Đất đai nhà xưởng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 63 - 64)

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo chức năng nhiệm vụ, chỉ đạo thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu và

3.3.2.Đất đai nhà xưởng

Theo số liệu điều tra của đề tài, đến tháng 9 năm 2007 toàn tỉnh có 20 doanh nghiệp chế biến gỗ nằm ở các khu công nghiệp và khu kinh tế, số còn lại nằm rải rác ở các địa phương với quy mô lớn nhỏ khác nhau.

Bảng 3.18: Diện tích đất đai, nhà xưởng Vị trí Số DN Bình quân (m2) Lớn nhất (m2) Nhỏ nhất (m2)

Trong khu công nghiệp, khu kinh tế 20 24.185 60.000 5.000

Ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế 16 340 600 150

Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi

Qua số liệu ở bảng 3.18, ta thấy:

Đối với các doanh nghiệp nằm ở trong khu công nghiệp, khu kinh tế thì có diện tích khá lớn, trung bình là 24.185 m2, doanh nghiệp có diện tích lớn nhất là 60.000m2, nhỏ nhất là 5.000m2, trong đó 10 doanh nghiệp có diện tích từ 20.000m2 trở lên, có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất. Ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế, diện tích đất của các doanh nghiệp lại khá khiêm tốn, trung bình là 340m2, doanh nghiệp có diện tích lớn nhất là 600m2, tuy vậy cũng đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện tại bởi đối tượng khách hàng chỉ khoanh vùng ở huyện, và sản xuất với quy mô gia đình là chính. Sở dĩ có sự chênh lệch giữa hai đối tượng theo phân tổ ở trên là vì các doanh nghiệp trong khu công nghiệp được sự ưu đãi về đất đai với hình thức thuê 49 năm, trong khi đó các doanh nghiệp còn lại mua đất để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh. Cũng theo kết quả điều tra, trong khu công nghiệp, khu kinh tế có 9 doanh nghiệp cho rằng việc mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh là tương đối dễ chiếm 45%, 11 doanh nghiệp cho rằng khó chiếm 55%; trong khi đó, các doanh nghiệp ở ngoài khu công nghiệp, khu

kinh tế có 10 doanh nghiệp cho rằng việc mở rộng là dễ chiếm 62,5%, tương đối dễ là 4 chiếm 25%, chỉ có 2 doanh nghiệp đánh giá là khó có thể mở rộng. Như vậy, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế nhìn chung gặp khó khăn trong việc mở rộng mặt bằng bởi quỹ đất ở đây là có hạn, trong khi các dự án ngày một nhiều thêm. Ngược lại, các doanh nghiệp ở ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế có lợi thế hơn trong việc mở rộng, nhưng nhu cầu lại không cấp thiết bởi quy mô nhỏ, thị trường địa phương là chính. Đây là bài toán nan giải, bởi những doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng thì gặp khó khăn, trong khi những đơn vị không có nhu cầu lại dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 63 - 64)