PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃ
3.2.2. Chính sách thuế
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998, Quyết định 65/1998/QĐ-TTg ngày 24/3/1998 và Thông tư 122/1999/TT-BNN-PTNT ngày 27/3/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm quản lý việc xuất khẩu đồ gỗ sản xuất từ rừng tự nhiên trong nước, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như xuất khẩu sản phẩm gỗ từ rừng trồng, gỗ nhập khẩu. Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã xây dựng các mức
thuế suất cụ thể, có phân biệt đối với các sản phẩm xuất khẩu được làm từ nguyên liệu gỗ có xuất xứ khác nhau. Sản phẩm xuất khẩu được làm từ gỗ rừng tự nhiên chịu thuế suất cao hơn sản phẩm làm từ gỗ rừng trồng. Gỗ rừng tự nhiên có mức thuế suất bình quân là 5-10%, sản phẩm từ gỗ rừng trồng thuế suất 0%. Về nhập khẩu, trừ gỗ nhập khẩu từ Campuchia phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu của Bộ Thương mại hai nước, các doanh nghiệp được nhập khẩu theo nhu cầu, không phải xin giấy phép của các cơ quan quản lý và được hưởng mức thuế suất nhập khẩu thấp nhất hiện hành (0%).
Đối với thuế VAT, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành chế biến gỗ được hoãn sau 1 năm. Các cơ sở kinh doanh mới thành lập được giảm 50% thuế thu nhập từ một đến hai năm. Trường hợp bỏ thêm vốn đầu tư hay sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ thì phần lợi nhuận tăng thêm của năm tiếp theo do phần đầu tư mới mang lại được miễn tính thuế thu nhập... Nhìn chung, những chính sách ưu đãi về thuế nêu trên có những tác động tích cực trong việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào ngành chế biến gỗ, mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, xét trên một số bình diện thì chính sách thuế, việc thực thi còn chưa hợp lý, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Bảng 3.7: Kiểm định sự khác biệt nhận định của các doanh nghiệp về chính sách thuế
Tiêu thức Trungbình
Mức ý nghĩa (Sig.) Vị trí Thị trường tiêu thụ Sự rắc rối của các quy định về thuế khoá 3,78 0,13 0,35
Các mức thuế suất quá cao 3,33 0,03 0,04
Thủ tục về thuế không rõ ràng, nhất quán 4,08 0,89 0,89
Sự nhũng nhiễu của cán bộ thuế 3,86 0,50 0,15
Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi 2007
Kết quả kiểm định Anova ở bảng trên cho thấy chỉ có sự khác biệt rõ nét đối với nhận định về mức thuế suất, cụ thể các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế có điểm số phàn nàn mức thuế suất quá cao là 3,75, trong khi các doanh nghiệp ở ngoài chỉ có 3,0 điểm. Tương tự như vậy, các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa đồng ý rằng ”mức thuế suất hiện tại là quá cao” hơn là các
doanh nghiệp xuất khẩu, điều này là hoàn toàn phù hợp bởi các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu hiện nay nhận được nhiều ưu đãi về thuế hơn.
Qua bảng số liệu 3.8, có 63,9% ý kiến đồng ý, 36,0% ý kiến trung lập với phát biểu các quy định về thuế khoá còn khá rắc rối; tương tự có 86,1% ý kiến đồng ý, 11,1% trung lập cho rằng thủ tục về thuế là không rõ ràng, nhất quán. Với mức thuế suất hiện tại, phần lớn ý kiến cho rằng không có vấn đề gì (50% trung lập), 36,1% cho rằng là còn khá cao.
Bảng 3.8: Nhận định của các doanh nghiệp về chính sách thuế
ĐVT: % người trả lời Tiêu thức Hoàn toàn không đồng ý Tương đối không đồng ý Trung lập Tương đối đồng ý Hoàn toàn đồng ý Sự rắc rối của các quy định về thuế khoá 5,6 0,0 30,6 38,9 25,0
Các mức thuế suất quá cao 5,6 8,3 50,0 19,4 16,7
Thủ tục về thuế không rõ ràng, nhất quán 2,8 0,0 11,1 58,3 27,8 Sự nhũng nhiễu của cán bộ thuế 2,8 2,8 19,4 55,6 19,4
Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi 2007
Về công tác thực thi chính sách thuế của Nhà nước đối với doanh nghiệp, phần lớn ý kiến phàn nàn rằng có sự nhũng nhiễu của cán bộ thuế (55,6% tương đối đồng ý, 19,4% hoàn toàn đồng ý).