Chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 75 - 82)

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo chức năng nhiệm vụ, chỉ đạo thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu và

3.3.6.Chi phí sản xuất

Để đánh giá về chi phí sản xuất của các doanh nghiệp, đề tài tiến hành thu thập nhận định trên cơ sở đối sánh với các đối thủ trong nước và các nước trong khu vực. Với hệ thống chỉ tiêu bao gồm chi phí nguyên liệu, chi phí nhiên liệu, điện, tiền lương, phụ cấp, chi phí nghiên cứu phát triển và chi phí khác với thang điểm 5 từ hoàn toàn không đồng ý với nhận định đến hoàn toàn đồng ý. Vì cơ cấu nguồn nguyên liệu là khác nhau tuỳ thuộc vào thị trường tiêu thụ, cộng với các loại chi phí ở từng vị trí nơi doanh nghiệp đặt cơ sở, thị trường tiêu thụ sản phẩm là khác nhau nên có thể có sự khác biệt trong nhận định chi phí của mình so với các doanh nghiệp khác. Do đó đề tài tiến hành phân nhóm đối tượng nghiên cứu theo tiêu thức trong các khu công nghiệp, khu kinh tế và ngoài các khu vực này; tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa, xuất khẩu hay cả hai. Thực hiện phân tích phương sai Anova để kiểm tra tỷ số F và độ tin cậy Sig xem có sự khác biệt hay không, giá trị F càng nhỏ và Sig càng lớn (hơn 0,05) thì không có sự khác biệt rõ ràng.

Bảng 3.27: Kiểm định sự khác biệt đối với tiêu thức nhận định chi phí

Chỉ tiêu Vị trí

Thị trường tiêu thụ

F Sig. F Sig.

So với các doanh nghiệp trong nước

1. Chi phí nguyên liệu của công ty rẻ hơn 3,20 0,082 0,25 0,780 2. Chi phí nhiên liệu, điện của công ty rẻ hơn 2,80 0,103 2,89 0,069 3. Tiền lương, phụ cấp của công ty thấp hơn 4,77 0,036 0,85 0,437 4. Chi phí nghiên cứu phát triển của công ty thấp hơn 2,57 0,118 0,85 0,434 5. Chi phí khác của công ty thấp hơn 2,77 0,105 1,00 0,375

So với các doanh nghiệp nước ngoài

1. Chi phí nguyên liệu của công ty rẻ hơn 12,02 0,001 1,77 0,185 2. Chi phí nhiên liệu, điện của công ty rẻ hơn 2,31 0,138 0,25 0,780 3. Tiền lương, phụ cấp của công ty thấp hơn 1,82 0,186 0,58 0,565 4. Chi phí nghiên cứu phát triển của công ty thấp hơn 8,93 0,005 1,67 0,204

Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi 2007

Qua phân tích Anova, ta thấy các doanh nghiệp phân theo thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa, xuất khẩu hay bao gồm cả hai không có sự khác biệt trong nhận định chi phí sản xuất của mình. Với nhân tố vị trí đặt doanh nghiệp thì so với các doanh nghiệp trong nước có sự khác biệt ở các chỉ tiêu tiền lương, phụ cấp; so với

các doanh nghiệp nước ngoài thì có sự khác biệt về chi phí nguyên liệu, chi phí nghiên cứu phát triển.

Để đánh giá rõ hơn về sự khác nhau này, ta đi vào phân tích đánh giá của các doanh nghiệp về chi phí của mình theo phân tổ vị trí trong hay ngoài các khu công nghiệp, khu kinh tế.

So với các doanh nghiệp trong nước (Bảng 3.28)

Đánh giá về chi phí nguyên liệu của mình, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế phần lớn không đồng ý với tiêu thức rẻ hơn (50%), 35% cho rằng ngang bằng. Trong khi đó, các doanh nghiệp ở ngoài thì có đến 50% tương đối đồng ý với tiêu thức này, chỉ có một số ít là phản đối hoặc trung lập. Giải thích về vấn đề này, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp cho rằng chi phí nguyên liệu có thể ngang bằng, thậm chí cao hơn là do phải qua nhiều khâu trung gian, đặc biệt là nguyên liệu nhập khẩu phải qua các cảng ở tỉnh bạn nên chi phí vận chuyển về đến cơ sở là khá cao, kèm theo đó là chi phí lưu kho bãi trước khi đưa về doanh nghiệp. Còn các doanh nghiệp ở ngoài thì phần lớn sử dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương, đặc biệt là những doanh nghiệp ở các huyện miền núi nên thuận lợi hơn nhiều.

Về chi phí nhiên liệu, điện thì các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp phần lớn đều đánh giá là ngang bằng hoặc cao hơn. Ngược lại, chi phí lao động lại được phần lớn các doanh nghiệp đồng ý thấp hơn, tỷ lệ tương đối đồng ý chi phí lao động của doanh nghiệp thấp hơn đối với khu vực trong khu công nghiệp là 45%, các doanh nghiệp ở ngoài thì 25% hoàn toàn đồng ý, và 56,2% tương đối đồng ý. Điều này cho thấy các doanh nghiệp chế biến gỗ trong tỉnh đang có lợi thế về chi phí lao động, trên cái nhìn tổng thể thì điều này là hoàn toàn phù hợp bởi Quảng Ngãi đang là một tỉnh nghèo, mức thu nhập và chi tiêu bình quân còn thấp.

Bảng 3.28: Đánh giá chi phí sản xuất so với các doanh nghiệp trong nước

ĐVT: % người trả lời

Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi 2007

Tiêu thức Trong KCN, KKT Ngoài KCN, KKT Hoàn toàn không đồng ý Tương đối không đồng ý Trung lập Tương đối đồng ý Hoàn toàn đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Tương đối không đồng ý Trung lập Tương đối đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Chi phí nguyên liệu rẻ hơn 35,0 15,0 35,0 15,0 0,0 18,8 12,4 18,8 50,0 0,0

Chi phí nhiên liệu, điện rẻ hơn 5,0 25,0 55,0 5,0 10,0 31,2 25,0 25,0 18,8 0,0

Tiền lương, phụ cấp thấp hơn 0,0 15,0 35,0 45,0 5,0 0,0 6,3 12,5 56,2 25,0

Chi phí nghiên cứu phát triển thấp hơn 10,0 0,0 25,0 45,0 25,0 0,0 6,3 6,3 37,5 50,0

Chi phí khác thấp hơn 20,0 30,0 45,0 0,0 5,0 0,0 25,0 62,5 12,5 0,0

Đánh giá chi phí nghiên cứu phát triển, có đến 90% các doanh nghiệp trong khu công nghiệp nhận định từ trung lập đến hoàn toàn đồng ý là thấp hơn (trung lập 25%, tương đối đồng ý 50%, hoàn toàn đồng ý 25%), tỷ lệ này còn cao hơn đối với các doanh nghiệp rải rác bên ngoài, đến 50% hoàn toàn đồng ý và 37,5% tương đối đồng ý. Chi phí nghiên cứu phát triển thấp đồng nghĩa với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị hạn chế, nhất là trong tương lai. Nếu đây là việc tiết kiệm chi phí thì tốt, nhưng vấn đề là do các doanh nghiệp không chú trọng đầu tư cho nghiên cứu phát triển nên chi phí phát sinh không lớn. Có thể nói vậy bởi theo kết quả khảo sát, chỉ 13 doanh nghiệp là có bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm chiếm 36,11% (trong đó 9 đơn vị trong các khu công nghiệp, khu kinh tế), còn việc thuê các tổ chức khác thực hiện dự án nghiên cứu phát triển thì chỉ 1 đơn vị thực hiện, 24 đơn vị không làm công tác này trong quá trình sản xuất kinh doanh (đặc biệt các doanh nghiệp ngoài các khu công nghiệp khu kinh tế là 100% không thực hiện) và 11 đơn vị tự làm (toàn bộ nằm trong khu công nghiệp, khu kinh tế). Rõ ràng với ý thức tiếp cận thị trường, đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế là tốt hơn, tuy vẫn còn hạn chế nhiều so với các đơn vị cùng ngành trong nước.

Đối với tiêu thức các loại chi phí khác thấp hơn, phần lớn các doanh nghiệp đều không đồng ý. Đây là những khoản chi phí có thể tiết kiệm trong tương lai nếu các doanh nghiệp có chiến lược phù hợp, đặc biệt khi mà Nhà nước đang có những nỗ lực không ngừng trong vấn đề cải cách hành chính.

So với các doanh nghiệp nước ngoài:

Qua bảng 3.29, ta thấy các doanh nghiệp ở ngoài các khu công nghiệp, khu kinh tế có tỷ lệ đồng ý từ trung lập đến hoàn toàn đồng ý cao hơn về tiêu thức chi phí nguyên liệu rẻ hơn, ngược lại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế lại chủ yếu là trung lập đến hoàn toàn không đồng ý. Trong những năm gần đây, ngành chế biến gỗ Việt Nam phát triển với tốc độ rất cao, ngày càng hoà nhập và khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế.

Bảng 3.29: Đánh giá chi phí sản xuất so với các doanh nghiệp nước ngoài ĐVT: % người trả lời Tiêu thức Trong KCN, KKT Ngoài KCN, KKT Hoàn toàn không đồng ý Tương đối không đồng ý Trung lập Tương đối đồng ý Hoàn toàn đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Tương đối không đồng ý Trung lập Tương đối đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Chi phí nguyên liệu rẻ hơn 30,0 20,0 40,0 10,0 0,0 0,0 18,8 31,2 31,2 18,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí nhiên liệu, điện rẻ hơn 10,0 20,0 50,0 15,0 5,0 0,0 18,7 31,3 50,0 0,0

Tiền lương, phụ cấp thấp hơn 0,0 5,0 0,0 25,0 70,0 0,0 0,0 0,0 12,5 87,5

Chi phí nghiên cứu phát triển thấp hơn 5,0 20,0 10,0 25,0 40,0 0,0 0,0 6,3 6,3 87,4

Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi 2007

Các doanh nghiệp ở trong các khu công nghiệp, khu kinh tế sản xuất chủ yếu là phục vụ xuất khẩu, mà như đề cập ở trên thì nguồn nguyên liệu trong nước chiếm tỷ trọng rất thấp, hơn 90% phải nhập từ nước ngoài, rõ ràng như vậy thì so với các doanh nghiệp nước ngoài thì chi phí nguyên liệu không thể thấp hơn được.

Về chi phí nhiên liệu điện thì có thấp hơn nhưng cũng không nhiều doanh nghiệp đánh giá cao, nhưng chi phí lao động thì thực sự là một lợi thế, 70% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế và 87,5% các doanh nghiệp ở ngoài hoàn toàn đồng ý tiền lương, phụ cấp của đơn vị mình thấp hơn.

Về chi phí nghiên cứu phát triển, các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế đến 87,4% hoàn toàn đồng ý thấp hơn, trong khi đó tỷ lệ này của các doanh nghiệp còn lại chỉ là 40%. Nhưng nhìn chung, chi phí nghiên cứu phát triển của các doanh nghiệp trong tỉnh đều thấp hơn so với các nước trong khu vực. Điều này thể hiện một phần các doanh nghiệp thực sự chưa quan tâm đến chiến lược phát triển dài hạn, một phần tư duy quản lý của các chủ doanh nghiệp là chưa cao.

Với phân tích về chi phí của các doanh nghiệp trên cơ sở xem xét theo vị trí đặt doanh nghiệp, ta thấy các doanh nghiệp ở ngoài nhìn chung là có chi phí thấp hơn, tuy nhiên sự thấp hơn này là do quy mô chứ không phải hoàn toàn là do tiết kiệm hay lợi thế. Chi phí tốt nhất mà các doanh nghiệp có thể tận dụng là chi phí lao động, nhưng trong dài hạn thì khó có thể đảm bảo được, trong khi đó muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì trong tương lai các doanh nghiệp phải chú trọng đến công tác nghiên cứu phát triển và theo đó chi phí này sẽ tăng lên.

Tóm lại, so với các doanh nghiệp trong nước trên cơ sở thang điểm 5, chi phí tiền lương và chi phí nghiên cứu phát triển của các doanh nghiệp là trên mức trung bình (lần lượt là 3,67 và 4,00 điểm), có thể cạnh tranh được, các chi phí còn lại thì tương đương hoặc cao hơn. So với các doanh nghiệp nước ngoài thì chỉ có chi phí nguyên liệu là không thể cạnh tranh, còn các chi phí khác đều được đánh giá là tương đối lợi thế với điểm số trên 3,5.

3.3.7. Sản phẩm

Hiện nay ngành chế biến gỗ Quảng Ngãi đang chủ yếu tập trung sản xuất 2 nhóm sản phẩm là đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại ghế vườn, ghế băng làm hoàn

toàn từ gỗ hoặc kết hợp các loại vật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa…; nhóm thứ hai là sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế, giường, tủ, giá kê sách… Với nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, hiện chỉ có một doanh nghiệp chuyên sâu sản xuất là Công ty TNHH chế biến và kinh doanh lâm sản Quảng Đông với nhà máy gỗ mỹ nghệ đặt tại khu công nghiệp Quảng Phú. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế hướng đến thị trường nước ngoài thì sản phẩm chính là bàn ghế ngoài trời, cùng một số sản phẩm nội thất tiêu dùng ở thị trường trong nước. Các doanh nghiệp nằm rải rác ở các địa phương thì sản phẩm chủ yếu là ván, gỗ tròn, bàn, ghế, tủ, giường tiêu thụ ở địa phương nơi đặt trụ sở. Để thu thập nhận định của các doanh nghiệp về mức độ lợi thế do sản phẩm mang lại, đề tài sử dụng thang đo Likert với điểm số từ 1 đến 5. Kết quả phân tích phương sai ANOVA cho điểm trung bình ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp theo vị trí cho thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các doanh nghiệp trong mỗi tổ khi đánh giá về giá sản phẩm rẻ, nhãn hiệu tạo được sự tin tưởng cho khách hàng; theo thị trường tiêu thụ là nội địa, xuất khẩu hay cả hai thì có sự khác biệt ở các nhận định giá sản phẩm rẻ, mẫu mã luôn đổi mới, nhãn hiệu (với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.05).

Bảng 3.30: Kiểm định sự khác biệt đối với các tiêu thức về sản phẩm

Tiêu thức Vị trí Thị trường tiêu thụ F Sig. F Sig. Giá sản phẩm rẻ 5.970 0.020 4.269 0.023 Chất lượng tốt 3.668 0.064 2.855 0.073

Mẫu mã luôn đổi mới 0.359 0.553 4.402 0.021

Nhãn hiệu tạo được sự tin tưởng cho khách hàng 9.325 0.005 3.513 0.042

Dịch vụ hậu mãi 1.079 0.307 2.434 0.104

Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi 2007

Để phân tích rõ hơn nhận định của các doanh nghiệp về sản phẩm, xem xét sự khác biệt hay không khác biệt giữa các phân tổ một cách rõ ràng hơn, đề tài đi vào làm rõ theo từng tiêu chí Quản lý chất lượng, mẫu mã, giá cả, dịch vụ hậu mãi và uy tín thương hiệu.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 75 - 82)