Chính sách xúc tiến thương mạ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 51 - 52)

PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃ

3.2.4. Chính sách xúc tiến thương mạ

Xúc tiến thương mại là cầu nối quan trọng giữa sản xuất và lưu thông hàng hoá, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế lại càng phải được quan tâm đầu tư đúng mức. Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp, thậm chí dành khoản ngân sách tính trên kim ngạch xuất khẩu để hỗ trợ xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu theo các chương trình trọng điểm quốc gia nhưng thực tế thực hiện chỉ mới dừng lại ở hoạt động trực tiếp thúc đẩy bán hàng. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, chương trình xúc tiến thương mại quốc gia trong những năm qua chỉ mới tập trung chủ yếu vào các hoạt động: hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường nước ngoài..., còn các hoạt động khác như quảng bá thương hiệu quốc gia, xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở... chưa được quan tâm nhiều. Trong lĩnh vực thông tin thương mại thì đang có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu thông tin (thừa thông tin chung, thiếu thông tin cụ thể). Các hội chợ triển lãm thường có nội dung khá giống nhau, ít được tổ chức riêng cho một ngành sản xuất; đồng thời, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến thương mại, muốn tiết kiệm chi phí, thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị trong cùng ngành... nên công tác này cần được triển khai sâu sát hơn.

- Tăng cường việc cung cấp các thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp, nâng cao vai trò của các cơ quan Thương vụ Việt Nam tại các nước, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường các nước, thúc đẩy xuất, nhập khẩu gỗ và lâm sản

- Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp mặt bằng sản xuất và một phần xây dựng cơ sở hạ tầng trong quá trình đầu tư phát triển sản xuất.

- Thông qua chương trình xúc tiến thương mại hàng năm, Chính phủ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng thị trường qua việc tham gia các đoàn khảo sát, tổ chức hội chợ, triển lãm, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, cung cấp thông tin, tuyên truyền quảng cáo xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm.

Đặc biệt trong chỉ thị số 19/2004/CT-TTG ngày 01 tháng 6 năm 2004 về một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ nêu rõ:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w