp pháp và khả năng tái sinh của khu vực khai thác. Các doanh nghiệp chế biến gỗ Quảng Ngãi gia nhập ngành khá muộn, quy mô nhỏ lẻ, cơ chế chính sách địa phương còn nhiều hạn chế thì để giải quyết bài toán nguồn nguyên liệu là một thách thức đáng kể. Để giải

quyết vấn đề này, một phần phụ thuộc vào sự chủ động, linh hoạt của doanh nghiệp, còn phần lớn rất cần sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là về chính sách, định hướng phát triển.

Ở Bình Định, một trong ba trung tâm đồ gỗ xuất khẩu của cả nước và là "thủ phủ" đồ gỗ xuất khẩu của miền Trung, các doanh nghiệp và chính quyền địa phương đã có những hướng đi phù hợp. Một số doanh nghiệp đã dần dần đi vào sản xuất những sản phẩm đồ gỗ hợp với khả năng nguồn nguyên liệu của mình và nhu cầu người tiêu dùng đang cần. Do sự cạnh tranh gay gắt về chủng loại và mẫu hàng đồ gỗ ngoài trời, xu hướng mới đang diễn ra là nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển sang sản xuất đồ gỗ nội thất với các loại vật liệu dễ tìm; dùng công nghệ hiện đại để nâng cao giá trị sản phẩm. Đồng thời, ngành Thương mại đã phối hợp với Hiệp hội sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Bình Định và các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ xúc tiến thành lập Chợ đầu mối gỗ nguyên liệu tại thành phố Quy Nhơn nhằm đảm bảo nguồn cung ứng ổn định nguyên liệu gỗ phục vụ cho sản xuất - chế biến gỗ của địa phương và khu vực. Là một tỉnh giáp giới với Bình Định, các doanh nghiệp chế biến gỗ Quảng Ngãi cũng có thể xem đây là một tín hiệu vui cho việc đáp ứng nguồn nguyên liệu của mình. Với Bình Dương hay thành phố Hồ Chí Minh cũng vậy, các doanh nghiệp trong ngành nhìn chung đều gặp khó khăn trong vấn đề nguyên liệu bởi Việt Nam hiện chưa có chợ nguyên liệu cho ngành gỗ. Trong khi đó ở nhiều quốc gia là đối thủ cạnh tranh với chúng ta họ làm rất tốt vấn đề này. Cũng có nhiều doanh nghiệp ý kiến một số thủ tục đang gây khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề nhập khẩu nguyên liệu, ngay như việc tận dụng khai thác gỗ tràm trong nước thì thủ tục không nhất quán giữa các địa phương, mỗi nơi mỗi khác. Còn nguồn gỗ nhập khẩu, qua đủ loại giấy tờ nguyên liệu mới được nhập về, khi về nước còn phải đóng búa kiểm lâm làm thời gian lưu kho bãi kéo dài, tăng chi phí…

Qua việc tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau thì vấn đề nguyên liệu đang là khó khăn chung của ngành trong cả nước chứ không riêng gì với tỉnh Quảng Ngãi. Vấn đề là doanh nghiệp nào có thể năng động sáng tạo để có thể

hạn chế những khó khăn bằng những chính sách phù hợp trong hoạt động, trong cải tiến sản phẩm...

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w